Đề cương ôn tập học kì 2 Lịch sử Địa lí lớp 6 Chân trời sáng tạo
Đề cương ôn tập học kì 2 Lịch sử Địa lý lớp 6
Đề cương ôn tập học kì 2 Lịch sử Địa lý lớp 6 Chân trời sáng tạo gồm nội dung ôn tập môn Lịch sử và Địa lí lớp 6, giúp các em hệ thống kiến thức được học trong bài. Nội dung toàn bộ đề cương bám sát chương trình học cho các em học sinh cùng tham khảo lên kế hoạch chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 2 lớp 6.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ II
MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ 6
A. MÔN LỊCH SỬ:
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I.1. Chính sách cai trị của các triều đại phương Bắc
- Bộ máy cai trị: Đứng đầu là quan lại người Hán (thứ sử, thái thú, huyện lệnh...) người Việt bị loại bỏ dần khỏi bộ máy cai trị.
- Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc: chia để trị, xóa tên nước ta trên bản đồ, âm mưu biến nước ta thành một bộ phận của phong kiến phương Bắc.
- Bọn đô hộ ra sức cướp bóc, vơ vét nhân dân ta bằng thuế và cống nạp các sản vật quý. Bên cạnh đó chúng ra sức đồng hóa về văn hóa và nòi giống. Nguy hiểm nhất là chính sách đồng hóa vì dân tộc có nguy cơ biến mất.
I.2. Các cuộc đấu tranh thời kì Bắc thuộc (niên biểu)
Thời gian | Tên cuộc đấu tranh | Nội dung chính | Ý nghĩa lịch sử |
40 | Khởi nghĩa Hai Bà Trưng | Xuân năm 40 (tháng ba dương lịch) từ Hát Môn Hai Bà Trưng phất cờ nổi dậy. Nghĩa làm chủ Mê Linh đánh Cổ Loa, Luy Lâu. Tô Định bỏ trốn về Nam Hải. Khởi nghĩa thắng lợi. | Ta giành được độc lập. |
42 | Kháng chiến của Hai Bà Trưng | 4/42 Mã Viện chỉ huy 2 vạn quân Hán tấn công Hợp Phố. Hai Bà Trưng tập kích giặc tại Hợp Phố, Lãng Bạc thất bại phải lùi về Cổ Loa, Mê Linh. Mã Viện truy đuổi ráo riết. Hai Bà Trưng chiến đấu và hi sinh trên đất Cấm Khê vào 3/43 (6/2 âm lịch). | Nêu cao tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân ta. Mở ra truyền thống kiên cường đánh giặc giữ nước của phụ nữ nước ta. |
248 | Khởi nghĩa Bà Triệu | 248 bà Triệu nổi dậy ở Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hóa. Nghĩa quân đánh phá quân Ngô ở Cửu Chân rồi Giao Châu. Lục Dận đem 6000 quân sang đàn áp. Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Hậu Lộc, Thanh Hóa). | Nêu cao tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân ta. Viết tiếp truyền thống đánh giặc giữa nước của Hai Bà Trưng. |
542 | Lý Bí | 542 Lý Bí nổi dậy ở Thái Bình. 3 tháng nghĩa quân chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư bỏ chạy về nước. Nhà Lương phản công hai lần song thất bại. Khởi nghĩa thắng lợi. | Ta giành được độc lập. |
5/545 | Kháng chiến chống quân Lương do Lý Nam Đế lãnh đạo | 5/550 Dương Phiêu và Trần Bá Tiên chỉ huy quân Lương tấn công Vạn Xuân. Quân ta chặn đánh địch không được lùi về thành Tô Lịch, về thành Gia Ninh rồi về hồ Điển Triệt. Bị Trần Bá Tiên đánh úp, vua lui về động Khuất Lão, trao quyền cho Triệu Quang Phục. 548 Lý Nam Đế mất. Lý Thiên Bảo và Lý Phật Tử đem một cánh quân vào Thanh Hóa. | Ta giữ được độc lập dân tộc. |
548 | Kháng chiến chống quân Lương do Triệu Quang Phục lãnh đạo | Triệu Quang Phục đem quân về Dạ Trạch tổ chức đánh du kích. Quân Lương nhiều lần bao vây song thất bại. 550 nhà Lương có biến. Trần Bá Tiên về nước. Triệu Quang Phục đem quân chiếm lại Long Biên lên ngôi vua, xưng là Triệu Việt Vương. | Ta giữ được độc lập dân tộc. |
603 | Kháng chiến chống quân Tùy xâm lược | Lý Phật Tử từ Thanh Hóa về cướp ngôi Triệu Quang Phục gọi là hậu Lý Nam Đế. Năm 603, 10 vạn quân Tùy đánh Vạn Xuân. Lý Phật Tử bị bắt, bị đưa về phương Bắc (nhà Tùy). | Nêu cao tinh thần đấu tranh bất khuất của dân ta. |
Những năm đầu thập niên 10 của thế kỉ VIII | Mai Thúc Loan | Những năm đầu thập niên 10 của TK VIII Mai Thúc Loan khởi nghĩa ở Hoan Châu, xưng đế: Mai Hắc Đế (Vua Đen). Ông liên kết với nhân dân Giao Châu và Cham pa tấn công Tống Bình. Quang Sở Khách bỏ chạy về nước. 722 nhà Đường cử Dương Tư Húc đem 10 vạn quân đàn áp. Mai Hắc Đế thua trận ốm rồi mất. Khởi nghĩa thất bại. | Nêu cao tinh thần đấu tranh bất khuất của dân ta. |
Khoảng 776-791 | Phùng Hưng | Khoảng 776 anh em Phùng Hưng nổi dậy ở Đường Lâm, bao vây Tống Bình. Cao Chính Bình lo sợ ốm chết. Phùng Hưng chiếm thành sắp đặt lại việc cai trị. Phùng Hưng mất. Phùng An nối nghiệp. 791 nhà Đường đàn áp. Phùng An ra hàng. | Nêu cao tinh thần đấu tranh bất khuất của dân ta. |
I.3. Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
1. Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ
- Khúc Thừa Dụ là người quê ở Hồng Châu, sống khoan hòa được dân chúng mến phục.
- Cuối TK IX nhà Đường suy yếu.
- 905 tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức. Nhân cơ hội đó Khúc Thừa Dụ nổi dậy, đánh chiếm Tống Bình tự xưng là Tiết Độ Sứ, xây dựng chính quyền tự chủ (của người Việt)
- Đầu 906 vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ là Tiết độ sứ.
- Ý nghĩa: Ta giành được quyền tự chủ.
2. Các việc làm của Khúc Hạo và ý nghĩa
- 907 Khúc Thừa Dụ mất. Con là Khúc Hạo lên thay.
- Khúc Hạo đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi đến tận xã, xem xét định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc, lập lại sổ hộ khẩu.
- Ý nghĩa: Chứng tỏ người Việt đã tự cai quản và tự quyết định tương lai của mình, chấm dứt trên thực tế ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.
3. Dương Đình Nghệ chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất (930-931)
- 917 Khúc Hạo mất. Con là Khúc Thừa Mĩ lên thay. Thu năm 930 quân Nam Hán đánh nước ta. Khúc Thừa Mĩ chống không được bị bắt đem về phương Bắc (Nam Hán). Nhà Nam Hán đặt ách đô hộ ở nước ta.
- 931 Dương Đình Nghệ nghe tin đã đem quân từ Thanh Hóa tấn công và chiếm lại thành Tống Bình. Quân Nam Hán tiếp viện sang cũng bị ta đánh tan.
- Dương Đình Nghệ xưng là Tiết Độ sứ tiếp tục xây dựng nền tự chủ của đất nước
4. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
4.1. Ngô Quyền chuẩn bị chống quân Nam Hán
- Năm 931 Dương Đình Nghệ giành lại quyền tự chủ, xưng là tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng đất nước.
- Năm 937 Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết hại để đoạt chức Tiết độ sứ.
- Nghe tin đó Ngô Quyền kéo quân ra Bắc. Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán cho quân xâm lược nước ta lần thứ hai.
- Ngô Quyền hạ thành Đại La, giết Kiều Công Tiễn, chuẩn bị chống giặc bằng trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng.
4.2. Trận Bạch Đằng năm 938
- Diễn biến: Cuối đông năm 938 đoàn thuyền chiến của quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra vịnh Hạ Long nhử địch vào cửa sông Bạch Đằng. Ta vờ rút chạy. Hoằng Tháo hăm hở đuổi theo, vượt qua trận địa bãi cọc ngầm mà không biết. Quân ta cầm cự chờ nước rút.
- Nước triều rút nhanh. Ngô Quyền hạ lệnh cho quân đánh quật trở lại. Thuyền địch quay đầu tháo chạy va vào bãi cọc ngầm vỡ đắm. Quân giặc phần bị giết, phần chết đuối thiệt hại đến quá nửa. Hoằng Tháo chết trong đám loạn quân. Vua Nam Hán nghe tin quân bị bại, con bị giết vội vã thu quân về nước. Kháng chiến thắng lợi.
I.4. Nước Champa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
a. Nước Champa độc lập ra đời
- Thời Hán, sau khi chiếm được Giao Chỉ, quân Hán đánh xuống phía Nam, chiếm đất của bộ lạc Dừa (người Chăm cổ thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh) sát nhập vào quận Nhật Nam đặt ra huyện Tượng Lâm.
- TK II nhà Hán suy yếu. 192-193 nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên nổi dậy giành độc lập. Khu Liên xưng vua đặt tên nước là Lâm Ấp.
- Nhờ lực lượng quân sự hùng mạnh, nước Lâm Ấp tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ bắc đến Hoành Sơn, nam đến Tây Quyển (Phan Rang). TK VI đổi tên nước là Champa, kinh đô là Sinhapura (Quảng Nam).
b. Tình hình kinh tế, văn hóa Champa các TK II-X
- Kinh tế: Nông nghiệp: sử dụng công cụ sắt, dùng trâu bò cày kéo, làm lúa 2 vụ/ năm. Ngoài ra trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, khai thác lâm thổ, thủy sản.
- Thủ công nghiệp: nghề gốm.
- Thương nghiệp: trao đổi buôn bán với Ấn Độ, nhân dân Giao Châu.
Kết luận: Trình độ phát triển kinh tế người Chăm tương đương với các cư dân khác trong khu vực.
- Văn hóa:
+ Chữ viết: chữ Phạn.
+ Tôn giáo: theo đạo Phật, đạo Bà la môn.
+ Tập tục: hỏa táng người chết, ở nhà sàn, ăn trầu cau.
+ Kiến trúc đặc sắc, độc đáo: chùa, tháp Chăm (thánh địa Mĩ Sơn).
- Cư dân Chăm có quan hệ gắn bó lâu đời với cư dân Giao Châu.
B. HỆ THỐNG CÂU HỎI
Yêu cầu: HS đọc kĩ đề và chọn một đáp án đúng nhất
Câu 1. Khúc Thừa Dụ giành được quyền tự chủ vào
A. năm 905 B. năm 907 C. năm 903 D. năm 915
Câu 2: Cư dân Chăm cổ thuộc nền văn hóa nào?
A. Đông Sơn B. Sa Huỳnh C. Đồng Nai D. Óc Eo
Câu 3. Một nét văn hóa của người Chăm giống với cư dân Việt là
A. hỏa táng người chết
B. theo đạo Bà la môn
C. cấy lúa 2 vụ /năm
D. theo đạo Phật
Câu 4. Di sản văn hóa Chăm được Unessco công nhận là “di sản văn hóa của nhân loại” vào 1999 là
A. tháp Po Nagar (Khánh Hòa)
B. thánh địa Mĩ Sơn (Quảng Nam)
C. tháp Po Rome ( Ninh Thuận)
D. tháp Po Klong Garai (Ninh Thuận)
Câu 5. Vì sao Ngô Quyền từ Ái Châu kéo quân ra Bắc?
A. Để trừng trị Kiều Công Tiễn, ổn định lòng dân
B. Để giành lại chức Tiết độ sứ
C. Để chuẩn bị đánh quân Nam Hán
Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về xem chi tiết