Bộ 10 đề thi học kì 2 Văn 6 năm 2025 Có đáp án
Bộ đề thi Ngữ văn lớp 6 học kì 2
Mời các bạn tham khảo Bộ đề thi học kì 2 lớp 6 môn Ngữ Văn năm học 2023 - 2024 sách mới Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cánh Diều. Các đề thi bao gồm đáp án và bảng ma trận đề thi chi tiết giúp các bạn ôn luyện, chuẩn bị cho kì thi học kì 2 lớp 6 sắp tới đạt kết quả cao. Đồng thời đây cũng là tài liệu cho các thầy cô khi ra đề thi học kì 2 cho các em học sinh.
Lưu ý: Toàn bộ 10 đề thi và đáp án có trong file tải về, mời các bạn tải về để xem trọn bộ 10 đề.
Link tải chi tiết từng bộ:
- Bộ 5 Đề thi Ngữ văn lớp 6 học kì 2 Chân trời sáng tạo
- Bộ 2 Đề thi Ngữ văn lớp 6 học kì 2 Cánh Diều
- Bộ 3 Đề thi Ngữ văn lớp 6 học kì 2 Kết nối tri thức
1. Đề thi Ngữ văn lớp 6 cuối học kì 2 Chân trời sáng tạo
1. Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề 1
Ma trận đề thi học kì 2 Văn 6 CTST
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng
| %Tổng điểm | |||||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||||||||||
TNKQ | TL | Thời gian | TNKQ | TL | Thời gian | TNKQ | TL | Thời gian | TNKQ | TL | Thời gian | TN | TL | Thời gian |
| |||
1
| Đọc hiểu | Truyện đồng thoại, truyện ngắn/ Thơ tự do | 3 | 0 |
| 5 | 0 |
| 0 | 2 |
| 0 |
|
| 8 | 2 |
| 60 |
2 | Viết | Kể lại một trải nghiệm của bản thân. | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 1 | 40 | ||||||
Tổng | 15 | 5 |
| 25 | 5 |
| 0 | 40 |
| 0 | 10 |
| 8 | 3 |
|
| ||
Tỉ lệ % | 20% |
| 30% |
| 40% |
| 10% |
|
|
|
| 100% | ||||||
Tỉ lệ chung | 50% | 50% |
|
|
|
Đề thi Văn học kì 2 lớp 6 CTST
PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
GỬI TỚI ĐẢO XA
Trên bản đồ chỉ là những chấm xanh
Mà thiêng liêng trong tim gợi nhớ
Ơi đảo xa những đêm không ngủ
Đảo quê hương, đảo của ta ơi
Cờ đỏ tung bay rực rỡ giữa trùng khơi
Bốn bề gió và sóng tung bọt trắng
Ta nâng niu từng giọt mưa, giọt nắng
Bình minh lên trên mảnh đất yêu thương
Giữ bình yên cho cuộc sống hậu phương
Như mắt biển kiêu hãnh trong giông bão
Ước sớm lại được ra với đảo
Ngắm giọt sương trên cành lá long lanh.
(Theo Nguyễn Trọng Hoàn để lại, Nguyễn Trọng Hoàn,
NXB Công an nhân dân, 2021, tr.252)
Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ cách luật | B. Thơ tự do | C. Thơ lục bát | D. Thơ 7 chữ |
Câu 2. Từ “xanh” trong câu thơ đầu của bài thơ trên với từ “xanh” trong câu nào sau đây là từ đa nghĩa?
A. “Trái khế còn xanh, hái ở vườn nhà
Mẹ mang về nấu canh chua cá lóc”
B. “Ngôi nhà như trẻ nhỏ
Lớn lên với trời xanh”
C. “Chân mây, mặt đất một màu xanh xanh.”
D. “Cánh hoa lan trắng ngần giữa vòm lá xanh non.”
Câu 3. Từ nào sau đây trong bài thơ trên là từ mượn?
A. long lanh | B. nâng niu | C. hậu phương | D. cành lá |
Câu 4. Từ “đảo” trong câu văn “Họ đã đảo ngược tình thế của trận chiến đấu.” và từ “đảo” trong câu thơ “Ơi đảo xa những đêm không ngủ” là:
A. từ đa nghĩa. | B. từ trái nghĩa. | C. từ láy. | D. từ đồng âm. |
Câu 5. Từ “mắt” trong “mắt biển” được hiểu theo nghĩa nào?
A. Nghĩa gốc C. Nghĩa ẩn dụ | B. Nghĩa chuyển D. Cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển |
Câu 6. Chỉ ra tác dụng của biện pháp nhân hóa trong câu thơ sau:
Ơi đảo xa những đêm không ngủ
Đảo quê hương, đảo của ta ơi
A. Làm cho sự vật trở lên gần gũi, sinh động. C. Làm cho câu thơ sinh động gợi hình, gợi cảm. | B. Nhấn mạnh đối tượng được nói đến trong câu thơ. D. Làm câu thơ giàu nhịp điệu có hồn. |
Câu 7. Đâu không phải dấu hiệu hình thức giúp em nhận ra “Gửi tới đảo xa” là một văn bản thơ?
A. Có hình thức cấu tạo đặc biệt, các câu được viết thành dòng, các dòng gộp thành các khổ.
B. Các câu súc tích, ngắn gọn, ngôn ngữ hàm súc, có hiệp vần giữa các câu.
C. Số chữ trong văn bản không nhiều, mỗi câu, mỗi dòng trung bình 7 – 10 chữ.
D. Số chữ trong văn bản nhiều, câu văn dài.
Câu 8. Trong khổ thơ thứ 2 của bài thơ có những từ láy nào?
A. thiêng liêng, tung bay, nâng niu C. rực rỡ, nâng niu | B. bốn bề, nâng niu, bình minh D. rực rỡ, bốn bề, yêu thương |
Thực hiện yêu cầu
Câu 9. Qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?
Câu 10. Em cần làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta?
PHẦN II. VIẾT (4 điểm)
Ông bà ta ngày xưa từng nói “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, “Cuộc đời là những chuyến đi”... Mỗi chuyến đi thường mang lại cho chúng ta những điều thú vị, những bài học hay. Em hãy kể lại một chuyến đi đáng nhớ của mình.
Đáp án đề thi học kì 2 Văn 6 CTST
PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (6,0 điểm)
Phần | Nội dung | Điểm | ||||||||||
I. ĐỌC HIỂU | Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,5 điểm
Câu 9 - HS có thể nêu ít nhất 2 thông điệp: + Vẻ đẹp của biển đảo quê hương + Tự hào, yêu biển đảo, yêu quê hương đất nước + ……. Câu 10 + Học tập, rèn luyện tốt góp phần xây dựng quê hương. + Tuyên truyền về chủ quyền biển đảo + Vẽ tranh, sáng tác nhạc, thơ văn …. về biển đảo
| 4,0 1,0 1,0 |
PHẦN II. VIẾT
Tham khảo gợi ý sau
1. Mở bài
Nêu nhận xét khái quát về chuyến đi đáng nhớ mà em muốn kể.
2. Thân bài
- Nêu lí do có chuyến đi đáng nhớ.
- Kể lại hành trình chuyến đi: bắt đầu, trên đường đi, điểm đến.
- Kể lại sự việc đáng nhớ hoặc miêu tả quang cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh… ở những nơi em đã đi qua.
3. Kết bài
- Điều gì đáng nhớ nhất ở chuyến đi?
- Suy nghĩ về bài học rút ra từ chuyến đi hoặc mong ước về những chuyến đi bổ ích, lí thú tiếp theo.
.............................
2. Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề 2
PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn trước đáp án đúng.
Hôm ấy, tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái sáu tuổi thì phát hiện ra ở mỗi ngăn túi là một đôi găng tay. Nghĩ rằng một đôi thôi cũng đủ giữ ấm tay rồi, tôi hỏi con vì sao con mang tới hai đôi trong túi áo. Con tôi trả lời: “ Con làm như vậy từ lâu rồi, mẹ. Mẹ biết mà, có nhiều bạn đi học mà không có găng. Nếu con mang thêm một đôi, con có thể cho bạn mượn và tay bạn đó sẽ không bị lạnh.”
(Theo Tuổi mới lớn, NXB trẻ)
Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể nào?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ ba
C. Ngôi thứ hai
D. Ngôi thứ nhất kết hợp ngôi thứ ba.
Câu 2: Nhan đề nào phù hợp với nội dung được đề cập tới trong đoạn trích trên?
A. Mẹ tôi
B. Chiếc áo rét
C. Những bàn tay cóng
D. Vì sao phải đeo găng vào tay mùa đông?
Câu 3: Từ Hán Việt nào dưới đây đồng nghĩa với từ “ không” trong cụm từ “không bị lạnh”?
A. bất
B. nhất
C. hữu
D. thất
Câu 4: Ý nghĩa của thành phần trạng ngữ ‘ hôm ấy” là
A. chỉ nơi chốn
B. chỉ nguyên nhân
C. chỉ phương tiện
D. chỉ thời gian.
Câu 5: Trong lúc dọn dẹp người mẹ phát hiện thứ gì trong túi áo rét của con gái?
A. Lá thư
B. Đôi găng tay
C. Đôi bông tai
D. Đôi tất.
Câu 6: Dòng nào đưới đây là lời của nhân vật
A. Tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái.
B. Tôi phát hiện ra ở mỗi ngăn túi là một đôi găng tay.
C. Con làm như vậy từ lâu rồi, mẹ.
D. Tôi hỏi con vì sao con mang tơi hai đôi trong túi áo
Câu 7: Dòng nào sau đây nói đúng về nhân vật người con trong đoạn trích?
A. Giàu lòng yêu thương.
B. Giàu ước mơ, thấu hiểu.
C. Hồn nhiên, trong sáng.
D. Giàu lòng vị tha.
Câu 8: Chủ đề của đoạn trích là:
A. Ca ngợi tình cảm gia đình
B. Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước.
C. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng.
D. Ca ngợi tình yêu thương giữa con người với con người.
Câu 9: Em có đồng tình với suy nghĩ của người con trong đoạn trích không? Theo em, sau khi nghe con trả lời, người mẹ sẽ nói điều gì với con?
Câu 10: Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc đoạn trích.
PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)
Xã hội hiện nay có biết bao phận người bất hạnh cần chúng ta chia sẻ, giúp đỡ. Em hãy kể lại một trải nghiệm của bản thân khi đã làm được một việc tốt để giúp đỡ người khác.
Đáp án đề thi học kì 2 Văn 6 CTST
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | ||
1 | A | 0,5 | |
2 | C | 0,5 | |
3 | A | 0,5 | |
4 | D | 0,5 | |
5 | B | 0,5 | |
6 | C | 0,5 | |
7 | A | 0,5 | |
8 | D | 0,5 | |
9 | - Đồng tình với suy nghĩ của người con - Người mẹ sẽ khen ngợi, động viên……( có thể có câu trả lời khác, miễn hợp lí) | 0,5 0,5 | |
10 | HS có thể nêu được cụ thể một số bài học sau: - Biết chi sẻ, giúp đỡ, yêu thương , quan tâm tới bạn bè , những người có hoàn cảnh khó khăn… - Biết ơn những người giúp đỡ mình… | 1 |
I | VIẾT | 4,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự | 0,25 | ||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề. - Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân. - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. | 0,25 0,25 0,25 | ||
c. Nội dung * Mở bài: + Giới thiệu việc tốt giúp đỡ người khác mà em đã làm. + Cảm nghĩ, ấn tượng của em về trải nghiệm ấy. * Thân bài: + Nêu hoàn cảnh, lí do xuất hiện trải nghiệm ( trải nghiệm bắt đầu ở đâu, với ai, như thế nào?) + Kể diễn biến của trải nghiệm ( Em đã làm việc tốt như thế nào? Ai là người nhận? Họ có cử chỉ, lời nói, cảm xúc ra sao?...) + Kết thúc trải nghiệm ra sao? Em có suy nghĩ, mong muốn hoặc cảm xúc gì về trải nghiệm không? *Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm nhận và mong ước của em sau trải nghiệm của bản thân. | 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, lối kể sáng tạo. | 0,25 |
4. Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề 4
I. Phần đọc hiểu (5 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
CÂU CHUYỆN VỀ CHIM ÉN VÀ DẾ MÈN
Mùa xuân đất trời đẹp. Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tôi nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én rất giản dị: hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, đất trời gợi cảm, cỏ hoa vui tươi.
Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man Mèn ta chợt nghĩ bụng: “Ơ hay, việc gì ta phải gánh hai con én này trên vai cho mệt nhỉ . Sao ta không quăng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không?”. Nghĩ là làm. Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.
(Theo Đoàn Công Huy trong mục “Trò chuyện đầu tuần” của báo Hoa học trò)
Câu 1 (1 điểm) Trong câu chuyện trên có những nhân vật nào? Được kể theo ngôi thứ mấy? Người kể có trong câu chuyện không?
Câu 2 (0,5 điểm) Chim Én giúp Mèn đi chơi bằng cách nào?
Câu 3 (0,5 điểm) Nêu tên biện pháp tu từ sử dụng trong câu sau: Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.
Câu 4 (1,0 điểm) Cử chỉ hành động của hai con chim Én thể hiện phẩm chất tốt đẹp nào? Em suy nghĩ gì về hành động của Dế Mèn?
Phần 2. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy để nêu suy nghĩ của em về vấn đề: nên tôn trọng sự khác biệt hình thức của mọi người, không nên chê bai, chế giễu, làm tổn thương người khác.
Câu 2 (5 điểm): Em đã từng trải qua những chuyến đi xa, được khám phá và trải nghiệm biết bao thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, học tập được bao điều mới lạ… Hãy kể lại một chuyến đi và trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.
Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 CTST
Câu | Yêu cầu | Điểm | |||
I. Đọc hiểu | |||||
1
| - Các nhân vật: Chim Én, Dế Mèn - Ngôi thứ 3. - Người kể không có trong truyện. | 0,5đ 0,25 0,25 | |||
2
| - Hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô, Mèn ngậm vào giữa. | 0,5 | |||
3 | So sánh: nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành. | 0,5 | |||
4 | HS nêu được theo hướng: - Chim Én: Nhân ái, giúp đỡ người khác. - Dế Mèn: Ích kỉ, ngu ngốc. | 0,5 0,5 | |||
Phần II. Làm văn | |||||
Câu 1 (2 điểm): Nêu suy nghĩ của em về vấn đề: nên tôn trọng sự khác biệt hình thức của mọi người, không nên chê bai, chế giễu, làm tổn thương người khác. HS bộc lộ suy nghĩ theo hướng: | |||||
Mỗi người đều có sự khác biệt, không ai giống ai, vì thế nên tôn trọng sự khác biệt. | 0,5 | ||||
Vì sao cần tôn trọng sự khác biệt hình thức: hình thức không quan trọng bằng tính cách, tâm hồn tài năng. | 0,75 | ||||
Nếu ai đó khiếm khuyết về mặt hình thức, cần cảm thông, chia sẻ với họ | 0,75 | ||||
Chế giễu sẽ làm tổn thương người khác dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng. (Học sinh có thể diễn đạt bằng từ ngữ khác nhưng phải làm nổi bật lời khuyên không nên chế giễu người khác thì vẫn được tính điểm.) | 0,5 | ||||
Hình thức | Viết đoạn văn rõ ràng, mạch lạc, dùng từ đặt câu, ngữ pháp, ngữ nghĩa đảm bảo chính xác | 0,5 | |||
Câu 2 (5 điểm): Kể lại một trải nghiệm. | |||||
- Mở bài: giới thiệu sơ lược về trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. - Thân bài: + Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hòa cảnh xảy ra câu chuyện. + Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan. + Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lý, rõ ràng. + Kết hợp kể và miêu tả, biểu cảm. - Kết bài: Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân. | 0.5 3.25 0.5 | ||||
Các tiêu chí về hình thức phần II viết bài văn: 0,75 điểm | |||||
Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu , diễn đạt. | 0,25 | ||||
Ngôn ngữ kể chuyện sinh động, giàu sức biểu cảm, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, cảm xúc. | 0,25 | ||||
Bài làm cần kết hợp giữa – miêu tả - biểu cảm hợp lí. | 0,25 |
Bài tham khảo Kể lại chuyến đi và trải nghiệm đáng nhớ của bản thân
Mỗi chuyến đi không chỉ đem đến những kỉ niệm đáng nhớ, mà còn giúp chúng ta có được những bài học quý giá. Nghỉ hè năm nay, em đã có một chuyến đi như vậy cùng với gia đình.
Địa điểm du lịch là bãi biển Cửa Lò vô cùng nổi tiếng. Chuyến đi kéo dài ba ngày hai đêm với nhiều trải nghiệm thú vị. Cùng đi với gia đình em còn có hai gia đình khác, họ là bạn của bố mẹ em. Em cũng đã làm quen được hai người bạn mới bằng tuổi. Xe xuất phát từ Hà Nội từ sớm, đến chiều mới tới nơi. Đến khách sạn, các gia đình đến nhận phòng và cất đồ rồi nghỉ ngơi một lúc.
Khoảng năm rưỡi chiều, mọi người mới ra tắm biển. Từ khách sạn đi bộ ra bãi biển mất khoảng mười lăm phút. Thật tuyệt vời biết bao khi em được đứng trước một bãi biển rộng mênh mông. Gió biển lồng lộng. Tiếng sóng vỗ ào ạt. Bãi cát vàng trải dài. Bầu trời lúc này thật cao, không một gợn mây. Chiều xuống, ông mặt trời cũng đã bớt chói chang hơn.
Bãi cát trắng ven biển bị sóng biển đánh vào ướt sũng. Chúng trở nên đậm màu hơn. Em cũng giống như rất nhiều bạn nhỏ khác thích thú với việc xây lâu đài cát. Những tòa lâu đài vừa mới xây dựng nên thì lại bị một con sóng lớn đánh cho sụp đổ. Thế nhưng em không hề thấy giận cơn sóng chút nào. Sóng đánh tan tòa lâu đài này thì em sẽ xây những tòa lâu đài khác.
Đến tối, các gia đình cùng nhau ăn tối ở một nhà hàng hải sản. Các món ăn ở đây rất ngon. Sau đó, em còn được ra biển dạo chơi nữa. Ngày hôm sau, em còn được bố mẹ dẫn đi thăm các địa danh nổi tiếng ở Cửa Lò như: đảo Hòn Ngư, chùa Lô Sơn, đảo Lan Châu. Gia đình của em đã có rất nhiều tấm ảnh đẹp để lưu giữ lại kỉ niệm.
Chuyến du lịch đã kết thúc, nhưng em vẫn cảm thấy thật háo hức. Em mong rằng sẽ có thêm nhiều chuyến đi cùng với gia đình hơn nữa
2. Đề thi Ngữ văn lớp 6 cuối học kì 2 Cánh Diều
Đề thi học kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề 1
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
MÔN: Ngữ văn – LỚP 6
Thời gian: 90 phút (Không tính thời gian phát đề)
I .ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
“Càng chờ càng bằn bặt. Đàn chuối con không biết làm thế nào, cứ bơi ngược bơi xuôi. Đang lúc chúng bàn nhau định cử một chị chuối lên bờ tìm mẹ, thì nghe ùm một tiếng. Mẹ đã về. Không có một chú kiến nào nổi lên mặt nước, nhưng đàn chuối con cũng không để ý đến điều đó. Chúng xúm lại quanh mẹ và hỏi:
- Mẹ ơi, sao mẹ đi lâu thế?
- Kìa, mẹ làm sao kìa!
- Sao mẹ lại có máu ở cổ?...
Chúng hỏi dồn dập, vừa hỏi vừa khóc. Chuối mẹ âu yếm bơi quanh đàn con và kể cho con nghe chuyện vừa xảy ra với mụ mèo.
- … Mẹ vật lộn với nó mãi. Đã tưởng không còn về đây với các con được. – Chuối mẹ nói rồi ứa nước mắt, không kể tiếp được nữa.
- Chỉ tại thằng út.
- Chỉ tại thằng út…
Bọn chuối con nhao nhao kết tội chuối út. Chuối út biết mình có lỗi nhưng vẫn gân cổ lên cãi:
- Tại em ư? Lần này thì đúng là tại em. Nhưng các lần khác mẹ vẫn phải đi kiếm mồi cho chúng ta kia mà! Lỡ những lần ấy mẹ gặp mụ mèo thì có phải tại cả các anh các chị nữa không?
Thấy chuối út nói cũng có lí, bọn chuối con im lặng một lát rồi kéo nhau ra bàn bạc. Chuối út xin nói trước:
- Bây giờ chúng ta cũng đã hơi lớn rồi, chúng ta đừng làm khổ mẹ nữa. Chúng ta sẽ cùng nhau bơi quanh ao tự kiếm mồi. Các anh chị thấy thế nào?
- Đồng ý!
- Đồng ý đấy!
- Các con đang bàn gì mà vui vẻ vậy? – Chuối mẹ bơi lại hỏi.
- Chúng con đang bàn nhau tự đi kiếm ăn. – Chuối út thưa. – Chúng con không làm phiền mẹ nữa. Bây giờ mẹ đau, mẹ về hang nghỉ đi.
- Trời ơi, các con tôi ngoan quá! Nhưng mà này các con, nếu con nào chưa tự kiếm ăn được, hoặc lúc nào khó kiếm ăn, các con cứ về với mẹ nhá!”
(Trích: truyện Cá chuối con. In trong Những truyện hay viết cho thiếu nhi. Xuân Quỳnh, NXB Kim Đồng, 2019)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong văn bản trên. (nhận biết)
A. Ngôi kể thứ nhất
B. Ngôi kể thứ ba
C. Ngôi kể thứ hai
D. Ngôi kể thứ nhất và thứ ba
Câu 2. Các nhân vật xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện là ai? (nhận biết)
A. Chuối mẹ
B. Chuối mẹ, chuối út
C. Chuối mẹ, chuối út, bọn chuối, mụ mèo
D. Chuối út, bọn chuối, mụ mèo
Câu 3. Tại sao chuối mẹ vừa kể vừa khóc? (nhận biết)
A. Vì chuối mẹ buồn.
B. Vì chuối mẹ vất vả nuôi con.
C. Vì chuối mẹ phải vất vả vật lộn với mụ mèo, mới thoát sự nguy hiểm để về với đàn con.
D. Vì chuối mẹ bị đau.
Câu 4. Câu văn thứ mấy trong đoạn trích sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ nhất. (thông hiểu)
“ Chúng con đang bàn nhau tự đi kiếm ăn. – Chuối út thưa. – Chúng con không làm phiền mẹ nữa. Bây giờ mẹ đau, mẹ về hang nghỉ đi.
- Trời ơi, các con tôi ngoan quá! Nhưng mà này các con, nếu con nào chưa tự kiếm ăn được, hoặc lúc nào khó kiếm ăn, các con cứ về với mẹ nhá!”
A. Câu 1
B. Câu 4
C. Câu 5
D. Câu 6
Câu 5. Đoạn trích trên sử dụng nhiều biện pháp tu từ nào? (thông hiểu)
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ.
Câu 6. Câu nói của anh em cá chuối thể hiện thái độ gì với mẹ mình: (thông hiểu)
“Chúng con đang bàn nhau tự đi kiếm ăn. – Chuối út thưa. – Chúng con không làm phiền mẹ nữa. Bây giờ mẹ đau, mẹ về hang nghỉ đi ?”
A. Không nhờ đến mẹ nữa.
B. Có hiếu với mẹ.
C. Biết tự lo cho mình khi đã trưởng thành. Rất thương mẹ
D. Dưạ vào chính mình.
Câu 7. Hãy nối các đáp án ở cột (A) phù hợp với các đáp án ở cột (B) (thông hiểu)
(A) Từ ngữ | (B) Loại từ |
1.Bơi | a. Danh từ |
2.Chuối | b. Tính từ |
| c. Dộng từ |
Câu 8. Khi mẹ về muộn, đàn Chuối con cứ bơi ngược bơi xuôi thể hiện thái dộ gì?
A. Bồn chồn lo lắng
B. Sợ hãi
C. Do dự
D. Phân vân
Câu 9. Từ đoạn trích trên em nghĩ như thế nào về tình mẫu tử?
Câu 10. Từ lời nhắn nhủ Chuối mẹ ở cuối đoạn trích, em sẽ hành động như thế nào trong cuộc sống của mình.
II. VIẾT ( 4.0 điểm)
Kể về một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân (một chuyến đi đáng nhớ đến vùng đất mới; một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em tham dự; một hoạt động thiện nguyện mà em tham gia,...)
-----------Hết------------
Đáp án Đề thi học kì 2 Văn 6 Cánh diều
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | B | 0,5 | |
2 | C | 0,5 | |
3 | C | 0,5 | |
4 | D | 0,5 | |
5 | B | 0,5 | |
6 | C | 0,5 | |
7 | 1+c, 2+a | 0,5 | |
8 | A | 0,5 | |
9 | Thương yêu, chăm lo cho con mà bất chấp tính mạng. Con thương yêu mẹ, quan tâm đến mẹ, hiếu thảo với mẹ. | 1,0 | |
10 | Nêu được một số hành động của bản thân: iết lo cho bản thân để mẹ an lòng ,biết giúp mẹ,…. | 1,0 | |
II |
| VIẾT | 4,0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự | 0,25 | |
| b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Kể về một trải nghiệm của bản thân | 0,25 | |
| c. Kể lại trải nghiệm HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: | ||
| - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. - Giới thiệu hoạt động trải nghiệm. - Các sự kiện chính trong hoạt động trải nghiệm: bắt đầu-diễn biến-kết thúc. | 2.5 | |
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,5 | |
| e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. | 0,5 |
Đề thi học kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề 2
I. Đọc hiểu (4 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
01/6/2021
…Bắc Giang đang là điểm nóng nhất của dịch, với số ca mắc ghi nhận nhiều nhất nước và vẫn đang tăng hằng ngày, vẫn chưa tới đỉnh dịch.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, tính đến 17h30 ngày 30-5 tỉnh đã ghi nhận 2.216 ca mắc COVID-19. Ngoài ra, có trên 17.100 trường hợp F1 cùng hàng chục ngàn người phải cách ly tập trung.
Dự báo F0 sẽ tiếp tục tăng, đời sống người dân đang bị đảo lộn khi 8/10 huyện thị của Bắc Giang phải giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, mà mùa vải đang sắp vào chính vụ...
Từ khi dịch bùng phát, các y bác sĩ tại chỗ căng mình ra chống dịch. Thiếu nhân lực, vật lực, tỉnh phải huy động cả sinh viên trường y vào cuộc. Và trong những ngày khó khăn, y bác sĩ từ Yên Bái, Hải Dương, Quảng Ninh, TP.HCM, Nha Trang... đã đến chi viện cho Bắc Giang.
…Nhưng đằng sau những tin tức tích cực ấy là sự hy sinh thầm lặng của đội ngũ y bác sĩ ở tuyến đầu - những "chiến sĩ" áo trắng tình nguyện xa nhà chống dịch, xa cha mẹ già, con thơ, chống chọi với cái nóng hầm người, rát da, nóng đến mất nước trong bộ đồ bảo hộ kín mít...
Nhiều người kiệt sức ngất xỉu, có người mệt nhoài ngã bên vệ đường mà ngủ. Có người để lại con nhỏ ở nhà, đứa trẻ thấy mẹ trên tivi đã bật khóc: "Mẹ ơi sao mẹ chưa về"...
Tất cả họ đều đang phải tạm biệt gia đình, "cấm trại" tại bệnh viện và các điểm ăn ở tập trung chống dịch, nguy cơ lây nhiễm rình rập hằng ngày….
(Theo tuoitre.vn)
Ghi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5):
Câu 1. Đoạn trích không cung cấp cho người đọc thông tin nào?
A. Bắc Giang đang là điểm nóng nhất của dịch bệnh, với số ca mắc Covid- 19 tăng nhanh.
B. Những hy sinh thầm lặng của đội ngũ y bác sĩ.
C. Có trên 17.100 trường hợp F1 cùng hàng chục ngàn người phải cách ly tập trung.
D. Đồng bào cả nước đều hướng về tâm dịch Bắc Giang.
Câu 2. Những từ nào chuyên dùng trong lĩnh vực y tế?
A. Chi viện
B. Gia đình
C. Xã hội
D. Bệnh viện
Câu 3. Câu nào sau đây có thành phần trạng ngữ?
A. Tất cả họ đều đang phải tạm biệt gia đình, "cấm trại" tại bệnh viện và các điểm ăn ở tập trung chống dịch, nguy cơ lây nhiễm rình rập hằng ngày….
B. Từ khi dịch bùng phát, các y bác sĩ tại chỗ căng mình ra chống dịch.
C. Nhiều người kiệt sức ngất xỉu, có người mệt nhoài ngã bên vệ đường mà ngủ.
D. Có người để lại con nhỏ ở nhà, đứa trẻ thấy mẹ trên tivi đã bật khóc: "Mẹ ơi sao mẹ chưa về"...
Câu 4. Chức năng của trạng ngữ được xác định ở câu hỏi 3 là gì?
A. Chỉ thời gian
B. Chỉ mục đích
C. Chỉ địa điểm
D. Chỉ phương tiện
Câu 5. Phương án nào nêu đúng nhất ý nghĩa của cách gọi y bác sĩ là “những chiến sĩ áo trắng” trong đoạn trích?
A. Ca ngợi y bác sĩ với chiếc áo blu trắng đang tham gia chống đại dịch.
B. Ca ngợi y bác sĩ cống hiến, hy sinh thầm lặng trong trận chiến chống đại dịch.
C. Ca ngợi y bác sĩ sẵn sàng xa nhà trong trận chiến chống đại dịch.
D. Ca ngợi y bác sĩ đã làm việc kiệt sức trong trận chiến chống đại dịch.
Câu 6. Đặt một câu bày tỏ cảm xúc của em về những y bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch. Trong đó có sử dụng trạng ngữ.
Câu 7. Đoạn trích gửi gắm những thông điệp gì? (Trình bày 1 đoạn văn từ 5 -> 7 câu).
II. Viết (6,0 điểm)
Viết bài văn tả lại một giờ ra chơi (hoặc một giờ học) mà em hứng thú.
Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 Cánh Diều
I. Đọc hiểu
- Câu 1 đến câu 5 mỗi đáp án đúng được tối đa 0.5 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | D | D | B | A | B |
- Câu 6: Tối đa được 0.5 điểm.
Điểm | Tiêu chí | Ghi chú |
0.5 | - Đảm bảo hình thức 1 câu văn: có đủ CN-VN, có sử dụng trạng ngữ. (0,25) - Nội dung: bày tỏ cảm xúc chân thật, xúc động của em về những y bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch. (0,25) | - Đặt một câu bày tỏ cảm xúc của em về những y bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch. Trong đó có sử dụng trạng ngữ. |
0.25 | - Đảm bảo ½ yêu cầu: + Đảm bảo hình thức 1 câu văn: có đủ CN-VN, có sử dụng trạng ngữ. + Nội dung: bày tỏ cảm xúc chân thật, xúc động của em về những y bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch. | |
0 | - HS chưa đặt được hoặc đặt câu không đúng yêu cầu. |
- Câu 7: Tối đa được 1 điểm.
Điểm | Tiêu chí | Ghi chú |
1 | - HS viết đúng thể thức 1 đoạn văn (bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng), đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu. (0,25) - Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa, văn phong trong sáng, mạch lạc. (0,25) - HS nêu được những thông điệp chính, sâu sắc qua cảm nhận của bản thân từ đoạn trích: nhận thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh và cảm phục, biết ơn đội ngũ y bác sĩ....(0,5) | - Nội dung: Nêu được những thông điệp qua đoạn trích. - Hình thức: Một đoạn văn từ 5 đến 7 câu. |
0.75 | - HS viết đúng thể thức 1 đoạn văn (bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng), đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu. (0,25) - Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa, văn phong trong sáng, mạch lạc. (0,25) - HS nêu được những thông điệp chính qua cảm nhận của bản thân từ đoạn trích: nhận thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh và cảm phục, biết ơn đội ngũ y bác sĩ....(0,25) | |
0.5 | - HS viết đúng thể thức một đoạn văn, còn mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa. (0.25). - Nêu được thông điệp chính nhưng chưa đầy đủ (0.25). | |
0.25 | - Trình bày bằng một đoạn văn nhưng chưa đủ câu theo yêu cầu, chưa khoa học, còn mắc nhiều lỗi về chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa. - HS nêu được một thông điệp qua cảm nhận của bản thân từ đoạn trích. | |
0 | - Còn gạch ý mà không viết đoạn hoặc không làm. - HS chưa nêu đúng thông điệp nào gắn với đoạn trích hoặc chưa làm. |
II. Viết
Tiêu chí | Nội dung/Mức độ | Điểm |
1 | Đảm bảo cấu trúc bài văn (theo kiểu bài yêu cầu trong đề) | 0,5 |
2 | Xác định đúng vấn đề (cần giải quyết theo yêu cầu của đề) | 0,5 |
3 | Triển khai vấn đề (theo yêu cầu của đề) | 3,5 |
(Cần chi tiết hóa điểm cho mỗi ý cụ thể khi triển khai vấn đề và thống nhất trong Hội đồng chấm kiểm tra nhưng vẫn phải đảm bảo tính linh hoạt khuyến khích tư duy sáng tạo của HS ) | ||
4 | Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,5 |
5 | Sáng tạo | 1 |
3. Đề thi Ngữ văn lớp 6 cuối học kì 2 Kết nối tri thức
Đề thi Ngữ văn lớp 6 cuối học kì 2 - Đề 1
Ma trận đề thi Văn học kì 2 lớp 6 KNTT
TT |
Kĩ năng | Nội dung / đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNTL | TL | TNKQ | TL |
| ||||
1 | Đọc hiểu | - Truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích) -Hồi kí hoặc du kí -Văn nghị luận - Văn bản thông tin | ||||||||||
Số câu | 4 | 0 | 4 | 0 | 0 | 2 | 0 |
| 10 | |||
Số điểm | 2 |
| 2 |
|
| 2 |
|
| 6 | |||
Tỉ lệ % | 20% |
| 20% |
|
| 20% |
|
| 60% | |||
2 | Viết | Đóng vai nhân vạt kể lại một truyện tryền thuyết hoặc truyện cổ tích. -Trình bày ý kiến về một hiện tượng mà (vấn đề) mà em quan tâm -Thuyết minh thuật lại một sự kiện. | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 4,0 | |
Số câu |
| 1 | ||||||||||
Số điểm |
| 0,5 |
| 1.5 |
| 1.0 |
| 10 | 4,0 | |||
Tỉ lệ % |
| 5% |
| 15% |
| 10% |
| 10% | 40% | |||
| ||||||||||||
Tổng số câu | 4 | 1* | 4 | 1* | 2 | 1* |
| 1* | 11 100% 10 điểm | |||
Tỉ lệ % | 20% | 5% | 20% | 15% | 20% | 10% |
| 10% | ||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
Đề thi học kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 6
Thời gian làm bài: 90 phút
I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (6.0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên
… Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đang sống vô cảm, không quan tâm tới những chuyện diễn ra xung quanh.Họ không hề mảy may trước những cảnh tượng bất bình, đau khổ, cũng như không biết chiêm ngưỡng, tán thưởng những điều mang lại cho mình những cảm xúc tích cực.
(…) Gia đình, nhà trường và xã hội có một vai trò hết sức quan trọng. Gia đình chính là môi trường đầu đời hình thành nên những cảm xúc yêu thương, lòng nhân ái, giáo dục và trang bị cho trẻ những chuẩn mực đạo đức, giúp họ học cách lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ. Khi người lớn sống có trách nhiệm, quan tâm tới nhau, có những hành vi, ứng xử đẹp, mang tính nhân văn thì đó sẽ là tấm gương để giới trẻ noi theo. Cùng với gia đình, nhà trường nên trang bị cho thanh, thiếu niên những kỹ năng sống thiết thực, biết giúp đỡ mọi người, khơi dậy ở họ lòng nhân ái và tinh thần đấu tranh trước cái xấu và cái ác. Xã hội phải đề cao và tôn vinh những tấm gương sống đẹp, sống có trách nhiệm và nghĩa tình, sẵn sàng xả thân vì cộng đồng; tôn vinh và phát triền các giá trị truyền thống và đạo đức của dân tộc: “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân”. Có như vậy, lối sống vô cảm trong xã hội, trong thế giới trẻ mới bị đẩy luì, xã hội ta mới phát triển trong sự hài hòa và nhân văn”
(Theo http://tuyengiao.bacgiang.gov.vn, ngày 27/06/2028)
Khoanh tròn vào một chữ cái (A, B, C hoặc D) trước ý trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 8.
Câu 1: Thể loại của của đoạn trích là :
A. Nghị luận
B. Truyện ngắn
C. Văn bản thông tin
D. Hồi kí.
Câu 2: Đoạn trích đề cập đến vấn đề gì trong cuộc sống con người ?
A. Vô cảm của giới trẻ.
B . Lòng biết ơn.
C. Lòng nhân ái.
D. Tinh thần tự học của giới trẻ
Câu 3: Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ “vô cảm”?
A. Vô cảm là tỏ ra lạnh nhạt, không hề quan tâm, để ý tới, không hề có chút tình cảm gì. B. Vô cảm là phản ứng rung động mạnh mẽ trong trong lòng và trong thời gian tương đối ngắn, nhiều khi làm tê liệt nhận thức
C. Vô cảm là không có cảm xúc, không có tình cảm trước những tình huống đáng phải có.
D. Vô cảm là phản ứng tâm lí theo hướng tích cực với sự kích thích của hiện thực khách quan
Câu 4: Để đẩy lùi lối sống vô cảm trong các bạn trẻ, theo người viết, đó là trách nhiệm của ai?
A. Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội
B. Trách nhiệm của gia đình
C. Trách nhiệm của xã hội
D. Trách nhiệm của nhà trường
Câu 5: Khi lối sống vô cảm trong xã hội, trong giới trẻ được đẩy lùi, xã hội sẽ như thế nào?
A. Kinh thế phát triển vững mạnh.
B. Xã hội phát triển hài hòa và nhân văn.
C. Đất nước phát triển trong hòa bình, hữu nghị.
D. Môi trường học tập lành mạnh, trong sáng.
Câu 6. Đâu là cụm động từ ?
A. những cảm xúc
B. không biết chiêm ngưỡng
C. nhiều bạn trẻ
D. những hành vi
Câu 7: Công dụng của dấu ngoặc kép trong câu “Lá lành đùm lá rách” dùng để làm gì? (TH)
A. Đánh dấu câu tục ngữ được dẫn trực tiếp
B. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo
C. Đánh dấu câu thành ngữ được dẫn trực tiếp
D. Đánh dấu câu nói được dẫn trực tiếp.
Câu 8: Câu “Gia đình, nhà trường và xã hội có một vai trò hết sức quan trọng.”chủ ngữ của là : (TH)
A. Gia đình, nhà trường và xã hội
B. Gia đình, nhà trường
C. nhà trường và xã hội
D. một vai trò hết sức quan trọng
Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu
Câu 9. (1.0 điểm) Em hiểu “Thương người như thể thương thân” là gì ?
Câu 10. (1.0 điểm) Học sinh cần có trách nhiệm như thế nào để đẩy lùi lối sống vô cảm trong giới trẻ ? (Nêu ít nhất 2 biện pháp hoặc việc làm)
II. VIẾT (4.0 điểm)
Em hãy viết một bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện ở trường em hoặc địa phương em
-------------------------Hết-------------------------------------------
Đáp án Đề thi học kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | A | 0,5 | |
2 | A | 0,5 | |
3 | C | 0,5 | |
4 | A | 0,5 | |
5 | B | 0,5 | |
6 | B | 0,5 | |
7 | A | 0,5 | |
8 | A | 0,5 | |
9 | - HS trình bày theo cách hiểu của cá nhân về “ Thương người như thể thương thân” (phải đúng hướng, chuẩn mực) - Có thể là : +yêu thương người khác như yêu chính bản thân của mình + Đối xử với tốt người thân trong gia đình và người ngoài, giúp đỡ, chia sẻ, hiểu, cảm thông nhau trong mọi hoàn cảnh,… (Chỉ cần nêu được 2 ý phù hợp gv cho điểm tối đa) | 1.0 | |
10 | -HS nêu ít nhất 2 việc làm (biện pháp) phù hợp để đẩy lùi bệnh vô cảm | 1.0 | |
II |
| VIẾT | 4,0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bố cục bài văn Thuyết minh (mở bài, thân bài, kết bài) | 0,25 | |
| b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Thuyết minh thuật lại một sự kiện ở trường em hoặc địa phương em | 0,25 | |
| c. Thuyết minh thuật lại một sự kiện ở trường em hoặc địa phương em: bài viết cần đảm bảo các yêu cầu sau: | 2.5 | |
- Giới thiệu sự kiện được thuyết minh (không gian, thời gian, mục đích sự kiện) -Tóm tắt diễn biến sự kiện theo trình tự thời gian +Sự chuẩn bị +Những nhân vật tham gia sự kiện +Các hoạt động chính trong sự kiện: đặc điểm, diễn biến của từng hoạt động + Hoạt động để lại ấn tượng sâu sắc nhất. - Nêu ý nghĩa sự kiện và cảm nghĩ của người viết. | |||
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,5 | |
| e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời thuyết minh cụ thể, rõ ràng, sinh động, hấp dẫn | 0,5 |
Đề thi Văn học kì 2 lớp 6 KNTT - Đề 2
PHẦN I. Đọc - hiểu (5,0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
“Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã.
Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn dừng lại hỏi. Khi biết sự tình ông già nói với cô bé:
- Cháu hãy vào rừng và đến đến gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hãy lấy một bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống bằng ấy năm.
Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới nhìn thấy bông hoa trắng đó, khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh…hai cánh…ba cánh…bốn cánh…năm cánh. Chỉ có năm cánh hoa là sao nhỉ? Chẳng lẽ mẹ cô chỉ sống được từng đó năm thôi sao? Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên, nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Từ đó, người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé dành cho mẹ mình.”
(Truyện cổ tích Việt Nam đặc sắc, NXB Văn học)
Câu 1: (1,0 điểm) Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2: (0,5 điểm) Theo em, vì sao cô bé lại tước mỗi cánh hoa lớn ra thành nhiều cánh hoa nhỏ?
Câu 3: (2,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống bằng ấy năm.”
Câu 4: (0,5 điểm) Giải nghĩa từ “hiếu thảo”.
Câu 5: (1,0 điểm). Bản thân em đã làm được những việc gì để tỏ lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
Phần II. Viết (5,0 điểm)
Đóng vai một nhân vật kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích mà em đã học hoặc đã đọc?
Đáp án đề thi cuối kì 2 Văn 6 KNTT - Đề 2
Phần I ( 5 .0 điểm) | ||
Phần I: Đọc - hiểu | Yêu cầu | Điểm |
Câu 1 1,0 điểm | - Ngôi kể thứ 3 - Phương thức biểu đạt chính: tự sự | 0,5 đ 0,5 đ |
Câu 2 (0,5 điểm) | - Cô bé tước mỗi cánh hoa lớn ra thành nhiều cánh nhỏ vì cô mong muốn người mẹ yêu quý của cô được sống lâu hơn. | 0,5 đ |
Câu 3 (2,0 điểm) | - Biện pháp tu từ: So sánh - Tác dụng: + Câu văn thêm sinh động, giàu sức gợi cảm + Gợi sự hình dung kì diệu: Có bao nhiêu cánh hoa cúc thì người mẹ sẽ sống thêm bấy nhiêu năm + Gợi tình yêu mẹ bao la của cô bé với mong ước người mẹ của mình sống thật lâu. Từ đó, tác giả ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng | 0,5 đ 0,5đ 0,5 đ 0,5 đ |
Câu 4 (0,5 điểm) | Nghĩa của từ “hiếu thảo”: có lòng kính yêu cha mẹ | 0,5 đ |
Câu 5 (1,0 điểm) | Bản thân em đã làm được những việc gì để tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ: * HS có thể kể ra những việc làm sau: - Giúp đỡ những việc vừa sức: dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt quần áo… - Chăm sóc ông bà, cha mẹ khi ông bà, cha mẹ ốm đau. - Chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với ông bà, cha mẹ. - Học tập chăm chỉ, rèn luyện đạo đức tốt để ông bà, cha mẹ vui lòng. * Trên đây chỉ là một số gợi ý. Nếu HS có ý nào khác, hay sáng tạo, phù hợp thì GV căn cứ vào đó để cho điểm | (mỗi ý đúng 0,25 điểm) |
Phần II (5,0 điểm) | ||
Phần II Viết | Yêu cầu | Điểm |
(5,0 điểm) | 1. Về hình thức: - Bài văn đủ 3 phần: mở - thân - kết - Các phần, các đoạn có sự liên kết - Trình bày sạch sẽ, diễn đạt rõ ràng, tránh sai sót về chính tả, dùng từ, diễn đạt. 2. Nội dung: HS có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể, cảm xúc khái quát của người kể. - Thân bài: + Ý 1: Kể về diễn biến của sự việc theo một trình tự nhất định ở ngôi thứ nhất. + Ý 2: Khi kể có tưởng tượng sáng tạo nhưng không thoắt ly cốt truyện, tránh làm thay đổi, biến dạng các yếu tố cơ bản của cốt truyện. + Ý 3: Cần có sự sắp xếp hợp lí các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giữa các phần. Nên nhấn mạnh, khai thác nhiều hơn những chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo. + Ý 4: Cần bổ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật hay thể hiện cảm xúc của nhân vật. - Kết bài: Nêu được ý nghĩa, bài học rút ra từ câu chuyện kể; cảm xúc của bản thân khi được đóng vai nhân vật; lời cảm ơn của bản thân em… 3. Thang điểm: - 5 điểm: đạt yêu cầu - 4 điểm: bố cục đủ 3 phần, nội dung tương đối đầy đủ, còn một vài sai sót về dùng từ, diễn đạt. - 3 điểm: bố cục đủ 3 phần, nội dung chưa thật đầy đủ. - 1 – 2 điểm: nội dung còn sơ sài, bài viết chưa đủ 3 phần. - Khi vận dụng đáp án và thang điểm, giáo viên cần vận dụng chủ động, linh hoạt với tinh thần trân trọng bài làm của học sinh. Đặc biệt là những bài viết thể hiện sự độc lập, sáng tạo trong tư duy và trong cách thể hiện. | 1,0đ 4,0 đ |