Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi học kì 2 lớp 6 môn Ngữ Văn năm 2021

Bộ đề thi học kì 2 lớp 6 môn Ngữ Văn năm 2021 Có đáp án chi tiết cho từng đề thi để các em học sinh tham khảo, ôn tập, hệ thống lại toàn bộ kiến thức Ngữ văn lớp 6, ôn tập, ôn thi cuối năm lớp 6 đạt hiệu quả cao. Mời các em học sinh tham khảo.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 - Đề 1

Phần I: (Trắc nghiệm – 2,0 đ)

Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất?

Câu 1. Trường hợp nào sau đây không phải là câu trần thuật đơn?

A. Hoa cúc nở vàng vào mùa hè.

B. Tôi đi học còn bé em đi nhà trẻ.

C. Chim én về theo mùa gặt.

D. Những dòng sông đỏ nặng phù sa.

Câu 2. Phát hiện lỗi trong câu sau:

Năm 1945, với sự thành công của Cách mạng tháng Tám, đã được đổi tên thành cầu Long Biên.

A. Sai về nghĩa

B. Thiếu chủ ngữ

C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ

D. Thiếu vị ngữ

Câu 3. Trong các từ sau đây, từ nào viết đúng?

A. Xum xuê

B. Sum xuê

C. Xum suê

D. Xum xê

Câu 4. Trong những câu sau, câu nào mắc lỗi thiếu chủ ngữ?

A. Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A.

B. Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”, cho thấy Dế Mèn biết phục thiện.

C. Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.

D. Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể.

Câu 5. Câu văn: “Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước” có chủ ngữ cấu tạo như thế nào?

A. Danh từ.

B. Cụm danh từ.

C. Đại từ.

D. Động từ.

Câu 6. Phép tu từ nổi bật trong câu văn: “Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.” là gì?

A. So sánh.

B. Nhân hóa.

C. Ẩn dụ.

D. Hoán dụ.

Câu 7. Từ “mồ hôi” trong câu ca dao sau được dùng để chỉ cho sự vât gì?

Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.

A. Chỉ người lao động.

B. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động.

C. Chỉ công việc lao động.

D. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả.

Câu 8. Bộ phận vị ngữ trong câu “Buổi sáng, sương muối lạnh buốt, phủ kín trên từng con đường dẫn vào bản nhỏ.” là:

A. trên từng con đường dẫn vào bản nhỏ

B. lạnh buốt, phủ kín trên từng con đường

C. phủ kín trên từng con đường dẫn vào bản nhỏ

D. lạnh buốt phủ kín trên từng con đường dẫn vào bản nhỏ

II. PHẦN ĐỌC- HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.

“Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi càng tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”

(Ngữ văn 6- Tập 2)

Câu 1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?

Câu 2. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy?

Câu 3. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 4. Cho biết nội dung của đoạn trích trên ?

Câu 5. Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Em hãy rút ra bài học cho bản thân?

III. PHẦN VIẾT (5 điểm).

Tả cảnh dòng sông quê em.

Đáp án: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 - Đề 1

A. Yêu cầu chung:

. Lưu ý chung:

- Giáo viên cần nghiên cứu kĩ hướng dẫn chấm, thống nhất phân chia thang điểm trong từng nội dung một cách cụ thể.

- Trong quá trình chấm, cần tôn trọng tính sáng tạo của học sinh. Chấp nhận cách diễn đạt, thể hiện khác với đáp án mà vẫn đảm bảo nội dung theo chuẩn kiến thức kĩ năng và năng lực, phẩm chất người học.

B. Hướng dẫn cụ thể:

Phần I: (Trắc nghiệm – 2,0 đ)

Mỗi ý đúng được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đ.án

B

B

A

B

A

B

D

D

II. PHẦN ĐỌC- HIỂU (3 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

Đoạn trích được trích trong văn bản ”Bài học đường đời đầu tiên”

Tác giả Tô Hoài

0,25

0,25

Câu 2

Đoạn trích được kể bằng ngôi thứ nhất.

0,25

Câu 3

Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh:

- Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.

- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

0,25

0,25

0,5

Câu 4

Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn. Qua đó bộc lộ được tính cách của nhân vật.

0,5

Câu 5

Không nên huênh hoang tự mãn , biết thông cảm và chia sẻ, biết suy nghĩ và cân nhắc trước khi làm một việc gì.

0,75

III. PHẦN VIẾT (5 điểm).

Mở bài

- Giới thiệu dòng sông quê em

0,5

Thân bài

- Tả bao quát: Tên dòng sông, có từ bao giờ ? Hình dáng dòng sông?

- Cảnh hai bên bờ sông.

- Vẻ đẹp của dòng sông ở cá thời điểm trong ngày.

- Ý nghĩa, vai trò của dòng sông.

0,5

0,5

1,5

0,5

Kết bài

- Phát biểu cảm nghĩ về dòng song quê hương.

0,5

III. Các tiêu chí khác cho nội dung phần II viết bài văn: 1,0 điểm

Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, ít mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu , diễn đạt.

0,25

Sử dụng ngôn ngữ miêu tả chọn lọc, có sử dụng kết hợp biện pháp tu từ đã học để miêu tả. Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, cảm xúc.

0,5

Bài làm cần tập trung làm nổi bật dòng sông quê hương em.

Miêu tả ngôi trường theo một trình tự hợp lý, logic giữa các phần, có sự liên kết.

0,25

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 - Đề 2

I. Trắc nghiệm: (3đ) (Học sinh làm bài trong thời gian 15 phút)

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 5 bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở câu trả lời đúng.

“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn.”

(Trích Bài học đường đời đầu tiên, Ngữ văn 6, tập 2)

Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự kết hợp với nghị luận.

B. Tự sự kết hợp với miêu tả.

C. Tự sự kết hợp với biểu cảm.

D. Miêu tả kết hợp với biểu cảm.

Câu 2: Tác giả của đoạn văn trên là ai?

A. Tô Hoài.

B. Đoàn Giỏi.

C. Võ Quảng.

D. Nguyễn Tuân.

Câu 3: Nhận xét nào phù hợp với đoạn trích?

A. Tái hiện được ngoại hình của nhân vật Dế Mèn

B. Tái hiện được ngoại hình và nội tâm của nhân vật Dế Mèn

C. Tái hiện được ngoại hình và hành động của nhân vật Dế Mèn

D. Tái hiện được hành động và nội tâm của nhân vật Dế Mèn

Câu 4: Phép tu từ nổi bật trong câu văn: Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua là gì?

A. So sánh.

B. Nhân hóa.

C. Ẩn dụ.

D. Hoán dụ.

Câu 5: Chủ ngữ của câu: Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. trả lời câu hỏi gì?

A. Ai?

B. Con gì?

C. Cái gì?

D. Là gì?

Câu 6: Trong truyện Bức tranh của em gái tôi, khi tài năng hội hoạ của em được khẳng định, người anh có tâm trạng như thế nào?

A. Chê bai và không muốn xem tranh của em.

B. Ghét bỏ và luôn mắng em vô cớ.

C. Buồn bã, khó chịu hay gắt gỏng và không thân với em như trước.

D. Vui mừng vì em mình có tài.

Câu 7: Trình tự nào thể hiện đúng diễn biến tâm trạng của người anh khi xem bức tranh của em gái vẽ mình?

A. Ngạc nhiên, xấu hổ, hãnh diện.

B. Ngạc nhiên, hãnh diện, xấu hổ.

C. Ngạc nhiên, tức tối, xấu hổ.

D. Tức tối, xấu hổ, hãnh diện.

Câu 8: Em hiểu như thế nào về nhan đề “Buổi học cuối cùng”?

A. Buổi học cuối cùng của học kỳ.

B. Buổi học cuối cùng của năm học.

C. Buổi học cuối cùng của môn học tiếng Pháp.

D. Buổi học cuối cùng của cậu Phrăng.

Câu 9: Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích “Vượt thác” và “Sông nước Cà Mau” là:

A. Tả cảnh sông nước.

B. Tả cảnh sông nước miền Trung.

C. Tả người lao động.

D. Tả cảnh vùng cực Nam của Tổ quốc

Câu 10: Chủ ngữ trong câu nào sau đây có cấu tạo là động từ?

A. Bàn tay ta làm nên tất cả.

B. Em đang học bài.

C. Xanh biếc là màu của nước biển.

D. Đi học là hạnh phúc của trẻ em

Câu 11: Hình ảnh “mặt trời” trong câu thơ nào sau đây được dùng theo lối ẩn dụ?

A. Mặt trời mọc ở đằng đông.

B. Bác như ánh mặt trời xua màn đêm giá lạnh.

C. Thấy anh như thấy mặt trời.

Chói chang khó ngó, trao lời khó trao.

D. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim.

Câu 12: Trong các câu duới đây, câu nào không phải là câu trần thuật đơn có từ là?

A. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh

B. Sáng mai, tôi đi học.

C. Quê hương là chùm khế ngọt

D. Cây tre là nguời bạn thân của nông dân Việt Nam.

II. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1: Trình bày những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật văn bản Cây tre Việt Nam của tác giả Thép Mới (1đ)

Câu 2: Thế nào là ẩn dụ? Nêu tác dụng của ẩn dụ? Cho ví dụ. (1đ)

Câu 3: (5 điểm) Hãy tả lại ngôi trường hiện nay em đang học. (5đ)

Đáp án: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 - Đề 2

I – PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3đ) Đúng mỗi câu (0,25đ)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Chọn

B

A

C

A

C

C

B

C

D

D

D

A,B

II – PHẦN TỰ LUẬN (7đ)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

Yêu cầu: nêu được những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật

a- Nội dung: Cây tre là bạn thân thiết lâu đời của nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở thành biểu tượng của đất nước, dân tộc Việt Nam.

b- Nghệ thuật:

- Kết hợp giữa chính luận và trữ tình.

- Hình ảnh phong phú, chọn lọc.

- Lời văn giàu nhạc điệu và có tính biểu cảm cao.

- Sử dụng thành công các phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ.

0,5

0,5

2

Yêu cầu: Nêu được khái niệm của ẩn dụ, tác dụng và lấy ví dụ.

- Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.

- Tác dụng: nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Hs nêu đúng ví dụ

0,25

0,25

0,5

3

* YÊU CẦU

- Viết đúng kiểu bài văn miêu tả.

- Bố cục rõ 3 phần, văn viết lưu loát, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

*NỘI DUNG

a. MB: (0,5đ) Giới thiệu ngôi trường em đang học. (0,5đ)

b. TB: (4,0đ) -Tả bao quát chung.

- Tả chi tiết theo trình tự hợp lý.

+ Cổng trường

+ Sân trường, khung cảnh, cây cối,..

+ Các phòng học

+ Trang thiết bị dạy học,…

c. KB: (0,5đ) Nêu suy nghĩ, tình cảm của em đối với ngôi trường.

* Chú ý: Khi chấm giáo viên tính luôn cả cách diễn đạt lập luận và điểm trình bày ở từng phần.

0,5

4,0

0,5

Đề bài: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 - Đề 3

I. VĂN - TIẾNG VIỆT: (4.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”

(Ngữ văn 6 - tập 2)

Câu 1: (2.0 điểm)

- Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

- Qua đoạn trích tác giả đã ca ngợi những phẩm chất đáng quý nào của cây tre?

Câu 2: (1.0 điểm)

Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên? Tác dụng của phép tu từ đó?

Câu 3: (1.0 điểm)

Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu: "Tre là cánh tay của người nông dân". Em hãy cho biết đó là kiểu câu gì?

II. TẬP LÀM VĂN (6.0 điểm)

Tả cảnh trường em vào giờ ra chơi.

Đáp án: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 - Đề 3

Câu / Bài

Nội dung

Thang điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

- Đoạn văn trích trong tác phẩm “Cây tre Việt Nam”

- Tác giả: Thép Mới

- HS: Có thể nêu được tre có những phẩm chất đáng quý sau:

- Tre thủy chung, ngay thẳng, can đảm, giản dị....tre không chỉ là người bạn đồng hành gắn bó thân thiết với con người mà còn là một trợ thủ đắc lực giúp con người rất nhiều việc khác nhau trong cuộc sống.

- Phép tu từ: Nhân hóa (Tre xung phong, giữ làng, giữ nước, hi sinh..)

- Tác dụng: Nhờ có phép nhân hóa mà hình ảnh cây tre trở nên sống động, gần gũi với con người.

- Tre // là cánh tay của người nông dân.

CN                VN

- Câu trên là câu trần thuật đơn có từ là

0.5đ

0.5đ

0.5đ

0.5đ

0.5đ

0.5đ

Câu 4

1- Mở bài:

Giới thiệu giờ ra chơi: Thời gian, địa điểm, không khí của giờ ra chơi.

2- Thân bài:

- Trước giờ ra chơi: Không gian vắng lặng.

- Cảnh sân trường lúc bắt đầu ra chơi: Khi tiếng trống trường điểm báo.

- Quang cảnh trong giờ ra chơi:

+ Thầy cô giáo.

+Hoạt động giữa giờ.

+ Hoạt động vui chơi của từng nhóm học sinh (trai: đá cầu, rượt bắt, .... nữ: nhảy dây, chuyền banh. Đâu đó vài nhóm không thích chơi đùa ngồi ôn bài, hỏi nhau bài tính khó vừa học).

+ Âm thanh.

+ Không khí (nhộn nhịp, sôi nổi ... )

- Kết thúc giờ ra chơi:

3- Kết bài:

Nêu ích lợi của giờ chơi:

- Giải tỏa nỗi mệt nhọc.

- Sau giờ ra chơi: Cảm thấy thoải mái, tiếp thu bài học tốt hơn.

Đề thi và đề cương ôn thi học kì 2 lớp 6 khác

Trên đây là các Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2019 - 2020 chi tiết cho các em học sinh tham khảo, củng cố kiến thức, ôn tập học kì 2 lớp 6.

Ngoài các đề mới nhất trên, các em học sinh tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, môn Địa lý lớp 6, môn Lịch sử lớp 6....và các đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì 2 đạt kết quả cao.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
140
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Văn Kết nối tri thức

    Xem thêm