Top 6 Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Lịch sử và Địa lí Chân trời sáng tạo năm 2024

Đề thi Lịch sử Địa lý lớp 6 kì 2 sách Chân trời sáng tạo bao gồm 5 đề thi khác nhau cho các bạn tham khảo. Đề thi bao gồm đáp án chi tiết cho từng câu hỏi và bám sát chương trình học để các em học sinh củng cố toàn bộ kiến thức, ôn tập chuẩn bị cho kì thi cuối học kì 2 lớp 6 đạt kết quả cao. Mời các em tải về để xem toàn bộ 5 đề thi trong bộ đề.

1. Đề thi Lịch sử Địa lý lớp 6 kì 2 số 1

Ma trận Đề thi học kì 2 LSĐL 6

TT

Chương/

chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết (TNKQ)

Thông hiểu

(TL)

Vận dụng

(TL)

Vận dụng cao

(TL)

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Phân môn Địa lí

1

ĐẤT

VÀ SINH VẬT TRÊN

TRÁI ĐẤT

(2,5 điểm =25%)

- Lớp đất trên Trái Đất. Thành phần của đất

- Các nhân tố hình thành đất

- Một số nhóm đất điển hình ở các đới thiên nhiên trên Trái Đất

4TN

1TL

(2,5 điểm =25%)

2

NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT

(2,5 điểm =25%)

- Các thành phần chủ yếu của thuỷ quyển.

- Vòng tuần hoàn nước.

- Sông, hồ và việc sử dụng nước sông, hồ

- Biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển

- Nước ngầm và băng hà

4TN

1 TL

1 TL

(2,5 điểm =25%)

Tỉ lệ

20%

15%

10%

5%

50%

Phân môn Lịch sử

1

NHÀ NƯỚC VĂN LANG, ÂU LẠC.

- Sự ra đời và tổ chức nhà nước Văn Lang; Âu Lạc.

- Đời sống của người Việt thời Văn Lang; Âu Lạc

2TN

2TN

4câu

10 % 1 điểm

2

THỜI KÌ BẮC THUỘC CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH LẠI ĐỘC LẬP, BẢO VỆ BẢN SẮC VHDT

- Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước thể kỉ X

- Ý nghĩa lịch sử; liên hệ lòng biết ơn

1/2TL

2 TN

2TN

1/2TL

5 câu

25 % 2,5 điểm

3

BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ Ở ĐẦU THẾ KỈ X

- Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938

1 TL

1TL

1 câu

15 % 1,5 điểm

Tỷ lệ

20 %

15%

10 %

5 %

50%

TỔNG (Lịch sử và Địa Lí)

40%

30%

20%

10%

100%

Bảng đặc tả đề thi học kì 2 Lịch sử Địa lí 6

TT

Chương/

Chủ đề

(1)

Nội dung/Đơn vị kiến thức

(2)

Mức độ đánh giá

(3)

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức (4)

Tổng số câu/ TL%

Nhận biết

(TNKQ)

Thông hiểu

(TL)

Vận dụng

Vận dụng cao

Phân môn Địa lí

1

ĐẤT

VÀ SINH VẬT TRÊN

TRÁI ĐẤT

(2,5 điểm =25%)

- Lớp đất trên Trái Đất. Thành phần của đất

- Các nhân tố hình thành đất

- Một số nhóm đất điển hình ở các đới thiên nhiên trên Trái Đất

Nhận biết

- Nêu được các tầng đất và các thành phần chính của đất.

- Kể được tên và xác định được trên bản đồ một số nhóm đất điển hình ở vùng nhiệt đới hoặc ở vùng ôn đới.

Thông hiểu

- Trình bày được một số nhân tố hình thành đất.

4TN

1TL

5 câu 25% 2,5 đ

2

NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT

(2,5 điểm =25%)

- Các thành phần chủ yếu của thuỷ quyển.

- Vòng tuần hoàn nước.

- Sông, hồvà việc sử dụng nước sông, hồ.

- Biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển.

- Nước ngầm và băng hà.

Nhận biết

- Kể được tên được các thành phần chủ yếu của thuỷ quyển.

- Mô tả được vòng tuần hoàn lớn của nước.

- Mô tả được các bộ phận của một dòng sông lớn.

- Xác định được trên bản đồ các đại dương thế giới.

- Trình bày được khái niệm các hiện tượng sóng, thuỷ triều, dòng biển.

Thông hiểu

- Trình bày được nguyên nhân của các hiện tượng thủy triều, các hiện tượng sóng, dòng biển, phân bố các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới)

- Trình bày được mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với các nguồn cấp nước sông.

Vận dụng

- Nêu được tầm quan trọng của nước ngầm và băng hà.

- Nêu được sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối giữa vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới.

Vận dụng cao

- Nêu được tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp nước sông, hồ.

4TN

½TL *

½ TL *

5 câu 25% 2,5 đ

Số câu/ loại câu

8 câu TNKQ

1TL hoặc 1TL (a,b)

½ câu TL

½ câu TL

Tỉ lệ %

20

15

10

5

TḶ %

Phân môn Lịch sử

1

NHÀ NƯỚC VĂN LANG, ÂU LẠC.

- Sự ra đời và tổ chức nhà nước Văn Lang; Âu Lạc.

- Đời sống của người Việt thời Văn Lang; Âu Lạc

Nhận biết

- Nêu được khoảng thời gian thành lập của nước Văn Lang, Âu Lạc

- Trình bày được tổ chức nhà nước của Văn Lang, Âu Lạc.

Thông hiểu

- Mô tả được đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc

Vận dụng

- Xác định được phạm vi không gian của nước Văn Lang, Âu Lạc trên bản đồ hoặc lược đồ.

2 TN

1 TN

1 TN

4 câu 10% 1 đ

THỜI KÌ BẮC THUỘC VÀ CHỐNG BẮC THUỘC . CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH LẠI ĐỘC LẬP DÂN TỘC

- Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước thể kỉ X

- Ý nghĩa lịch sử; liên hệ lòng biết ơn

Nhận biết

– Trình bày được những nét chính của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời kì này.

Thông hiểu

– Nêu được kết quả và ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc

Vận dụng thấp

– Lập được biểu đồ, sơ đồ về diễn biến chính, nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa

Vận dụng cao

Liên hệ tinh thần biết ơn của nhân dân ta đối với những vị anh hùng có công dựng nước và giữ nước.

½ TL

4 TN

½ TL

6 câu 25% 2,5 đ

2

BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ Ở ĐẦU THẾ KỈ X

- Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938

Thông hiểu

– Mô tả được những nét chính trận chiến Bạch Đằng lịch sử năm 938

– Nêu được ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng (938)

Vận dụng

- Nhận xét được những điểm độc đáo trong tổ chức đánh giặc của Ngô Quyền

½ TL

½ TL

1 câu 15% 1,5 đ

Số câu/ loại câu

4 câu TN

1/2 câu TL

4 câuTN

1/2 câu TL

1/2 câu TL

1/2 câu TL

Tỉ lệ %

20

15

10

5

50

Tỉ lệ % (Lịch sử và Địa Lí)

40

30

20

10

100

Đề thi học kì 2 LSĐL 6

Câu 1: Nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất là?

A. Sinh vật.

B. Đá mẹ.

C. Địa hình.

D. Khí hậu.

Câu 2: Thành phần nào sau đây trong đất chiếm tỉ lệ cao nhất?

A. Chất vô cơ.

B. Không khí.

C. Nước.

D. Chất hữu cơ.

Câu 3: Nhóm đất nào sau đây tập trung nhiều ở vùng ôn đới lạnh?

A. Đất đỏ vàng.

B. Đất đen thảo nguyên.

C. Đất phù sa sông.

D. Đất pốt dôn.

Câu 4: Nhân tố nào sau đây là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất?

A. Khí hậu.

B. Sinh vật.

C. Địa hình

D. Đá mẹ.

Câu 5: Trên Trái Đất nước mặn thường phân bố nhiều nhiều ở?

A. Sông.

B. Hồ

C. Đầm lầy.

D. Đại dương

Câu 6: Trong thuỷ quyển, nước luôn di chuyển giữa?

A. Đại dương, các biển và lục địa.

B. Lại dương, lục địa và không khí.

C. Lục địa, biển, sông và khí quyển.

D. Lục địa, đại dương và các ao, hồ.

Câu 7: Lưu vực của một con sông là?

A. Vùng đất đai đầu nguồn của các con sông nhỏ.

B. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên.

C. Chiều dài từ thượng nguồn đến các cửa sông.

D. Vùng hạ lưu của con sông và bồi tụ đồng bằng.

Câu 8: Sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng cùng lực li tâm của Trái Đất là nguyên nhân chủ yếu hình thành hiện tượng tự nhiên nào sau đây?

A. Dòng biển.

B. Động đất.

C. Sóng biển.

D. Thủy triều.

Câu 9: Sau khi lên ngôi, vua Hùng đặt tên nước là gì? Chia nước làm bao nhiêu bộ?

A. Vua Hùng đặt tên nước là Lạc Việt, chia nước là 15 bộ.

B. Vua Hùng đặt tên nước là Âu Lạc, chia nước thành 15 bộ.

C. Vua Hùng đặt tên nước là Âu Việt, chia nước thành 15 bộ.

D. Vua Hùng đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ..

Câu 10: Kinh đô của nhà nước Văn Lang là

A. Phong Châu (Vĩnh Phúc)

B. Phong Châu (Phú Thọ)

C. Cẩm Khê (Hà Nội)

D. Cổ Loa (Hà Nội)

Câu 11: Nhận xét nào sau đây đúng về tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang?

A. Được tổ chức chặt chẽ

B. Sơ khai, đơn giản.

C. Được tổ chức lỏng lẽo

D. Được chia thành 10 bộ.

Câu 12: Cư dân Văn Lang - Âu Lạc, thường tổ chức ngày hội, với tiếng trống đồng thể hiện mong muốn gì?

A. Mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, sinh đẻ nhiều, làm ăn yên ổn.

B. Con cháu đông đủ, mùa màng bội thu.

C. Cầu mong sức khỏe cho dân làng.

D. Đất nước yên bình, không có giặc ngoại xâm .

Câu 13: Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là?

A. Trả thù cho chồng.

B. Trả thù cho đất nước

C. Khôi phục lại thế lực vua Hùng.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 14: “Tôi muốn cưỡi gió đạp sóng, chèm cả kình ở biển Đông, quét sạch bờ cõi cứu dân ra khỏi cảnh chìm đắm, há lại bắt trước người đời, cúi đầu khom lưng làm tì thiếp cho kẻ khác, cam tâm phục dịch ở trong nhà ư?" Đây là câu nói của vị anh hùng lịch sử nào?

A. Trưng Trắc

B. Trưng Nhị.

C. Bà Triệu

D. Lê Chân.

Câu 15: Địa danh gắn liền với cuộc kháng chiến theo chiến thuật du kích của Triệu Quang Phục là?

A. Động Khuất Lão. B. Cửa sông Tô Lịch

C. Thành Long Biên. . D. Đầm Dạ Trạch

Câu 16: Điểm giống nhau giữa khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khởi nghĩa Lý Bí là gì?

A. Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến

B. Khởi nghĩa thắng lợi, mở ra giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc

C. Chống ách đô hộ của nhà Đường

D. Chống ách đô hộ của nhà Hán

B. TỰ LUẬN

Câu 1 (1,5 điểm): Con người không phải là nhân tố hình thành đất nhưng con người có ảnh hưởng rất lớn theo hướng tích cực và tiêu cực của đất như thế nào?

Câu 2 (1,0 điểm): Nước ngọt có vai trò như thế nào đối với sinh hoạt hàng ngày của con người?

Câu 3 (0,5 điểm): Nêu một số cách nhằm hạn chế sử dụng túi ni-lông trong đời sống hằng ngày.

Câu 4 (1,5 điểm): Dựa vào sơ đồ thời gian bên dưới em hãy:

a. Kể tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của dân tộc ta thời kì bắc thuộc? (1.0 điểm)

LSĐL 6

b. Để ghi nhớ công ơn của những vị anh hùng dân tộc nhân dân đã làm gì? ( 0.5 điểm)

Câu 5 ( 1.5 điểm): Dựa vào kiến thức đã học em hãy cho biết:

a. Chiến thắng nào đã đánh dấu sự kết thúc thời kì hơn 1000 năm dân ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ và mở ra thòi kì độc lập lâu dài cho dân tộc?

b. Trong chiến thắng đó ta đã có kế đánh giặc chủ động và độc đáo ở những điểm nào?

Mời các bạn xem đáp án trong file tải về

2. Đề thi Lịch sử Địa lí 6 học kì 2 CTST số 2

Đề kiểm tra học kì 2 LSĐL 6

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Yếu tố kĩ thuật nào của Trung Quốc được truyền vào Việt Nam trong thời Bắc thuộc?

A. Làm giấy.

B. Đúc trống đồng.

C. Làm gốm.

D. Sản xuất muối.

Câu 2. Lược đồ sau đây thể hiện diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa nào?

Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Sử Địa

A. Khởi nghĩa Bà Triệu.

B. Khởi nghĩa Phùng Hưng.

C. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.

Câu 3. Mục tiêu chung của các cuộc khởi nghĩa do người Việt phát động trong thời Bắc thuộc là giành

A. quyền dân sinh.

B. độc lập, tự chủ.

C. quyền dân chủ.

D. chức Tiết độ sứ.

Câu 4. Căn cứ làng Giàng gắn với nghĩa quân của Dương Đình Nghệ nay thuộc địa phương nào?

A. Thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá.

B. Huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá.

C. Huyện Thiệu Dương, tỉnh Thanh Hoá.

D. Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá.

Câu 5. Ngưỡi lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai (năm 938) là

A. Phùng Hưng.

B. Mai Thúc Loan.

C. Lý Bí.

D. Ngô Quyền.

Câu 6. Thông tin nào dưới đây không đúng về Khúc Thừa Dụ?

A. Là một hào trưởng địa phương ở Ninh Giang (Hải Dương).

B. Nhân cơ hội nhà Đường suy yếu đã nổi dậy giành quyền tự chủ.

C. Tự xưng hoàng đế, xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt.

D. Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, con trai là Khúc Hạo lên nắm chính quyền.

Câu 7. Cuối thế kỉ II, Khu Liên đã lãnh đạo nhân dân huyện Tượng Lâm nổi dậy lật đổ ách cai trị của nhà Hán, lập ra nước

A. Lâm Ấp.

B. Văn Lang.

C. Âu Lạc.

D. Phù Nam.

Câu 8. Địa bàn chủ yếu của Vương quốc Phù Nam thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Tây Nguyên.

B. Nam Bộ.

C. Bắc Bộ.

D. Trung Bộ.

Câu 9. Nước ngọt trên Trái Đất gồm có

A. nước ngầm, nước biển, nước sông và băng.

B. nước mặt, nước biển, nước ngầm và băng.

C. nước ngầm, nước ao hồ, sông suối và băng.

D. nước mặt, nước khác, nước ngầm và băng.

Câu 10. Hợp lưu là gì?

A. Diện tích đất đai có sông chảy qua và tạo ra hồ chứa nước.

B. Nơi dòng chảy của hai hay nhiều hơn các con sông gặp nhau.

C. Nơi có lượng nước chảy tạo ra mặt cắt ngang lòng ở sông.

D. Diện tích đất đai nơi sông thoát nước từ các cửa sông, biển.

Câu 11. Nước biển và đại dương có mấy sự vận động?

A. 5.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Câu 12. Nguyên nhân tạo nên sóng biển không phải là do

A. động đất.

B. bão.

C. dòng biển.

D. gió thổi.

Câu 13. Thổ nhưỡng là gì?

A. Lớp vật chất vụn bở trên bề mặt lục địa, hình thành từ quá trình phong hóa.

B. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa và các đảo, được đặc trưng bởi độ phì.

C. Lớp vật chất vụn bở, trên đó con người tiến hành các hoạt động trồng trọt.

D. Lớp vật chất tự nhiên, được con người cải tạo đưa vào sản xuất nông nghiệp.

Câu 14. Rừng lá kim thường phân bố tương ứng với kiểu khí hậu nào sau đây?

A. Nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. Ôn đới lục địa.

C. Ôn đới địa trung hải.

D. Ôn đới hải dương.

Câu 15. Sự đa dạng của sinh vật được thể hiện ở sự đa dạng của

A. nguồn cấp gen.

B. thành phần loài.

C. số lượng loài.

D. môi trường sống.

Câu 16. Những khu vực nào sau đây tập trung đông dân nhất trên thế giới?

A. Bắc Á, Bắc Phi, Đông Bắc Hoa Kì.

B. Đông Âu, Đông Nam Á, Nam Mĩ.

C. Nam Á, Bắc Á, Tây Nam Á, Tây Âu.

D. Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì.

Câu 17. Dân cư phân bố thưa thớt ở những khu vực nào sau đây?

A. Hoang mạc, hải đảo.

B. Các trục giao thông.

C. Đồng bằng, trung du.

D. Ven biển, ven sông.

Câu 18. Tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái là do

A. chiến tranh, thiên tai.

B. khai thác quá mức.

C. phát triển nông nghiệp.

D. dân số đông và trẻ.

Câu 19. Khi hơi nước bốc lên từ các đại dương sẽ tạo thành

A. nước.

B. sấm.

C. mưa.

D. mây.

Câu 20. Đặc điểm nào sau đây không đúng với thành phần hữu cơ trong đất?

A. Thành phần quan trọng nhất của đất.

B. Chiếm một tỉ lệ nhỏ trong lớp đất.

C. Đá mẹ là sinh ra thành phần hữu cơ.

D. Thường ở tầng trên cùng của đất.

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Tóm tắt diễn biến, kết quả và ý nghĩa của khởi nghĩa Phùng Hưng (776 – 791). Tại sao nhân dân Việt Nam truy tôn Phùng Hưng là Bố Cái Đại vương?

Câu 2 (3,0 điểm).

a) Nêu tầm quan trọng của nước ngầm.

b) Cho biết thế nào là phát triển bền vững? Giải thích tại sao lại phải đặt mục tiêu phát triển bền vững?

Đáp án Đề thi Lịch sử Địa lý lớp 6 kì 2

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-C

3-B

4-C

5-D

6-C

7-A

8-B

9-D

10-B

11-B

12-C

13-B

14-D

15-B

16-D

17-A

18-B

19-D

20-C

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

(2,0 điểm)

* Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của khởi nghĩa Phùng Hưng:

- Diễn biến:

+ Năm 776, Phùng Hưng dấy binh khởi nghĩa và nhanh chóng làm chủ vùng Đường Lâm.

+ Được nhân dân các vùng xung quanh hưởng ứng, Phùng Hưng chiếm được thành Tống Bình, tổ chức việc cai trị.

+ Sau khi Phùng Hưng qua đời, con trai ông là Phùng An nối nghiệp.

+ Năm 791, nhà Đường đem quân sang đàn áp, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.

- Kết quả: giành và giữ chính quyền độc lập trong khoảng 9 năm.

- Ý nghĩa: thể hiện lòng yêu nước, củng cố quyết tâm giành độc lập, tự chủ của người Việt.

 

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

* Nhân dân truy tôn Phùng Hưng là Bố cái đại vương...

- Nhớ công đức đánh đuổi giặc ngoại xâm của Phùng Hưng, sau khi ông mất, nhân dân suy tôn ông là “Bố Cái Đại Vương” - Vua Bố Mẹ (“bố” có nghĩa là cha; “cái” có nghĩa là mẹ).

0,5

2 (3,0 điểm)

a) Tầm quan trọng của nước ngầm

- Cung cấp nguồn nước cho sông hồ.

- Cung cấp nước cho sinh hoạt.

- Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp,…

-> Đây là nguồn nước ngọt quan trọng cho toàn thế giới.

b)

- Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ hiện tại của con người nhưng không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai.

- Phải đặt mục tiêu phát triển bền vững bởi vì:

+ Trong suốt lịch sử phát triển của mình, con người đã luôn khai thác tài nguyên thiên nhiên nhằm phục vụ cho cuộc sống.

+ Không phải tài nguyên nào cũng là vô hạn mà sẽ dần cạn kiệt.

-> Do đó cần phải biết cách khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lí, sử dụng tiết kiệm và phát triển công nghệ tìm tài nguyên thay thế.

1,0

0,5

Trọn bộ tài liệu 3 sách mới Lịch sử lớp 6

Trọn bộ tài liệu 3 sách mới Địa lý lớp 6

Trên đây là toàn bộ Đề thi và đáp án môn Sử - Địa học kì 2 lớp 6. Đề thi các môn học khác Toán, Văn, Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lý, Công nghệ, Công dân, Tiếng Anh liên tục được VnDoc sưu tầm, cập nhật cho các bạn theo dõi.

Đánh giá bài viết
40 7.344
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 2 lớp 6

    Xem thêm