Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Văn Khê, Hà Nội năm học 2015 - 2016
Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6
Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Văn Khê, Hà Nội năm học 2015 - 2016. Đề thi do các thầy cô giáo giảng dạy môn Ngữ văn tại trường THCS Văn khê thuộc Phòng GD&ĐT quận Hà Đông, thành phố Hà Nội biên soạn. Đề thi vừa sức với học sinh, không quá đánh đố, đảm bảo những học sinh nắm chắc những kiến thức cơ bản trong SGK sẽ làm được bài và đạt điểm khá trở lên. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 Phòng GD&ĐT Nam Trực, Nam Định năm học 2015 - 2016
Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 Phòng GD&ĐT Bình Giang, Hải Dương năm học 2015 - 2016
Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Mạc Đĩnh Chi, Hà Nội năm 2015 - 2016
PHÒNG GD & ĐT QUÂN HÀ ĐÔNG
THCS VĂN KHÊ
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ II
NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 60 phút
Câu 1: (4,0 điểm) Cho câu thơ sau:
"Chú bé loắt choắt..."
a. Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ 2 và 3 trong một bài thơ em đã học?
b. Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai?
c. Tìm các từ láy và biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ trên? Em cho biết việc sử dụng các từ láy và biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai khổ thơ trên?
Câu 2: (6,0 điểm)
Viết bài văn ngắn miêu tả cảnh mùa xuân (trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là và gạch chân câu trần thuật đơn có từ là ấy)
ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
Câu 1
a. Chép hoàn chỉnh 2 khổ thơ, đúng dấu câu, đúng chính tả.
b. Trích trong bài thơ "Lượm" của Tố Hữu.
c.
- Các từ láy: Loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.
- Biện pháp tu từ: Phép so sánh "như con chim chích ..."
- Tác dụng của việc sử dụng các từ láy và biện pháp so sánh trong việc thể hiện nội dung 2 khổ thơ là:
- Bằng những từ ngữ, hình ảnh gợi hình gợi cảm cao, nhà thơ đã khắc họa hình ảnh chú bé Lượm nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, tinh nghịch, hồn nhiên, lạc quan, vui tươi, yêu đời một cách chân thực sống động.
- Thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng của nhà thơ với người chiến sĩ nhỏ.
Câu 2:
* Nội dung:
1. Mở bài:
- Giới thiệu được về mùa xuân.
- Tình cảm với mùa xuân.
2. Thân bài: Miêu tả cụ thể về mùa xuân.
- Tả khái quát về mùa xuân: Không khí mùa xuân, không gian đất trời, ánh sáng, cây cối, hoa cỏ, con người,...tươi đẹp tràn đầy nhựa sống.
- Tả cụ thể từng dấu hiệu, từng nét đặc trưng riêng của mùa xuân:
- Bầu trời: Sáng hơn, không khí ấm áp, có mưa xuân lất phất bay...
- Cây cối đâm trồi nảy lộc xanh tươi, mầm non cựa mình nhú lên những búp lá xanh ngọc bích rung rinh nhè nhẹ trước gió xuân hây hẩy.
- Không khí thơm mát hương hoa mật ngọt.
- Hoa đào, hoa mai nử rực rỡ.
- Chim hót líu lo, én bay đầy trời, ong bướm nô nức bên các nàng hoa.
- Dòng sông, cánh đồng êm ả xanh mươn mướt.
- Con người vui tươi rạng rỡ, yêu đời... không khí gia đình sum vầy ấm áp.
- Những hoạt động của con người vào mùa xuân: Trẩy hội, vui chơi,...
3. Kết bài: Tình cảm với mùa xuân: Yêu mùa xuân.
* Hình thức:
- Bài văn rõ ràng, liên kết chặt chẽ, mạch lạc, diễn đạt tốt.
- Có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là có gạch chân.
* Lưu ý: Trừ điểm lỗi chính tả, lỗi trình bày, có cộng điểm cho sự sáng tạo của học sinh cho phù hợp với học sinh.