Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2024 sách mới
Đề cương ôn tập học kì 2 Toán 6 sách mới
Mời các bạn tham khảo Đề cương ôn tập cuối học kì 2 năm 2024 môn Toán lớp 6 của 3 bộ sách mới: Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cánh Diều. Tài liệu hệ thống kiến thức được học trong chương trình Toán 6 học kì 2 giúp các em có kế hoạch ôn tập phù hợp, chuẩn bị cho kì thi học kì 2 lớp 6 sắp tới đạt kết quả cao.
Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.
Trọn bộ đề cương ôn tập Toán 6 của 3 bộ sách mới tải tại đây:
- Đề cương ôn tập học kì 2 Toán 6 Cánh Diều
- Đề cương ôn tập học kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo
- Đề cương ôn tập học kì 2 Toán 6 Kết nối tri thức
1. Đề cương ôn tập Toán 6 học kì 2 CTST
A. PHẦN LÍ THUYẾT
Số học 1. Phân số
- Phân số với tử số và mẫu số là số nguyên
- Tính chất cơ bản của phân số
- So sánh phân số
- Phép cộng và phép trừ phân số
- Phép nhân và phép chia phân số
- Giá trị phân số của một số
- Hỗn số
2. Số thập phân
- Số thập phân
- Các phép tính với số thập phân
- Làm tròn số thập phân và ước lượng kết quả
- Tỉ số và tỉ số phần trăm
- Bài toán về tỉ số phần trăm
Hình học
1. Hình học trực quan
- Hình có trục đối xứng
- Hình có tâm đối xứng
- Vai trò của tính đối xứng trong thế giới tự nhiên
2. Hình học phẳng
- Điểm. Đường thẳng
- Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng hàng
- Hai đường thẳng cắt nhau, song song. Tia
- Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng
- Trung điểm của đoạn thẳng
- Góc
- Số đo góc. Các góc đặc biệt
Xác suất
- Phép thử nghiệm – Sự kiện
- Xác suất thực nghiệm
B. BÀI TẬP
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Nghịch đảo của \(\frac{{ - 6}}{{11}}\) là:
A. \(\frac{{11}}{{ - 6}}\).
B. \(\frac{6}{{11}}\).
C. \(\frac{{ - 6}}{{ - 11}}\).
D. \(\frac{{ - 11}}{{ - 6}}\).
Câu 2: Rút gọn phân số \(\frac{{ - 27}}{{63}}\) đến tối giản bằng
A. \(\frac{9}{{21}}\).
B. \(\frac{{ - 9}}{{21}}\).
C. \(\frac{3}{7}\).
D. \(\frac{{ - 3}}{7}\).
Câu 3: Viết số thập phân 0,25 về dạng phân số ta được:
A. \(\frac{1}{4}\).
B. \(\frac{5}{2}\).
C. \(\frac{2}{5}\).
D. \(\frac{1}{4}\).
Câu 4: Viết hỗn số 3\(\frac{1}{5}\) dưới dạng phân số
A. \(\frac{3}{5}\).
B. \(\frac{{16}}{5}\).
C. \(\frac{8}{5}\).
D. \(\frac{3}{3}\).
Câu 5: Kết quả của phép tính: \(\frac{9}{{10}} - \left( {\frac{9}{{10}} - \frac{1}{{10}}} \right)\)=
A. \(\frac{{ - 1}}{{10}}\).
B. \(\frac{1}{{10}}\).
C. \(\frac{9}{{10}}\).
D. \(\frac{{ - 9}}{{10}}\).
Câu 6: Tính 25% của 12 bằng
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 6.
Câu 7: Có bao nhiêu phút trong \(\frac{7}{{15}}\) giờ?
A. 28 phút.
B. 11 phút.
C. 4 phút.
D. 60 phút.
Câu 8: Kết quả của phép tính \(\frac{{ - 1}}{5} \cdot \frac{{25}}{8} =\)
A. \(\frac{{ - 5}}{8}\).
B. \(\frac{{ - 1}}{8}\).
C. \(\frac{{25}}{8}\).
D. \(\frac{{ - 1}}{{25}}\).
Câu 9: Kết quả của phép tính \(\frac{{ - 1}}{{13}}:\frac{7}{{ - 13}} =\)
A. \(\frac{{ - 7}}{{169}}\).
B. \(\frac{1}{7}\).
C. \(\frac{7}{{169}}\).
D. \(\frac{{ - 1}}{7}\).
Câu 10: Tích 214,9 . 1,09 là
A. 234,241.
B. 209,241.
C. 231,124.
D. -234,241.
Câu 11: Làm tròn số a = 131,2956 đến chữ số thập phân thứ hai ta được số thập phân nào sau đây:
A. 131,29.
B. 131,31.
C. 131,30.
D. 130.
Mời các bạn xem tiếp câu hỏi trắc nghiệm trong file tải
II. Phần tự luận
Bài 1. Thực hiện phép tính:
a) \(\frac{8}{5} - \frac{7}{5}\).
b) \(\frac{5}{2} - \frac{3}{2} + 3\).
c) \(\frac{2}{3}.\frac{7}{5} + \frac{2}{3}.\frac{{ - 2}}{5}\).
d) \(\frac{{ - 2}}{{11}} + \frac{3}{5} + \frac{{ - 9}}{{11}} + 2022 + \frac{2}{5}\).
e) \(\frac{{ - 7}}{9}.\frac{3}{{11}} + \frac{{ - 7}}{9}.\frac{8}{{11}} + \frac{{16}}{9}\).
f) \(\frac{2}{5}\,\, - \,30\% \,\, + \,\,0,\,6\).
Bài 2. Tìm x, biết:
a) \(x - \frac{1}{3} = \frac{{ - 2}}{4}\)
b) \(\frac{x}{{15}} = \frac{{ - 2}}{3} + \frac{1}{5}\)
c) \(\frac{5}{2} - \frac{3}{2}(x - 1) = \frac{1}{3}\)
d) \(\frac{{13}}{5}x - \frac{1}{3} = \frac{3}{4}\)
e) \(3,4 - 3x = 5,8\)
f) \(\frac{{x - 1}}{2} = \frac{8}{{x - 1}}\)
Bài 3. Ba bác Đông, Nam, Bắc góp vốn đầu tư mua máy cày hết 24 triệu đồng. Sau khi góp số tiền của bác Đông, Nam lần lượt bằng \(\frac{1}{3}\) và \(25\%\) tổng số tiền thu được. Tính số tiền của mỗi người đã góp.
Bài 4. Lúc 6 giờ sáng thời tiết ở Đồng Văn (Hà Giang) là \(- 0,{8^{\,\,0}}C\), đến 11 giờ trưa nhiệt độ tăng lên được \(0,{5^{\,\,0}}C\) so với lúc 6 giờ sáng. Hỏi nhiệt độ ở Đồng Văn (Hà Giang) lúc 11 giờ trưa là bao nhiêu?
Bài 5. Bạn An đọc một quyển sách có 120 trang trong ba ngày thì xong. Ngày thứ nhất bạn An đọc được \(\frac{1}{3}\) tổng số trang và bằng \(\frac{2}{3}\) ngày thứ hai. Hỏi mỗi ngày bạn An đọc được bao nhiêu trang sách?
Bài 6. Bác nông dân có một mảnh vườn hình chữ nhật. Bác dùng \(80\%\) diện tích mảnh vườn để trồng cây ăn quả. Biết diện tích trồng cây ăn quả là \(460\,{m^2}\). Hỏi diện tích mảnh vườn là bao nhiêu \({m^2}\)?
Bài 7. Làm tròn các số sau đến hàng phần trăm: \(12,057;\,\,40,1534\).
Bài 8. Cho điểm A nằm giữa hai điểm O và B sao cho \(OA{\rm{ }} = {\rm{ }}3{\rm{cm}};{\rm{ }}OB{\rm{ }} = {\rm{ }}6{\rm{cm}}.\)
a) Tính độ dài đoạn thẳng\(AB\)?
b) Điểm \(A\) có là trung điểm của đoạn thẳng \(OB\) không? Vì sao?
-------- Hết --------
C. ĐÁP ÁN
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1. A | Câu 2. D | Câu 3. A | Câu 4. B | Câu 5. B |
Câu 6. B | Câu 7. A | Câu 8. A | Câu 9. B | Câu 10. A |
Câu 11. C | Câu 12. B | Câu 13. B | Câu 14. D | Câu 15. D |
Câu 16. D | Câu 17. B | Câu 18. B | Câu 19. C | Câu 20. C |
Câu 21. D | Câu 22. C | Câu 23. B | Câu 24. D | Câu 25. D |
Câu 26. D | Câu 27. C |
II. Phần tự luận
Bài 1
a) \(\frac{8}{5} - \frac{7}{5} = \frac{{8 - 7}}{5} = \frac{1}{5}\).
b) \(\frac{5}{2} - \frac{3}{2} + 3 = \frac{{5 - 3}}{2} + 3 = \frac{2}{2} + 3 = 1 + 3 = 4\).
c) \(\frac{2}{3}.\frac{7}{5} + \frac{2}{3}.\frac{{ - 2}}{5} = \frac{2}{3}\left( {\frac{7}{5} - \frac{2}{5}} \right) = \frac{2}{3}.\frac{5}{5} = \frac{2}{3}.1 = \frac{2}{3}\).
d) \(\frac{{ - 2}}{{11}} + \frac{3}{5} + \frac{{ - 9}}{{11}} + 2022 + \frac{2}{5} = \left( {\frac{{ - 2}}{{11}} + \frac{{ - 9}}{{11}}} \right) + \left( {\frac{3}{5} + \frac{2}{5}} \right) + 2022 = - 1 + 1 + 2022 = 2022\).
e) \(\frac{{ - 7}}{9}.\frac{3}{{11}} + \frac{{ - 7}}{9}.\frac{8}{{11}} + \frac{{16}}{9} = \frac{{ - 7}}{9}.\left( {\frac{3}{{11}} + \frac{8}{{11}}} \right) + \frac{{16}}{9} = \frac{{ - 7}}{9}.1 + \frac{{16}}{9} = \frac{{ - 7}}{9} + \frac{{16}}{9} = \frac{9}{9} = 1\).
f) \(\frac{2}{5}\,\, - \,30\% \,\, + \,\,0,\,6 = \frac{2}{5} - \frac{3}{{10}} + \frac{3}{5} = \left( {\frac{2}{5} + \frac{3}{5}} \right) - \frac{3}{{10}} = 1 - \frac{3}{{10}} = \frac{7}{{10}}\).
Xem toàn bộ tài liệu trong file tải.
2. Đề cương ôn tập học kì 2 Toán 6 Cánh diều
Nội dung ôn tập:
* Số học: Chương “Một số yếu tố thống kê và xác suất” và chương “Phân số và số thập phân”
* Hình học: Bài 4-Tia và bài 5-Góc trong chương VI.
I. Lý thuyết
A. Phần số học
1) Bảng số liệu, biểu đồ cột, mô hình xác suất, xác suất thực nghiệm.
2) Phép cộng trừ nhân chia phân số.Tính chất của phép cộng, phép nhân phân số.
3) Phép cộng trừ nhân chia số thập phân.
4) Tỉ số, tỉ số phần trăm, ước lượng và làm tròn số.
5) Hai bài toán về phân số.
B. Phần hình học
1) Tia, hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau.
2) Góc, điểm nằm trong góc, số đo của góc, góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
II. Bài tập tham khảo
A. Câu hỏi trả lời ngắn, câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Mỗi học sinh khối 6 trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành được đăng kí 1 cỡ áo theo bảng thống kê sau:
Cỡ áo | S | M | L | XL | XXL |
Số học sinh | 100 | 150 | 40 | 25 | 5 |
A. Cỡ S
B. Cỡ M
C. Cỡ L
D. Cỡ XXL
b) Tổng số học sinh khối 6 trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành là
A. 320
B. 291
C. 321
D. 331
c) So với cả khối, tỉ số học sinh không mặc áo cỡ M chiếm bao nhiêu phần trăm? (Làm tròn đến hàng phần trăm)
A. 53,12%
B. 53%
C. 53,125%
D. 53,13%
Câu 2. Tung một con xúc xắc 6 mặt 50 lần, ghi lại kết bảng theo bảng sau
Số chấm | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Số lần xuất hiện | 12 | 10 | 5 | 16 | 2 | 5 |
a) Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 4 chấm là
A. 0,32
B. 0,24
C. 0,04
D. 0,2
b) Xác xuất thực nghiệm xuất hiện mặt có số chấm lẻ là
A. 0,56
B. 0,38
C. 0,14
D. 0,44
Câu 3: Hỗn số \(1\frac{3}{4}\)được viết dưới dạng phân số là:
A. \(\frac{3}{4}\)
B. \(\frac{12}{4}\)
C. \(\frac{7}{4}\)
D. \(\frac{4}{7}\)
Câu 4: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào SAI ?
A. Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không có điểm chung.
B. Hai đường thẳng cắt nhau có đúng một điểm chung.
C. Hai đường thẳng phân biệt là hai đường thẳng cắt nhau
D. Hai đường thẳng song song hoặc cắt nhau là hai đường thẳng phân biệt.
Quan sát hình vẽ sau để trả lời câu 5 và câu 6:
Câu 5: Khẳng định nào sau đây Đúng?
A. Hai điểm N và A nằm cùng phía đối với điểm M
B. Hai đường thẳng a và b cắt nhau tại giao điểm A
C. Điểm P là giao điểm của hai đường thẳng c và a
D. Điểm Q thuộc đường thẳng c
Câu 6: Khẳng định nào sau đây Sai ?
A. Ba điểm P, N, Q không thẳng hàng B. Hai tia MP và MA là hai tia đối nhau
C. Tia NM trùng với tia NA D. Tia MN là tia đối của tia MA
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ
3. Đề cương ôn tập học kì 2 Toán 6 KNTT
A - Các chủ điểm kiến thức
1. Số nguyên
+ Các phép tính của số nguyên
+ Bội ước số nguyên
2. Phân số
+ Các phép toán cộng, trừ, nhân và chia phân số, hỗn số, số thập phân (phối hợp 4 phép toán).
+ Hai bài toán cơ bản của phân số (Tính giá trị phân số của một số, tìm một số biết giá trị phân số của nó, tìm tỉ số hai số).
+ Một số dạng toán nâng cao (Phân số tối giản, Dãy các phân số có quy luật, ...)
+ Một số phương pháp giải toán số học (Tính ngược tù cuối,...)
+ Toán chuyển động
3. Số thập phân
+ Các phép tính về số thập phân, hỗn số
+ Làm tròn số, số phần trăm
4. Dữ liệu và xác suất thực nghiệm
+ Lập bảng số liệu
+ Vẽ biểu đồ tranh, cột, cột kép
+ Tính xác suất
5. Hình
+ Các cách chứng minh điểm nằm giữa
+ Tính độ dài đoạn thẳng
+ Trung điểm đoạn thẳng
+ Đo góc
+ Nhận biết các loại góc cơ bản
B. Một số đề tham khảo
Sử dụng dữ liệu sau đây để làm câu 1, 2, 3.
Một cửa hàng bán ô tô thống kê số lượng ô tô bán được trong bốn quý năm 2021 được kết quả
như sau:
Câu 1: Tổng số xe bán được trong bốn quý là:
A. 11 chiếc.
B. 110 chiếc.
C. 115 chiếc.
D. 12 chiếc.
Câu 2: Số xe bán được nhiều nhất trong 1 quý là:
A. 4
B. 40
C. 3
D. 45
Câu 3: Quý 4 bán được nhiều hơn quý 3 bao nhiêu chiếc xe?
A. 0,5
B. 1
C. 5
D. 10
Sử dụng dữ liệu sau đây để làm câu 4, 5, 6.
Biểu đồ sau đây cho biết môn thể thao yêu thích nhất của các bạn học sinh khối 6 một trường
THCS.
Câu 4: Môn thể thao được yêu thích nhất là:
A. Bóng đá.
B. Bóng rổ.
C. Cầu lông.
D. Bơi lội
Câu 5: Số HS thích bóng đá nhiều hơn số HS thích bóng rổ là:
A. 20.
B. 80.
C. 60.
D. 10.
Câu 6: Số học sinh thích môn cầu lông là?
A. 40.
B. 50.
C. 60.
D. 80.
Câu 7: Tung đồng xu 32 lần liên tiếp, có 18 lần xuất hiện mặt S thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N là
A. \(\frac{18}{32}\)
B. \(\frac{7}{16}\)
C. \(\frac{12}{32}\)
D. \(\frac{3}{8}\)
Câu 8: Khánh gieo một con xúc xắc 50 lần và ghi lại số chấm xuất hiện ở mỗi lần gieo được kết quả như sau:
Số chấm xuất hiện | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Số lần | 4 | 10 | 11 | 7 | 12 | 6 |
Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 5 chấm là:
A. \(\frac{1}{10}\)
B. \(\frac{6}{25}\)
C. \(\frac{2}{25}\)
D. Đáp án khác
Câu 9: Một hộp có chứa 1 viên bi xanh, 1 viên bi vàng, 1 viên bi đỏ và 1 viên bi trắng. Các viên bi có kích thước và khối lượng như nhau. Mỗi lần, Nam lấy ra một viên bi từ trong hộp, ghi lại màu của viên bi và bỏ lại vào trong hộp. Trong 20 lần lấy viên bi liên tiếp, có 6 lần xuất hiện màu xanh, 5 lần xuất hiện màu vàng, 2 lần xuất hiện màu đỏ và 7 lần xuất hiện màu trắng. Tính xác suất thực nghiệm xuất hiện màu xanh:
A. \(\frac{3}{10}\)
B. \(\frac{1}{4}\)
C. \(\frac{1}{10}\)
D. Đáp án khác
Câu 10. Phân số nào sau đây bằng phân số \(\frac{-2}{5}\)
A. \(\frac{4}{-10}\)
B. \(\frac{-6}{-15}\)
C. \(-\frac{-12}{30}\)
D. Đáp án khác
Câu 11. Kết quả của phép tính ( −0,352) + ( −21, 78) là:
A. −23,164
B. −22, 434 .
C. −22,162 .
D. −22,132 .
Câu 12. Kết quả của phép tính 42,1 − ( −29,35) là:
A. 71, 45
B. 12,75 .
C. 2,775 .
D. −71, 425 .
Câu 13. Kết quả phép tính: 25.(−0,8).4.(−0,5).0,224 là:
A. 9,86 .
B. 8, 69 .
C. 8,96 .
D. −8,96 .
Câu 15. Số x thỏa mãn (−1,23).x = 4,551 là số:
A. −3, 6 .
B. −3, 7 .
C. −3,8 .
D. −3,9 .
Câu 14. Số x thỏa mãn (−3,744): x =1,6 là số:
A. −23, 4 .
B. −2, 43.
C. 23, 4 .
D. −2,34 .
Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về để xem trọn bộ Đề cương ôn tập Toán 6 học kì 2 KNTT