Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Ôn tập lớp 6 trang 58 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Soạn Văn 6 trang 58 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 58 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo: Hãy tóm tắt cốt truyện và nêu chủ đề của các truyện đã đọc vào bảng (làm vào vở) theo mẫu sau:

Tên truyện

Tóm tắt cốt truyện (ngắn gọn)

Chủ đề của truyện

Sọ Dừa

Em bé thông minh

Non-bu và Heng-bu

Hướng dẫn trả lời:

Tên truyện

Tóm tắt cốt truyện
(ngắn gọn)

Chủ đề của truyện

Sọ Dừa

Ngày xửa ngày xưa, một người phụ nữ sau khi uống nước trong sọ dừa thì mang thai, sinh ra một cục thịt không tay không chân, nên đặt tên là Sọ Dừa. Lớn lên, Sọ Dừa xin mẹ đi chăn bò cho nhà phú ông, rồi phải lòng cô Út và xin mẹ hỏi cưới cô làm vợ. Ngày cưới cô Út, Sọ Dừa trở về hình dạng con người là một chàng trai khôi ngô tuấn tú. Sau đó, chàng tham gia khoa cử, đỗ Trạng Nguyên, được phong chức quan và cử đi sứ nước ngoài. Trước khi đi, chàng dặn dò vợ luôn mang theo con dao găm, đá lửa và hai quả trứng gà. Nhờ vậy, vợ chàng thoát chết khi bị hai cô chị gái đẩy xuống biển, sống sót trên đảo hoang. Khi thuyền Sọ Dừa đi sứ về ngang qua đảo đã thấy vợ mình và đón cô về cùng. Từ đó, hai vợ chồng chung sống hạnh phúc bên nhau, còn hai cô chị độc ác thì xấu hổ, bỏ đi biệt xứ.

>> Xem thêm: Kể tóm tắt truyện Sọ Dừa

- Đề cao giá trị chân chính của một con người.

- Thể hiện tình yêu thương, trân trọng vơi những con người bất hạnh.

- Thể hiện ước mơ của nhân dân với cuộc sống mà người ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.

Em bé thông minh

Truyện kể về kiểu nhân vật thông minh - ở đây là một cậu bé. Trải qua những thử thách khó giải do viên quan, nhà vua và sứ giả đưa ra, cậu đã chứng minh được tài trí hơn người của mình. Từ đó, được vua và triều thần công nhận, mời ra cống hiến cho nước nhà.

>> Xem thêm: Tóm tắt truyện Em bé thông minh

- Đề cao trí thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải đố, vượt qua thách đố…)

Non-bu và Heng-bu

Một gia đình nọ có hai người con trai, nhưng người anh Non-bu độc ác, tham gia bao nhiêu thì người em Heng-bu hiền lành bấy nhiêu. Cha mất, người anh cướp hết gia sản, đuổi em ra khỏi nhà. Người em hiền lành đành đi làm thuê kiếm sống. Một ngày nọ, người em cứu và chăm sóc một chú chim nhạn bị thương ở cánh, nên được trả ơn bằng một hạt bầu thần. Hạt bầu mọc lên thành cây, cho ba quả bầu lớn chứa đầy vàng bạc châu báu, nên người em nhanh chóng trở nên giàu có. Biết chuyện, người anh độc ác liền đi bắt chim nhạn, bẻ cánh nó rồi chăm sóc, hòng đòi trả ơn. Hắn ta cũng được chim đưa cho một hạt bầu thần. Nhưng những quả bầu từ cây đó chỉ chứa rắn rết và những tên cướp hung hăng. Kết quả, hắn bị cướp hết gia sản và đánh đập đau đớn, trở thành kẻ ăn mày.

>> Xem thêm: Tóm tắt truyện Non-bu và Heng-bu

- Đề cao những phẩm chất đáng quý của con người (giàu tình yêu thương, nhân hậu, chăm chỉ, lương thiện…)

- Thể hiện ước mơ của nhân dân về một cuộc sống mà người ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.

Câu 2 trang 58 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo: Em thích nhất truyện nào trong các truyện trên? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý:

  • Mẫu 1:

Em thích nhất là truyện Em bé thông minh. Vì truyện có những câu đố hấp dẫn, với cách giải thú vị, đề cao được trí tuệ dân gian.

  • Mẫu 2:

Em thích nhất là truyện Non-bu và Heng-bu. Vì truyện có các chi tiết kì ảo hấp dẫn, đồng thời truyện đạt bài học quý giá: ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão.

  • Mẫu 3:

Em thích nhất là truyện Sọ Dừa. Vì qua câu chuyện, em có thêm niềm tin rằng những người hiền lành, tốt bụng như cô Út, Sọ Dừa sẽ có cuộc sống hạnh phúc. Còn kẻ xấu xa như 2 bà chị gái thì sẽ bị người đời chán ghét, phải sống cuộc sống bỏ nhà đi tha hương.

  • Mẫu 4:

Em rất thích truyện cổ tích Non-bu và Heng-bu. Vì câu chuyện đã dạy cho em bài học rằng không được tham lam, xấu xa, vì như vậy sẽ nhận hậu quả nặng nề. Hơn nữa, anh em trong một nhà thì phải biết yêu thương nhau, giúp đỡ nhau lúc khó khăn.

  • Mẫu 5:

Em rất thích truyện cổ tích Sọ Dừa. Câu chuyện đã khắc họa một chàng Sọ Dừa thông minh, chăm chỉ lại cần cù, chịu khó. Nhờ vậy mà anh đã cưới được người con gái hiền lành, nết na như cô Út, được trở thành Trạng Nguyên và đi sứ nước ngoài. Anh ấy chính là hình mẫu lí tưởng cho người hiền gặp được điều lành, có cuộc sống hạnh phúc, viên mãn.

Câu 3 trang 58 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo: Theo em, để có thể kể lại truyện cổ tích một cách sinh động, hấp dẫn (bằng hình thức viết và nói) thì cần phải chú ý những điều gì?

Hướng dẫn trả lời:

Để kể lại truyện cổ tích một cách sinh động, hấp dẫn, cần phải chú ý các điều sau:

  • Sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian, dễ hiểu, có sự liên kết chặt chẽ giữa các sự kiện được kể
  • Đảm bảo kể đầy đủ các sự việc quan trọng trong truyện đặc biệt là các yếu tố kì ảo, hoang đường làm tăng thêm sức hấp dẫn cho câu chuyện
  • Có các yếu tố bộc lộ cảm xúc phù hợp với nội dung được kể

Câu 4 trang 58 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo: Truyện cổ tích có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống của chúng ta?

Hướng dẫn trả lời:

Ý nghĩa của truyện cổ tích đối với cuộc sống của chúng ta:

  • Tạo ra một thế giới khác lạ, với những tình tiết li kì, những nhân vật sinh động, hấp dẫn
  • Hiểu được được cách nhìn, cách nghĩ của người xưa đối với cuộc sống, đồng thời nói lên ước mơ về một xã hội công bằng, tốt đẹp
  • Truyền dạy những bài học cuộc sống nhân văn (ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão) một cách dễ hiểu, dễ nhớ
Chia sẻ, đánh giá bài viết
236
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ Văn 6 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm