Đề cương ôn tập giữa kì 2 Văn 6 năm 2024

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ Văn 6 năm học 2023 - 2024 bộ 3 sách mới Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều. Đây là tài liệu hay giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị cho bài thi giữa học kì 2 sắp diễn ra. Đồng thời đây là tài liệu hữu ích cho các thầy cô khi ra đề thi giữa học kì 2 cho các em học sinh. Mời các thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tải về bản đầy đủ.

Link tải chi tiết từng bộ:

1. Đề cương ôn tập Văn 6 giữa kì 2 Chân trời sáng tạo

ĐỀ CƯƠNG GIỮA KÌ II MÔN NGỮ VĂN 6

NĂM HỌC 2022-2023

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

A. Văn bản:

Bài 6: Điểm tựa tinh thần

Tóm tắt VB một cách ngắn gọn.

- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, chủ đề, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể.

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua ngoại hình, cử chỉ, hành động, ý nghĩ của nhân vật.

-HS hình thành những phẩm chất tốt đẹp: tình yêu thương con người, biết cảm thông và sẻ chia với người khác.

Bài 7: Gia đình thương yêu

Xác định được câu chuyện được kể trong bài thơ.

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiểt, nhân vật, thể thơ, nội dung, đề tài; chủ đề; ý nghĩa; tình cảm của tác giả)

- Nhận biết được những yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản và chỉ ra tác dụng của những yếu tố ấy.

- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ; rút ra những nhận thức, tình cảm của bản thân sau khi đọc bài thơ.

Biết yêu thương, trân trọng tình cảm gia đình và quan tâm người thân trong gia đình.

B. Tiếng việt:

1. Dấu ngoặc kép

Dấu ngoặc kép để đánh dấu cách hiểu một từ ngữ không theo nghĩa thông thường.

- Từ “trả thù” trong câu trên là cách nói thể hiện sự đùa nghịch, vô tư của trẻ thơ.

2.Từ đa nghĩa

- Từ đa nghĩa là từ có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa gốc và nghĩa chuyển.

+ Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện trước, làm cơ sờ để hình thành các nghĩa khác.

+ Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.

- Ví dụ về từ đa nghĩa:

+ Nam đang chạy (1) bộ.

+ Cái đồng hồ này chạy (2) nhanh 5 phút.

+ Bà con khẩn trương chạy (3) lũ.

+ Mặt hàng này bán rất chạy (4).

Chạy 1: Di chuyển cơ thể bằng những bước nhanh.

Chạy 2: Hoạt động của máy móc.

Chạy 3: Đi nơi khác để tránh nguy hiểm.

Chạy 4: Nhanh, nhiều người mua.

3. Từ đồng âm

- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác nhau, không liên quan gì với nhau.

- Từ đồng âm đôi khi được sử dụng để tạo ra những cách nói độc đáo.

VD1: Lời của con hay tiếng sóng thầm thì.

VD2: Một tiếng, nữa con sẽ về đến nhà.

“Tiếng” trong VD1 là từ chỉ âm thanh phát ra từ một sự vật, đối tượng.

- “Tiếng” trong VD2 là từ chỉ thời gian một giờ đồng hồ

C. Tập làm văn

1. Biên bản

a. Biên bản là loại văn bản ghi chép một cách ngắn gọn, trung thực, chính xác, đẩy đù những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra.

- Phân loại: Có nhiều loại biên bản:

+ Biên bản ghi lại một sự kiện, biên bản ghi lại cuộc họp, biên bản hội nghị,...

+ Biên bản ghi lại một hành vi cụ thể (hành vi vi phạm pháp luật, biên bản bàn giao tài sản, bàn giao ca trực,...).

b.Yêu cầu đối với cách viết một biên bản

*. Về hình thức, bố cục cẩn có:

-Quốc hiệu và tiêu ngữ.

-Tên vân bàn (biên bàn vể việc gì).

-Thời gian, địa điểm ghi biên bàn.

-Thành phần tham dự, người chủ trì, người ghi biên bàn.

- Diễn biến sự kiện thực tê' (phần nội dung cơ bàn, ghi đẩy đủ ý kiến phát biểu các bên, lập luận các bên, ý kiến của chủ toạ,...).

- Phẩn kết thúc (ghi thời gian cụ thể, chữ kí của thư kí và chủ toạ).

*. Về nội dung, thông tin cẩn bào đám:

Số liệu, sự kiện chính xác, cụ thể.

Ghi chép trung thực, đầy đủ không suy diễn chủ quan.

Nội dung ghi chép phải có trọng tâm, trọng điểm.

2. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ

a.- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ là nêu lên những suy nghĩ và rung động của em về bài thơ đó.

- Đoạn văn có thể chỉ nêu cảm xúc về một hoặc một vài chi tiết nội dung hoặc nghệ thuật của bài thơ mà em có ấn tượng và yêu thích.

b. Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ

* Yêu cầu chung:

- Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn.

- Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.

- Các câu trong đoạn văn cần được liên kết với nhau chặt chẽ để tạo sự mạch lạc cho đoạn văn.

* Cấu trúc gồm có 3 phần:

+ Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề tác giả và cảm xúc chung về bài thơ (câu chủ đề).

+ Thân đoạn: Trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ chữ được trích từ bài thơ.

+ Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân

II. CÁC ĐỀ THAM KHẢO

Đề 1

PHẦN I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới: (mỗi câu 0,5 đ)

Quà của bà

Bà tôi bận lắm, cặm cụi công việc suốt ngày. Nhưng chả lần nào đi chợ mà bà không tạt vào thăm hai anh em tôi, cho chúng tôi khi thì tấm bánh đa, quả thị, khi thì củ sắn luộc hoặc mớ táo. Ăn quà của bà rất thích, nhưng ngồi vào lòng bà nghe bà kể chuyện còn thích hơn nhiều. Anh em tôi ,đứa nào cũng “mê” bà lắm.

Gần đây, bà tôi không được khỏe như xưa nữa. Đã hai năm nay, bà bị đau chân. Bà không đi chợ được, cũng không đến chơi với các cháu được. Thế nhưng lần nào chúng tôi đến thăm bà, bà cũng vẫn có quà cho chúng tôi: khi thì mấy củ dong riềng, khi thì cây mía, quả na, hoặc mấy khúc sắn dây, toàn những thứ tự tay bà trồng ra. Chiều qua, đi học về, tôi chạy đến thăm bà. Bà ngồi dậy, cười cười, rồi tay bà run run, bà mở cái tay nải của bà, đưa cho tôi một gói quà đặc biệt: ô mai sấu!

Bà ơi bà! Ô mai sấu bà cho, cháu sẽ chia cho bố cháu, mẹ cháu và anh cháu… Cháu biết rồi, bà ơi… Cứ sáng sớm, sau mỗi đêm mưa gió, bà lại lần ra sân,ra chân tường sau bếp nhặt những quả sấu rụng ở quanh gốc cây sấu bà trồng từ thời con gái. Rồi bà rửa, bà ngâm muối, bà phơi. Bà gói thành từng gói nhỏ, bà đợi các cháu đến bà cho…

(Theo Vũ Tú Nam)

Câu 1. Truyện được kể theo ngôi kể nào?

A. Ngôi thứ nhất.

B.Ngôi thứ hai.

C. Ngôi thứ ba.

D. Kết hợp cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?

A.Miêu tả

B.Tự sự

C. Biểu cảm

D.Thuyết minh

Câu 3: Vì sao đã hai năm bà không đi chợ rồi tạt vào thăm hai anh em nhân vật “tôi”?

A.Vì bà đã già yếu

B. Vì bà bị đau chân

C.Vì không có người đưa bà đi

D. Vì bà để hai anh em tự đến

Câu 4: Nội dung chính của văn bản trên là:

A. Kể về những món quà của bà

B. Bộc lộ tình cảm yêu thương bà

C. Kể về những món quà và tình yêu thương của bà dành cho cháu.

D. Lòng biết ơn bà

Câu 5: Từ “chân” trong các trường hợp :”… bà bị đau chân “và “…bà lại lần ra sân,ra chân tường sau bếp…” là từ :

A.Từ đa nghĩa B.Từ đồng âm C. Từ ghép D. Từ láy

Câu 6: Công dụng của dấu ngoặc kép trong từ “mê” ở câu: Anh em tôi, đứa nào cũng “mê” bà lắm là:

A.Đánh dấu từ ngữ hiểu theo nghĩa mỉa mai , châm biếm.

B. Đánh dấu từ ngữ cần nhấn mạnh.

C. Đánh dấu từ ngữ không hiểu theo nghĩa thông thường.

D.Đánh dấu tên tác phẩm.

Câu 7: Theo em, điều mà nhân vật tôi biết được thể hiện trong câu nói “Bà ơi bà! Ô mai sấu bà cho, cháu sẽ chia cho bố cháu, mẹ cháu và anh cháu… Cháu biết rồi, bà ơi…” là gì?

A. Cháu biết được sự vất vả, lam lũ, khổ cực trong đời bà.

B. Cháu biết những bệnh tật, đớn đau đang dày vò bà.

C.Cháu biết bà muốn cháu nhận món quà ô mai sấu.

D.Cháu biết nhận ra tình yêu thương, sự quan tâm ấm áp của bà dành cho con cháu .

Câu 8: Văn bản trên được chia thành mấy đoạn văn?

A.Hai đoạn văn

B. Ba đoạn văn

C. Bốn đoạn văn

D. Năm đoạn văn

Câu 9: (1.0 đ) Văn bản gửi đến chúng ta thông điệp nào? Em cần làm gì để thực hiện thông điệp đó?

Gợi ý:

- Thông điệp :Tình yêu thương sâu sắc của bà dành cho cháu. Chúng ta cần yêu thương, kính trọng bà.

- kể từ 3-4 việc về sự hiếu thảo, biết ơn với bà.

Câu 10 (1.0 đ): Trong cuộc sống, em thường đến thăm ông bà vào những dịp nào? Cảm xúc của em khi được đến thăm ông bà mình?

(viết đoạn văn từ 3-4 câu ghi lại cảm xúc đó.)

HS viết (yêu cầu biết viết thể thức đoạn văn : có câu chủ đề đầu đoạn)

II. VIẾT: (4,0 điểm)

Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu cảm nhận của em về bài thơ sau của tác giả Lê Hồng Thiện:

Trăng của mỗi người

Mẹ bảo: trăng như lưỡi liềm

Ông rằng trăng tựa con thuyền cong mui

Bà nhìn như hạt cau phơi

Cháu cười: quả chuối vàng tươi ngoài vườn

Bố nhớ khi vượt Trường Sơn

Trăng như cánh võng chập chờn trong mây.

(Thơ với tuổi học trò – Tập I NXB Lao Động- Hà Nội, 1993)

Gợi ý:

* Về nghệ thuật: Nghệ thuật so sánh đặc sắc: trăng được ví với những hình ảnh rất đỗi gần gũi: “ như lưỡi liềm”, “ tựa con thuyền cong mui”, “ như hạt cau phơi”, “ quả chuối vàng tươi”, “ như cánh võng chập chờn trong mây”.

- Lời thơ giản dị, trong sáng, giọng điệu dí dỏm.

* Về nội dung: Bài thơ là những cảm nhận rất thú vị về trăng. Nét độc đáo của bài thơ là ở chỗ nhà thơ đã mượn lời của từng thành viên trong gia đình để nhìn trăng theo cách liên tưởng riêng bằng tâm lý, lứa tuổi, công việc khác nhau: Mẹ là người tay liềm, tay hái quen việc đồng ruộng nên thấy “trăng như lưỡi liềm”; ông có lẽ quen việc sông nước nên thấy “trăng tựa con thuyền cong mui”; bà lại nhìn trăng ra “hạt cau phơi” bởi bà hay ăn trầu; cháu thiết thực hơn, vì cái tính háu ăn của con trẻ, cháu thấy trăng ngon như “ quả chuối vàng tươi trong vườn”. Còn với bố- chú bộ đội chú bộ đội Trường Sơn, vầng trăng được vẽ trong tâm trí bố lúc ẩn, lúc hiện với bao kỉ niệm trong chiến tranh gian lao, hào hùng nhưng vẫn không kém phần thơ mộng.Tình cảm gia đình gần gũi, thân thương.

Tóm lại: Với tài quan sát tinh tế, cách ví von giản dị, hợp lý của nhà thơ, trăng trong bài thơ hiện lên thật gần gũi với con người, luôn gắn bó cùng con người trong cuộc sống, công việc. Bài thơ đã bồi đắp cho em tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu gia đình.

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem trọn bộ

2. Đề cương ôn tập giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

MÔN: NGỮ VĂN 6

(Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)

Phần A. Kiến thức cơ bản

I. Tri thức Ngữ văn

Câu 1. Thế nào là truyện truyền thuyết?

Câu 2. Nêu các đặc điểm cơ bản của truyện truyền thuyết?

Câu 3. Thế nào là văn bản thông tin?

Câu 4. Nêu các đặc điểm cơ bản của văn bản thông tin?

Câu 5. Thế nào là truyện cổ tích?

Câu 6. Nêu các đặc điểm cơ bản của truyện cổ tích?

Câu 7. Truyện truyền thuyết và truyện cổ tích khác nhau ở điều cơ bản nào?

Dạng bài tập: Đọc một ngữ liệu (truyền thuyết, cổ tích, văn bản thông tin), sau đó trả lời các câu hỏi đọc – hiểu

II. Tri thức tiếng Việt

Ôn lại các kiến thức tiếng Việt sau để áp dụng làm các dạng bài tập tiếng Việt

Câu 1. Nêu tác dụng của dấu chấm phẩy?

Câu 2. Trình bày khái niệm, tác dụng của phép tu từ so sánh?

Câu 3. Trình bày khái niệm, tác dụng của phép tu từ nhân hóa?

Câu 4. Trình bày khái niệm, tác dụng của phép tu từ điệp từ, điệp ngữ? Nêu tác dụng của nó?

Câu 5. Thế nào là cụm động từ? Cụm tính từ? Nêu cấu tạo và tác dụng của chúng

Dạng bài tập:

- Giải nghĩa từ có chứa yếu tố Hán Việt; giải nghĩa thành ngữ (liên quan đến những câu chuyện dân gian)

- Xác định từ ghép, từ láy; nêu tác dụng của từ láy gợi hình, gợi thanh

- Xác định CĐT, CTT và đặt câu

- Phát hiện và nêu tác dụng của biện pháp so sánh, điệp ngữ

- Tìm và nêu tác dụng của dấu chấm phẩy.

III. Tri thức Tập làm văn

Câu 1. Nêu các yêu cầu của bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hóa)?

Câu 2. Nêu các bước làm bài của bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hóa)?

Câu 3. Nêu dàn ý khái quát của bài văn bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hóa)?

Câu 4. Nêu các yêu cầu của bài văn đóng vai nhân vật để kể lại một truyện cổ tích?

Câu 5. Nêu các bước làm bài bài văn đóng vai nhân vật để kể lại một truyện cổ tích?

Câu 6. Nêu dàn ý khái quát dàn ý của bài văn đóng vai nhân vật để kể lại một truyện cổ tích?

Dạng bài tập:

- Viết một văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện (sinh hoạt văn hóa): hội làng, ngày Tết cổ truyền, hội chợ quên,…,

- Kể lại một truyện truyền thuyết, truyện cổ tích bằng lời một nhân vật trong truyện

Phần B. Bài tập minh họa

Đề 1

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

CẬU BÉ TÍCH CHU

Ngày xưa, có một bạn tên là Tích Chu. Bố mẹ Tích Chu mất sớm, Tích Chu ở với bà.

Hàng ngày bà phải làm việc quần quật kiếm tiền nuôi Tích Chu, có thức gì ngon bà cũng dành cho Tích Chu. Ban đêm, khi Tích Chu ngủ thì bà thức quạt. Thấy bà thương Tích Chu, có người bảo:

– Bà ơi! Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển. Lớn lên, Tích Chu sẽ không khi nào quên ơn bà.

Thế nhưng lớn lên, Tích Chu lại chẳng thương bà. Bà thì suốt ngày làm việc vất vả, còn Tích Chu suốt ngày rong chơi. Vì làm việc vất vả, ăn uống lại kham khổ nên bà bị ốm. Bà lên cơn sốt nhưng chẳng ai trông nom. Tích Chu mãi rong chơi với bạn bè, chẳng nghĩ gì đến bà đang ốm. Một buổi trưa, trời nóng nực, cơn sốt lên cao, bà khát nước quá liền gọi:

– Tích Chu ơi, cho bà ngụm nước. Bà khát khô cổ rồi!

Bà gọi một lần, hai lần…rồi ba lần nhưng vẫn không thấy Tích Chu đáp lại. Mãi sau Tích Chu thấy đói mới chạy về nhà kiếm cái ăn. Tích Chu ngạc nhiên hết sức thấy bà biến thành chim và vỗ cánh bay lên trời. Tích Chu hoảng quá kêu lên:

– Bà ơi! Bà đi đâu? Bà ở lại với cháu. Cháu sẽ mang nước cho bà, bà ơi!

– Cúc cu … cu! Cúc … cu cu! Chậm mất rồi cháu ạ, bà khát quá không thể chịu nổi phải hóa thành chim để bay đi kiếm nước. Bà đi đây, bà không về nữa đâu!

Nói rồi chim vỗ cánh bay đi. Tích Chu hoảng quá chạy theo bà, cứ nhằm theo hướng chim bay mà chạy. Cuối cùng Tích Chu gặp chim đang uống nước ở một dòng suối mát. Tích Chu gọi:

– Bà ơi! Bà trở về với cháu đi. Cháu sẽ đi lấy nước cho bà, cháu sẽ giúp đỡ bà, cháu sẽ không làm bà buồn nữa!

– Cúc …cu…cu, muộn quá rồi cháu ơi! Bà không trở lại được nữa đâu!

Nghe chim nói, Tích Chu òa khóc, Tích Chu thương bà và hối hận. Giữa lúc đó, có một bà tiên hiện ra, bà bảo Tích Chu:

– Nếu cháu muốn bà trở lại thành người thì cháu phải đi lấy nước suối Tiên cho bà cháu uống. Đường lên suối Tiên xa lắm, cháu có đi được không?

Nghe bà Tiên nói, Tích Chu mừng rỡ vô cùng, vội vàng hỏi đường đến suối Tiên, rồi chẳng một phút chần chừ, Tích Chu hăng hái đi ngay.

Trải qua nhiều ngày đêm lặn lội trên đường, vượt qua rất nhiều nguy hiểm, cuối cùng Tích Chu đã lấy được nước suối mang về cho bà uống. Được uống nước suối Tiên, bà Tích Chu trở lại thành người và về ở với Tích Chu.

Từ đấy, Tích Chu hết lòng yêu thương chăm sóc bà.

(Nguồn: Tổng hợp truyện dân gian Việt Nam)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Truyện Cậu bé Tích Chu thuộc thể loại nào?

A. Truyện cổ tích

B. Truyện đồng thoại

C. Truyền thuyết

D. Ngụ ngôn.

Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai?

A. Lời của nhân vật người bà.

B. Lời của người kể chuyện.

C. Lời của nhân vật Tích Chu

C. Lời của nhân vật bà tiên.

Câu 3. Truyện được kể theo ngôi thứ nhất?

A. Đúng

B. Sai

Câu 4. Tình cảm của bà đối với Tích Chu như thế nào?

A. Bà rất thương Tích Chu.

B. Bà chăm lo chu đáo cho Tích Chu.

C. Bà rất buồn Tích Chu.

D. Bà không quan tâm đến Tích Chu.

Câu 5. Tại sao người Bà lại hóa thành chim?

A. Vì bà khát nước gọi mãi không thấy Tích Chu đâu.

B. Vì giận Tích Chu không lấy nước cho Bà.

C. Vì bà khát quá phải hóa thành chim để bay đi kiếm nước .

D. Vì Bà muốn Tích Chu thay đổi.

Câu 6. Tích Chu đã làm gì để Bà trở lại thành người?

A. Chăm sóc bà khi ốm.

B. Lấy nước cho bà uống.

C. Nhờ bà tiên giúp đỡ.

D. Đi lấy nước suối Tiên cho bà cháu uống .

Câu 7. Từ “ yêu thương” trong câu: “Từ đấy, Tích Chu hết lòng yêu thương chăm sóc bà.” là:

A. Từ đơn.

B. Từ ghép đẳng lập

C. Từ ghép chính phụ

D. Từ láy.

Câu 8. Tác dụng của trạng ngữ trong câu: Ban đêm, khi Tích Chu ngủ thì bà thức quạt.

A. Chỉ thời gian

B. Chỉ nơi chốn

C. Chỉ nguyên nhân

D. Chỉ mục đích

Câu 9. Em rút ra bài học gì sau khi đọc tác phẩm?

Câu 10. Theo em nhân vật cậu bé Tích Chu đáng khen hay đáng trách? Vì sao?

Phần II. Tạo lập văn bản

Đề bài: Đóng vai một nhân vật trong câu chuyện cổ tích mà em thích và kể lại câu chuyện đó.

Đề 2

Phần I. Đọc – hiểu văn bản

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới

“... Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần, nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu thương, rồi trở thành vợ chồng, cùng nhau chung sống trên cạn ở điện Long Trang.

Ít lâu sau, Âu Cơ có mang đến kì sinh nở. Chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng nở ra một trăm con trai, con nào con ấy hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô [2], khỏe mạnh như thần.

Thế rồi một hôm, Lạc Long Quân vốn quen ở nước, cảm thấy mình không thể sống mãi trên cạn được, đành từ biệt Âu Cơ và đàn con để trở về thủy cung với mẹ. Âu Cơ ở lại một mình nuôi đàn con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên và than thở.

– Sao chàng bỏ thiếp [3] mà đi, không cùng thiếp nuôi đàn con nhỏ?

Lạc Long Quân nói:

– Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là giòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình tập quán [4] khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.

Âu Cơ và trăm con nghe theo, rồi cùng nhau chia tay nhau lên đường.

[...] Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta con cháu vua Hùng, thường nhắc đến nguồn gốc của mình là con Rồng, cháu Tiên.

(Trích “Con Rồng, cháu Tiên”, theo Nguyễn Đổng Chi kể)

Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất

1. Truyện “Con Rồng cháu Tiên” ra đời trong giai đoạn nào của lịch sử nước ta?

A. Thời đại Hùng Vương.

B. Thời An Dương Vương xây thành cổ Loa.

C. Thời kì Bắc thuộc.

D. Thời đại phong kiến.

2. Truyện “Con Rồng cháu Tiên” ra đời nhằm mục đích gì?

A. Kể về những câu chuyện thần kì, có thật và được truyền từ đời này qua đời khác.

B. Giải thích nguồn gốc cộng đồng người Việt Nam, nguồn gốc các dân tộc trên lãnh thổ nước ta.

C. Dựng lại bức tranh lịch sử nước ta trong buổi đầu dựng nước.

D. Nêu cao tinh thần yêu nước và truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

3. Câu văn “Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu thương, rồi trở thành vợ chồng, cùng nhau chung sống trên cạn ở điện Long Trang” có mấy cụm động từ?

A. Hai cụm

B. Ba cụm

C. Bốn cụm

D. Năm cụm

4. Hai nhân vật chính được đề cập đến trong đoạn trích trên là?

A. Thần Nông và Thần Long Nữ.

B. Vua Hùng và Lạc Long Quân.

C. Lạc Long Quân và Âu Cơ.

D. Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ.

Câu 2. Văn bản trên được viết theo thể loại nào? Đặc điểm của thể loại đó là gì?

Câu 3. Chi tiết “Năm mươi con theo cha xuống biển, năm mươi con theo mẹ lên non, khi có việc thì nương tựa lẫn nhau” thể hiện điều gì?

Câu 4. Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên, em rút ra cho mình những bài học nào?

Phần II. Tạo lập văn bản

Đề bài: Hãy viết bài văn thuyết minh về một lễ hội văn hóa dân gian hoặc một sự kiện văn hóa mà em được tham gia hoặc tìm hiểu.

3. Đề cương ôn tập Văn 6 giữa kì 2 Cánh diều

Bài 1: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong từng trường hợp sau:

a. Một tiếng chim kêu sáng cả rừng.

b. Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.

c. Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non.

d. Vì sao? Trái Đất nặng ân tình

Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh

Gợi ý:

a. Ẩn dụ: Tiếng chim kêu như một chiếc chuông, một chiếc đồng hồ báo thức đánh thức, gọi dậy vạn vật khiến cả khu rừng bừng sáng lên.

b. Hoán dụ: Hình ảnh “mồ hôi” được dùng để chỉ công sức, sự vất vả của người nông dân.

c, Ẩn dụ: Hình ảnh chiếc bánh trôi “vừa trắng lại vừa tròn” giống với vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ; Cách luộc bánh trôi bảy phần nổi, ba phần chỉm cũng giống như cuộc đời chìm nổi, phụ thuộc của người phụ nữ trong xã hội xưa.

d, Hoán dụ: Hình ảnh “Trái Đất” được dùng để chỉ toàn bộ nhân dân Việt Nam, và rộng lớn hơn là cả nhân loại.

Bài 2: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Biết chị Cốc đi rồi, tôi mới mon men bò lên. Trông thấy tôi, Dế Choắt khóc thảm thiết.

Tôi hỏi một câu ngớ ngẩn:

- Sao? Sao? Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:

- Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm. Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ vì cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?

Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:

- Thôi tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

Thế rồi Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì Choắt đầu đến nỗi. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chạy vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.

Tôi đem xác Dế Choắt đến chân vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mồ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.”

1, Em hãy cho biết đoạn trích trên được kể bằng lời nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy?

2, Em hãy ghi lại lời nói của nhân vật Dế Mèn thể hiện tâm trạng ăn năn, hối hận khi chứng kiến cái chết của Dế Choắt.

3, Sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã nhận được “bài học đường đời đầu tiên”. Theo em, bài học đó là gì?

4, Nếu gặp một người bạn có đặc điểm như Dế Choắt (sức khỏe yếu, hình thể có khiếm khuyết, tính cách nhút nhát, yếu đuối,…) em sẽ đối xử với bạn như thế nào?

Gợi ý:

1, - Đoạn trích trên được kể bằng lời của nhân vật Dế Mèn, theo ngôi kể thứ nhất.

- Tác dụng của việc kể theo ngôi kể ấy:

+ Tạo nên sự khách quan cho câu chuyện, làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực hơn.

+ Lột tả chính xác cảm xúc, tâm tư của nhân vật.

2, Lời nói của nhân vật Dế Mèn thể hiện tâm trạng ăn năn, hối hận khi chứng kiến cái chết của Dế Choắt.

- Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?

3, Sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã nhận được bài học: không nên kiêu ngạo, hung hăng, nghịch ngợm tai quái mang tai vạ đến cho người khác và cho chính bản thân mình.

4, Nếu gặp một người bạn có đặc điểm như Dế Choắt:

  • Em sẽ yêu thương và giúp đỡ bạn.
  • Chia sẻ cùng bạn những công việc khó khăn.

Bài 3:

1. Tìm chủ ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây. Xác định thành tố chính và các thành tố phụ trong mỗi cụm từ đó.

a. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.

b. Từ trong hốc đá, một mụ nhện cái to nhất cong chân nhảy ra.

c. Một cơn giông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

d. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong.

Thành tố phụ trước

Từ trung tâm

Thành tố phụ sau

Gợi ý:

Thành tố phụ trước

Từ trung tâm

Thành tố phụ sau

Những

cái vuốt

ở chân, ở khoeo

một

mụ nhện

cái to nhất.

Một

cơn dông tố

kinh khủng

gương mặt

mẹ tôi

đôi

mắt

trong

Bài 4: Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong phép hoán dụ là gì

a. Cả nhà ăn cơm trong hương lúa đầu mùa từ đồng Chõ thoảngvề;…

(Lao xao ngày hè – Duy Khán)

b, Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ Bắp chân, đầu gối vẫn săn gân (Ta đi tới – Tố Hữu)

c, Bỗng lòe chớp đỏ

Thôi rồi, Lượm ơi

Chú đồng chí nhỏ

Một dòng máu tươi

(Trích Lượm – Tố Hữu)

Gợi ý:

Câu 5: Hãy viết bài văn kể lại một chuyến đi đáng nhớ của em

1, Về hình thức:

  • Đảm bảo bố cục của một bài văn: Mở bài – Thân bài – Kết bài
  • Bài văn không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả, ngữ pháp.

2, Về nội dung

a. Mở bài:

Nêu nhận xét khái quát về chuyến đi đáng nhớ mà em muốn kể.

(Gợi ý:

  • Em đã được đi tham quan nhiều nơi nhưng chuyến đi dã ngoại cùng với lớp đến thăm Vườn Quốc gia Cúc Phương khiến em nhớ mãi.
  • Chuyến đi khiến em hiểu thêm về vẻ đẹp của đất nước, hiểu thêm về các bạn trong lớp.)

b, Thân bài

- Nêu lí do có chuyến đi đáng nhớ.

(Gợi ý:

+ Chuyến đi này do trường em tổ chức để giúp học sinh có trải nghiệm thực tế về thảm thực vật ở Vườn Quốc Gia Cúc Phương và phục vụ cho việc hoàn thành dự án môn Sinh học.)

* Kể lại hành trình chuyến đi: bắt đầu, trên đường đi, điểm đến,… (Gợi ý:

- Trước chuyến đi:

  • Cả lớp ai cũng mong ngóng, chờ đợi.
  • Cô giáo giao cho mỗi tổ chuẩn bị một vài món ăn tự làm để thi “Khéo tay hay làm”.
  • Sau khi tham quan sẽ có cuộc thi hiểu biết về Vườn Quốc gia Cúc Phương nên ai cũng háo hức.

- Trên đường đi:

  • Em cảm nhận được sự vui vẻ, náo nức của các bạn. Cả lớp cùng chơi trò chơi và ngắm cảnh đẹp hai bên đường.
  • Em thấy Tổ quốc ta thật tươi đẹp, cây cối xanh tốt, trù phú, đồng ruộng thẳng cánh cò bay, những dòng sông êm đềm chảy quanh xóm làng.
  • Mỗi địa phương đi qua, cô giáo lại cung cấp thêm cho chúng em vài nét cơ bản về truyền thống lịch sử, nét đẹp nổi bật của địa phương đó.

- Tới địa điểm tham quan: Chúng em vô cùng vui sướng được chiêm ngưỡng cảnh núi rừng hùng vĩ mà thơ mộng).

* Kể lại sự việc đáng nhớ hoặc miêu tả quang cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh,… ở những nơi em đã đi qua.

(Gợi ý:

  • Chúng em được đến thăm động Người xưa, ngắm cây trò chỉ 100 tuổi với nhiều loài thực vật, động vật phong phú.
  • Đến lúc cắm trại, 4 tổ đã dựng lều rất nhanh và đẹp (do được tập từ ở nhà).
  • Các bạn trổ tài nấu nướng. Thật bất ngờ khi em thấy bạn Trang bốn rất ít giao tiếp, ít nói lại khéo tay. Hỏi han tâm sự, chúng em mới biết gia đình bạn rất khó khăn, bạn cùng mẹ phải nấu và bán cơm bình dân thuê để kiểm sống. Ai cũng thương bạn và thấy mình thật là vô tâm.
  • Khi thuyết trình về khu dã ngoại, em đã chiến thắng sự nhút nhát lên trình bày về thảm thực vật của rừng Cúc Phương (điều này em đã được qua tài liệu của bố ở nhà). Các bạn đã động viên em nhiệt tình. Em được cô giáo khen và trao giải nhất. Lòng em thật hạnh phúc, vui sướng.
  • Kết thúc buổi dã ngoại, chúng em thu xếp đồ đạc lên ô tô ra về.)

c, Kết bài: Điều gì đáng nhớ nhất ở chuyến đi?

- Suy nghĩ về bài học rút ra từ chuyến đi hoặc mong ước về những chuyến đi bổ ích, lí thú tiếp theo.

Gợi ý:

  • Chuyến tham quan khiến tập thể lớp hiểu nhau hơn, thêm gắn bó và yêu quý nhau.
  • Em thêm tự tin để tiếp tục niềm mơ ước trở thành một nhà sinh vật học trong tương lai.

Để chuẩn bị cho kì thi giữa kì 2 sắp tới, ngoài việc ôn tập theo đề cương, các bạn học sinh cần thực hành luyện đề để nắm được cấu trúc đề thi cũng như làm quen với nhiều dạng đề khác nhau. Mời các bạn vào chuyên mục đề thi giữa học kì 2 lớp 6 trên VnDoc để tham khảo nhé. Chuyên mục tổng hợp đề thi các môn học như Toán, Văn, Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lý, Công nghệ, Công dân, Tiếng Anh liên tục được VnDoc sưu tầm, cập nhật cho các bạn theo dõi.

Đánh giá bài viết
3 2.271
Sắp xếp theo

    Đề thi giữa kì 2 lớp 6

    Xem thêm