Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Top 5 Đề thi giữa kì 2 Tin học 6 Cánh diều năm 2024

VnDoc giới thiệu Bộ Đề thi giữa học kì 2 lớp 6 môn Tin học sách Cánh diều có đáp án và bảng ma trận đề thi chi tiết. Toàn bộ nội dung đề thi bám sát chương trình học trên lớp và SGK mới. Sau đây là chi tiết từng câu hỏi.

Lưu ý: Toàn bộ 5 đề thi và đáp án có trong file tải, mời các bạn tải về xem trọn bộ

1. Đề thi Tin học 6 giữa kì 2 Cánh diều - Đề 1

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II

MÔN: Tin học 6

TT

Chương/Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

% tổng

Điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Chủ đề D.

Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số

Đề phòng một số tác hại khi tham gia Internet

7

3

25%

(2,5 điểm)

2

Chủ đề E.

Ứng dụng Tin học

1. Soạn thảo văn bản cơ bản

6

6

1

1

50%

(5,0 điểm)

2. Sơ đồ tư duy và phần mềm sơ đồ tư duy

4

2

1

25%

(2,5 điểm)

Tổng

17

11

2

1

Tỉ lệ %

40%

30%

20%

10%

100%

Tỉ lệ chung

70%

30%

100%

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7 ĐIỂM)

- Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất.

- Trong đề kiểm tra này sử dụng phần mềm Microsoft Office Word 2016, …

Câu 1. Hãy chọn đáp án SAI trong các phương án dưới đây. Khi sử dụng Internet, em có thể

A. Tin tưởng mọi nguồn thông tin trên mạng.

B. Bị lôi kéo vào các hoạt động không lành mạnh.

C. Máy tính bị nhiễm virus hay mã độc.

D. Bị lừa đảo hoặc lợi dụng.

Câu 2. Việc làm nào sau đây là SAI khi sử dụng Internet

A. Thường xuyên sử dụng Internet ở các máy tính công cộng

B. Sử dụng phần mềm diệt virus cho máy tính

C. Sử dụng mạng Internet phục vụ cho việc học tập

D. Không chia sẽ thông tin cá nhân và gia đình lên Internet

Câu 3: Đâu không phải là tác hại khi dùng Internet?

A. Thông tin cá nhân bị lộ hoặc bị đánh cắp

B. Bị lừa đảo, dụ dỗ, đe dọa, bắt nạt trên mạng

C. Nghiện Internet, nghiện trò chơi trên mạng

D. Học tập nâng cao kiến thức.

Câu 4. Việc làm nào được khuyến khích khi sử dụng các dịch vụ Internet?

A. Mở thư điện tử do người lạ gửi.

B. Tải các phần mềm miễn phí không được kiểm duyệt.

C. Liên tục vào các trang mạng xã hội để cập nhập thông tin.

D. Vào trang web để tìm thông tin liên quan để làm bài tập về nhà.

Câu 5: Lời khuyên nào SAI khi em muốn bảo vệ thông tin trên máy tính của mình?

A. Đừng bao giờ mở thư điện tử từ những người không quen biết.

B. Luôn nhớ đăng xuất khi sử dụng xong ứng dụng.

C. Chẳng cần làm gì vì máy tính đã được bảo vệ từ nhà sản xuất.

D. Nên cài đặt phần mềm bảo vệ máy tính.

Câu 6: Em nên làm gì với các mật khẩu của mình dùng trên mạng ?

A. Cho bạn bè biết mật khẩu nếu quên còn hỏi bạn.

B. Sử dụng cùng một mật khẩu cho mọi ứng dụng.

C. Đổi mật khẩu thường xuyên và không cho bất cứ ai biết

D. Đặt mật khẩu dễ đoán cho khỏi quên

Câu 7: Bạn của em nói cho em biết một số thông tin riêng tư không tốt về một bạn khác cùng lớp. Em nên làm gì?

A. Đăng thông tin đó lên mạng để mọi người đều đọc

B. Đăng thông tin đó lên mạng nhưng hạn chế chỉ bạn bè xem được

C. Đi hỏi thêm thông tin, nếu đúng sẽ đăng lên mạng cho mọi người biết

D. Bỏ qua không để ý vì thông tin đó có thể không đúng, nếu đúng thì cũng không nên xâm phạm vào những thông tin riêng tư của bạn.

Câu 8. Khi bị một người quen chụp được một khoảnh khắc xấu của em và đe doạ đăng lên mạng xã hội. Em sẽ làm gì?

A. Không quan tâm

B. Sợ hãi, im lặng không nói với ai

C. Làm theo sự điều khiển của người đó để không bị đăng ảnh lên mạng xã hội

D. Nói với người lớn để nhờ sự giúp đỡ

Câu 9. Khi truy cập Internet, em nhận được một mẫu điền thông tin cá nhân để nhận thưởng không rõ nguồn gốc, em sẽ làm gì?

A. Chia sẻ cho bạn bè để cùng nhận thưởng

B. Im lặng, điền thông tin nhận thưởng một mình

C. Không điền thông tin và thoát khỏi trang web đang truy cập

D. Không quan tâm

Câu 10: Một người bạn mới quen qua mạng muốn em mở webcam. Em sẽ xử lí như thế nào?

A. Không mở webcam. B. Đồng ý mở bất cứ lúc nào.

C. Chỉ mở khi cần thiết.

D. Dùng ứng dụng giả lập webcam để chia sẻ hình ảnh người khác.

Câu 11: Các lệnh định dạng đoạn văn bản nằm trong nhóm lệnh nào dưới đây?

A. Page Layout

B. Design

C. Paragraph

D. Font

Câu 12. Để căn lề giữa cho đoạn văn bản, ta chọn nút lệnh nào dưới đây?

Câu 13: Để định dạng chữ đậm cho kí tự, ta chọn kí tự và nháy chuột vào nút nào?

Câu 14: Để giãn dòng trong văn bản, ta dùng nút lệnh nào sau đây?

Câu 15. Phát biểu nào đúng khi nói đến cách để xác định đoạn văn bản cần định dạng

A. Đánh dấu một phần đoạn văn bản.

B. Đánh dấu toàn bộ đoạn văn bản.

C. Đặt con trỏ vào trong đoạn văn bản.

D. Hoặc A hoặc B hoặc C

Câu 16: Thao tác nào không phải là thao tác định dạng văn bản?

A. Thay đổi kiểu chữ thành chữ nghiêng.

B. Chọn chữ màu xanh.

C. Căn giữa đoạn văn bản.

D. Thêm hình ảnh vào văn bản.

Câu 17. Để định dạng cho đoạn văn bản em dùng nhóm lệnh nào trên thẻ Home?

A. Font

B.Table

C. Paragraph

D. Editing

Câu 18: Trong phần mềm soạn thảo văn bản để phân cách các đoạn chúng ta nhấn phím nào dưới đây?

A. Enter

B. Backspace

C. Tab

D. Shift

Câu 19. Trong phần mềm soạn thảo văn bản Word 2010, lệnh Portrait dùng để

A. chọn hướng trang đứng.

B. chọn hướng trang ngang.

C. chọn lề trang.

D. chọn lề đoạn văn bản.

Câu 20. Việc phải làm đầu tiên khi muốn thiết lập định dạng cho một đoạn văn bản là:

A. Vào thẻ Home, chọn nhóm lệnh Paragraph.

B. Cần phải chọn toàn bộ đoạn văn bản.

C. Đưa con trỏ soạn thảo vào vị trí bất kì trong đoạn văn bản.

D. Nhấn phím Enter.

Câu 21. Nhóm các nút lệnh trong hình dưới đây có chức năng gì?

A. Chèn thêm hàng, cột

B. Điều chỉnh kích thước dòng, cột

C. Căn chỉnh lề, hướng của văn bản trong ô

D. Gộp tách ô, tách bảng

Câu 22. Để tạo ra một bảng gồm 14 cột, 8 hàng thì cần gõ số vào ô tương ứng như nào?

A. Ô Columns : 14; Ô Rows : 12

B. Ô Columns : 14; Ô Rows : 8

C. Ô Columns : 8; Ô Rows : 12

D. Ô Columns : 8; Ô Rows : 14

Câu 23: Sơ đồ tư duy dùng để làm gì?

A. Trình bày thông tin một cách trực quan bằng cách sử dụng văn bản, hình ảnh và các đường nối.

B. Văn bản của một vở kịch, bộ phim hoặc chương trình phát sóng

C. Bản vẽ kiến trúc một ngôi nhà

D. Một sơ đồ hướng dẫn đường đi

Câu 24. Để tạo sơ đồ tư duy em cần phải:

A. Vẽ chủ đề chính ở bên phải tờ giấy để tiện kết nối chủ đề chính với các chủ đề phụ

B. Tạo nhánh từ các chủ đề phụ

C. Thêm từ khóa, tạo các nhánh và chọn màu khác nhau

D. Xác định chủ đề chính, tạo nhánh, thêm từ khóa và tạo thêm nhánh con.

Câu 25: Phát biểu nào không phải là ưu điểm của việc tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm máy tính?

A. Có thể sắp xếp, bố trí với không gian rộng mở, dễ sửa chữa, thêm bớt nội dung.

B. Có thể chia sẻ được cho nhiều người.

C. Có thể làm ở bất cứ đâu, không cần công cụ hỗ trợ.

D. Có thể kết hợp và chia sẻ để sử dụng cho các phần mềm máy tính khác.

Câu 26: Sơ đồ tư duy gồm các thành phần:

A. Bút, giấy, mực

B. Phần mềm máy tính

C. Từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh, đường nối, màu sắc, …

D. Con người, đồ vật, khung cảnh, …

Câu 27. Phát biểu nào SAI về việc tạo được sơ đồ tư duy tốt?

A. Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng nên tô màu đậm hơn và kích thước dày hơn.

B. Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng.

C. Nên bố tri thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.

D. Không nên sử dụng màu sắc trong sơ đồ tư duy vì màu sắc làm người xem mất tập trung vào vấn đề chính.

Câu 28: Trong sơ đồ tư duy sau:

Trong sơ đồ trên có bao nhiêu chủ đề nhánh?

A. 2 B. 3

C. 4 D. 5

Xem tiếp câu hỏi phần tự luận và đáp án trong file tải về

2. Đề thi Tin học 6 giữa kì 2 Cánh diều - Đề 2

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Em hãy cho biết trường hợp nào sau đây bị ảnh hưởng bởi tác hại từ internet?

A. Dễ bị nghiện INTERNET

B. Có nhiều bạn bè, kết giao mọi nơi

C. Ham học hỏi, tích cực học tập.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 2. Bạn của em nói cho em biết một số thông tin riêng tư không tốt về một bạn khác cùng lớp. Em nên làm gì?

A. Đăng thông tin đó lên mạng để mọi người đều đọc được

B. Bỏ qua không để ý vì thông tin đó có thể không đúng, nếu đúng thì cũng không nên xâm phạm vào những thông tin riêng tư của bạn

C. Đi hỏi thêm thông tin, nếu đúng thì sẽ đăng lên mạng cho mọi người biết

D. Đăng thông tin đó lên mạng nhưng giới hạn chỉ để bạn bè đọc được

Câu 3. Em nên làm gì với các mật khẩu dùng trên mạng của mình?

A. Thay mật khẩu thường xuyên và không cho bất cứ ai biết

B. Sử dụng cùng một mật khẩu cho mọi thứ

C. Đặt mật khẩu dễ đoán cho khỏi quên

D. Cho bạn bè biết mật khẩu nếu quên còn hỏi bạn

Câu 4. Nếu bạn thân của em muốn mượn tên đăng nhập và mật khẩu tài khoản trên mạng của em để sử dụng trong một thời gian, em sẽ làm gì?

A. Cho mượn ngay không cần điều kiện gì

B. Không cho mượn, bảo bạn tự tạo một tài khoản riêng, nếu cần em có thể hướng dẫn

C. Cho mượn nhưng yêu cầy bạn phải hứa là không được dùng để làm việc gì không đúng

D. Cho mượn một ngày thôi rồi lấy lại, chắc không có vấn đề gì

Câu 5. Mật khẩu nào sau đây của bạn Nguyễn Văn An là chưa đủ mạnh?

A. NguyenVanAn2020@

B. Nguyenvanan12011

C. an123456

D. Nguyen#2023

Câu 6. Bạn Nam chụp được một khoảnh khắc xấu của bạn Hoa và rủ em đăng lên mạng xã hội để trêu Hoa. Em nghĩ gì về việc này?

A. Không quan tâm, mặc Nam thích làm gì thì làm.

B. Không nên làm thế, vì tự ý đăng ảnh của Hoa là vi phạm pháp luật.

C. Gọi thêm vài bạn nữa cùng xem ảnh rồi đăng lên.

D. Vui vẻ hưởng ứng

Câu 7: Trong các câu sau đây, câu nào đúng?

A. Chỉ người lớn mới cần phải bảo vệ thông tin cá nhân, học sinh chưa đi làm nên không có thông tin gì cần bảo mật.

B. Danh sách một lớp học (Gồm có họ tên, ngày sinh, giới tính) là thông tin tập thể, vốn là thông tin công khai, nên công bố rộng rãi, sẽ không ảnh hưởng gì.

C. Tên trường, tên lớp đang theo học; họ tên của phụ huynh; tên cơ quan nơi bố mẹ đang công tác là những thông tin các nhân, do vậy không nên dễ dàng tiết lộ cho người lạ.

D. Tất cả đáp án trên đều đúng.

Câu 8. Khi truy cập Internet, em nhận được một mẫu điền thông tin cá nhân để nhận thưởng không rõ nguồn gốc, em sẽ làm gì?

A. Chia sẻ cho bạn bè để cùng nhận thưởng

B. Im lặng, điền thông tin nhận thưởng một mình

C. Không quan tâm

D. Không điền thông tin và thoát ra luôn.

Câu 9. Em nhận được tin nhắn và lời mời kết bạn trên Facebook từ một người mà em không biết. Em sẽ làm gì?

A. Vào Facebook của họ đọc thông tin, xem ảnh xem có phải người quen không, nếu phải thì chấp nhận kết bạn, không phải thì thôi

B. Nhắn tin hỏi người đó là ai, để xem mình có quen không, nếu quen mới kết bạn

C. Chấp nhận yêu cầu kết bạn và trả lời tin nhắn ngay

D. Không chấp nhận kết bạn và không trả lời tin nhắn.

Câu 10. Trong phần mềm soạn thảo văn bản, công cụ Tìm kiếm có tác dụng gì?

A. Chỉ tìm kiếm được ảnh trong văn bản.

B. Tìm được nhiều thông tin trên mạng internet.

C. Thay thế nhanh các từ và cụm từ.

D. Giúp nhanh chóng định vị được một cụm từ cho trước ở những vị trí nào trong văn bản.

Câu 11. Em hãy cho biết cách nào sau đây giúp phòng ngừa tác hại của internet?

a. Thường xuyên truy cập vào các trang web lạ.

b. Vào mạng xã hội thâu đêm.

c. Like các nội dung không lành mạnh

d. Chỉ truy cập những trang web nghiêm túc và lành mạnh theo sự tư vấn của người lớn.

Câu 12: Đâu không phải là biện pháp phòng ngừa tác hại khi tham gia internet?

a.Vào mạng xã hội thâu đêm suốt sáng.

b. Không mở email từ địa chỉ lạ

c. Truy cập trang web không lành mạnh

d. Tự suy nghĩ thay vì lập tức tìm sự trở giúp của Internet.

Câu 13. Khi nghi ngờ thư điện tử nhận được là thư rác, em sẽ xử lí như thế nào?

A. Mở ra đọc xem nội dung viết gì.

B. Trả lời lại thư, hỏi đó là ai.

C. Xoá thư khỏi hộp thư

D. Gửi thư đó cho người khác.

Câu 14. Để có thể bảo vệ máy tính của mình khỏi virus, em không nên làm theo lời khuyên nào?

A.. Không bao giờ nháy chuột vào liên kết trong hộp thư điện tử từ những người em không biết

B. Luôn nhớ đăng xuất khỏi hộp thư điện tử khi sử dụng

C. Đừng bao giờ mở tệp đính kèm từ những thư lạ.

D. Nên xoá tất cả các thư trong hộp thư đến.

Tài liệu phần trắc nghiệm vẫn còn trong file tải

PHẦN II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 29 (1,0 điểm): Trước các tác hại mà internet gây ra, em hãy đề xuất một số biện pháp để sử dụng internet một cách khoa học và hiệu quả nhất trong thời đại công nghệ số hiện nay.

Câu 30 (1,0 điểm). Cho đoạn văn bản sau:

“SƠN LA là một tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên 14.125 km² chiếm 4,27% tổng diện tích cả nước, đứng thứ 3 trong số 64 tỉnh thành phố trong cả nước. SƠN LA có độ cao trung bình 600m so với mặt nước biển. Địa hình chia thành 3 vùng sinh thái: vùng dọc trục quốc lộ 6, vùng hồ sông Đà và vùng cao biên giới. SƠN LA có hai cao nguyên: Mộc Châu (cao 1.050 m) và Nà Sản (cao 800 m). Về địa hình, SƠN LA gồm 3/4 là đồi núi và cao nguyên, đất đai tương đối màu mỡ, thích hợp với các loại cây công nghiệp, cây lâu năm.

SƠN LAcó khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Khí hậu SƠN LA chia làm 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. SƠN LA nóng ẩm vào mùa xuân. Nắng nóng vào lúc giao mùa giữa mùa xuân và mùa hạ. Se se lạnh vào mùa thu. Lạnh buốt vào mùa đông.”

a) Em hãy nêucách định dạng được đoạn văn bản như trên (tạo bảng, kiểu chữ, thụt lề dòng đầu tiên27cm, căn lề đoạn).

b) Làm thế nào để sửa tất cả các từ “SƠN LA” thành “Sơn la”?

Câu 31 (1,0 điểm). Em hãy trình bày thao tác tạo bảng gồm 5 cột, 4 hàng. Muốn tách bảng ra làm hai bảng riêng biệt, trong đó mỗi bảng gồm 2 hàng, ta làm thế nào?

--------------Hết----------------

Đáp án Đề thi Tin học 6 giữa kì 2 Cánh diều

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

Đáp án

A

B

A

B

C

B

C

D

A

D

D

A

C

D

PHẦN II : TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Điểm

Câu 29

1,0 điểm

Học sinh đề xuất được ít nhất 4 biện pháp đúng sẽ được 1,0 điểm:

- Sử dụng internet thời gian vừa phải, để giải trí lành mạnh, hoặc để tham gia học tập, tham khảo kiến thức, không ỷ lại vào nó.

- Không cung cấp những thông tin cá nhân cho người khác.

- Khi sử dụng và chia sẻ thông tin, cần kiểm chứng kĩ lưỡng để tránh thông tin sai sự thật, chứa nội dung xấu, lừa đảo hoặc vi phạm pháp luật.

- Chỉ truy cập vào những trang web lành mạnh, nghiêm túc.

- Không cung cấp những thông tin cá nhân của mình cho người khác.

- Sử dụng phần mềm diệt virus...)

1,0

Câu 30

1,0 điểm

a)

- Tạo bảng: Vào dải lệnh Insert, chọn lệnh Table, kéo thả chuột chọn 1 ô (1 hàng, 1 cột)

- Định dạng kiểu chữ: Chọn toàn bộ phần văn bản, vào dải lệnh Home, nhóm lệnh Font và nháy chọn nút lệnh I ( Italic).

- Định dạng thụt lề dòng đầu tiên của đoạn: Đặt con trỏ soạn thảo tại đoạn, kéo nút thước trên (First Line Indent) dịch sang phải 1,27 cm.

- Định dạng căn lề: Đặt con trỏ soạn thảo tại đoạn, nhấn chọn nút lệnh căn lề hai bên Justify.

b) Cách sửa từ “SƠN LA” thành “Sơn la”: Vào dải lệnh Home, nhóm lệnh Editing, chọn lệnh Replace sẽ xuất hiện hộp thoại.

- Tại ô Find what : gõ từ SƠN LA.

- Tại ô Replace with: gõ từ Sơn la

- Nháy chuột tại nút Replace All để thay thế tất cả các từ tìm được.

0,5

0,5

Câu 31

1,0 điểm

- Các bước tạo bảng:

+ Đặt con trỏ soạn thảo tại vị trí cần tạo bảng.

+ Vào dải lệnh Insert, chọn lệnh Table, kéo thả chuột chọn 5 cột, 4 hàng.

- Muốn tách bảng ra thành hai bảng, ta làm như sau:

Đưa còn trỏ chuột vào một ô bất kì trong hàng 2 của bảng, vào dải lệnh Table Tools, chọn dải lệnh Layout, chọn lệnh Split Table.

0,5

0,5

Chuyên mục Đề thi giữa học kì 2 lớp 6 đầy đủ các môn học sách mới: Toán, Ngữ Văn, Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lý, Tiếng Anh, Tin học, Công dân, Công nghệ liên tục được VnDoc cập nhật các đề thi mới nhất.

Tham khảo trọn bộ tài liệu 3 sách mới môn Tin học lớp 6

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 2 lớp 6

    Xem thêm