Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Top 7 Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Lịch sử và Địa lý Kết nối tri thức năm 2024

Mời các bạn tham khảo Bộ Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Lịch sử và Địa lý Kết nối tri thức. Đề thi có đáp án chi tiết và bám sát theo chương trình học để các em học sinh củng cố kiến thức kỹ năng chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 2 lớp 6 đạt kết quả cao. Mời các bạn tải về để xem toàn bộ 7 đề thi trong file tải về.

Lưu ý: Toàn bộ 7 đề thi có trong file tải, các bạn tải về xem trọn bộ tài liệu

1. Đề thi Lịch sử Địa lý lớp 6 kì 2 - Đề 1

Ma trận đề thi học kì 2 LSĐL 6

Tên chủ đề

Biết

Hiểu

Vận dụng

Cộng

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Thấp

Cao

1. Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước thế kỉ X

Biết được nét chính của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

4

10%

4

10%

2. Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Nêu được chủ trương, chính sách của Khúc Hạo để xây dựng nền tự chủ cho dân tộc

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

20%

1

20%

3. Vương quốc Cham-pa

.

Liên hệ được một số thành tựu văn hoá của Champa có ảnh hưởng đến hiện nay.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

10%

1

10%

4. Chương 5: nước trên Trái Đất

- Nêu được tầm quan trọng của nước ngầm

- Diện tích của đại dương trên trái đất.

Kể được những mục đích sử dụng nước sông hồ

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

2

0.5đ

5%

1

20%

3

2.5đ

25%

5. Chương 6:

đất và sinh vật trên trái đất

.

- Xác định được sự phân bố, đặc điểm khí hậu các đới thiên nhiên trên thế giới.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

20%

1

20%

6.Chương7: con người và thiên nhiên

- Xác định được những tác động chủ yếu của loài người lên thiên nhiên

- Xác định được châu lục đông dân nhất thế giới

- Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên vì sự phát triển bền vững

.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

2

0.5đ

5%

4

10%

6

1.5đ

15%

Tổng số câu :16

Tổng số điểm:10

Tỉ lệ:100%

Số câu: 8

Tỉ lệ:20 %

Số câu: 1

Tỉ lệ: 20%

Số câu:4

Tỉ lệ: 10%

Số câu:1

Tỉ lệ: 20%

Số câu:1

Tỉ lệ: 20%

Số câu:1

Tỉ lệ:10 %

10 điểm

100%

Đề thi học kì 2 Lịch sử Địa lí 6 KNTT

I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất.

Câu 1. (0,25đ): Lý Bí phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm

A. 542.

B. 543.

C. 544.

D. 545.

Câu 2. (0, 25đ): Hai Bà Trưng lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh chống quân

A. Lương.

B. Ngô.

C. Hán.

D. Đường.

Câu 3 (0,25đ): Năm 713, Mai Thúc Loan lại kêu gọi nhân dân đứng lên khởi nghĩa, vì

A. nhà Đường bắt người Việt tiến cống quả vải.

B. nhà Đường đã suy yếu, đứng trước nguy cơ sụp đổ.

C. ách thống trị tàn bạo của nhà Đường.

D. ách cai trị của nhà Ngô khiến nhân dân Việt Nam bần cùng, khổ cực.

Câu 4 (0,25đ): Sau khi cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, Lý Bí đã có hành động gì?

A. Lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân.

B. Dời kinh đô từ Cổ Loa về vùng cửa sông Bạch Đằng.

C. Trao quyền chỉ huy khởi nghĩa cho Triệu Quang Phục.

D. Xưng vương, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Cổ Loa.

Câu 5 (0,25đ): Châu lục nào sau đây tập trung đông dân nhất thế giới?

A. Châu Á.

B. Châu Mĩ.

C. Châu Âu.

D. Châu Phi.

Câu 6 (0,25đ): Tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái là do

A. chiến tranh, thiên tai.

B. khai thác quá mức.

C. phát triển nông nghiệp.

D. dân số đông và trẻ.

Câu 7 (0,25đ): Các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày của con người là

A. khí hậu, địa hình, nguồn nước và đất đai.

B. địa hình, sinh vật, nguồn nước và khí hậu

C. nguồn nước, dân số, khí hậu và địa hình.

D. đất đai, nguồn vốn, dân số và chính sách.

Câu 8 (0,25đ): Nguyên nhân cơ bản nhiệt độ Trái Đất hiện nay ngày càng tăng lên là do

A. ô nhiễm môi trường

B. sự suy giảm sinh vật.

C. mưa acid, băng tan.

D. hiệu ứng nhà kính.

Câu 9 (0,25đ): Trên Trái Đất diện tích đại dương chiếm

A. 1/2.

B. 3/4.

C. 2/3.

D. 4/5.

Câu 10 (0,25đ): công dụng quan trọng nhất của nước ngầm đối với đời sống của con người là

A. cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho cây trồng, hoa màu

B. cung cấp nước cho sinh hoạt

C. cung cấp nước sông, hồ

D. cung cấp nước cho công nghiệp

Câu 11 (0,25đ): Đâu không phải là tác động tiêu cực của con người đối với thiên nhiên?

A. Canh tác theo hướng hữu cơ, bền vững

B. Sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học

C. Làm thay đổi các dạng cảnh quan tự nhiên

D. Chặt phá rừng

Câu 12 (0,25đ): Theo em ảnh hưởng rõ rệt nhất của con người đối với sự phân bố sinh vật trên Trái Đất thể hiện ở việc

A. Mở rộng thu hẹp diện tích rừng trên bề mặt trái đất.

B. Di chuyển giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này tới nơi khác.

C. Tạo ra một số loài động, thực vật mới trong quá trình lai tạo

D. Làm tuyệt chủng một số loài động vật, thực vật.

II. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)

Câu 1 (1điểm): Những thành tựu văn hoá tiêu biểu nào của vương quốc Champa vẫn được bảo tồn đến ngày nay?

Câu 2 (2điểm): Khúc Hạo đã thi hành chủ trương, chính sách gì để xây dựng nền tự chủ cho dân tộc?

Câu 3 (2điểm): Hãy kể những mục đích sử dụng nước sông hồ?

Câu 4 (2 điểm): Trình bày sự phân bố và đặc điểm khí hậu của thiên nhiên đới nóng và đới ôn hòa?

Đáp án Đề thi Lịch sử Địa lý lớp 6 kì 2

Câu

Nội dung

Điểm

I/TRẮC NGHIỆM (3đ)

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

A

C

C

A

A

B

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

B

D

B

B

A

D

II/ TỰ LUẬN: (7đ)

1. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của vương quốc Champa vẫn được bảo tồn đến nay như:

- Di tích: Thánh địa Mỹ Sơn, Khương Mỹ, đài thờ Trà Kiệu, Chánh Lộ, Tháp Mẫm.

- Các lễ hội, tôn giáo, phong tục... vẫn được người Chăm ít nhiều bảo tồn và phát triển như lễ hội Katê...

2. Chủ trương:" Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui"

+ Chính sách:

- Tổ chức lại các đơn vị hành chính

- Bãi bỏ chính sách bốc lột của quan lại đô hộ

- Chiêu mộ thêm binh lính

- Chỉnh lại mức thuế, đặt quan lại mới phụ trách việc thu thuế

3. Nước sông hồ có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau:

- Sinh hoạt của người dân.

- Nông nghiệp đánh bắt và nuôi thủy sản.

- Thủy điện. Giao thông vận tải đường sông, hồ.

- Du lịch, thể thao, giải trí,...

4. - Đới nóng: Trải dài giữa hai chí tuyến thành một vành đai liên tục bao quanh Trái Đất, có nhiệt độ cao.

- Đới ôn hòa: Nằm giữa đới nóng và đới lạnh, khoảng giữa hai chí tuyến đến hai vòng cực. Khí hậu mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh, thời tiết thay đổi thất thường.

2. Đề thi Lịch sử Địa lý lớp 6 kì 2 - Đề 2

Đề thi học kì 2 LSĐL 6

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Sự ra đời của Nhà nước Vạn Xuân gắn với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa nào?

A. Khởi nghĩa Bà Triệu.

B. Khởi nghĩa của Mai Thúc Loan.

C. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ.

D. Khởi nghĩa của Lý Bí.

Câu 2. Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng đã bao vây và chiếm thành Tống Bình, tự sắp đặt được việc cai trị trong vòng bao lâu?

A. 3 năm.

B. 9 năm.

C. 6 năm.

D. 60 năm.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây là nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh giành độc lập, tự chủ của nhân dân Việt Nam thời Bắc thuộc?

A. Chính quyền đô hộ thực hiện chính sách đồng hóa, khiến người dân bất bình.

B. Chính quyền đô hộ thực hiện chính sách lấy người Việt trị người Việt.

C. Chính sách áp bức bóc lột hà khắc, tàn bạo của phong kiến phương Bắc.

D. Ảnh hưởng của các phong trào đấu tranh của nông dân ở Trung Quốc.

Câu 4. Kĩ thuật nào dưới đây được du nhập vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?

A. Làm đồ gốm.

B. Đúc đồng.

C. Làm giấy.

D. Rèn sắt.

Câu 5. Căn cứ làng Giàng gắn với nghĩa quân của Dương Đình Nghệ nay thuộc địa phương nào?

A. Thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá.

B. Huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá.

C. Huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá.

D. Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá.

Câu 6. Tên gọi ban đầu của Vương quốc Chăm-pa là

A. Nhật Nam.

B. Tượng Lâm.

C. Lâm Ấp.

D. Sri Vi-giay-a.

Câu 7. Cư dân Chăm-pa sáng tạo ra chữ Chăm cổ trên cơ sở của hệ chữ viết nào dưới đây?

A. Chữ Phạn của Ấn Độ.

B. Chữ La-tinh của La Mã.

C. Chữ Hán của Trung Quốc.

D. Chữ hình nêm của Lưỡng Hà.

Câu 8. Vương quốc Phù Nam được hình thành vào thời gian nào?

A. Đầu Công nguyên.

B. Thế kỉ VII TCN.

C. Cuối thế kỉ I TCN.

D. Khoảng thế kỉ I.

Câu 9. Để đo nhiệt độ không khí người ta dùng dụng cụ nào sau đây?

A. Áp kế.

B. Nhiệt kế.

C. Vũ kế.

D. Ẩm kế.

Câu 10. Cửa sông là nơi dòng sông chính

A. xuất phát chảy ra biển.

B. tiếp nhận các sông nhánh.

C. đổ ra biển hoặc các hồ.

D. phân nước cho sông phụ.

Câu 11. Thành phần hữu cơ của lớp đất có đặc điểm nào sau đây?

A. Chiếm một tỉ lệ lớn trong lớp đất.

B. Thành phần quan trọng nhất của đất.

C. Tồn tại ở giữa các khe hở của đất.

D. Nằm ở tầng dưới cùng của lớp đất.

Câu 12. Rừng mưa nhiệt đới phân bố chủ yếu ở nơi có khí hậu

A. nóng, khô, lượng mưa nhỏ.

B. mưa nhiều, ít nắng, ẩm lớn.

C. nóng, ẩm, lượng mưa lớn.

D. ít mưa, khô ráo, nhiều nắng.

Câu 13. Ở đới nào sau đây thiên nhiên thay đổi theo bốn mùa rõ nét nhất?

A. Nhiệt đới.

B. Cận nhiệt đới.

C. Ôn đới.

D. Hàn đới.

Câu 14. Ở châu Á, dân cư tập trung đông ở khu vực nào?

A. Tây Á.

B. Trung Á.

C. Bắc Á.

D. Đông Á.

Câu 15. Châu lục nào sau đây tập trung nhiều siêu đô thị nhất trên thế giới?

A. Châu Âu.

B. Châu Á.

C. Châu Mĩ.

D. Châu Phi.

Câu 16. Các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày của con người là

A. địa hình, sinh vật, nguồn vốn và khí hậu.

B. khí hậu, địa hình, nguồn nước và đất đai.

C. nguồn nước, dân số, khí hậu và địa hình.

D. đất đai, nguồn vốn, dân số và chính sách.

Câu 17. Tài nguyên nào sau đây thể hiện rõ nhất sự hạn chế của các nguồn tài nguyên trong tự nhiên?

A. Khoáng sản.

B. Nguồn nước.

C. Khí hậu.

D. Thổ nhưỡng

Câu 18. Bảo vệ tự nhiên không có ý nghĩa trong việc

A. hạn chế suy thoái môi trường.

B. giữ gìn sự đa dạng sinh học.

C. mở rộng diện tích đất, nước.

D. ngăn chặn ô nhiễm tự nhiên.

Câu 19. Trong vùng ôn đới chủ yếu có các kiểu thảm thực vật nào sau đây?

A. Rừng lá kim, thảo nguyên, rừng cận nhiệt ẩm và cây bụi.

B. Rừng lá kim, rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên.

C. Thảo nguyên, rừng cận nhiệt ẩm, cây bụi lá cứng cận nhiệt.

D. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên, hoang mạc.

Câu 20. Rừng nhiệt đới được chia thành hai kiểu chính nào sau đây?

A. Rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa.

B. Rừng mưa nhiệt đới và rừng cận nhiệt đới mùa.

C. Rừng nhiệt đới ẩm và rừng nhiệt đới xích đạo.

D. Rừng nhiệt đới khô và rừng cận nhiệt gió mùa.

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm).

a) Tại sao Ngô Quyền chọn sông Bạch Đằng làm trận địa chống quân Nam Hán?

b) Theo em, khi tấn công Việt Nam, quân Nam Hán gặp những khó khăn gì?

Câu 2 (3,0 điểm).

a) Tại sao chất hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ trong đất nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với cây trồng.

b) Em hãy nêu ví dụ về tác động của thiên nhiên tới sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp hoặc du lịch).

Đáp án Đề thi Lịch sử Địa lý lớp 6 kì 2

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-D

2-B

3-C

4-C

5-C

6-C

7-A

8-D

9-B

10-C

11-B

12-C

13-C

14-D

15-B

16-B

17-A

18-C

19-B

20-A

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

 

ĐIỂM

1

(2,0 điểm)

* Lý do Ngô Quyền lựa chọn sông Bạch Đằng…

+ Bạch Đằng là đường giao thông quan trọng từ Biển Đông vào nội địa Việt Nam. Muốn xâm nhập vào Việt Nam bằng đường thủy, quân Nam Hán chắn chắn sẽ phải đi qua cửa biển này.

+ Cửa biển Bạch Đằng rộng hơn 2 dặm, ở đó có nhiều núi cao, cây cối um tùm che lấp bờ sông.

+ Hạ lưu sông Bạch Đằng thấp, độ dốc không cao nên chịu ảnh hưởng của thủy triều khá mạnh, chênh lệch mực nước thủy triều khi cao nhất và thấp nhất là khoảng 3 mét.

=> Cửa sông Bạch Đằng có địa thế hiểm trở, thuận lợi cho việc tổ chức trận địa mai phục quân địch.

 

0,25

0,25

0,25

0,25

* Khó khăn của quân Nam Hán:

+ Quân Nam Hán đi đường xa, mệt mỏi, không hợp thủy thổ, khí hậu.

+ Quân Nam Hán không thông thuộc địa hình; khó nắm được thời gian và mực nước trên sông Bạch Đằng khi thủy triều lên/xuống.

+ Kiều Công Tiễn đã bị giết, quân Nam Hán mất lực lượng nội ứng.

0,25

0,5

0,25

2 (3,0 điểm)

a) Chất hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ trong đất (chỉ chiếm 5%) nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với cây trồng vì, chất hữu cơ là:

- Nguồn thức ăn dồi dào, dinh dưỡng cho cây trồng.

- Cung cấp những chất cần thiết cho các thực vật tồn tại trên mặt đất.

b) Ví dụ về tác động của thiên nhiên tới sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp hoặc du lịch)

* Đối với sản xuất nông nghiệp

- Nông nghiệp là ngành sản xuất chịu tác động rõ rệt nhất của tự nhiên vì cây trồng và vật nuôi là đối tượng của sản xuất nông nghiệp.

- Cây trồng, vật nuôi chỉ có thể tồn tại và phát triển bình thường khi có nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí,... thích hợp.

* Đối với sản xuất công nghiệp

- Các loại tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt là khoáng sản) là nguồn cung cấp nhiên liệu, năng lượng, nguyên liệu để các ngành công nghiệp hoạt động.

- Các loại tài nguyên khác như thủy, hải sản, động vật sống,… cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp khai thác và chế biến.

* Đối với du lịch

- Cảnh quan địa hình, khí hậu thuận lợi hay hạn chế du lịch phát triển.

- Sông, hồ tạo ra cảnh quan đẹp, phát triển du lịch trải nghiệm, sinh thái và nghỉ dưỡng,…

0,75

0,75

0,75

0,75

Chia sẻ, đánh giá bài viết
175
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hươngg Giangg
    Hươngg Giangg

    ha🖕

    Thích Phản hồi 12/05/22
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Lịch sử Địa lí

    Xem thêm