Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 6 năm 2022 Tải nhiều

Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 6 năm 2021 là tài liệu tổng hợp nhiều đề thi học kì 2 của tất cả các trường THCS trên cả nước, nội dung đề thi bám sát chương trình học theo yêu cầu và quy định của Bộ GD&ĐT. Mời các bạn tham khảo để làm quen với cấu trúc đề thi, các dạng bài tập, mỗi đề thi kèm theo đáp án và hướng dẫn giải chi tiết giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc ôn tập cũng như rèn luyện kỹ năng giải đề. Chúc các bạn thi tốt!

1. Bộ đề thi học kì 2 lớp 6 năm 2021

2. Ma trận Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Địa lý

Cấp độ

 

Tên

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cấp độ

Cấp độ cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

SÔNG VÀ HỒ

Trình bày được khái niệm về sông, hệ thống,

lưu lượng nước, lưu vực sông.

 

 

Trình bày được đặc điểm sông và hồ

 

Tính và so sánh lượng nước sông mùa lũ và mùa cạn

 

 

Tổng số câu:5

Tổng số điểm: 6đ

Tỉ lệ: 60%

Số câu:3

Tổng số điểm: 1,5đ

Tỉ lệ: 10%

Số câu:1

Tổng số điểm: 1,5đ

Tỉ lệ: 15%

Số câu:1

Tổng số điểm :3đ

Tỉ lệ: 30%

BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG

 

Trình bày hình thức vận động của nước biển và đại dương.

Nêu nguyên nhân của hiện tượng sóng, thủy triều.

 

 

 

 

 

Tổng số câu:2

Tổng số điểm: 3đ

Tỉ lệ: 30%

Số câu:1

Tổng số điểm: 0,5 điểm

Tỉ lệ: 5%

Số câu:1

Tổng số điểm: 2,5đ

Tỉ lệ: 25%

 

LỚP ĐẤT

Trình bày khái niệm và hai thành phần chính và 1 số nhân tố hình thành đất.

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số câu:1

Tổng số điểm:1

Tỉ lệ: 10 %

Số câu:1

Tổng số điểm: 1đ

Tỉ lệ: 10%

 

 

Tổng số câu: 8

Tổng số điểm:10

Tỉ lệ %: 100%

Số câu: 5

Số điểm: 3

30%

Số câu: 2

Số điểm: 4

40%

Số câu: 1

Số điểm: 3

30%

3. Đề thi Địa lý lớp 6 học kì 2 năm 2021

Đề thi cuối kì 2 lớp 6 môn Địa lý Số 1

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

A. Hãy chọn và ghi chữ cái đứng trước các đáp án đúng vào giấy kiểm tra: (Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm)

Câu 1: Nhịp điệu thay đổi lưu lượng của con sông trong một năm gọi là:

A. Lưu lượng nước

B. Hệ thống sông

C. Chế độ dòng chảy (thủy chế)

D. Lưu vực sông

Câu 2: Các con sông có nguồn cung cấp nước từ:

A. Nước ngầm

B. Nước băng tuyết tan

C. Nước mưa

D. Nước biển

Câu 3: Sự vận động của nước biển và đại dương có mấy sự vận động:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 4: Biển nào có độ muối cao nhất thế giới:

A. Biển chết

B. Biển Ban - Tích

C. Biển đen

D. Biển Đông

B. Hãy điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống…(1 điểm)

- Thành phần hữu cơ - Khí hậu - Đá mẹ

- Thành phần khoáng - Sinh vật - Độ phì.

Lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo, được đặc trưng bởi độ phì gọi là lớp đất. Trong lớp đất có những hạt khoáng có màu sắc loang lổ và kích thước khác nhau đó là (1)……có nguồn gốc từ (2)…………Trên cùng của lớp đất có màu xám thẫm hoặc đen đó là (3)…………có nguồn gốc sinh ra từ (4)……………

II. TỰ LUẬN (7 điểm).

Câu 1: Em hãy cho biết sông và hồ khác nhau như thế nào? Cho ví dụ? (1,5 điểm)

Câu 2:Trình bày đặc điểm của thủy triều? Con người đã khai thác thủy triều vào các lĩnh vực nào? (2,5 điểm)

Câu 3: Quan sát bảng số liệu sau, hãy tính và so sánh tổng lượng nước (m3) của sông Hồng và sông Mê Công trong mùa lũ và mùa cạn. Vì sao có sự chênh lệch đó? (3 điểm)

 

Sông Hồng

Sông Mê Công

Lưu vực (Km2)

143.700

795.000

Tổng lượng nước (Tỉ m3/năm)

120

507

Tổng lượng nước mùa cạn (%)

25

20

Tổng lượng nước mùa lũ (%)

75

80

Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Địa lý

A. Hãy chọn và ghi chữ cái đứng trước các đáp án đúng vào giấy kiểm tra: (Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm)

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

C (0,5 điểm)

A, B, C (0,5 điểm)

B (0,5 điểm)

A (0,5 điểm)

B. Hãy điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống…(1 điểm)

(1) – Thành phần khoáng (0,25 điểm) 

(2) – Đá mẹ (0,25 điểm)

(3) – Thành phần hữu cơ (0,25 điểm)

(4) – Sinh vật (0,25 điểm)

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1: Sông và hồ khác nhau (1,5 điểm). Mỗi ý trả lời đúng được 0,25 điểm.

Sông

Hồ

- Là dòng chảy thường xuyên

- Có lưu vực xác định

Ví dụ: Sông Hồng, Sông Cả…

- Khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu.
- Không có diện tích nhất định

Ví dụ: Hồ Gươm, Hồ Tây.

Câu 2: Trình bày đặc điểm của thủy triều ? Con người đã khai thác thủy triều vào các lĩnh vực nào? (2,5 điểm)

- Nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa đó gọi là thủy triều. (0,75 điểm)

- Có 3 loại thủy triều (0,25 điểm)

- Nguyên nhân: Do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. (0,25 điểm)

- Hàng tháng, có 2 lần thủy triều lên cao nhất vào ngày trăng tròn và không trăng. Ngược lại, có ngày thủy triều xuống thấp nhất. (0,75 điểm)

- Khai thác thủy triều vào các lĩnh vực: Hàng hải, đánh cá, sản xuất muối, điện…(0,5 điểm)

Câu 3: Tính và nhận xét (3 điểm)

Tổng lượng nước của sông Hồng: 

- Mùa cạn = 30.000.000.000m3 (0,5 đ) 

- Mùa lũ = 90.000.000.000m3 (0,5 đ) 

Tổng lượng nước của sông Mê Công:

- Mùa cạn = 101.400.000.000m3(0,5 đ)

- Mùa lũ = 405.600.000.000m3(0,5 đ)

Có sự chênh lệch đó vì diện tích lưu vực ở sông Mê Công lớn hơn 4,6 lần so với sông Hồng. Do đó lượng nước mùa cạn và lũ của sông Mê Công đều lớn hơn ở sông Hồng. (1 điểm)

Đề thi cuối kì 2 lớp 6 môn Địa lý Số 2

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6 điểm)

Câu 1: Các sông làm nhiệm vụ cung cấp nước cho sông chính gọi là:

A. Sông.

B. Phụ lưu.

C. Chi lưu.

D. Nhánh sông.

Câu 2: Độ muối trong nước biển và đại dương có được là nhờ các nguồn cung cấp:

A. Nước mưa

B. Nước sinh hoạt

C. Do các sinh vật

D. Đất, đá trong đất liền đưa ra.

Câu 3: Thành phần chiếm khối lượng lớn nhất trong đất là:

A. Chất hữu cơ.

B. Chất khoáng.

C. Nước.

D. Không khí.

Câu 4: Nguyên nhân của sóng thần là do

A. động đất ngầm dưới đáy biển.

B. do sức hút cử Mặt Trăng và Mặt Trời.

C. sức hút của mặt Trăng.

D. gió.

Câu 5: Các sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính gọi là:

A. Sông.

B. Phụ lưu.

C. Chi lưu.

D. Nhánh sông.

Câu 6: cấu tạo của đất bao gồm có mấy tầng chính?

A. Hai tầng.

B. Ba tầng.

C. Bốn tầng.

D. Năm tầng.

Câu 7: Độ muối của nước biển Hồng Hải khoảng

A. 33‰.

B. 35‰.

C. 41‰.

D. 45‰.

Câu 8: Trong thủy quyển chủ yếu là nước mặn chiếm

A. 35% toàn bộ khối nước.

B. 41% toàn bộ khối nước.

C. 71% toàn bộ khối nước.

D. 97% toàn bộ khối nước.

Câu 9: Đặc điểm lớn nhất, có giá trị nhất của đất là:

A. Giàu khoáng chất.

B. Giàu nước.

C. Độ phì cao.

D. Đất cứng.

Câu 10: Tập hợp: Sông chính, phụ lưu, chi lưu của một dòng sông gọi là:

A. Dòng sông.

B. Mạng lưới sông.

C. Hệ thống sông.

D. Lưu vực sông.

Câu 11: Vai trò của khí hậu là

A. cung cấp vật chất hữu cơ cho đất.

B. sinh ra các thành phần khoáng trong đất.

C. sinh ra các thành phần khoáng và thành phần hữu cơ trong đất.

D. tác động đến quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất.

Câu 12: Sự phân bố của động vật chịu ảnh hưởng quyết đinh của yếu tố tự nhiên nào?

A. Thực vật.

B. Khí hậu.

C. Ánh sáng.

D. Nguồn thức ăn.

Câu 13: Hiện tượng triều kém thường xảy ra vào các ngày:

A. Không trang đầu tháng và trăng lưỡi liềm đầu tháng.

B. Trăng tròn giữa tháng và không trang đầu tháng.

C. Trăng tròn giữa tháng và trăng lưỡi liềm đầu tháng.

D. Trăng lưỡi liềm đầu tháng và trăng lưỡi liềm cuối tháng.

Câu 14: Hải cẩu, gấu tuyết, chim cánh cụt… là những sinh vật phân bố ở môi trường nào ?

A. Đới nóng

B. Đới ôn hòa.

C. Đới lạnh.

D. Tất cả các đới.

Câu 15: Dòng biển là hiện tượng

A. Chuyển động thành dòng của lớp nước biển trên mặt.

B. Dao động thường xuyên, có chu kì của nước biển.

C. Dao động của nước biển từ nhoài khơi xô vào bờ.

D. Dao động tại chổ của nước biển.

Câu 16: Bọ cạp, xương rồng, bao báp, lạc đà …là những sinh vật điển hình cho môi trường:

A. Vùng Bắc cực.

B. Đồng bằng.

C. Vùng núi.

D. Hoang mạc.

Câu 17: Sự khác nhau cơ bản giữa sông và hồ là:

A. Dòng chảy.

B. Nguồn gốc tự nhiên.

C. Lớn hay nhỏ.

D. Có lâu hay mau.

Câu 18: Dòng biển đi qua một vùng đất làm cho vùng đất đó có lượng mưa lớn là:

A. Dòng biển nóng.

B. Dòng biển lạnh.

C. Dòng biển chảy mạnh.

D. Dòng biển chảy yếu.

Câu 19: Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng quyết đinh đến sự phân bố của sinh vật là:

A. Chất đất.

B. Lượng nước.

C. Ánh sang.

D. Khí hậu.

Câu 20: Độ muối trung bình trong các biển và đại dương là:

A. 33 ‰

B. 35 ‰

C. 37 ‰

D. 39 ‰

Câu 21: Hiện tượng nước biển mỗi ngày có hai lần lên xuống gọi là:

A. Nhât triều.

B. Bán nhật triều.

C. Thủy triều.

D. Tạp triều.

Câu 22: Dòng biển chảy qua một vùng đất làm cho nhiệt độ của vùng đất đó lạnh đi là:

A. Dòng biển nóng.

B. Dòng biển lạnh.

C. Dòng biển chảy mạnh.

D. Dòng biển chảy yếu.

Câu 23: Tại sao vùng Bắc cực, Nam cực rất giá lạnh nhưng vẫn có nhiều loài động vật sinh sống ?

A. Động vật thích nghi tốt.

B. Thực vật nhiều.

C. Nguồn thức ăn dồi dào.

D. Ít gặp nguy hiểm.

Câu 24: Dòng biển lạnh là dòng biển có nhiệt độ:

A. Cao hơn môi trường nước xung quanh.

B. Thấp hơn môi trường nước xung quanh.

C. Bằng môi trường nước xung quanh

D. Nóng lạnh thất thường.

II. PHẦN TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Con người đã có tác động tích cực và tiêu cực như thế nào đến sự phân bố thực động vật trên Trái Đất?

Câu 2: (2 điểm) Cho biết nguyên nhân của ba hình thức vận động của nước biển và đại dương?

Đáp án: Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 6

PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6 điểm)

CÂU VÀ ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

B

D

B

A

C

B

C

D

A

C

D

B

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

D

C

A

D

A

A

D

B

C

B

A

B

B. PHẦN TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Ảnh hưởng con người đến sự phân bố thực và động vật trên Trái Đất:

- Ảnh hưởng tích cực: công nhân người đã mở rộng phạm vi phân bố của thực vật và động vật bằng cách mang các giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác.

- Ảnh hưởng tiêu cực: công nhân người đã thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loài động vật, thực vật; việc khai thác rừng bừa bãi làm cho nhiều loài động vật mất nơi cư trú.

Câu 2: (2 điểm)

+ Nguyên nhân sinh ra sóng biển chủ yếu là gió. Động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần.

+ Nguyên nhân sinh ra thủy triều là do lực hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

+ Nguyên nhân sinh ra các dòng biển chủ yếu là các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất như Tín phong, gió Tây ôn đới…

4. Đề thi Địa lý lớp 6 học kì 2 Tải nhiều

Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Địa lý Số 1

I. TRẮC NGHIỆM: 5 điểm

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng:

Câu 1: Khoáng sản là

A. những tích tụ tự nhiên khoáng vật và đá có ích được con người khai thác, sử dụng.

B. những tích tụ vật chất trong lòng đất, được con người khai thác và sử dụng.

C. những nơi tập trung các loại nguyên tố hóa học trong lớp vỏ Trái Đất.

D. những nguồn nhiên liệu và nguyên liệu của ngành công nghiệp.

Câu 2: Phân theo công dụng, dầu mỏ thuộc loại khoáng sản nào?

A. Kim loại đen

B. Phi kim loại.

C. Nhiên liệu.

D. Kim loại màu.

Câu 3. Thành phần nào chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong không khí?

A. Khí Ôxi.

B. Khí Nitơ.

C. Khí Cacbon.

D. Khí Hiđrô.

Câu 4: Ranh giới của các vành đai nhiệt trên Trái Đất là

A. các chí tuyến và vòng cực.

B. các đường chí tuyến.

C. các vòng cực.

D. đường xích đạo.

Câu 5: Trên Trái Đất có mấy đới khí hậu?

A. 2 đới.

B. 3 đới.

C. 4 đới.

D. 5 đới.

Câu 6: Khí áp là

A. sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất.

B. sự chuyển động của không khí.

C. sức ép của không khí lên lớp vỏ Trái Đất.

D. sự chuyển động của không khí từ khu khí áp cao về khu khí áp thấp.

Câu 7: Nguyên nhân nào sinh ra gió ?

A. Do sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai vùng.

B. Do sự khác nhau về độ cao.

C. Do sự chênh lệch khí áp cao và khí áp thấp giữa hai vùng.

D. Do sự khác nhau về vĩ độ.

Câu 8: Các loại gió chính trên Trái Đất là

A. gió Tín phong và gió Đông cực.

B. gió Tín phong và gió Tây ôn đới.

C. gió Tây ôn đới và gió Đông cực.

D. gió Tín phong, gió Tây ôn đới và gió Đông cực.

Câu 9: Căn cứ để phân chia khối khí nóng và khối khí lạnh là gì?

A. Độ cao.

B. Vĩ độ.

C. Nhiệt độ.

D. Kinh độ.

Câu 10: Loại gió nào thổi thường xuyên trong đới nóng (đới nhiệt đới)?

A. Gió Đông cực.

B. Gió Tín phong.

C. Gió Đông Bắc.

C. Gió Đông Nam.

Câu 11: Các hình thức vận động của nước biển và đại dương là

A. sóng, thủy triều và dòng biển.

B. sóng và các dòng biển.

C. sóng và thủy triều.

D. thủy triều và các dòng biển.

Câu 12: Sóng là gì?

A. Là sự chuyển động của nước biển.

B. Là sự dao động tại chỗ của các hạt nước biển và đại dương.

C. Là sự chuyển động của nước do gió tạo ra.

D. Là sự dao động của nước biển do động đất sinh ra.

Câu 13: Sông chính, phụ lưu và chi lưu hợp lại với nhau tạo thành

A. mạng lưới sông.

B. lưu vực sông.

C. hệ thống sông.

D. dòng sông.

Câu 14: Nguyên nhân nào sinh ra thủy triều?

A. Do sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

B. Do Trái Đất có sức hút.

C. Do sự vận động của nước biển và đại dương.

D. Do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

Câu 15: Sông là gì?

A. Là dòng chảy của nước từ nơi địa hình cao về nơi địa hình thấp.

B. Là dòng nước chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.

C. Là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.

D. Là dòng chảy của nước trên bề mặt lục địa.

Câu 16: Căn cứ để phân chia ra khối khí lục địa và khối khí đại dương là

A. vĩ độ.

B. kinh độ.

C. bề mặt tiếp xúc.

D. nơi xuất phát.

Câu 17: Hai hệ thống sông lớn nhất của Việt Nam là

A. sông Hồng và sông Cửu Long.

B. sông Hồng và sông Đồng Nai.

C. sông Thái Bình và sông Cửu Long.

D. sông Thái Bình và sông Đồng Nai.

Câu 18: Hai thành phần chính của đất là gì?

A. Chất khoáng và chất hữu cơ.

B. Chất mùn và không khí.

C. Nước và không khí.

D. Chất hữu cơ và nước.

Câu 19: Sinh vật có mặt ở đâu trên Trái Đất?

A. Các lớp đất đá, khí quyển.

B. Các lớp đất đá và thủy quyển.

C. Các lớp đất đá, khí quyển, thủy quyển

D. Khí quyển và thủy quyển

Câu 20: Gió là

A. sự chuyển động của không khí từ các khu khí áp cao về các khu khí áp thấp.

B. sự chuyển động theo chiều thẳng đứng của không khí.

C. sự chuyển động của không khí từ biển vào đất liền.

D. sự chuyển động của không khí từ đất liền ra biển.

II. TỰ LUẬN: 5 điểm

Câu 1 (3 điểm): Cho bảng số liệu: Lưu vực và lưu lượng nước của sông Hồng và sông Mê Công

 

Sông Hồng

Sông Mê Công

Lưu vực (km2)

170.000

795.000

Tổng lượng nước (Tỉ m3/ năm)

120

507

Tổng lượng nước mùa cạn (%)

25

20

Tổng lượng nước mùa lũ (%)

75

80

a. Tính tổng lượng nước (bằng m3) trong mùa cạn và mùa lũ của sông Hồng và sông Cửu Long.

b. So sánh tổng lượng nước của sông Hồng và sông Cửu Long. Vì sao có sự chênh lệch đó.

Câu 2 (2 điểm):

a. Khả năng chịu ảnh hưởng của khí hậu giữa động vật và thực vật khác nhau như thế nào?

b. Em hãy trình bày các nhân tố quan trọng hình thành đất?

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 6 môn Địa lý 

I.TRẮC NGHIỆM: 0.25đ/câu.

CÂU

ĐÁP ÁN

CÂU

ĐÁP ÁN

CÂU

ĐÁP ÁN

CÂU

ĐÁP ÁN

1

A

6

A

11

A

16

C

2

C

7

C

12

B

17

A

3

B

8

D

13

C

18

A

4

A

9

C

14

D

19

C

5

D

10

B

15

B

20

A

TỰ LUẬN: 5 điểm

Câu 1: 3 điểm.

a. 2.0 đ

 

Sông Hồng

Sông Mê Công

Lưu vực (km2)

170.000

795.000

Tổng lượng nước (Tỉ m3/ năm)

120

507

Tổng lượng nước mùa cạn (tỉ m3)

30

101,4

Tổng lượng nước mùa lũ (tỉ m3)

90

405,6

b. 1.0 đ

- Tổng lượng nước của sông Mê Công lớn hơn tổng lượng nước của sông Hồng.

- Do sông Mê Công có diện tích lưu vực lớn hơn sông Hồng.

Câu 2: 2 điểm.

a.(0,75 đ): Động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật vì động vật có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác.

b. (1,25 đ):

- Các nhân tố quan trọng nhất hình thành đất là: đá mẹ, sinh vật và khí hậu. (0,5 đ)

- Trong đó: + Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng. (0,25đ).

+ Sinh vật là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất. (0,25 đ).

+ Khí hậu là môi trường thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất (0,25 đ).

Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 6 Số 2

TRƯỜNG THCS HIỆP HÒA ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: ĐỊA LÝ LỚP 6
Thời gian làm bài: 45 phút

A. Trắc nghiệm (2.0 điểm)

Câu 1: (0.5 điểm). Khoanh tròn vào câu trả lời đúng

Hệ thống sông bao gồm:

a. Các phụ lưu và chi lưu

b. Dòng sông chính và các chi lưu

c. Dòng sông chính, các phụ lưu và chi lưu

Câu 2: (0.5 điểm)

Nguyên nhân sinh ra sóng biển là:

a. Gió

b. Sức hút của Trái Đất

c. Sức hút của mặt trăng.

Câu 3: (1.0 điểm). Dựa vào kiến thức đã học, hoàn thành sơ đồ sau đây

Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 6

B. Tự luận (8.0 điểm)

Câu 1: (4.0 điểm). Trình bày nơi hình thành và đặc điểm của khối khí nóng, khối khí lạnh, khối khí lục địa, và khối khí đại dương.

Câu 2: (3.0 điểm). Vì sao không khí có độ ẩm? Khi nào không khí bão hòa hơi nước?

Câu 3: (1.0 điểm). Nêu 2 câu tục ngữ, ca dao nói về thời tiết, khí hậu mà em biết.

Đáp án Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 6 

A. Trắc nghiệm (2.0 điểm):

Câu 1 2
Đáp án c
0.5đ
a
0.5 đ

Câu 3: (1.0 điểm).

Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 6

B. Tự luận (3.0 điểm)

Câu 1: (4.0 điểm)

Khối khí nóng: Hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao (1.0đ)

Khối khí lạnh: Hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp (1.0đ)

Khối khí lục địa: Hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô (1.0đ)

Khối khí đại dương: Hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn (1.0đ)

Câu 2: (3.0 điểm).

Do không khí có chứa một lượng hơi nước nhất định nên không khí có độ ẩm (1.5đ)

Khi không khí đã chứa được một lượng hơi nước tối đa, ta nói không khí đã bão hòa hơi nước (1.5đ)

Câu 3: (1.0 điểm)

Nêu 2 câu tục ngữ, ca dao nói về thời tiết, khí hậu mà em biết.

(mỗi câu tục ngữ, ca dao đạt 0.5 điểm)

Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 6 Số 3

Phòng GD – ĐT Tân Châu
Trường THCS Thạnh Đông
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 

MÔN ĐỊA LÍ 6

THỜI GIAN: 60 PHÚT

Câu 1 (3 điểm)

Các chí tuyến và vòng cực là ranh giới của những vành đai nhiệt nào? Nêu đặc điểm của đới khí hậu nhiệt đới?

Câu 2 (2 điểm)

Trong điều kiện nào, hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa?

Câu 3 (3 điểm)

Nêu sự khác nhau giữa phụ lưu và chi lưu? Em hãy nêu lợi ích và tác hại của sông ngòi đối với đời sống và sản xuất của con người ?

Câu 4 (2 điểm)

Tại sao khi đo nhiệt độ không khí ta phải đặt nhiệt kế trong bóng râm, cách mặt đất 2 mét?

Đáp án Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 6

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

- Các chí tuyến và vòng cực là ranh giới của 5 vành đai nhiệt: 1vành đai nhiệt đới, 2 vành đai ôn hòa, 2 vành đai lạnh.

- Đặc điểm đới nhiệt đới: quanh năm có góc chiếu mặt trời lớn, độ bốc hơi lớn, lượng mưa lớn trung bình từ 1000- 2000mm, có gió Tín Phong thổi thường xuyên.

 

 

2

- Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây.

- Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ, làm các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất thành mưa.

 

 

3

- Phụ lưu làm nhiệm vụ cung cấp nước cho sông.

- Chi lưu có nhiệm vụ thoát nước cho sông.

- Lợi ích của sông: cung cấp nước cho đời sống và sản xuất, đem lại nguồn cá tôm, bồi đắp phù sa cho đồng bằng.

- Tác hại của sông: mùa lũ nước sông dâng cao gây lụt lội, thiệt hại lớn về tài sản và tính mạng của người dân quanh vùng.

0,5đ

0,5đ

 

 

4

- Khi đo nhiệt độ không khí ta phải đặt nhiệt kế trong bóng râm, cách mặt đất 2 mét vì nếu để nhiệt kế trên bề mặt đất đo thi sẽ không chính xác, đó là nhiệt độ của mặt đất. Nhiệt độ trong bóng râm, cách mặt đất 2m mới chính là nhiệt độ của không khí.

 

Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 6 Số 4

Câu 1: (2,0 điểm) Thời tiết, khí hậu là gì?

Câu 2: (1,0 điểm) Nêu thành phần của không khí?

Câu 3: (2,0 điểm) Thuỷ triều, dòng biển là gì?

Câu 4: (1,0 điểm) Độ muối trung bình của nước trong các biển và đại dương là 35 % vì sao độ muối của biển nước ta chỉ là 33%?

Câu 5: (2,0 điểm) Kể tên các nhân tố quan trọng nhất hình thành đất và giải thích vì sao?

Câu 6: (2,0 điểm) Dựa vào các đường đồng mức dưới đây:

Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lớp 6

a) Xác định độ cao các điểm A, B, C

b) Cho biết sườn nào của dãy núi dốc hơn? Vì sao?

Đáp án Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 6 

Câu

Nội dung

Điểm

1

 

- Thời tiết là sự biểu hiện các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong thời gian ngắn nhất định.

1

- Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong thời gian dài và trở thành quy luật.

1

2

- Thành phần của không khí gồm các khí:

+ Nitơ: 78%

+ Ôxi: 21%

+ Hơi nước và các khí khác 1%.

1

3

- Là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống lùi tít ra xa.

1

- Dòng biển (hải lưu) là sự chuyển động nước với lưu lượng lớn trên quãng đường dài trong các biển và đại dương.

1

4

- Độ muối của biển nước ta thấp hơn độ muối trung bình của nước biển và đại dương trên thế giới vì:

+ Biển nước ta có nhiều sông đổ vào.

0,5

+ Lại nằm trong khu vực (khí hậu nhiệt đới gió mùa) mưa nhiều.

0,5

5

- Các nhân tố hình thành đât quan trọng là: Đá mẹ, sinh vật, khí hậu.

1

 

- Giải thích:

+ Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra các chất khoáng.

+ Sinh vật là nguồn gốc sinh ra chất hữu cơ trong đất.

+ Khí hậu: Nhiệt độ và lượng mưa tạo môi trường thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất.

1

6

a) Độ cao các điểm: A = 500m; B = 550m; C = 400m

- Sườn núi phía Đông dốc hơn sườn núi phía Tây do ở phía Đông các đường đồng mức xếp sát gần nhau hơn.

1

 

1

Tổng

 

10

Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Địa lý Số 5

Câu 1: (2 điểm) Thế nào là mỏ nội sinh, mỏ ngoại sinh?

Câu 2: (3 điểm) Lớp vỏ khí chia thành mấy tầng? Trình bày vị trí, đặc điểm của tầng đối lưu.

Câu 3: (2 điểm) Tại sao nói các dòng biển lại ảnh hưởng lớn đến khí hậu các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua?

Câu 4: (3 điểm) Cho bảng số liệu về lượng mưa (mm) ở Thành phố Hồ Chí Minh:

Tháng

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Lượng mưa

18

14

16

35

110

160

150

145

158

140

55

25

- Tính tổng lượng mưa trong năm.

- Tính tổng lượng mưa trong các tháng mùa mưa (Tháng 5 - tháng 10).

- Tính tổng lượng mưa trong các tháng mùa khô (Tháng 11 - tháng 4).

Đáp án Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 6 

1

- Mỏ nội sinh: là những mỏ được hình thành do nội lực (quá trình mắc ma): đồng, chì, kẽm

- Mỏ ngoại sinh: là những mỏ được hình thành do các quá trình ngoại lực (quá trình phong hoá, tích tụ...): than, đá vôi…

1,0 đ

 

1,0 đ

2

* Lớp v khí được chia làm 3 tầng:

+ Tầng đối lưu

+ Tầng bình lưu

+ Tầng cao

- Đặc điểm của tầng đối lưu:

+ Vị trí: từ 0 – 16 km

+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng

+ Là nơi sinh ra các hiện tương khí tượng như: mây mưa, sấm, chớp...

+ Nhiệt độ giảm dần theo độ cao (cứ lên cao 100 m nhiêt độ giảm 0,60C)

1,0 đ

 

 

 

 

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

3

Các dòng biển lại ảnh hưởng lớn đến khí hậu các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua:

- Các dòng biển nóng: do tính chất nóng của mình làm cho nhiệt độ tăng lên lượng mưa tăng thêm.

- Các dòng biển lạnh: làm cho nhiệt độ giảm nước bốc hơi không được lượng mưa giảm đi.

 

 

1,0 đ

 

1,0 đ

 

4

- Tổng lượng mưa trong năm =

= 18+14+16+35+110+160+150+145+158+140+55+25 = 1026 mm

- Tổng lượng mưa các tháng mùa mưa (T5-T10) = 110+160+150+145+158+140 = 863 mm

- Tổng lượng mưa các tháng mùa khô (T11- T4) = 55+25+18+14+16+35 = 163 mm

 

1,0 đ

 

1,0 đ

 

1,0 đ

Để chuẩn bị cho kì thi học kì 2 lớp 6 sắp tới, các em học sinh tham khảo:

Ngoài ra các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 2 lớp 6 các môn Toán, Văn, Sử, Địa, Vật Lý, Sinh, Tiếng Anh,..... và các dạng bài ôn tập môn Ngữ Văn 6, và môn Toán 6. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường THCS trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 6 những đề ôn thi học kì 2 chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

Đánh giá bài viết
466 152.134
6 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Son Duc
    Son Duc

    dc của nó đấy😃

    Thích Phản hồi 02/05/21
  • Fake Pham
    Fake Pham

    A ma zing rút chố


    Thích Phản hồi 13/05/21
  • Fake Pham
    Fake Pham

    OK


    Thích Phản hồi 13/05/21
  • Nguyet Huynh
    Nguyet Huynh

    hay🙂

    Thích Phản hồi 13/05/21
  • Nguyen Van Anh
    Nguyen Van Anh

    hay phết

    Thích Phản hồi 25/05/21
  • Nguyen Van Anh
    Nguyen Van Anh

    quá tuyệt vời

    😀

    Thích Phản hồi 26/05/21

Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Địa

Xem thêm