Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử Địa lý lớp 6 năm 2024 Tải nhiều

Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử Địa lý lớp 6 Tải nhiều bao gồm chi tiết đáp án cho từng đề thi. Bộ đề thi môn lịch sử lớp 6 học kì 2 này được chọn lọc kỹ càng cho 3 bộ sách: Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh Diều giúp các bạn làm quen với các dạng câu hỏi, cấu trúc đề thi. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho quý thầy cô và các bạn học sinh, chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 2 lớp 6.

1. Đề thi Lịch sử Địa lý lớp 6 kì 2 năm 2024

2. Đề thi học kì 2 Lịch sử Địa lí 6 Tải nhiều

Đề thi Đề thi Lịch sử Địa lý lớp 6 kì 2 - Đề 1

BẢNG MA TRẬN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 2

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6

Chủ đề (nội dung, chương)/Mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Chương 5: Nước trên Trái Đất

Trình bày được hiện tượng thuỷ triều.

Liên hệ vai trò của thuỷ triều trong sản xuất và đời sống.

20%TSĐ=2điểm

TL:1/2câu:1điểm

TL:1/2câu:1điểm

Chương 6: Đất và sinh vật trên Trái đất

- Hiểu ảnh hưởng một số nhân tố hình thành đất.

- Hiểu được đặc điểm của rừng nhiệt đới.

- Giải thích sự phân bố các đới thiên nhiên trên thế giới.

Đánh giá vai trò một số nhân tố hình thành đất.

30%TSĐ=3điểm

TL:2,5câu:2điểm

TL:1/2câu:1điểm

Chương7: Con người và thiên nhiên

Biết được quy mô dân số thế giới.

10%TSĐ=1điểm

TN:2câu:1điểm

Biết được diễn biến chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

- Hiểu được Vua Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ có ý nghĩa gì đối với cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân ta

- Hiểu được Khúc Hạo gửi con trai sang làm con tin nhà Nam Hán nhằm mục đích gì

Chứng minh được những điểm độc đáo trong tổ chức đánh giặc của Ngô Quyền.

40%TSĐ=4điểm

TL:1/2câu:2điểm

TN:2câu:1điểm

TL:1/2câu:1điểm

TSĐ 10

Tổng số câu 4

4điểm=40%TSĐ

3điểm=30%TSĐ

2điểm=20%TSĐ

1điểm=10%TSĐ

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

MÔN: LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ – LỚP: 6

Thời gian làm bài: 60 phút

I. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm

Chọn câu trả lời đúng nhất (mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm)

Câu 1. Châu lục nào sau đây tập trung đông dân nhất thế giới?

A. Á.

B. Âu.

C. Mĩ.

D. Phi.

Câu 2. Năm 2021, dân số thế giới khoảng bao nhiêu tỉ người?

A. 7,0

B. 7,3

C. 7,5

D. 7,8

Câu 3. Rừng mưa nhiệt đới phân bố chủ yếu ở nơi có khí hậu

A. nóng, khô, lượng mưa nhỏ.

B. nóng, ẩm, lượng mưa lớn.

C. lạnh, khô, ít mưa.

D. lạnh giá quanh năm, lượng mưa rất thấp.

Câu 4. Hoạt động nào sau đây không phải ảnh hưởng xấu của con người sự mở rộng phân bố thực, động vật trên Trái Đất?

A. Phá rừng bừa bãi.

B. Lai tạo ra nhiều giống.

C. Săn bắn động vật quý hiếm.

D. Đốt rừng làm nương rãy.

Câu 5. Vua Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ có ý nghĩa gì đối với cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân ta?

A. Giành lại quyền tự chủ cho người Việt, tiến tới độc lập hoàn toàn.

B. Xoa dịu mâu thuẫn giữa nhân dân An Nam với nhà Đường.

C. Mua chuộc Khúc Thừa Dụ phục vụ cho nhà Đường.

D. Bảo đảm sự yên ổn cho vùng biên cương nhà Đường.

Câu 6. Khúc Hạo gửi con trai sang làm con tin nhà Nam Hán nhằm mục đích gì?

A. Thể hiện sự thần phục với nhà Nam Hán để giảm thiểu nguy cơ bị xâm lược.

B. Cắt đứt quan hệ với nhà Đường, thiết lập quan hệ với nhà Nam Hán.

C. Tạo ra sự bảo trợ của nhà Nam Hán trước sự đe dọa của Hậu Lương.

D. Tạo ra sự bảo trợ của nhà Nam Hán trước sự đe dọa của Dương Đình Nghệ.

II. TỰ LUẬN: 7 điểm

Câu 7. (2 điểm) Những hoạt động nào của con người có tác động xấu đến quá trình hình thành đất? Trong sản xuất nông nghiệp, con người đã có nhiều biện pháp làm tăng độ phì của đất (làm cho đất tốt). Em hãy trình bày một số biện pháp làm tăng độ phì của đất?

Câu 9. (2 điểm) Trình bày khái niệm thủy triều? Nguyên nhân sinh ra thuỷ triều? Thuỷ triều có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động sản xuất và đời sống của người dân Việt Nam?

Câu 10. (3 điểm). Bằng những kiến thức đã học cùng sự hiểu biết của bản thân em hãy:

a/ Em hãy trình bày diễn biến chiến thắng Bạch Đằng năm 938?

b/ Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở điểm nào?

HẾT

Đáp án đề thi học kì 2 LSĐL 6

I. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm

( mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

A

D

B

B

A

A

II. TỰ LUẬN: 7 điểm

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 7:

(2 điểm)

* Tác động xấu:

- Dân số ngày càng tăng nhanh, diện tích đất ngày càng thu hẹp.

- Sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường đất.

- Chặt phá rừng khiến đất ở vùng đồi núi bị xói mòn, thoái hóa.

* Các biện pháp:

- Làm đất (cày, bừa, xới...).

- Bón phân hữu cơ cho đất.

- Bón vôi cải tạo đất.

- Thau chua, rửa mặn đất.

- Làm thuỷ lợi để tưới tiêu cho đất.

0,25

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 8:

(2 điểm)

- Thủy triều là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa.

- Nguyên nhân sinh ra thủy triều là do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

* Ý nghĩa:

Khai thác hải sản, làm muối, phát điện, hàng hải…và đóng góp một phần lớn là làm nên các chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền trước quân Nam Hán và năm 1288 của nhà Trần trước quân Nguyên-Mông.

0,5

0,5

1

Câu 10:

(3 điểm)

a/

- Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào cửa sông Bạch Đằng. Nhân lúc thuỷ triểu lên, Ngô Quyền cho thuyền nhỏ ra khiêu chiến, nhử quân giặc tiến sâu vào cửa sông.

- Lưu Hoằng Tháo cho quân đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm.

- Đợi khi thuỷ triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh tấn công.

- Quân giặc thua và phải rút ra biển, thuyền va vào cọc nhọn. Ta đem thuyền ra đánh, quân giặc hoảng loạn nhảy xuống sông. Lưu Hoằng Tháo tử trận.

b/

- Chủ động : khi giặc còn ngấp nghé, ông khẩn trương tổ chức kháng chiến. Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng cách đánh giặc.

- Độc đáo :

+Lợi dụng thủy triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn …chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ở bãi cọc.+Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống…

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,25

0,25

Đề thi Đề thi Lịch sử Địa lý lớp 6 kì 2 - Đề 2

A. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM). Mỗi câu 0,25 điểm.

Câu 1: Dấu tích thành Vạn An trong cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan hiện nay nằm ở đâu?

A. Thành phố Vinh (Nghệ An).

B. Huyện Nam Đàn (Nghệ An).

C. Huyện Diễn Châu (Nghệ An).

D. Huyện Đô Lương (Nghệ An).

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không đúng về Khúc Thừa Dụ?

A. Là một hào trưởng ở Ninh Giang, Hải Dương.

B. Tự xưng hoàng đế, xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt.

C. Có con trai là Khúc Hạo – người đã tiến hành cuộc cải cách đầu tiên trong lịch sử.

D. Nhân cơ hội nhà Đường suy yếu đã nổi dậy đánh chiếm thành Tống Bình, lật đổ chính quyền đô hộ.

Câu 3: Địa danh gắn liền với cuộc kháng chiến theo chiến thuật du kích của Triệu Quang Phục chống quân Lương là

A. động Khuất Lão

B. cửa sông Tô Lịch

C. đầm Dạ Trạch

D. thành Long Biên.

Câu 4: Vương quốc Chăm Pa được hình thành vào thời gian nào?

A. Thế kỉ VII TCN.

B. Cuối thế kỉ II TCN.

C. Cuối thế kỉ II

D. Đầu công nguyên.

Câu 5: Địa bàn chủ yếu của Vương quốc Phù Nam là ở đâu?

A. Các tỉnh Nam bộ nước ta.

B. Vùng ven biển miền Trung nước ta.

C. Vùng đồng bằng sông Cửu Long nước ta

D. Bao gồm nhiều vùng đất thuộc một số quốc gia Đông Nam Á hiện nay.

Câu 6: Vương quốc Phù Nam được hình thành dựa trên cơ sở của nền văn hóa nào?

A. Văn hóa Phù Nam.

B. Văn hóa Sa Huỳnh.

C. Văn hóa Óc Eo.

D. Văn hóa tiền Óc Eo.

Câu 7: Lưu vực của một con sông là

A. vùng đất đai đầu nguồn của các con sông nhỏ.

B. diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông.

C. chiều dài từ thượng nguồn đến các cửa sông.

D. vùng hạ lưu của con sông và bồi tụ đồng bằng

Câu 8: Độ muối trung bình của nước biển và đại dương là:

A. 35‰

B. 36‰

C. 37‰

D. 38‰

Câu 9: Đâu không phải là vai trò của rừng

A. Điều hòa khí hậu

B. Gây nhiều sóng to gió lớn

C. Cung cấp gỗ, dược liệu

D. Bảo vệ nguồn gen quý hiếm

Câu 10: Nhóm đất nào được phân bố chủ yếu ở nước ta:

A. Đất đen thảo nguyên ôn đới

B. Đất potzon

C. Đất phù sa

D. Đất đỏ vàng nhiệt đới.

Câu 11: Dân số thế giới năm 2018 là

A. 7,6 tỉ người

B. 76 tỉ người

C. 7,6 triệu người

D. 76 triệu người

Câu 12: Châu lục nào tập trung dân cư đông nhất thế giới?

A. Châu Phi.

B. Châu Âu.

C. Châu Mỹ.

D. Châu Á.

B. TỰ LUẬN ( 7 ĐIỂM).

Câu 1: (0,5 điểm) Nêu những hoạt động kinh tế chính của cư dân Phù Nam.

Câu 2: (1,5 điểm) Giải thích tại sao đầu thế kỉ X được coi là một bước ngoặt lớn của lịch sử dân tộc?

Câu 3: (1,5 điểm) Những phong tục, tập quán nào từ thời Bắc thuộc vẫn còn được giữ gìn, bảo lưu đến tận ngày nay, ở địa phương nơi em đang sinh sống có những phong tục tập quán nào vẫn được duy trì?

Câu 4: (2,5 điểm) Dựa vào bảng nhiệt độ của Hà Nội

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Nhiệt độ (oC)

16,4

17,0

20,2

23,7

27,3

28,8

28,9

28,2

27,2

24,6

21,4

18,2

a. Cách tính nhiệt độ trung bình năm và tính nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội

b. Hà Nội thuộc đới khí hậu nào? Biểu hiện của đới khí hậu đó?

c. Vì sao phải bảo vệ bầu khí quyển?

Câu 5: (1,0 điểm): Trình bày sự đa dạng của sinh vật trên lục địa?

Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Lịch sử Địa lý lớp 6

A/ TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đ/A

C

B

C

C

A

C

B

A

B

D

A

D

B/ TỰ LUẬN (7,0 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

(0,5đ)

Hoạt động kinh tế của người Phù Nam:

- Người Phù Nam làm nhiều nghề khác nhau như: trồng lúa nước, chăn nuôi gà, lợn, đánh bắt thuỷ - hải sản, làm đồ thủ công như đồ gốm, trang sức, đồ đựng bằng thuỷ tinh, luyện đồng và rèn sắt, chế tạo công cụ sản xuất, vũ khí,...

- Ngoại thương đường biển rất phát triển thông qua các cảng thị, tiêu biểu là óc Eo.

0,5

2

(1,5đ)

* HS giải thích được:

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 được coi là một bước ngoặt lớn của lịch sử dân tộc vì đã khép lại thời kì hơn một nghìn năm nhân dân ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra một trang sử mới – thời kì độc lập tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc

1,5

3

(1,5 đ)

Một số phong tục, tập quán được duy trì từ thời Bắc Thuộc:

- Tục thờ cúng Hùng Vương

- Thờ cúng tổ tiên

- Ăn trầu cau, nhuộm răng đen (ở một số làng quê)

- Làm bánh chưng, bánh giầy ...

*/ Liên hệ: HS nêu được 1 số phong tục ở địa bàn xã Suối Bau của người DT Mông: Làm bánh giầy dịp tết đến, xuân về; ăn trầu, ...

1

0,5

4

- Công thức tính nhiệt độ trung bình năm: Tổng lượng nhiệt trong năm:12

- Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội là: 23,49(oC).

- Hà nội thuộc đới khí hậu nhiệt đới.

- Biểu hiện của đới nhiệt đới là : quanh năm có góc chiếu của ánh sáng mặt trời lúc giữa trưa tương đối lớn và thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thụ tương đối nhiều nên quanh năm nóng. Gió thường xuyên thổi trong khu vực là gió tín phong. Lượng mưa trung bình từ 1000mm – 2000mm.

- Làm giảm bớt thiên tai xảy ra làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và tài sản của con người.

0,5

0,5

0,25

0,75

0,5

5

- Thực vật: Phong phú, đa dạng, có sự khác biệt rõ rệt giữa các đới khí hậu

- Động vật: Động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật, do động vật có thể di chuyền từ nơi này đến nơi khác. Giới động vật trên các lục địa cũng hết sức phong phú, đa dạng, có sự khác biệt giữa các đới khí hậu.

0,5

0,5

Tổng

7,0

3. Đề thi Lịch sử lớp 6 cuối học kì 2 

Đề thi cuối kì 2 lớp 6 môn Lịch sử Số 1

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng trong các câu sau:

Câu 1: Sắp xếp diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng theo thứ tự:

A. Mê Linh "Cổ Loa" Luy Lâu

B. Cổ Loa "Luy Lâu" Mê Linh

C. Chu Diên "Mê Linh" Cổ Loa

D. Chu Diên "Cổ Loa" Luy Lâu

Câu 2: Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua và xưng là:

A. Hùng Vương

B. Trưng Vương

C. Vua

D. Đế vương

Câu 3: Hai Bà Trưng đã không thực hiện chính sách nào sau khi giành lại được độc lập?

A. Phong chức tước cho những người có công.

B. Xóa bỏ luật pháp hà khắc trước đây.

C. Thành lập chính quyền tự chủ.

D. Xá thuế ba năm liền cho dân.

Câu 4. Ngô Quyền kéo quân ra Bắc vào năm 937 nhằm mục đích gì?

A. Tiêu diệt Kiều Công Tiễn, trả thù cho Dương Đình Nghệ

B. Đoạt chức Tiết độ sứ

C. Đánh chiếm Đại La, làm chủ Giao Châu

D. Tiếp nhận quyền Tiết độ sứ sau khi Dương Đình Nghệ qua đời

Câu 5. Nguyên nhân chính nào dẫn tới bùng nổ cuộc khởi nghĩa Lý Bí?

A. Nhân dân hoang mang, lo sợ trước chính sách cai trị của phương Bắc.

B. Phong kiến phương Bắc đã hoàn thiện chính sách đồng hóa về văn hóa.

C. Nhân dân oán giận chế độ bóc lột hà khắc của nhà Lương.

D. Nhân dân giành được nhiều thắng lợi vang dội trong cuộc khởi nghĩa

Câu 6. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lý Bí?

A. Sự ủng hộ của nhân dân

B. Nhà Lương suy yếu

C. Tinh thần chiến đấu quả cảm của nghĩa quân

D. Sự lãnh đạo tài tình của Lý Bí

Câu 7. Sau khi cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, Lý Bí đã có hành động gì?

A. Lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân

B. Dời đô về vùng cửa sông Tô Lịch

C. Truyền ngôi cho Lý Phật Tử

D. Trao quyền cho Triệu Quang Phục

Câu 8. Tướng giặc nào là người trực tiếp chỉ huy quân Nam Hán khi xâm lược nước ta lần thứ hai?

A. Lưu Cung

B. Lưu Nham

C. Lưu Ẩn

D. Lưu Hoằng Tháo

Câu 9: Sự kiện nào đánh dấu nhà Hậu Lý Nam Đế được thành lập?

A. Triệu Quang Phục lên ngôi vua

B. Lý Thiên Bảo lên ngôi vua

C. Lý Phật Tử lên ngôi vua

D. Lý Công Uẩn lên ngôi vua

Câu 10. Điền các cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh nội dung dưới đây:

Nhân dân châu Giao, ngoài việc phải nộp các loại ...(1)...., nhất là thuế muối,…(2)…, hằng năm phải lên rừng, xuống biển tìm kiếm những sản vật quý như ngà voi, sừng tê……(3)….., đồi mồi để cống nạp cho nhà Hán.

A. (1) sừng trâu, (2) thuế sắt, (3) ngọc trai

B. (1) thuế, (2) thuế sắt, (3) ngọc trai

C. (1) thuế sắt, (2) thuế muối, (3) ngọc trai

D. (1) thóc, (2) thuế sắt, (3) sừng trâu

Câu 11: Dựa vào nội dung bảng dưới đây, hãy chọn đáp án đúng về thời gian ở cột (A) và tên cuộc khởi nghĩa ở cột (B)

(A) Thời gian

(B) Tên cuộc khởi nghĩa

1. Năm 40

a. Phùng Hưng

2. Năm 248

b. Lý Bí

3. Năm 542

c. Hai Bà Trưng

4. 776-791

d. Bà Triệu

A. 1a, 2c, 3b, 4d

B. 1b, 2c,3a, 4d

C. 1d, 2a, 3b, 4c

D. 1c, 2d, 3b, 4a

Câu 12: Vì sao Triệu Quang Phục lại chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến?

A. Dạ Trạch là vùng kín đáo để bí mật phát triển lực lượng

B. Dạ Trạch gần với doanh trại của quân Lương

C. Đây là quê hương của Triệu Quang Phục

D. Đây là vùng có truyền thống đấu tranh

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 13 (3,0 điểm) Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí?

Câu 14 (2,0 điểm) Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi đã nói lên điều gì?

Câu 15 (1,0 điểm) Em hãy nhận xét về trình độ phát triển kinh tế của Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X?

Câu 16 (1,0 điểm) Ngô Quyền đã có công như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần hai?

Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Lịch sử

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Mỗi câu đúng 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

A

B

D

A

C

B

A

D

C

B

D

A

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

13

- Năm 542, khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ.

- Hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng.

- Chỉ chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm hầu hết các quận, huyện, Tiêu Tư bỏ chạy về Trung Quốc.

- Tháng 4 - 542 và đầu năm 543, nhà Lương hai lần đem quân sang đàn áp, quân ta chủ động tiến đánh quân dịch và giành thắng lợi.

- Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng Đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, xây dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch, lập triều đình với hai ban văn võ.

0,25

0,25

0,5

1

1

14

Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi đã nói lên:

- Nhân dân ta thương tiếc, kính trọng, ghi nhớ công ơn Hai Bà Trưng và những người đã hi sinh vì độc lập, tự do của đất nước.

- Khẳng định tinh thần không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ của nhân dân ta.

1

1

15

Nhân dân Cham-pa đã đạt được trình độ phát triển kinh tế như nhân dân các vùng xung quanh:

- Biết dùng công cụ sắt và sức kéo của trâu bò.

- Biết trồng lúa một năm hai vụ, biết trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp và buôn bán với người nước ngoài.

0,5

0,5

16

- Huy động được sức mạnh toàn dân chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.

- Biết tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng để đánh giặc.

- Chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo – bố trí trận địa cọc ngầm.

0,5

0,25

0,25

Đề thi cuối kì 2 lớp 6 môn Lịch sử Số 2

Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1: Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng?

1. Nhà Hán đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta theo phong tục tập quán của họ nhằm âm mưu?

A. đồng hoá dân tộc ta.

B. tăng cường sức mạnh cho nhà nước mới.

C. vơ vét, bóc lột của cải.

D. chiếm đất và cai trị nhân dân ta.

2. Đến thế kỉ VII-IX nước ta có những cuộc khởi nghĩa lớn nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của?

A. Lý Bí và Phùng Hưng.

B. Mai Thúc Loan và Phùng Hưng.

C. Mai Thúc Loan và Triệu Quang Phục.

D. Phùng Hưng và Triệu Quang Phục.

3. Nguồn sống chủ yếu của cư dân Chăm Pa là?

A. Trồng cây ăn quả.

B. Làm gốm.

C. Trồng lúa nước.

D. Khai thác lâm thổ sản.

4. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa?

A. Chứng tỏ chế độ phong kiến phương Bắc đã suy yếu.

B. Thể hiện ý chí quyết tâm giành độc lập dân tộc của nhân dân ta.

C. Chấm dứt 1000 năm thống trị phương Bắc, khẳng định quyền tự chủ của đất nước.

D. Chấm dứt hơn 1000 năm thống trị của phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập lâu dài.

Câu 2: Hãy dùng từ hoặc cụm từ ( Giao chỉ, Vạn Xuân, Lâm Ấp, Cham Pa, Sin-ha-pu-ra) vào chỗ trống (….)sao cho đúng với đoạn trích nói về quá trình xây dựng nước Chăm Pa độc lập?

Năm 192-193, Khu Liên lãnh đạo nhân dân (1)………………… nổi dậy giành quyền độc lập, đặt tên nước là (2)………………, sau đó đổi tên nước là (3)……………………, đóng đô ở (4)…………………….

Câu 3: Hãy nối các sự kiện ở (cột A) với thời gian ở (cột B) sao cho đúng?

Cột A (Thời gian)

Nối

Cột B (Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ họ Khúc, họ Dương)

1. Năm 905

a→…….

a. Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ

2. Năm 906

b→…….

b Quân Hán sang xâm lược nước ta

3. Năm 930

c→…….

c. Vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ

4. Năm 931

d→…….

d. Dương Đình Nghệ đem quân đánh chiếm Tống Bình

e. Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ đoạt chức Tiết độ sứ

Phần II: Tự luận:(7 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên ta đã để lại những gì? Là học sinh em cần làm gì để bảo vệ thành quả đó?

Câu 2: (3 điểm)

Vì sao nói những việc làm của Khúc Thừa Dụ đã chấm dứt trên thực tế ách thống trị của phong kiến phương Bắc?

Câu 2: (2 điểm)

Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938? Ngô Quyền đã có công như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ 2?

Đáp án: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 6

Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm)

(Mỗi ý đúng được 0.25đ)

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

Câu 1

A

B

C

D

Câu 2

Tượng Lâm

Lâm Ấp

Cham Pa

Sin-ha-pu-ra

Câu 3:

(Mỗi ý đúng được 0.25đ)

Cột A (Thời gian)

Nối

Cột B (Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ họ Khúc, họ Dương)

1. Năm 905

1→a

a. Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ

2. Năm 906

2→c

b Quân Hán sang xâm lược nước ta

3. Năm 930

3→b

c. Vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ

4. Năm 931

4→d

d. Dương Đình Nghệ đem quân đánh chiếm Tống Bình

e. Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ đoạt chức Tiết độ sứ

Phần II: Tự luận:(7 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

* Hơn 1.000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên ta đã để lại:

- Lòng yêu nước. (0,25đ)

- Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước. (0,25đ)

- Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc. (0,5đ).

* Học sinh cần phải bảo vệ thành quả:

- Học thật tốt để biết được lịch sử dân tộc, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, bởi vì “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”, trở thành người có ích cho đất nước sau này. (0,5đ)

- Tuyên truyền bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá mà ông cha ta đã gầy công xây dựng(0,5đ)

Câu 2: (3 điểm) Những việc làm của Khúc Thừa Dụ đã chấm dứt trên thực tế ách thống trị của phong kiến phương Bắc:

- Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ được 2 năm thì mất (907), con là Khúc Hạo lên thay đã tiến hành những công việc sau: (0.5đ)

+ Đặt lại các khu vực hành chính. (0.25đ)

+ Cử người Việt vào bộ máy chính quyền. (0.25đ)

+ Xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch thời Bắc thuộc. (0.25đ)

+ Lập lại sổ hộ khẩu. (0.25đ)

- Những việc làm của họ Khúc chứng tỏ người Việt tự cai quản và tự quyết định tương lai của mình, chấm dứt trên thực tế ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, bước đầu xây dựng và củng cố nền tự chủ đất nước. (1,5đ)

Câu 3: (2 điểm)

* Ý nghĩa lịch sử: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta , mở ra thời kỳ độc lập lâu dài của Tổ quốc.

* Công lao của Ngô Quyền: Huy động được sức mạnh toàn dân, tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng, chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo, bố trí trận địa cọc để làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
851
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Thảo Vy Nguyễn Thị
    Thảo Vy Nguyễn Thị

    :))))))))))))

    😘

    Thích Phản hồi 11:26 07/05
    • Minh đang đi học
      Minh đang đi học

      Tt

      Thích Phản hồi 17/05/21
      • nợt cô cô
        nợt cô cô

        tt

        Thích Phản hồi 13/02/23
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Lịch sử Địa lí

    Xem thêm