Top 8 Đề thi giữa học kì 2 lớp 6 môn Văn Kết nối tri thức năm 2025
Đề thi Văn lớp 6 giữa học kì 2
Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 6 môn Văn Kết nối tri thức năm 2024 - 2025 gồm 8 đề thi khác nhau có đáp án cho các em học sinh ôn tập, chuẩn bị cho kì thi giữa kì 2 lớp 6 sắp tới. Đây cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề.
Lưu ý: Toàn bộ 8 đề thi và đáp án có trong file tải về, mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ
1. Đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn Văn Số 1
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN 6
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề )
TT | Kĩ năng | N/dung đ.vị k/thức | Mức độ nhận thức | Tổng | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Thế giới cổ tích Nghĩa của từ Biện pháp tu từ | 2 | 2 | 2 | 60 | |
2 | Làm văn | Viết bài kể lại truyện TT, TCT. | 1* | 1* | 1* | 1* | 40 |
Tổng | 20 | 20 | 40 | 20 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 20% | 20% | 40% | 20% | 100% | ||
Tỉ lệ chung | 20% | 20% | 40% | 20% | 100% |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II
MÔN: NGỮ VĂN 6
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:
Ngày xửa ngày xưa, có một chàng trai nông thôn hiền lành, khỏe mạnh tên là Khoai đi cày thuê, cuốc mướn cho vợ chồng ông phú hộ. Hai người này vì muốn lợi dụng chàng trai, làm việc khỏi trả tiền nên đã hứa: "Mày chịu khó làm lụng cho ta, ba năm nữa tao sẽ gả đứa con gái xinh đẹp của tao cho”.
Không nghi ngờ gì, anh chàng ra sức làm việc không quản khó nhọc. Thế nhưng, ba năm sau, ông phú hộ không còn nghĩ gì đến lời hứa khi xưa nữa, ông trở mặt, định đem gả con gái cho một phú hộ giàu có khác ở trong làng.
Ông phú hộ định lợi dụng chàng trai làm việc không công cho mình
Ông ra điều kiện với chàng trai rằng: “Mày muốn lấy con gái của tao thì phải lên rừng, tìm ngay cho tao một cây tre có trăm đốt để làm nhà cưới vợ, thì tao mới gả con gái tao cho mày”.
Vì tình yêu, anh chàng đành nghe theo lời ông phú hộ, vác dao đi rừng, quyết tâm tìm được một cây tre trăm đốt. Tìm hoài, tìm mãi chẳng ra, anh chàng tủi thân ngồi ôm mặt khóc. Bỗng có một ông lão râu tóc bạc phơ, tay cầm gậy trúc, nét mặt hiền hòa, hiện ra hỏi: “Tại sao con khóc?”.
Anh chàng đem kể đầu đuôi sự tình cho ông cụ nghe, ông nghe xong, bảo anh rằng: “Con hãy đi chặt cho đủ 100 đốt tre rời rồi đọc câu thần chú Khắc nhập, khắc nhập đủ ba lần thì một trăm khúc tre sẽ tự động kết nối với nhau thành một cây tre đủ trăm đốt”.
Anh chàng tủi thân ôm mặt khóc và được ông lão hiện ra giúp đỡ
Làm theo lời ông lão dặn, ngay lập tức một cây tre trăm đốt hiện ra trước mắt anh. Mừng rỡ quá, anh định vác cây tre về, nhưng vì vướng víu quá nên không mang đi được. Ông lão liền bảo anh hãy đọc: “Khắc xuất, khắc xuất đúng ba lần thì cây tre trăm đốt sẽ tách ra thành từng khúc như ban đầu”.
Chàng trai hiền lành được ông lão dạy cho câu thần chú
Chàng trai bó các khúc tre lại, gánh về nhà. Đến nơi thấy hai họ đang ăn uống vui vẻ, chuẩn bị rước dâu, anh chàng mới hay rằng mình đã bị lừa.
Về đến nhà, anh mới hay rằng mình đã bị lừa
Anh không nói gì, đợi đến lúc nhà trai đốt pháo cưới, anh đem một trăm khúc tre xếp dài dưới đất, rồi lẩm bẩm đọc: “Khắc nhập, khắc nhập” bỗng hóa ra một cây tre trăm đốt, anh chàng gọi ông phú hộ đến bảo là đã tìm ra được và đòi gả con gái cho anh.
Không tin vào mắt mình, ông phú hộ sờ tay vào cây đếm từng khúc tre. Anh chàng đọc luôn: “Khắc nhập, khắc nhập”, thế là ông ta bị hút dính luôn vào cây tre.
Thấy vậy, ông phú hộ sợ quá nên đồng ý giữ lời hứa gả con gái cho, anh bèn đọc: “Khắc xuất, khắc xuất” để giải thoát cho cha vợ của mình. Cuối cùng, anh nông dân và con gái ông phú hộ sống với nhau hạnh phúc trọn đời.
Ông phú hộ ăn năn, hối lỗi đồng ý để chàng Khoai cưới con gái mình
(Theo: https://truyencotich.vn/truyen-co-tich/co-tich-viet-nam/ )
Câu 1 (0,5 điểm): Nhân vật chính trong truyện cổ tích “Cây tre trăm đốt” là ai ?
A. Cây tre
B. Anh Khoai
C. Lão phú ông
D. Con gái phú ông
Câu 2 (0,5 điểm): Trong câu chuyện anh Khoai là nhân vật như thế nào?
A. Thông minh, khôn khéo
B. Hiền lành, nhút nhát
C. Dũng sĩ có tài năng kì lạ
D. Ngốc nghếch
Câu 3 (0,5 điểm): Từ in đậm trong câu văn: “Mày chịu khó làm lụng cho ta, ba năm nữa tao sẽ gả đứa con gái xinh đẹp của tao cho” thuộc kiểu từ loại nào?
A. Từ đơn
B. Từ láy
C. Từ ghép
D. Từ Hán Việt
Câu 4 (0,5 điểm): Mâu thuẫn trong truyện cổ tích “Cây tre trăm đốt” là mâu thuẫn giữa ai với ai?
A. Người thông minh và người ngốc nghếch
B. Người giàu và người nghèo
C. Chủ và tớ
D. Vợ và chồng
Câu 5 (0,5 điểm): Mục đích chính của việc tác giả dân gian đưa yếu tố kì ảo vào trong truyện cổ tích
A. Giải thích được các hiện tượng xảy ra trong xã hội
B. Giúp trừng trị cái ác tốt hơn
C. Thể hiện ước mơ lẽ công bằng góp phần tạo lên chất lãng mạn cho câu chuyện
D. Góp phần làm cho câu chuyện mang nét đặc trưng của truyện cổ tích
Câu 6 ( 0,5 điểm): Câu văn “Anh chàng đọc luôn: “Khắc nhập, khắc nhập”, thế là ông ta bị hút dính luôn vào cây tre.” Có sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. So sánh
B. Điệp ngữ
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
Câu 7 (0,5 điểm): Ý nghĩa, giá trị đạo đức của truyện cây tre trăm đốt?
A. Gieo nhân nào, gặt quả nấy
B. Ở hiền gặp lành
C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
D. Uống nước nhớ nguồn
Câu 8 (0,5 điểm): Nhận định nào không đúng về truyện cổ tích?
A Thể hiện ước mơ công bằng hạnh phúc
B. Truyện kể về sự tích các loài vật
C. Truyện gắn với sự kiện lịch sử
D. Truyện có yếu tố kì ảo
Câu 9 (1,0 điểm): Em hãy đóng vai nhân vật anh Khoai trong câu chuyện, hãy viết từ 5 đến 7 câu văn kể cho mọi người nghe về “câu chuyện của mình...”
Câu 10 (1,0 điểm): Từ nội dung câu chuyện, em rút ra một bài học sâu sắc nào? Bài học đó có ý nghĩa gì đối với em?
II. LÀM VĂN (4,0 điểm):
Qua nhân vật anh hùng mang yếu tố huyền thoại ở thời kì xa xưa, bao giờ nhân dân ta cũng gửi gắm những mong ước đẹp đẽ. Bằng lời văn của mình, hãy kể lại một câu chuyện truyền thuyết hoặc cổ tích mà em yêu thích.
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KỲ II
MÔN: NGỮ VĂN 6
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | B | 0,5 | |
2 | D | 0,5 | |
3 | B | 0,5 | |
4 | A | 0,5 | |
5 | D | 0,5 | |
6 | B | 0,5 | |
7 | A | 0,5 | |
8 | C | 0,5 | |
9 | - Hình thức: đảm bảo đủ số lượng câu văn, đúng chính tả, ngữ nghĩa tiếng Việt - Nội dung: Hs chọn ngôi kể thứ nhất (xưng em, tôi...) kể về câu chuyện của mình. Có thể triển khai theo các ý: + Câu chuyện của mình là gì, với ai? + Bản thân có mong muốn được như thế nào? | 0,25 0,75 | |
10 | - Bài học: Hs có thể đưa ra những bài học khác nhau song cần đúng với chủ đề và ý nghĩa câu chuyện, như: Bài học về tình mẫu tử, phải biết nghe lời mẹ, lòng hiếu thảo... - Ý nghĩa của bài học: Hs đưa ra những lí lẽ về ý nghĩa của bài học đối với nhận thức, suy nghĩ, hành động và việc làm của mình như: + Nếu bạn là người hiền lành, lương thiện thì dù có gặp bao nhiêu khó khăn, trắc trở đến mấy thì vẫn sẽ luôn có người giúp đỡ, chở che. + Những người độc ác, ích kỷ, luôn toan tính, chỉ biết lợi ích cho bản thân mình như lão phú ông thì trước sau gì cũng gặp quả báo. + Giúp em biết sống hiền lành, lương thiện, biết giúp đỡ, che chở người khác. | 0,25 0,75 |
Phần | Nội dung | Điểm |
II | VIẾT | 4,0 |
Mở bài - Giới thiệu được hoàn cảnh, tình huống dẫn đến câu chuyện Thân bài - Kể diễn biên các sự việc (mở đầu, phát triển, kết thúc): Khi kể biết đan xen những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân vào các tình tiết cho câu chuyện thêm sâu sắc, ý nghĩa,… Kết bài: - Bày tỏ được những suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện, nhân vật và gửi gắm tình cảm, mong ước của mình. | 0,5 2,5 0,5 | |
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 | |
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, hấp dẫn. | 0,25 |
2. Đề thi giữa kì 2 Văn 6 KNTT - Đề 2
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II
MÔN: NGỮ VĂN 6
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Một con quạ đang khát nước. Nó bay rất lâu để tìm nước nhưng chẳng thấy một giọt nước nào. Mệt quá, nó đậu xuống cành cây nghỉ. Nó đứng nhìn quanh và bỗng thấy một cái bình ở dưới một gốc cây.
Khi tới gần, nó mới phát hiện ra rằng cái bình có chứa rất ít nước, và nó không thể chạm mỏ đến gần đáy mà uống được. Nó thử đủ cách để thò mỏ được đến mặt nước, nhưng mọi cố gắng của nó đều thất bại.
Nhìn chung quanh, quạ thấy những viên sỏi nhỏ nằm lay lắt gần đấy. Lập tức, nó dùng mỏ gắp một viên sỏi thả vào bình. Cứ như vây, nó gắp những viên sỏi khác và tiếp tục thả vào bình.
Chẳng bao lâu, nước đã dâng lên đến miệng bình. Giờ thì nó có thể thò nỏ vào để uống nước. Quạ rất vui sướng khi nhìn thấy công sức của mình đã có kết quả. Quạ uống thỏa thích những giọt nước mát ngọt rồi bay lên cây nghỉ ngơi.
(Con quạ thông minh – Kho tàng truyện dân gian Việt Nam).
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Truyện Con quạ thông minh được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất số ít
B. Ngôi thứ nhất số nhiều
C. Ngôi thứ hai
D. Ngôi thứ ba.
Câu 2. Truyện Con quạ thông minh sử dụng phương thức biểu đạt nào?
A. Biểu cảm
B. Tự sự
C. Nghị luận
D. Thuyết minh
Câu 3. Câu chuyện Con quạ thông minh được kể bằng lời của nhân vật nào?
A. Lời của con quạ.
B. Lời của người kể chuyện.
C. Lời kể của người giấu mặt.
D. Lời của nhân vật tôi.
Câu 4. Các cụm từ “ một cái bình, những viên sỏi, những giọt nước” thuộc cụm từ gì?
A. Cụm động từ.
B. Cụm tính từ.
C. Cụm danh từ.
D. Cum chủ - vị.
Câu 5. Con quạ có được những dòng nước trong lành là nhờ vào những phẩm chất nào?
A. Thông minh, mưu trí, cần cù, siêng năng.
B. Ngoan ngoãn, hiếu thảo, cần cù, chăm chỉ.
C. Thông minh, mưu trí, ỷ lại, tự mãn.
D. Tự cao tự đại, siêng năng, dũng cảm.
Câu 6. Thành ngữ nào sau đây diễn tả đúng công việc quạ gắp những viên sỏi vào bình có được nước uống?
A. Tham thì thâm.
B. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
C. Ngậm đắng nuốt cay.
D. Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
Câu 7. Nhận xét nào sau đây đúng với nội dung truyện Con quạ thông minh?
A. Khẳng định sức mạnh của tinh thần đoàn kết giúp con quạ chiến thắng.
B. Ca ngợi sự gan dạ dũng cảm của con quạ đã giành chiến thắng.
C. Con quạ tự mãn về sự thông minh của nó khi nó tìm được nước uống trong bình.
D. Kể về trí thông minh và sự kiên trì, nhẫn nại của con quạ khi tìm nước uống.
Câu 8. Dòng nào sau đây nói đúng về bài học rút ra từ câu chuyên Con quạ thông minh?
A. Có cố gắng quyết tâm sẽ chiến thắng.
B. Khi gặp khó khăn hoạn nạn hãy dùng trí thông minh và sự cố gáng nỗ lực của bản thân. Kiên trì để đem đến thành công.
C. Ca ngợi con quạ khôn ngoan đã tìm ra dòng nước uống..
D. Khi gặp khó khăn buông xuôi, chán nản vì sợ không đem đến thành công..
Thực hiện yêu cầu:
Câu 9. Rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc truyện. Vì sao em chọn bài học ấy?
Câu 10. Nêu suy nghĩ của em về việc con quạ tìm được dòng nước trong lành để uống.
II. VIẾT (4.0 điểm)
Kể lại một truyện truyền thuyết mà em yêu thích bằng lời văn của em.
Trên đây là trích dẫn một số đề thi trong bộ đề, để xem toàn bộ 8 đề thi và đáp án, mời thầy cô và các em tải về trọn bộ