Top 8 Đề thi học kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo năm 2024
Bộ đề thi cuối kì 2 Toán 6 CTST có đáp án
VnDoc gửi tới các bạn Bộ đề thi học kì 2 Toán 6 sách Chân trời sáng tạo năm 2024 bao gồm 8 đề thi khác nhau, có đầy đủ đáp án và bảng ma trận, là tài liệu hay cho các em ôn luyện trước kỳ thi cũng như các thầy cô giáo tham khảo lên kế hoạch ra đề. Tài liệu được biên soạn chi tiết và bám sát đề thi thực, giúp các em dễ dàng ôn tập và làm đề.
Lưu ý: Toàn bộ 8 đề thi, đáp án và bảng ma trận đều có trong file tải về, mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ
1. Đề thi học kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề 1
Đề thi học kì 2 Toán 6 CTST
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3.0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng trong các phương án A, B, C, D .
Câu 1 . (TN1- NB) Trong các cách viết sau đây, cách viết nào cho ta phân số?
A. \(\frac{-0,2}{5}\)
B. \(\frac{3}{0}\)
C. \(\frac{13}{5}\)
D. \(\frac{1,7}{0,14}\)
Câu 2. (TN2- NB) Số đối của phân số \(\frac{-6}{11}\)là phân số nào sau đây?
A. \(\frac{-11}{6}\)
B. \(\frac{11}{6}\)
C. \(\frac{6}{11}\)
D. \(\frac{11}{-6}\)
Câu 3. (TN3- NB) Tìm tất cả các hình có trục đối xứng trong các hình sau.
A. a,b,c.
B. a,c,d,e .
C.b,c,d ,g
D. a,b,d,e
Câu 4. (TN4- NB) Hình nào nhận điểm A là tâm đối xứng ?
A. c.
B. a .
C.d .
D. b.
Câu 5. (TN5- NB) Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là sai ?
A. Chữ H là hình vừa có tâm đối xứng,vừa có trục đối xứng.
B.Chữ A là hình có trục đối xứng và không có tâm đối xứng.
C. Chữ O là hình vừa có trục đối xứng vừa có tâm đối xứng.
D. Chữ I là hình vừa có trục đối xứng và có tâm đối xứng.
Câu 6. (TN6- NB) Điểm A không thuộc đường thẳng d được kí hiệu ?
A. d ∈ A
B. A ∈ d
C. A ∉ d
D. d ∉ A
Câu 7. (TN7- NB) Dựa vào hình vẽ, hãy chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau?
A. Hai đường thẳng AB và AC song song với nhau.
B. Hai đường thẳng AB và AC cắt nhau.
C. Hai đường thẳng AB và AC trùng nhau.
D. Hai đường thẳng AB và AC có hai điểm chung.
Câu 8. (TN8- NB) Cho hình vẽ , tia nào trùng với tia Ay?
A. Tia Ax
B. Tia AO, AB
C. Tia OB, By
D. Tia BA
Câu 9. (TN9- NB) Điểm M gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB nếu:
A. M cách đều hai điểm A và B
B. M nằm giữa hai điểm A và B
C. M nằm giữa hai điểm A; B và M nằm cách đều hai điểm A và B
D. MA = 1/2 AB
Câu 10. (TN10- NB) Lúc 9 giờ thì kim phút và kim giờ của đồng hồ tạo thành góc gì?
A. góc nhọn.
B. góc vuông.
C. góc tù.
D. góc bẹt.
Câu 11. (TN11- NB) Số đo của góc bẹt bằng bao nhiêu?
A. 300.
B. 1200.
C. 900.
D. 1800.
Câu 12. (TN1- VDT) Giá trị của biểu thức \((\frac{-1}{4} + \frac{5}{8} )+ \frac{-3}{8}\)là:
A. \(\frac{-1}{4}\)
B. \(\frac{-1}{8}\)
C. 0.
D. 1.
B. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1.(0,75)
a)(TL1-NB ) Vẽ trục đối xứng của hình sau
b)(TL2-NB )kể tên tất cả bộ 3 điểm thẳng hàng có trong hình vẽ.
c) (TL3-NB ) Vẽ góc vuông xAy.
Câu 2 .(1,25 đ) So sánh các số sau.
a) (TL4-TH ) a) 0,5 và b) và c) (TL5-TH ) -5,345 và -5,325
Câu 3.( 2,5 đ) (TL7,8-VD)
1.Tính hợp lí
a) \(\frac{-5}{8} + \frac{3}{7}+\frac{-3}{8} + \frac{4}{7}\)
b) - (8,38 - 2,14): 2,4
c) [(-37,48) + (-26,2)]: 3,2. 1,25. 0,2. 8
2. Lớp 6A có 35 học sinh, trong đó học sinh giỏi chiếm 2/5 tổng số học sinh của lớp.
Tính số học sinh giỏi của lớp 6A ?.Tìm tỉ số phần trăm của học sinh Giỏi so với học sinh cả lớp
Câu 4. (1,5 đ) (TL6 TH (a)- TL9 –VD(b) )
Dũng gieo một con xúc sắc 100 lần và ghi lại số chấm xuất hiện ở mỗi lần gieo được kết quả như sau:
Số chấm xuất hiện | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Số lần | 30 | 10 | 15 | 20 | 10 | 15 |
Tính xác suất thực nghiệm của sự kiện:
a) Số chấm xuất hiện là 2
b) Số chấm xuất hiện là số chẵn.
Câu 5. (TL10-VDC )
Gía điện tháng 9 thấp hơn giá điện tháng 8 là 10%, giá điện tháng 10 cao hơn giá điện tháng 9 là 10%. Hỏi giá điện tháng 10 so với tháng 8 cao hơn hay thấp hơn bao nhiêu phần trăm?
Đáp án đề thi học kì 2 Toán 6 CTST
CÂU | ĐÁP ÁN | ĐIỂM |
CÂU 1 0,75đ | a)(TL1-NB ) Vẽ trục đối xứng của hình sau | 0,25 |
b)(TL2-NB )tên tất cả bộ 3 điểm thẳng hàng có trong hình vẽ: (BOD), (AOC) | 0,25 | |
c) (TL3-NB ) Vẽ góc đúng vuông xAy. | 0,25 | |
CÂU 2 1,25đ | a) (TL4-TH ) a) 0,5 < \(\frac{4}{7}\) b) \(\frac{-5}{21}\)>\(\frac{-3}{7}\) c) c) (TL5-TH ) -5,345 < -5,325 | 0,5 0,5 0,25 |
CÂU 3 2,5đ | Câu 3.( 2,5 đ) (TL7,8-VD) 1.Tính hợp lí a) = - 1 + 1 = 0 b) - (8,38 - 2,14): 2,4 = - 6,24: 2,4 = - 2,6 c) [(-37,48) + (-26,2)]: 3,2. 1,25. 0,2. 8 = - 63,68: 3,2.1.0,2=-3,98 | 0,25+0,25 0,25 + 0,25 0,5 |
2. Lớp 6A có 35 học sinh, trong đó học sinh giỏi chiếm 2/5 tổng số học sinh của lớp. Tính số học sinh giỏi của lớp 6A ?.Tìm tỉ số phần trăm của học sinh Giỏi so với học sinh cả lớp Giải: Số học sinh giỏi: 14(hs) Phần trăm học sinh giỏi so với cả lớp: 40% | 0,5 0,5 | |
CÂU 4 1,5đ | a)Xác suất số chấm xuất hiện là 2:10% b) Xác suất số chấm xuất hiện là số chẵn:45% | 0,5 1 |
CÂU 5 1đ | Câu 5. (TL10-VDC ) Gía điện tháng 9 thấp hơn giá điện tháng 8 là 10%, giá điện tháng 10 cao hơn giá điện tháng 9 là 10%. Hỏi giá điện tháng 10 so với tháng 8 cao hơn hay thấp hơn bao nhiêu phần trăm? | |
Giá điện tháng 9 bằng 100% - 10% = 90% giá điện tháng 8 Giá điện tháng 10 bằng 100% + 10% = 110% giá điện tháng 9 Do đó giá điện tháng 10 bằng 110%.90% = 99% giá điện tháng 8 Vậy giá điện tháng 10 thấp hơn giá điện tháng 8 là 1% | 0,25 0,25 0,25 0,25 |
2. Đề thi học kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề 2
3. Đề thi học kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo - Đề 3
4. Đề thi Toán lớp 6 học kì 2 CTST Số 4
5. Đề thi Toán lớp 6 học kì 2 CTST Số 5
A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm): Viết chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng vào giấy kiểm tra:
Câu 1: Kết quả của phép tính\(\frac{-2}{3}+\frac{2}{15}\) là:
A. 0
B. \(\frac{4}{17}\)
C. \(\frac{-8}{15}\)
D. \(\frac{8}{15}\)
Câu 2: Kết quả của phép tính \(\frac{3}{11}.\frac{-2}{7}\) là:
A. \(\frac{6}{77}\)
B. \(\frac{-6}{77}\)
C. \(\frac{21}{22}\)
D. \(\frac{-21}{22}\)
Câu 3: \(\frac{1}{4}\)của 56 bằng:
A. 14.
B. 224.
C.60.
D. 52.
Câu 4: Phân số nghịch đảo của phân số \(\frac{-9}{33}\) là:
A. \(\frac{9}{33}\)
B. \(\frac{33}{9}\)
C. \(\frac{-9}{33}\)
D. \(-\frac{33}{9}\)
Câu 5: Kết quả của phép tính 4,52 + 11,3 là :
A. 56,5.
B. 5,56.
C. 15,82.
D. 1,582.
Câu 6: Kết quả của phép tính 1+ 12,3 – 11,3 là:
A. 11.
B. -11.
C. 2.
D. -2.
Câu 7: So sánh \(3\frac{3}{4}\)và \(\frac{25+3}{8}\), ta được:
A. \(3\frac{3}{4} > \frac{25+3}{8}\)
B. \(3\frac{3}{4} < \frac{25+3}{8}\)
C. \(3\frac{3}{4} = \frac{25+3}{8}\)
D. \(\frac{25+3}{8} > 3\frac{3}{4}\)
Câu 8: Làm tròn số 231, 6478 đến chữ số thập phân thứ hai:
A. 231, 64.
B. 231, 65.
C. 23.
D. 231, 649.
Câu 9: Hỗn số \(5\frac{2}{3}\) được viết dưới dạng phân số?
A. \(\frac{3}{17}\)
B. \(\frac{17}{3}\)
C. \(\frac{5}{3}\)
D. \(\frac{4}{3}\)
Câu 10: Phân số \(\frac{20}{-140}\)được rút gọn đến tối giản là:
A. \(\frac{10}{-70}\)
B. \(\frac{-1}{7}\)
C. \(\frac{4}{-28}\)
D. \(\frac{2}{-14}\)
Câu 11: Cho biểu đồ tranh ở Hình 3:
Số học sinh (HS) yêu thích Cam là:
A. 50 HS.
B. 55 HS.
C. 40 HS.
D. 45 HS.
Câu 12: Biểu đồ cột kép thể hiện số học sinh nam, nữ ở mỗi lớp của khối 6 ở một trường THCS như sau:
Số học sinh nam/nữ của lớp 6/4 là:
A. 19/19.
B. 20/19.
C. 19/20.
D. 20/20.
Câu 13: Khi gieo hai con xúc sắc, gọi T là tổng số chấm trên hai con xúc sắc thì kết quả nào sau đây không thể xảy ra?
A. T = 4.
B. T = 3.
C. T = 2.
D. T = 1.
Câu 14: Cô giáo tổ chức trò chơi chiếc nón kì diệu, bạn A tham gia quay chiếc nón 5 lần thì được 2 lần vào ô may mắn. Hỏi xác suất thực nghiệm của sự kiện quay vào ô may mắn là:
A. \(\frac{2}{5}\)
B. \(\frac{5}{2}\)
C. \(\frac{3}{5}\)
D. \(\frac{5}{3}\)
Câu 15: Cho hình vẽ: Có bao nhiêu tia gốc A trong hình vẽ đã cho:
A. 1
B. 2
C.3
D. 4
Câu 16: Cho góc \(\widehat{\mathrm{xOy}}=60^{\circ}\)Hỏi số đo của \(\widehat{\mathrm{xOy}}\) bằng mấy phần số đo của góc bẹt?
A. \(\frac{1}{4}\)
B. \(\frac{2}{3}\)
C. \(\frac{3}{4}\)
D. \(\frac{1}{3}\)
Câu 17: Xem hình 4:
A. Điểm C là trung điểm của đoạn thẳng AB.
B. Điểm C là trung điểm của đoạn thẳng BD.
C. Điểm C là trung điểm của đoạn thẳng AD.
D. Điểm B là trung điểm của đoạn thẳng AC.
Câu 18: Hình gồm hai tia chung gốc Ox, Oy được gọi là:
A. Góc xOy.
B. Góc Oxy.
C. Góc xyO.
D. Góc bẹt.
Câu 19: Góc nhọn là góc :
A. Nhỏ hơn góc bẹt.
B. Nhỏ hơn góc vuông.
C. Có số đo bằng \(90^{\circ}\).
D. Có số đo \(180^{\circ}\).
Câu 20: Xem hình 5:
Hình đặt thước đo góc đúng và số đo của \(\widehat{\mathrm{ABC}}\)là:
A. (1), \(\widehat{\mathrm{ABC}}=40^{\circ}\)
B. (1), \(\widehat{\mathrm{ABC}}=140^{\circ}\)
C. (2), \(\widehat{\mathrm{ABC}}=35^{\circ}\)
D. (2), \(\widehat{\mathrm{ABC}}=155^{\circ}\)
B. TỰ LUẬN (6 điểm):
Câu 1 (1,5 điểm): Tính giá trị của biểu thức:
a) 152,3 + 2021,19 + 7,7 – 2021,19
b) \(\frac{7}{15}.\frac{3}{14}:\frac{13}{20}\)
Câu 2 (0,5 điểm): Tìm tỉ số phần trăm của hai số 12 và 15.
Câu 3 (1 điểm): Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện số học sinh ở mỗi lớp của khối 6 ở một trường THCS theo bảng sau:
Lớp | 6/1 | 6/2 | 6/3 | 6/4 |
Số học sinh | 38 | 39 | 40 | 39 |
Câu 4 (1 điểm): Gieo 02 con xúc xắc, liệt kê các kết quả có thể để sự kiện tổng số chấm ở hai con xúc xắc là một số nguyên tố.
Câu 5 (2 điểm): Vẽ tia Ot. Trên tia Ot, lấy hai điểm M, N sao cho OM = 4cm, ON = 8 cm.
a) Trong ba điểm O, M, N điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao?
b) Tính MN. Điểm M có là trung điểm của đoạn thẳng ON không? Vì sao?
Đáp án đề thi Toán lớp 6 cuối học kì 2
A. TRẮC NGHIỆM (Đúng mỗi câu 0.2 điểm):
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | C | B | A | D | D | C | A | B | B | B | D | C | D | A | C | D | B | A | B | A |
B. TỰ LUẬN
Câu 1 : Tính giá trị của biểu thức: a) 12,3 + 2021,19 + 7,7 – 2021,19 = (12,3 + 7,7) + (2021,19 – 2021,19) = 20 + 0 = 20 b) \(\frac{7}{15}.\frac{3}{14}:\frac{13}{20} =\left ( \frac{7}{15}.\frac{3}{4} \right ) : \frac{13}{20}\) \(=\frac{1}{10}:\frac{13}{20} =\left ( \frac{1}{10}.\frac{20}{13} \right ) = \frac{2}{13}\) | 0.5 điểm 0.25 điểm 0.25 điểm 0.5 điểm |
Câu 2 : Tỉ số của hai số 12 và 15 là \(\frac{12}{15}.100\%=80\%\) | 0,5 điểm |
Câu 3: Biểu đồ cột thể hiện số học sinh ở mỗi lớp của khối 6 ở một trường THCS | 1 điểm |
Câu 4: Gieo 02 con xúc xắc, liệt kê các kết quả có thể để sự kiện tổng số chấm ở hai con xúc xắc là một số nguyên tố. Gọi x là số chấm của 1 xúc xắc, y là số chấm của xúc xắc còn lại Ta có (x ; y) sao cho x+y là số nguyên tố <12. ( 1;1), (1 ; 2), (1 ;4), (1 ;6), ( 2;3), ( 2;5), ( 3;1), ( 3;4), ( 4;1),( 5;1), ( 5;6), ( 6;1). | 0.25 điểm 0.25 điểm 0.5 điểm |
Câu 5: Hình vẽ đúng a) Vì OM < ON ( 4cm < 8cm) nên điểm M nằm giữa hai điểm O, N. b) Ta có : OM + MN = ON MN = ON – OM = 8 – 4 MN = 4cm. Vậy : M là trung điểm của đoạn thẳng ON vì M nằm giữa O, N và OM = MN = 3cm. | 1 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm |
6. Đề thi Toán lớp 6 học kì 2 CTST Số 6
Bài 1: (3,0 điểm) Thực hiện phép tính (hợp lý nếu có):
\(\text { a) } \frac{2}{9}+\frac{5}{18}-\frac{1}{3}\)
\(\text { b) } \frac{9}{7} \cdot \frac{9}{11}+\frac{9}{7} \cdot \frac{3}{11}-\frac{9}{7} \cdot \frac{1}{11}\)
c) \(\left(-\frac{2}{3}\right)^{2}-50 \%+2 \frac{1}{3}-3,5\)
Bài 2: (2,0 điểm) Tìm x, biết:
a) \(x+\frac{1}{2}=\frac{3}{8}\)
b) \(\frac{7}{6}:\left(\frac{4}{5}+\frac{1}{5} x\right)=7\)
Bài 3: (1,5 điểm) Một miếng đất có diện tích 320m2 dùng để trồng 3 loại bông: Hồng, Cúc, Ly. Diện tích trồng Hồng chiếm \(\frac{1}{4}\)diện tích miếng đất. Diện tích trồng Cúc chiếm 60% diện tích còn lại. Tính diện tích trồng mỗi loại bông?
Bài 4.
Ông An có một khu vườn hình chữ nhật ACEF như hình vẽ. Ông định xây nhà trên phần đất hình chữ nhật BCDG có BC = 15m, CD = 5m. Phần đất còn lại ông dùng đào ao nuôi cá và trồng cây.
a) Tính diện tích phần đất ông An dùng để xây nhà.
b) Tính chu vi của phần đất còn lại ông An dùng để nuôi cá và trồng cây.
Bài 5: (1,0 điểm) Gieo 1 con xúc sắc 6 mặt 100 lần ta được kết quả như sau:
Mặt | 1 chấm | 2 chấm | 3 chấm | 4 chấm | 5 chấm | 6 chấm |
Số lần xuất hiện | 16 | 14 | 19 | 15 | 17 | 19 |
Hãy tính xác suất thực nghiệm của của các sự kiện:
a) Gieo được mặt có 3 chấm.
b) Gieo được mặt có số chẵn chấm.
Bài 6: (1,0 điểm) Mẹ bạn Bình gửi 120 triệu đồng vào ngân hàng theo hình thức có kì hạn 12 tháng với lãi suất 7% một năm. Hỏi sau hai năm mẹ bạn Bình nhận được bao nhiêu tiền lãi? Biết rằng tiền lãi của năm đầu sẽ được cộng dồn vào vốn để tính lãi cho năm sau.
Đáp án đề thi học kì 2 lớp 6 môn Toán
Bài 3
Diện tích trồng bông hoa hồng là
320 x \(\frac{1}{4}\)= 80 (m2)
Diện tích trồng bông hoa cúc là:
(320 - 80) x 60%= 144 (m2)
Diện tích trồng bông hoa ly là:
320 - 80- 144 = 96 (m2)
Bài 6
Cách tính tiền lãi có kì hạn là:
Số tiền lãi = Số tiền gửi × lãi suất (%/năm) × số tháng gửi : 12.
Số tiền lãi mẹ bạn Bình nhận được sau năm đầu tiên là:
120 000 000 . 7% . 12/12 = 8 400 000 (đồng).
Số tiền lãi mẹ bạn Bình nhận được sau năm thứ hai là:
(120 000 000 + 8 400 000) . 7% . 12/12 = 8 988 000 (đồng).
Số tiền lãi mẹ bạn Bình nhận được sau hai năm là:
8 400 000 + 8 988 000 = 17 388 000 (đồng).
Vậy số tiền lãi mẹ bạn Bình nhận được sau hai năm là: 17 388 000 đồng.