Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6

Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2016 - 2017 có đáp án chi tiết nhằm giúp các em học sinh lớp 6 có thêm đề thi hay để tham khảo và làm thử chuẩn bị cho thi học kì 2, VnDoc đã sưu tầm đề thi của các trường THCS trên cả nước để tập hợp lại trong tài liệu.

Đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất: 2019 - 2020

Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Ngữ văn số 1

Phòng GD&ĐT Hòn Đất
Trường THCS Bình Giang
KIỂM TRA HỌC KÌ II – Năm học: 2016 – 2017
Môn: Ngữ văn - Khối: 6
Thời gian 120 phút (không kể giao đề)

I. Phần Văn và Tiếng Việt (5 điểm)

Câu 1: (1,5 điểm) Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua các chi tiết nào về không gian, thời gian, hình dáng, cử chỉ?

Câu 2: (1,0 điểm) Dựa vào văn bản Sông nước Cà Mau. Em hãy cho biết những dấu hiệu nào của thiên nhiên Cà Mau gợi cho con người nhiều ấn tượng khi đi qua vùng đất này?

Câu 3: (1,0 điểm) So sánh là gì? Em hãy đặt một câu có sử dụng phép so sánh.

Câu 4: (1,5 điểm) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau và cho biết mỗi chủ ngữ, vị ngữ có cấu tạo như thế nào?

Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.

(Tô Hoài, Bài học đường đời đầu tiên)

II. Phần Tập làm văn (5,0 điểm)

Em hãy tả lại một người thân yêu và gần gũi nhất với mình (Ông, bà, cha, mẹ, ...)

Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 số 1

I. Phần Văn và Tiếng Việt

CâuNội dungSố điểm
1

Hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua các chi tiết

- Thời gian, không gian: Trời khuya, bên bếp lửa, mưa lâm thâm, mái lều tranh xơ xác

- Hình dáng: Vẻ mặt trầm ngâm, mái tóc bạc, ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc

- Cử chỉ: Đi đốt lửa, đi dém chăn cho từng người, nhón chân nhẹ nhàng.

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

2

Những dấu hiệu nào của thiên nhiên Cà Mau gợi cho con người nhiều ấn tượng khi đi qua vùng đất này:

- Sông ngòi, kênh rạch

- Trời, nước (tiếng sóng biển), cây cối

0,5 điểm

0,5 điểm

3

- Nêu đúng khái niệm so sánh

- Đặt câu có sử dụng phép so sánh

0,5 điểm

0,5 điểm

4- Xác định chủ ngữ, vị ngữ và cho cấu tạo của chủ ngữ, vị ngữ
  • Tôi: Chủ ngữ (đại từ)
  • đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng: Vị ngữ (cụm động từ)
(Xác định được chủ ngữ đạt 0,25 điểm còn xác định cấu tạo 0,5 điểm)

0,75 điểm

0,75 điểm

II. Phần Tập làm văn

1. Yêu cầu chung:

- Nội dung: Tả lại một người thân yêu và gần gũi nhất

- Thể loại: Miêu tả kết hợp với tự sự và biểu cảm

2. Yêu cầu cụ thể: Bài làm đảm bảo bố cục 3 phần

a. Mở bài:

- Giới thiệu chung về người thân: Tên, tuổi, nghề nghiệp, tình cảm của em với người thân đó

b. Thân bài:

- Ngoại hình: Dáng cao, thấp, nét mặt,...

- Lời nói: Nhẹ nhàng, nghiêm khắc, cử chỉ thể hiện phẩm chất của người thân.

- Hình ảnh người đó gắn với hành động: Chăm lo chu đáo, hướng dẫn em học tập

- Với xóm làng, với người xung quanh: Hoà nhã, thân mật....

- Tình cảm của người thân với mình: Yêu thương...

c. Kết bài:

- Tình cảm của em đối với người thân được tả.

- Nêu suy nghĩ trách nhiệm của em đối với người thân.

3. Cách cho điểm:

- Điểm 4 đến 5: Bài văn có bố cục rõ ràng, mạch lạc, văn trôi chảy, bài viết có cảm xúc, đáp ứng được yêu cầu trên

- Điểm 3: Đáp ứng được yêu cầu trên, trình bày rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt khá trôi chảy có thể mắc vài lỗi chính tả.

- Điểm 1 đến 2: Đáp ứng được yêu cầu trên, sắp xếp bố cục hợp lí nhưng chưa mạch lạc, diễn đạt còn lúng túng.

- Điểm 0 – 0,5: Bài lạc đề.

Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Ngữ văn số 2

PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNGĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6
Thời gian làm bài: 90 phút

I. Phần trắc nghiệm (2,0 điểm): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau.

Câu 1. Văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" là sáng tác của nhà văn nào?

A. Võ Quảng. B. Đoàn Giỏi. C. Tô Hoài. D. Duy Khánh.

Câu 2. Văn bản "Lao xao" được trích từ tác phẩm:

A. Quê nội. B. Tuổi thơ im lặng.

C. Đất rừng phương Nam. D. Tuổi thơ dữ dội.

Câu 3. Cảnh mặt trời mọc trên biển trong đoạn trích "Cô Tô" là một bức tranh như thế nào?

A. Duyên dáng và mềm mại. B. Rực rỡ và tráng lệ.

C. Dịu dàng và bình lặng. D. Hùng vĩ và lẫm liệt.

Câu 4. Yếu tố nào thường không có trong thể kí?

A. Cốt truyện. B. Sự việc. C. Lời kể. D. Nhân vật người kể chuyện.

Câu 5. Văn bản "Đêm nay Bác không ngủ" sử dụng phương thức biểu đạt gì?

A. Miêu tả và tự sự. B. Tự sự và biểu cảm.

C. Miêu tả và biểu cảm. D. Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả.

Câu 6. Trong các câu văn sau, câu nào không sử dụng phó từ?

A. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.

B. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp.

C. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng.

D. Sợi râu tôi dài và uốn cong.

Câu 7. Nếu viết: "Cho đến chiều tối, vượt qua thác Cổ Cò" thì câu văn mắc lỗi nào?

A. Thiếu chủ ngữ. B. Thiếu vị ngữ.

C. Sai về quan hệ ngữ nghĩa. D. Thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ.

Câu 8. Khi tả chân dung người thì chi tiết nào là quan trọng nhất?

A. Tính nết. B. Nghề nghiệp. C. Sở thích. D. Ngoại hình.

II. Tự luận: (8,0 điểm)

Câu 9 (3,0 điểm): Cho đoạn văn: Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân.

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào, tác giả là ai?

b. Xác định chủ ngữ - vị ngữ trong câu: "Tre là cánh tay của người nông dân". Em hãy cho biết đó là kiểu câu gì?

c. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn văn trên?

Câu 10 (5,0 điểm): Em hãy viết một bài văn miêu tả khu vườn nhà em vào một buổi sáng đẹp trời.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 số 2

Phần I. Trắc nghiệm: (2,0 điểm). Trả lời đúng mỗi câu được 0,25 điểm

Câu12345678
Đáp ánCBBADDAD

Phần II. Tự luận. (8,0 điểm).
Câu 9
a.

- Đoạn văn trích trong tác phẩm (Cây tre Việt Nam)

- Tác giả: Thép Mới
b.

- Tre/ là cánh tay của người nông dân.
CN VN

- Câu trên là câu trần thuật đơn có từ là
c.

- Biện pháp nghệ thuật: Nhân hóa (Tre ăn ở, giúp người), so sánh (Tre là cánh tay của người nông dân)

- Tác dụng: Nhờ có biện pháp so sánh và nhân hóa mà hình ảnh cây tre trở nên sống động, gần gũi với con người. Tre hiện lên với tất cả những phẩm chất cao quý, tre không chỉ là người bạn đồng hành gắn bó thân thiết với con người mà còn là một trợ thủ đắc lực giúp con người rất nhiều việc khác nhau trong cuộc sống.

Câu 10

* Yêu cầu chung: Học sinh biết viết một bài văn miêu tả có bố cục ba phần rõ ràng; ngôn ngữ trong sáng, lời văn rõ ràng, mạch lạc; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể: Học sinh trình bày các ý cơ bản sau:

1. Mở bài: Giới thiệu chung về khu vườn

2. Thân bài:

- Tả bao quát khu vườn: Những nét chung đặc sắc của toàn cảnh (khu vườn rộng hay hẹp, không khí trong vườn như thế nào, bầu trời, cảnh vật, màu sắc, âm thanh, mùi vị... có gì đặc biệt)

- Tả cụ thể cảnh khu vườn: Chọn những cảnh tiêu biểu để tả (Vườn trồng những loại cây gì, đặc điểm của từng loại cây, sương sớm, ánh nắng ban mai, hoạt động của các loài vật, của con người...).

- Lợi ích của khu vườn đối với gia đình em.

3. Kết bài: Cảm nghĩ của em:

  • Cảm thấy thích thú, có cảm giác thoải mái, tươi vui trước cảnh đẹp của khu vườn.
  • Có ý thức cùng mọi người trong gia đình chăm sóc để khu vườn ngày càng tươi đẹp.

Lưu ý: Trên đây là một số gợi ý mang tính định hướng. Các giám khảo chấm cần linh hoạt, khuyến khích những bài viết đúng hướng, sáng tạo, có năng khiếu.

Đề thi môn Ngữ Văn lớp 6 học kì 2 số 3

PHÒNG GD&ĐT YÊN THÀNH

TRƯỜNG THCS HOÀNG TÁ THỐN

Đề KSCL học kì 2, năm học: 2016-2017

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. Chuẩn đánh giá.

1. Kiến thức

Đánh giá lại nhận thức của học sinh về các kiến thức văn, tiếng việt, tập làm văn trong học kì II.

2. Kĩ năng:

Rèn kỹ năng trình bày kiến thức một cách khái quát, tổng hợp.

3. Thái độ:

Giáo dục ý thức tự giác ôn, làm bài khoa học.

II. Hình thức kiểm tra.

- Tự luận 100%.

III. Thiết lập ma trận.

- Theo chuẩn kiến thức kĩ năng.

- Lựa chọn các nội dung trọng tâm để thiết lập ma trận.

Chủ đề

Mức độ

Tổng số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Phần 1:

Đọc hiểu

- Dẫn một đoạn trích văn bản ngoàichương trình

Nêu PTBĐ chính

Hiểu nội dung đoạn trích

Từ nội dung đoạn văn trên, rút ra bài học làm văn miêu tả.

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

1

0,5

5%

1

1.0

10%

1

1.0

10%

3

2,5

25%

- Các phép tu từ

- tìm các phép tu từ có trong đoạn văn

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

1

0,5

5%

1

0.5

5%

Phần 2:

Tập làm văn

Văn miêu tả:

- Viết bài văn

- Viết bài văn miêu tả người

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

1

7.0

70%

1

7.0

70%

Tổng chung

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

2

1.0

10%

1

1.0

10%

1

1.0

10%

1

7.0

70%

5

10.0

100%

IV. Đề thi môn Văn

PHÒNG GD&ĐT YÊN THÀNH

TRƯỜNG THCS HOÀNG TÁ THỐN

Đề KSCL học kì 2, năm học: 2016-2017

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

I/ Đọc- hiểu (2 điểm):

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:

“Những ngày nắng ráo như hôm nay, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngã sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời, tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời xanh cao thẳm không cùng. Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, nơi mà sắc lá còn xanh, ta có thể nghe tiếng gió vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh không ngớt, bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ, vừa lộng lẫy nở ra đã vội tàn nhanh trong nắng.”

(Đất rừng phương Nam- Đoàn Giỏi)

Câu 1: (0,5 điểm): Nêu PTBĐ chính của đoạn văn trên?

Câu 2: (0,5 điểm): Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong đoạn văn trên?

Câu 3: (1,0 điểm): Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?

Câu 4: (1,0 điểm): Đọc đoạn văn trên, em học tập được gì khi làm văn miêu tả?

II/Tập làm văn (7,0 điểm):

Câu 5: (7,0 điểm): Tả về một người em yêu quý nhất.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 số 3

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

I/ Đọc- hiểu:

- PTBĐ chính miêu tả

- Biện pháp tu từ trong đoạn văn là so sánh

- Nội dung chính của đoạn văn: cảnh thiên nhiên rừng U Minh- miền Tây Nam Bộ - thật sôi động và giàu chất thơ.

HS trình bày những thu nhận cá nhân khi làm văn miêu tả( quan sát, liên tưởng, cảm nhận tinh tế bằng tâm hồn...)

II/Tập làm văn:

a. Mở bài:

- Giới thiệu chung về người sẽ tả và lý do chọn người đó.

b. Thân bài: Tả được các đặc điểm chi tiết về:

- Hình dáng

- Tính tình

- Cử chỉ, hành động, lời nói.

(Lưu ý:HS phải biết sử dụng các hình ảnh so sánh phù hợp để làm nổi bật đặc điểm của đối tượng miêu tả)

c. Kết bài:

- Nhận xét hoặc nêu cảm nhận của bản thân về người được tả.

3.0 điểm

0.5đ

0.5đ

1.0đ

1.0đ

7.0điểm

Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Văn số 4

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HỌC KÌ II

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài 90 phút (không tính thời gian giao đề)

Nội dung các phần kiến thức trong đề

Cấp độ nhận thức

Tổng điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Thơ hiện đại

C1 (0,5 đ)

(0,5đ)

Phương thức biểu đạt

C2 (0,5đ)

(0,5đ)

Biện pháp tu từ

C3 (0,5đ)

(0,5đ)

Thành phần câu

C4 (0,5đ)

(0,5đ)

Thành phần câu

C5 (0,5đ)

(0,5đ)

Miêu tả

C6 (0,5 đ)

(0,5đ)

Đơn

C7 (0,5đ)

(0,5đ)

Thành phần câu

C8 (1,0đ)

(1,0đ)

Miêu tả

C9 (5,5đ)

(5,5đ)

Tổng

3C (1,5đ)

3C (1,5đ)

1C (0,5đ)

2C (6,5đ)

9C (10đ)

Ghi chú:

Một số kí hiệu:

- Câu, số điểm.

- Trắc nghiệm: TN; Tự luận: TL.

Đề thi môn Ngữ văn lớp 6 học kì 2

PHÒNG GD&ĐT TAM ĐẢO

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài 90 phút (không tính thời gian giao đề)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,5 điểm):

Chọn câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 7)

Câu 1. Tác giả văn bản có hai dòng thơ dưới đây là ai?

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

A. Minh Huệ

B. Tố Hữu

C. Trần Đăng Khoa

D. Hồ Chí Minh

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản có hai cầu thơ trên (ở câu 1) là:

A. Thuyết minh

B. Tự sự

C. Miêu tả

D. Biểu cảm

Câu 3. Câu nào dưới đây có sử dụng phép nhân hóa?

A. Trâu ơi ta bảo trâu này/Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

B. Áo chàm đưa buổi phân li/Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

C. Cả A và B có sử dụng phép nhân hóa

D. Cả A và B đều không sử dụng phép nhân hóa

Câu 4. Vị ngữ thường là:

A. Danh từ, cụm danh từ

B. Động từ, cụm động từ

C. Tính từ, cụm tính từ

D. Tất cả đều đúng

Câu 5. Chủ ngữ và vị ngữ của câu “Chim ri là dì sáo sậu” là:

A. Chủ ngữ: chim ri; vị ngữ: sáo sậu

B. Chủ ngữ: sáo sậu; vị ngữ: chim ri

C. Chủ ngữ: chim ri; vị ngữ: là dì sáo sậu

D. Tất cả đều đúng

Câu 6. Muốn tả người cần chú ý đến các yếu tố nào dưới đây?

A. Quan sát, lựa chọn chi tiết tiêu biểu

B. Xác định đối tượng cần tả, trình bày kết quả quan sát đó theo thứ tự

C. Trình bày kết quả quan sát theo thứ tự

D. Cả 3 câu trên đều sai

Câu 7. Trong các tình huống sau, tình huống nào không phải viết đơn?

A. Em muốn vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

B. Em bị ốm không đi học được

C. Xin miễn giảm học phí

D. Em gây mất trật tự trong giờ học

PHẦN II. TỰ LUẬN (6,5 điểm)

Câu 8 (1,0 điểm). Xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu dưới đây (gạch dưới và ghi cụ thể: CN, VN):

Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.

Câu 9 (5,5 điểm). Hãy tả hình ảnh một người thân mà em hằng kính yêu (ông, bà, cha, mẹ...).

Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 số 4

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,5 điểm): Mỗi câu trả lời đúng cho 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

Đáp án

A

D

A

D

C

B

D

PHẦN II. TỰ LUẬN (6,5 điểm)

Câu

Đáp án và hướng dẫn chấm

Thang điểm

8

Chú mày / hôi như cú mèo thế này, ta / nào chịu được.

CN1 VN1 CN2 VN2

- Mức tối đa (1,0 điểm): Xác định đúng 4 phần như trên.

- Mức chưa đạt:

+ Cho 0,75 điểm: Xác định đúng được 3/4 phần như trên;

+ Cho 0,5 điểm: Xác định đúng được 2/4 phần như trên;

+ Cho 0,25 điểm: Xác định đúng được ¼ phần như trên.

- Mức không đạt: Xác định sai không đúng như trên, hoặc không làm.

1,0

9

Yêu cầu về kĩ năng: Viết đúng kiểu bài tả người; bố cục đầy đủ, chặt chẽ; diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh; viết câu, đoạn đúng chính tả, ngữ pháp.

Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn là tả về người thân được nổi bật, thể hiện lòng kính yêu sâu sắc với người đó; tuy nhiên cần đảm bảo một số yêu cầu sau:

Mở bài: Giới thiệu về đối tượng được miêu tả

0,5

Thân bài:

- Miêu tả khái quát: Tuổi tác, chiều cao, nước da...

- Miêu tả chi tiết:

+ Những nét nổi bật về ngoại hình, tính tình, sở thích…

+ Mắt, mũi, miệng, nụ cười…

+ Cử chỉ, hành động, lời nói…

+ Quan hệ, ứng xử trong gia đình và xã hội...

4,5

Kết bài: Cảm nghĩ về đối tượng được miêu tả.

0,5

Đánh giá cho điểm:

- Mức tối đa (5,5 điểm): Bài làm đảm bảo các yêu cầu trên.

- Mức chưa tối đa:

+ Cho 4,5 – 5,25 điểm: Đạt được các yêu cầu trên nhưng trình bày chưa thật rõ ràng;

+ Cho 3,5 – 4,25: Bài làm cơ bản đạt được các yêu cầu trên nhưng còn thiếu một vài ý; trình bày còn lỗi về kĩ năng, phương pháp;

+ Cho 2,0 – 3,25: Bài làm đáp ứng được 1/2 yêu cầu trên, còn mắc lỗi diễn đạt, trình bày; lỗi về kĩ năng, phương pháp;

+ Cho 0,25 – 1,75: Các mức còn lại.

Mức không đạt (0 điểm): Bài làm sai lạc những yêu cầu nêu trên; hoặc bỏ giấy trắng, không làm bài.

Bộ đề thi học kì 2 lớp 6: 2018 - 2019

Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Toán, tiếng Anh,...

Đánh giá bài viết
299 77.337
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Văn Kết nối tri thức

    Xem thêm