Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Chuyện cổ nước mình lớp 6 Kết nối tri thức

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

A. Soạn bài Chuyện cổ nước mình Trước khi đọc

Câu 1 trang 93 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức: Em biết những câu chuyện cổ nào của nước ta?

Hướng dẫn trả lời:

Những câu chuyện cổ của nước ta mà em biết là: Tấm Cám, Sọ Dừa, Thạch Sanh, Sự tích trầu cau, Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi…

Câu 2 trang 93 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức: Em thích những nhân vật nào trong câu chuyện đó? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý:

  • Em thích nhất là nhân vật ông Bụt. Vì ông rất hiền lành, tốt bụng, luôn giúp đỡ những người có số phận bất hạnh. Và ông còn có những phép thuật tài ba nữa.
  • Em thích nhất là chàng Thạch Sanh. Vì chàng vừa khỏe mạnh, chăm chỉ lại tinh thông võ nghệ. Đặc biệt là chàng có một trái tim lương thiện, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác và tha thứ cho những người biết hối lỗi.

B. Soạn bài Chuyện cổ nước mình Trả lời câu hỏi

Câu 1 trang 95 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Cho biết dấu hiệu giúp em nhận ra thể thơ đó.

Hướng dẫn trả lời:

- Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát.

- Dấu hiệu giúp em nhận ra thể thơ đó là:

1. Hình thức: các dòng thơ được xếp thành từng cặp, mỗi cặp gồm 1 dòng lục (6 tiếng) và 1 dòng bát (8 tiếng)

2. Gieo vần:

  • Tiếng thứ 6 dòng lục vần với tiếng thứ 6 dòng bát (ta - xa; hiền - tiên; đi - thì; mưa - dừa; tha - cha; minh - tình; thơm - cơm; ta - ra; thì - vì; đời - ngời)
  • Tiếng thứ 8 dòng bát vần với tiếng thứ 6 của dòng lục tiếp theo (xa - ta; trì - đi; xưa - mưa; xa - tha; mình - minh; nhà - ta; gì - thì; sau - cau)

3. Thanh điệu:

  • Cả câu lục và bát: Tiếng thứ 6 và 8 là thanh bằng (B), còn tiếng thứ 4 trong câu là thanh trắc (T)
  • Riêng câu bát: tiếng thứ 6 là thanh huyền thì tiếng thứ 8 là thanh ngang (và ngược lại tiếng thứ 6 là thanh ngang thì tiếng thứ 8 là thanh huyền)

T

hiền

B

thì

T

lại

T

gặp

T

hiền

B

Người

B

ngay

B

thì

T

gặp

T

người

B

tiên

B

độ

T

trì

B

Mang

B

theo

B

chuyện

T

cổ

T

tôi

B

đi

B

Nghe

B

trong

B

cuộc

T

sống

T

thầm

B

thì

B

tiếng

T

xưa

B

4. Nhịp thơ: ngắt nhịp chẵn (2/2/2, 4/4, 2/4, 4/2)

Ở hiền/ thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp/ người tiên độ trì
Mang theo chuyện cổ/ tôi đi
Nghe trong cuộc sống/ thầm thì tiếng xưa.

Câu 2 trang 95 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức: Qua bài thơ, em nhận ra bóng dáng của những câu chuyện cổ nào? Tìm từ ngữ, hình ảnh gợi liên tưởng đến những câu chuyện đó.

Hướng dẫn trả lời:

Câu chuyện cổTừ ngữ, hình ảnh gợi liên tưởng
Truyện cổ tích Tấm CámThị thơm thì giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đườngĐẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì
Truyền thuyết Sự tích trầu cauĐậm đà cái tích trầu cau
Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người

Câu 3 trang 95 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức: Chuyện cổ đã kể với nhà thơ những điều gì về vẻ đẹp của tình người?

Hướng dẫn trả lời:

Chuyện cổ đã kể với nhà thơ những vẻ đẹp của tình người:

  • nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
  • thương người rồi mới thương ta
  • yêu nhau
  • công bằng, thông minh
  • độ lượng lại đa tình, đa mang
  • nặng sâu tình người
  • rạng ngời lương tâm

Câu 4 trang 95 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức: "Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/ Cho tôi nhận mặt ông cha của mình". Tình cảm của nhà thơ với những câu chuyện cổ được thể hiện như thế nào qua hai dòng thơ trên?

Hướng dẫn trả lời:

  • Mẫu 1:

Câu thơ "Chỉ còn truyện cổ thiết tha" nhấn mạnh những tình cảm sâu lắng, thiết tha, chân thành mà ông cha gửi gắm qua các câu chuyện cổ, đồng thời cũng chính là những tình cảm của nhà thơ dành cho truyện cổ nước ta. Những câu chuyện ấy giúp người đọc nhận ra được, thấu hiểu được thế giới tinh thần của ông cha từ rất lâu về trước. Đó là thế giới tình cảm, quan niệm sống, mơ ước và khát khao của của cha ông in dấu trong các nhân vật trong truyện xưa. Các câu chuyện ấy lưu truyền qua nhiều thế hệ giúp người đọc ngày nay được biết "gương mặt" của thế hệ đi trước.

  • Mẫu 2:

Qua câu thơ, chúng ta thấy được sự yêu thương, quý trọng, nâng níu của nhà thơ dành cho những câu chuyện cổ. Bởi những câu chuyện cổ ấy là những kỷ vật tinh thần vô giá mà cha ông để lại cho con cháu. Nhờ những câu chuyện ấy, mà chúng ta hiểu được lối sống, tình cảm của cha ông ta ngày trước, cũng như học được những bài học tình người ấm áp mà ông cha ta đã đúc kết và truyền lại cho con cháu.

Câu 5 trang 95 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức: "Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dậy cũng vì đời sau.". Hai dòng thơ trên gợi cho em những suy nghĩ gì?

Hướng dẫn trả lời:

Hai dòng thơ gợi cho em những suy nghĩ sau:

- Tôi nghe chuyện cổ thầm thì:

  • Những câu chuyện cổ luôn hiện hữu trong tâm trí, trái tim của tác giả, bởi tác giả vô cùng yêu thích, quý trọng những câu chuyện ấy
  • Những câu chuyện cổ có nội dung, lời kể mộc mạc, giản dị như lời tâm tình của cha ông

- Lời cha ông dậy cũng vì đời sau: những câu chuyện cổ không đơn thuần được sáng tác để giải trí, mà bên trong mỗi câu chuyện đều ẩn chứa những bài học, lời răn dạy về cách sống, đạo lý làm người mà cha ông muốn truyền lại cho con cháu

Câu 6 trang 95 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức: Vì sao với nhà thơ, những câu chuyện cổ "Vẫn luôn mới mẻ rạng ngờ i lương tâm"?

Hướng dẫn trả lời:

  • Mẫu 1:

Những câu chuyện cổ là hành trang tinh thần quý giá của nhà thơ, giúp ông cũng như thế hệ trẻ hôm nay hình thành và phát triển thế giới quan, xây dựng các giá trị đạo đức từ đó vượt qua các khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Với nhà thơ, những câu chuyện cổ đã làm giàu lên giá trị văn hóa tinh thần của tâm hồn người Việt qua nhiều thế hệ, cùng với những danh lam thắng cảnh, những rừng vàng biển bạc đem đến niềm tự hào cho người Việt ta.

  • Mẫu 2:

Với nhà thơ, những câu chuyện cổ "Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm" bởi vì dù thời gian trôi qua, xã hội ngày càng phát triển, thì những bài học, những giá trị cuộc sống mà các câu chuyện cổ truyền tải vẫn giữ nguyên ý nghĩa, giá trị cao cả của nó, không hề bị cũ hay chìm vào quá khứ.

C. Viết kết nối với đọc: Cảm nhận về đoạn thơ Đời cha ông với đời tôi

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý viết đoạn văn nêu cảm nhận về đoạn thơ theo từng câu để đảm bảo dung lượng và nội dung đoạn văn:

- Câu 1: Giới thiệu chung về đoạn thơ (nằm ở vị trí nào trong bài thơ, thông tin bài thơ và tác giả)

- Câu 2, 3: Phân tích hình ảnh so sánh ở hai câu thơ đầu (so sánh sự vật nào với sự vật nào, tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong việc thể hiện nội dung, tình cảm của tác giả)

- Câu 4, 5: Phân tích hai câu thơ cuối:

  • Giá trị, ý nghĩa của truyện cổ đối với người đọc
  • Giải thích, phân tích hình ảnh "nhận mặt cha ông của mình" (hiểu biết về lối sống, suy nghĩ, khát vọng, tập tục của cha ông qua các câu chuyện cổ)

- Câu 6, 7: Tình cảm, cảm xúc của em dành cho khổ thơ và truyện cổ nước ta

>> Xem các đoạn văn mẫu tại đây: Đoạn văn cảm nhận về đoạn thơ Đời cha ông với đời tôi lớp 6

D. Soạn bài Chuyện cổ nước mình lớp 6 Ngắn nhất

>> Học sinh tham khảo bài soạn siêu ngắn tại đây Soạn bài Chuyện cổ nước mình siêu ngắn

E. Nội dung bài Chuyện cổ nước mình

Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.
Thị thơm thì giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì

Tôi nghe truyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.
Đậm đà cái tích trầu cau
Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người.
Sẽ đi qua cuộc đời tôi
Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi.
Nhưng bao truyện cổ trên đời
Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
164
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Thanh Ngân Trần
    Thanh Ngân Trần

    hay

    Thích Phản hồi 19:50 09/12
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

    Xem thêm