Đề thi học kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo năm 2024 - Đề 3
Đề thi cuối kì 2 Toán 6 CTST có đáp án và ma trận
Mời các bạn tham khảo Đề thi học kì 2 Toán 6 sách Chân trời sáng tạo năm 2024 - Đề 3 do VnDoc đăng tải sau đây. Đề thi cuối kì 2 Toán 6 có đầy đủ đáp án và ma trận, là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề và các em học sinh ôn luyện, chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt kết quả cao. Để có thể thực hành luyện thêm nhiều đề khác nhau, mời các bạn vào các chuyên mục sau đây trên VnDoc để tham khảo nhé:
1. Đề thi học kì 2 Toán 6 CTST
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Phân số đối của \((\frac{-3}{11} )\) là:
A. \(\frac{3}{11}\)
B. \(\frac{11}{-3}\)
C. \(\frac{-11}{3}\)
D. \(\frac{11}{3}\)
Câu 2: Khẳng định đúng là:
A. \(\frac{4}{9} > \frac{3}{9}\)
B. \(\frac{-4}{9} > 0\)
C. \(\frac{-4}{-9} < 0\)
D. \(\frac{4}{-9} > \frac{-4}{-9}\)
Câu 3: Số đối của (-3,5) là:
A. (-5,3)
B. (-3,5)
C. 3,5
D. 5,3
Câu 4: Khẳng định nào sau đây đúng?
A. -100,99 > -100,98
B. –11,23 < –11,32
C. 5,64 > 5,641
D. -23,456 > -23,564
Câu 5: Sắp xếp các số thập phân 30,8; (-5,9); 1,7; (-0,1) theo thứ tự tăng dần ta được kết quả đúng là:
A. (-0,1); (-5,9); 1,7; 30,8
B. 30,8; 1,7; (-0,1); (-5,9)
C. (-5,9); (-0,1); 1,7; 30,8
D. (-0,1); 1,7; (-5,9); 30,8
Câu 6: Kết quả đúng của phép tính - (8,38 - 2,14) : 2,4 là:
A. (-6,26)
B. 2,6
C. 6,26
D. (-2,6)
Câu 7: Trong các hình sau, hình nào có trục đối xứng?
A. Hình 1.
B. Hình 2.
C. Hình 3.
D. Hình 4.
Câu 8: Điểm A thuộc đường thẳng d được kí hiệu là:
A. A ∈ d
B. A ⊂ d
C. d ⊂ A
D. A ∉ d
Câu 9: Có bao nhiêu đường thẳng đi qua hai điểm A và B cho trước?
A. 1
B. 2
C. 3
D. Vô số đường thẳng.
Câu 10: Quan sát hình vẽ sau và chọn phương án kí hiệu biểu diễn đúng:
Câu 11: Nhìn hình vẽ bên dưới, chọn khẳng định đúng:
A. Điểm nằm giữa hai điểm và .
B. Ba điểm Không thẳng hàng.
C. Ba điểm thẳng hàng.
D. Điểm nằm giữa hai điểm và .
Câu 12: Điểm là trung điểm của đoạn thẳng nếu
A. nằm giữa hai điểm và .
B. cách đều hai điểm .
C. nằm giữa hai điểm và và cách đều hai điểm và .
D. độ dài đoạn thẳng AM nhỏ hơn độ dài đoạn thẳng BM.
Câu 13: Cho đoạn thẳng AB = 6cm. Điểm K nằm giữa AB, biết AK = 4cm thì đoạn thẳng KB bằng:
A. 4cm.
B. 6cm.
C. 10cm.
D. 2cm.
Câu 14: Chọn câu đúng:
A. Góc lớn hơn góc vuông là góc tù.
B. Góc lớn hơn góc nhọn là góc tù.
C. Góc nhỏ hơn góc bẹt là góc tù.
D. Góc lớn hơn góc vuông và nhỏ hơn góc bẹt là góc tù.
Mời các bạn xem toàn bộ đề và đáp án trong file tải về
2. Ma trận đề kiểm tra cuối học kì 2 Toán 6 CTST
TT (1) | Chương/Chủ đề (2) | Nội dung/đơn vị kiến thức (3) | Mức độ đánh giá (4-11) | Tổng % điểm (12) | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao |
| |||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL |
| |||
1 | Chương 5: Phân số | -Tính chất cơ bản của phân số. | 1 | 25% 2,5đ | |||||||
- So sánh phân số. | 1 | ||||||||||
-Các phép tính với phân số | 3 1,5đ | 1 0,5đ | |||||||||
2
| Chương 6: Số thập phân | Số thập phân và các phép tính với số thập phân. Tỉ số và tỉ số phần trăm | 1 | 2 | 1 | 3 1,5đ | 25% 2,5đ | ||||
3
| Chương 7: Tính đối xứng của hình phẳng trong thế giới tự nhiên | -Hình có trục đối xứng | 1 | 1 0,5đ | 7,5% 0,75đ | ||||||
4 | Chương 8: Các hình hình học cơ bản | -Điểm, đường thẳng, tia. | 4 |
|
| 30% 3đ | |||||
-Đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng. | 2 | 2 1đ |
|
| |||||||
-Góc. Các góc đặc biệt. Số đo góc | 2 |
|
| ||||||||
5 | Chương 9: Một số yếu tố xác suât | Làm quen với một số mô hình xác suất đơn giản. Làm quen với việc mô tả xác suất (thực nghiệm) của khả năng xảy ra nhiều lần của một sự kiện trong một số mô hình xác suất đơn giản | 2 1đ |
|
| 12,5% 1,25đ | |||||
-Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng, biểu đồ |
|
| 1 |
|
|
| |||||
Tổng | 11 2,75đ | 2 1,5đ | 3 0,75 | 2 1đ | 2 0,5đ | 6 3đ |
| 1 0,5đ | 24 10đ | ||
Tỉ lệ % | 42,5% | 17,5% | 35% | 5% | 100 | ||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% | 100 |
3. Bản đặc tả đề thi học kì 2 Toán 6 CTST
TT | Chương/ Chủ đề | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | ||||
Nhận biêt | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||
1 | Chương 5: Phân số
| -Tính chất cơ bản của phân số. - So sánh phân số. | Nhận biết: – Nhận biết được số đối của một phân số. | 1 (TN1) | ||||
Thông hiểu: – So sánh được hai phân số cho trước. | 1 (TN2) | |||||||
-Các phép tính với phân số | Vận dụng: – Thực hiện được các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với phân số. | 3 (TL1a,b,c) | 1 (TL6) | |||||
2 | Chương 6: Số thập phân
| Số thập phân và các phép tính với số thập phân. Tỉ số và tỉ số phần trăm | Nhận biết: – Nhận biết được số thập phân âm, số đối của một số thập phân. | 1 (TN3) | ||||
Thông hiểu: – So sánh được hai số thập phân cho trước. | 2 (TN4,5) | |||||||
Vận dụng: – Thực hiện được các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số thập phân. | 1 (TN6) 3 (TL2a, b, c) | |||||||
3 | Chương 7: Tính đối xứng của hình phẳng trong thế giới tự nhiên | -Hình có trục đối xứng | Nhận biết: – Nhận biết được những hình phẳng trong tự nhiên có trục đối xứng (khi quan sát trên hình ảnh 2 chiều). | 1 (TN7) 1 (TL 3) | ||||
4 | Chương 8: Các hình hình học cơ bản | -Điểm, đường thẳng, tia. | Nhận biết: – Nhận biết được những quan hệ cơ bản giữa điểm, đường thẳng: điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng; tiên đề về đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt. – Nhận biết được khái niệm ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng. – Nhận biết được khái niệm điểm nằm giữa hai điểm. | 4 (TN 8,9,10,11) | ||||
-Đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng. | Nhận biết: – Nhận biết được khái niệm đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng. | 2 (TN 12,13) 2 (TL4a,b) | ||||||
-Góc. Các góc đặc biệt. Số đo góc | Nhận biết: – Nhận biết được các góc đặc biệt (góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt). | 2 (TN 14,15) | ||||||
5 | Chương 9: Một số yếu tố xác suât | Làm quen với một số mô hình xác suất đơn giản. Làm quen với việc mô tả xác suất (thực nghiệm) của khả năng xảy ra nhiều lần của một sự kiện trong một số mô hình xác suất đơn giản | Nhận biết: | |||||
Thông hiểu: – Làm quen với việc mô tả xác suất (thực nghiệm) của khả năng xảy ra nhiều lần của một sự kiện trong một số mô hình xác suất đơn giản. | 2 (TL5a, b) | |||||||
Mô tả xác suất (thực nghiệm) của khả năng xảy ra nhiều lần của một sự kiện trong một số mô hình xác suất đơn giản | Vận dụng: – Sử dụng được phân số để mô tả xác suất (thực nghiệm) của khả năng xảy ra nhiều lần thông qua kiểm đếm số lần lặp lại của khả năng đó trong một số mô hình xác suất đơn giản. | 1 (TN16) |