Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 trường THCS Nguyễn Thiện Thuật, Hưng Yên năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6

Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 trường THCS Nguyễn Thiện Thuật, Hưng Yên năm học 2016 - 2017. Đề thi do các thầy cô giáo giảng dạy môn Địa lý tại trường THCS Nguyễn Thiện Thuật thuộc Phòng GD&ĐT Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên biên soạn. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 trường THCS Phúc Ninh, Tuyên Quang năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 trường THCS Quảng Phúc, Quảng Bình năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 trường DTNT Vĩnh Linh, Quảng Trị năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 trường THCS Trà Tân, Quảng Ngãi năm học 2016 - 2017

PHÒNG GD&ĐT KHOÁI CHÂU
TRƯỜNG THCS NGUYỄN THIỆN THUẬT
(Đề thi gồm có 02 trang)
ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2016 - 2017
MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 6
Thời gian: 45 phút

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm)

(Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng)

Câu 1. Trạng thái của lớp vỏ Trái Đất:

A. Rắn chắc B. Từ quánh dẻo đến lỏng
C. Lỏng D. Lỏng ở ngoài, rắn ở trong

Câu 2. Độ dày của lớp lõi Trái Đất:

A. Trên 3000 km B. Gần 3000 km
C. 5 - 70 km D. 1000 km

Câu 3. Nhiệt độ của lớp trung gian Trái Đất:

A. Tối đa 10000C B. 40000C
C. Từ 1500 - 47000C D. Khoảng 50000C

Câu 4. Núi có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp:

A. Núi cao B. Núi trẻ C. Núi già D. Núi trung bình

Câu 5: Nội lực có xu hướng:

A. Nâng cao địa hình C. San bằng, hạ thấp địa hình
B. Phong hóa địa hình D. Cả 3 quá trình trên đúng

Câu 6: Xu thế san bằng, hạ thấp địa hình là kết quả của quá trình:

A. Bồi tụ B. Xâm thực C. Phong hóa D.Cả A + B + C đúng

Câu 7. Khu vực thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa:

A. Ven bờ Thái Bình Dương C. Ven bờ Ấn Độ Dương
B. Ven bờ Đại Tây Dương D. Ven bờ Bắc Băng Dương

Câu 8. Quanh các vùng núi lửa đã tắt dân cư thường tập trung đông đúc vì:

A. Khí hậu ấm áp B. Nhiều hồ nước
C. Đất đai màu mỡ D. Giàu thủy sản

Câu 9. Biện pháp để hạn chế thiệt hại do động đất gây ra:

A. Lập trạm dự báo động đất
B. Xây nhà chịu chấn động lớn
C. Sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm
D. Tất cả các đáp án trên đúng

Câu 10. Núi trung bình là núi có độ cao tuyệt đối

A. Dưới 1000 m B. Trên 2000 m
C. Từ 1000 – 2000 m D. Từ 500 – 1000 m

Câu 11. Độ cao tuyệt đối là khoảng cách tính từ đỉnh núi đến

A. Chân núi B. Sườn núi
C. Mực nước biển D. Thung lũng

Câu 12. Các loại khoáng sản: Dầu mỏ, than, đá vôi ... được hình thành do:

A. Ngoại lực B. Núi lửa C. Nội lực D. Động đất

Phần II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm)

Khi khu vực giờ gốc là 10 giờ, em hãy tính giờ địa phương của các địa điểm sau: Pa-ri, Mát-xcơ-va, Niu Đê-li, Bắc Kinh, Tô-ki-ô, Hà Nội. Cho biết Pa-ri (múi giờ số 0), Mát-xcơ-va (múi giờ số 3), Niu Đê-li (múi giờ số 5), Bắc Kinh (múi giờ số 8), Tô-ki-ô (múi giờ số 9), Hà Nội (múi giờ số 7), Niu Ioóc (múi giờ số 19)

Câu 2 (1,5 diểm)

Nêu nguyên nhân, tác hại của động đất và núi lửa?

Câu 3 (2,0 điểm)

Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối". Vì sao có hiện tượng đó?

Câu 4 (2,0 điểm)

Vì sao chúng ta phải khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản một cách hợp lí? Liên hệ với nước ta trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên này?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN ĐỊA LÝ LỚP 6

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm)

1A, 2A, 3B, 4B, 5A, 6D, 7A, 8C, 9D, 10 B, 11C, 12A

Phần II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1. Các giờ địa phương theo thứ tự là:

Địa điểm

Múi giờ

Giờ địa phương

Pa-ri

Mát-xcơ-va

Niu Đê-li

Bắc Kinh

Tô-ki-ô

Hà Nội

Niu Ioóc

0

3

5

8

9

7

19

10

13

15

18

19

17

5

Câu 2.

* Núi lửa.

  • Là hình thức phun trào mắc ma dưới sâu lên mặt đất.
  • Mắc ma: Là những vật chất nóng chảy, nằm ở dưới sâu, trong vỏ Trái Đất, nơi có nhiêt độ trên 10000C.

* Nguyên nhân do sự chuyển động của các địa mảng, nơi vỏ Trái Đất mỏng, vật chất dưới sâu sẽ trào ra ngoài

* Động đất: Là hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ một điểm sâu trong lòng đất, làm cho các lớp đá gần mặt đất rung chuyển

* Nguyên nhân do sự chuyển động của các địa mảng

* Tác hại của động đất và núi lửa, gây thiệt hại lớn về:

  • Người.
  • Nhà cửa.
  • Đường sá.
  • Cầu cống.
  • Công trình xây dựng.
  • Của cải.

Câu 3.

  • "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối". Có nghĩa là tháng năm có đêm ngắn, ngày dài, tháng mười có ngày ngắn, đêm dài.
  • Có hiện tượng trên là do trục Trái Đất nghiêng. Nửa cầu nào chúc nhiều về phía Mặt Trời nửa cầu đó là mùa nóng và có ngày dài đêm ngắn. Nửa cầu nào xa Mặt Trời thì nửa cầu đó là mùa đông và khi đó sẽ có ngày ngắn, đêm dài.

Câu 4

  • Khoáng sản được hình thành trải qua thời gian rất lâu dài có thể hàng triệu năm, hàng chục triệu năm, hàng trăm triệu năm
  • Khoáng sản là tài nguyên cạn kiệt, nhiều mỏ khoáng sản trên thế giới có nguy cơ cạn kiệt
  • Nhiều nơi khai thác, sử dụng lãng phí, kém hiệu quả
Đánh giá bài viết
2 601
Sắp xếp theo

Đề thi học kì 1 lớp 6

Xem thêm