Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6: Văn bản Thạch Sanh
Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6
Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6: Văn bản Thạch Sanh là tài liệu tham khảo hay do VnDoc.com sưu tầm để gửi tới quý thầy cô cùng các bạn học sinh nhằm phục vụ quá trình giảng dạy và học tập môn Ngữ văn lớp 6. Mời các bạn tham khảo!
Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6: Văn bản Sự tích Hồ Gươm
Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6: Văn bản Sơn tinh, Thủy tinh
Câu 1: Trong truyện Thạch Sanh, thái độ và tình cảm nào của nhân dân lao động không được thể hiện qua hình tượng Thạch Sanh?
A. Lí tưởng hóa nhân vật theo tiêu chuẩn, nguyện vọng của mình.
B. Yêu mến, tự hào về con người có phẩm chất như Thạch Sanh.
C. Ca ngợi sức mạnh thể lực và trí tuệ của người nông dân.
D. Ước mơ hạnh phúc, ước mơ có những điều kì diệu làm thay đổi cuộc đời.
Câu 2: Trong truyện Thạch Sanh, ước mơ của nhân dân lao động về cái thiện chiến thắng cái ác, về công bằng xã hội được thể hiện tập trung ở chi tiết nào?
A. Thạch Sanh giúp vua dẹp được họa xâm lăng.
B. Thạch Sanh được vua gả công chúa cho.
C. Thạch Sanh lấy được công chúa và được làm vua.
D. Mẹ con Lí Thông bị trừng phạt.
Câu 3: Đọc câu văn: "Bỗng một chàng trai khôi ngô tuấn tú cùng cô út của phú ông từ phòng cô dâu đi ra." Từ "tuấn tú" trong câu văn trên có nghĩa là gì?
A. Tuấn tú: Người con trai có vẻ mặt đẹp và sáng sủa, thông minh.
B. Tuấn tú: người có tài năng vượt trội mọi người.
C. Tuấn tú: người con trai thông minh, tốt bụng.
D. Tuấn tú: người con trai có học vấn và chăm chỉ dùi mài kinh sử.
Câu 4: “Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ ………. nhất kinh kỳ, chưa bao giờ và chưa ở đâu có một lễ cưới …………như thế.” Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện câu văn trong truyện Thạch Sanh, sách giáo khoa Ngữ Văn 6 tập 1?
A. Đông đúc. B. Sôi nổi C. Sôi động. D. Tưng bừng.
Câu 5:
“Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.”
(Thạch Sanh, Ngữ văn 6, tập 1).
Nghĩa đúng nhất của từ "lủi thủi " trong đoạn trích trên là gì?
A. Chỉ có một mình.
B. Vất vả, lam lũ, cực nhọc.
C. Đói nghèo, khổ sở, đáng thương.
D. Cô đơn, buồn tủi, vất vả, đáng thương.
Câu 6: Trong các câu sau, câu nào mắc lỗi lặp từ?
A. Người ta sinh ra tự do bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do bình đẳng về quyền lợi.
B. Cây tre Việt Nam, cây tre xanh nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm.
C. Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người lớn lên.
D. Truyện Thạch Sanh là một truyện hay nên em rất thích truyện Thạch Sanh.
Câu 7: Hình ảnh niêu cơm ăn hết lại đầy trong truyện Thạch Sanh không thể hiện ý nghĩa nào?
A. Khát vọng chung sống hòa bình và tình bác ái, khoan dung của dân tộc ta.
B. Thể hiện mơ ước về một quốc gia giàu mạnh, quân đội hùng cường để có thể tự bảo vệ đất nước trước lũ giặc ngoại xâm hung bạo.
C. Thể hiện tài năng phi thường của Thạch Sanh, không chỉ khiến quân giặc quy hàng mà còn "tâm phục, khẩu phục".
D. Ước mơ về cuộc sống đầy đủ, no ấm, sung túc của nhân dân.
Câu 8:
Đọc câu văn: "Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang tưởng, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công". Trong câu văn trên, từ bị dùng sai là từ nào?
A. Hoang tưởng. B. Sự bất công. C. Chiến thắng cuối cùng. D. Sự công bằng.
Câu 9: Trong truyện Thạch Sanh, việc Thạch Sanh dùng tiếng đàn để cảm hóa quân mười tám nước và thết đãi họ bằng niêu cơm thần có ý nghĩa gì?
A. Thể hiện tinh thần yêu nước, yêu hòa bình và tấm lòng nhân đạo của nhân dân ta.
B. Thể hiện ước mơ công lí: những người đi xâm lược nhất định sẽ thất bại, những người yêu chuộng hòa bình sẽ thắng lợi.
C. Cho quân các nước chư hầu thấy được sức mạnh và sự giàu có, no đủ của nhân dân ta.
D. Thể hiện sự dũng cảm và tài mưu lược của Thạch Sanh.