Soạn Thực hành tiếng Việt trang 121 lớp 6 Chân trời sáng tạo Tập 1
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 121 Chân trời sáng tạo Tập 1
- Câu 1 trang 121 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Câu 2 trang 121 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Câu 3 trang 121 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Câu 4 trang 121 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Câu 5 trang 121 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Câu 6 trang 121 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Câu 7 trang 121 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Viết ngắn: Đoạn văn nói về đặc điểm riêng của một cây hoa hoặc một con vật
Soạn văn 6 Thực hành tiếng Việt trang 121 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 tập 1 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Câu 1 trang 121 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
Tìm một câu có sử dụng biện pháp so sánh và một câu sử dụng biện pháp ẩn dụ trong Lao xao ngày hè. Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa hai biện pháp tu từ này.
Hướng dẫn trả lời:
- Các câu văn có sử dụng biện pháp so sánh, biện pháp ẩn dụ trong Lao xao ngày hè:
So sánh |
|
Ẩn dụ |
|
- Điểm giống và khác nhau giữa so sánh và ẩn dụ:
So sánh | Ẩn dụ | |
Điểm giống | - Được xây dựng dựa trên nét tương đồng của các sự vật, hiện tượng. | |
Điểm khác | - Có đầy đủ hai sự vật, hiện tượng có nét tương đồng (có cả vế A và B) | - Một sự vật, hiện tượng đã bị ẩn đi (chỉ có vế B) |
→ Cách nói ẩn dụ hàm súc và ngắn gọn hơn, có nhiều không gian để gợi sự liên tưởng, tưởng tượng của người đọc hơn cách nói so sánh. Còn cách nói so sánh thì dễ hiểu, dễ tưởng tượng hơn ẩn dụ (do hai hình ảnh so sánh đã được chỉ rõ, nhiều khi đặc điểm tương đồng cũng được nêu ra trong câu). |
Câu 2 trang 121 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi ở dưới:
Người ta nói chèo bẻo là kẻ cắp. Kẻ cắp hôm nay gặp bà già! Nhưng từ đây tôi lại quý chèo bẻo. Ngày mùa, chúng thức suốt đêm. Mới tờ mờ đất nó đã cất tiếng gọi người: “chè cheo chét”… Chèo bẻo trị kẻ ác. Thì ra, người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm!
a. Chỉ ra biện pháp ẩn dụ trong đoạn văn.
b. Nêu nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau và tác dụng của biện pháp này trong việc miêu tả loài vật.
Hướng dẫn trả lời:
a. Biện pháp ẩn dụ trong đoạn văn là:
- kẻ cắp, người có tội: ẩn dụ chỉ chèo bẻo
- bà già: ẩn dụ chỉ loài chim diều hâu (chuyên bắt gà con ăn thịt đã bị chèo bẻo trừng trị)
b. Nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau là:
- kẻ cắp: chèo bẻo là loài chim độc ác, thường trộm gà con, vật nuôi, hoặc cướp mồi của loài chim khác (sự tương đồng về hành động trộm cắp)
- người có tội: trong thế giới loài chim, chèo bẻo là loài chim xấu, thường trộm cắp nên là kẻ có tội (tương đồng về hành động, phẩm chất)
- bà già: chỉ sự khôn ngoan, tinh ranh, mưu mẹo của chim diều hâu - kẻ ác không kém gì chim chèo bẻo trong tự nhiên
→ Tác dụng:
- giúp hình ảnh và câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn
- giúp thế giới loài chim hiện lên gần gũi, với những hành động, tính cách, đặc điểm dễ hiểu, dễ nhận biết
Câu 3 trang 121 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
Hãy xác định biện pháp hoán dụ được sử dụng trong các câu văn dưới đây và cho biết dựa vào đâu để xác định như vậy:
a. Cả làng xóm hình như (…) cùng thức với giời, với đất.
(Duy Khán, Lao xao ngày hè)
b. Sau nhà có hai đõ ong “sây” lắm.
(Huy Cận, Thương nhớ bầy ong)
c. Thời đó đường Bờ Sông chỉ trải đá, chưa tráng nhựa, chiều hè gió ngoài sông thổi vào, bụi mù, thành phố phải dùng những xe bò kéo chở nước đi tưới.
(Nguyễn Hiến Lê, Một năm ở tiểu học)
d. Mùa đông, tôi không ra đường chơi được thì ở nhà đọc truyện Tàu cho cả nhà trong (…), nhà ngoài (…) nghe, hết một cuốn thì cầm hai xu chạy vù lại hiệu Cát Thành đầu phố hàng Gai đổi cuốn khác.
(Nguyễn Hiến Lê, Một năm ở tiểu học)
Hướng dẫn trả lời:
a. Cả làng xóm hình như (…) cùng thức với giời, với đất.
(Duy Khán, Lao xao ngày hè)
- Hình ảnh hoán dụ: cả làng xóm
→ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng (lấy hình ảnh ngôi làng để miêu tả hành động "thức", xôn xao của mọi người, sự vật trong làng)
→ Dấu hiệu nhận biết: hành động "thức cùng trời đất"
b. Sau nhà có hai đõ ong “sây” lắm.
(Huy Cận, Thương nhớ bầy ong)
- Hình ảnh hoán dụ: đõ ong
→ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng (lấy hình ảnh đõ ong để chỉ bầy ong sống bên trong đó, từ đó thể hiện sự đông đúc của bầy ong sống trong tổ)
→ Dấu hiệu nhận biết: đặc điểm "sây" lắm
c. Thời đó đường Bờ Sông chỉ trải đá, chưa tráng nhựa, chiều hè gió ngoài sông thổi vào, bụi mù, thành phố phải dùng những xe bò kéo chở nước đi tưới.
(Nguyễn Hiến Lê, Một năm ở tiểu học)
- Hình ảnh hoán dụ: thành phố
→ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng (lấy hình ảnh thành phố để chỉ những cư dân sống bên trong đó)
→ Dấu hiệu nhận biết: hành động "lấy xe bò kéo chở nước đi tưới"
d. Mùa đông, tôi không ra đường chơi được thì ở nhà đọc truyện Tàu cho cả nhà trong (…), nhà ngoài (…) nghe, hết một cuốn thì cầm hai xu chạy vù lại hiệu Cát Thành đầu phố hàng Gai đổi cuốn khác.
(Nguyễn Hiến Lê, Một năm ở tiểu học)
- Hình ảnh hoán dụ: nhà trong, nhà ngoài
→ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng (lấy hình ảnh nhà trong nhà ngoài - bộ phận ngôi nhà để chỉ những người thân sống bên trong đó)
→ Dấu hiệu nhận biết: chi tiết "đọc truyện tàu" cho cả nhà nghe
Câu 4 trang 121 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
Theo em, cụm từ “mắt xanh” trong câu thơ: “Trầu ơi, hãy tỉnh lại/ Mở mắt xanh ra nào” gợi cho ta liên tưởng đến hình ảnh quen thuộc nào? “Mắt xanh” trong trường hợp này là ẩn dụ hay nhân hóa? Dựa vào đâu để nói như vậy?
Hướng dẫn trả lời:
- Cụm từ "mắt xanh" gợi liên tưởng đến hình ảnh chiếc lá trầu có hình dáng như một con mắt có màu xanh
- Trường hợp này, "mắt xanh" là ẩn dụ, bởi hình ảnh "mắt xanh" và lá trầu có sự tương đồng về hình dáng và màu sắc.
Câu 5 trang 121 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
Hãy dẫn ra một câu văn sử dụng biện pháp ẩn dụ hoặc hoán dụ trong Lao xao ngày hè hoặc Thương nhớ bầy ong mà em cho là thú vị và chia sẻ với mọi người.
Hướng dẫn trả lời:
Văn bản Lao xao ngày hè:
- Câu văn sử dụng biện pháp ẩn dụ:
- "Khi nó kêu thì một loạt chim ác, chim xấu mới ra mặt."
- "Lần này nó chửa kịp ăn, những múi tên đen, mang hình đuôi ca từ đâu tới tấp bay đến."
- "Người ta gọi chèo bẻo là kẻ cắp."
- "Kẻ cắp hôm nay gặp bà già."
- "Chèo bẻo trị kẻ ác."
- "Thì ra, người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm."
- "Chúng là loài quỷ đen, vụt đến, vụt biến..."
- Câu văn sử dụng biện pháp hoán dụ:
- "Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên."
- "Cả xóm hình như không ai ngủ, cùng thức với giời, với đất"
Văn bản Đánh thức trầu:
- Câu sử dụng biện pháp ẩn dụ:
- "Mở mắt xanh ra nào"
Câu 6 trang 121 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
Hãy chỉ ra biện pháp tu từ trong các dòng thơ dưới đây và cho biết những dấu hiệu nào giúp em nhận ra biện pháp nghệ thuật ấy
Đã ngủ rồi hả trầu?
Tao đã đi ngủ đâu
Mà trầu mày đã ngủ.
(Trần Đăng Khoa, Đánh thức trầu)
Hướng dẫn trả lời:
- Biện pháp tu từ: nhân hóa
- Dấu hiệu nhận biết:
- gọi trầu là "mày" - xưng hô như với một người bạn
- trầu đang thực hiện hành động "ngủ" - hành động của con người
Câu 7 trang 121 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
Lao xao ngày hè, Thương nhớ bầy ong, Đánh thức trầu đều viết về tuổi thơ tác giả gắn với cây cối, loài vật. Cả ba văn bản đều sử dụng biện pháp nhân hoá. Theo em, vì sao như vậy?
Hướng dẫn trả lời:
Cả ba văn bản đều sử dụng biện pháp nhân hóa. Vì:
- Tác giả muốn tạo sự hấp dẫn, sinh động cho câu chuyện, cây văn mà mình kể, từ đó tăng sự thu hút đối với các em thiếu nhi
- Giúp thế giới loài vật, cây cối trở nên thân thiết, gần gũi, dễ cảm nhận và theo dõi hơn
Viết ngắn: Đoạn văn nói về đặc điểm riêng của một cây hoa hoặc một con vật
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) nói về đặc điểm riêng của một cây hoa hoặc một con vật mà em yêu thích. Trong đoạn văn đó có sử dụng ít nhất một trong số các biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ.
Hướng dẫn trả lời:
- Hướng dẫn cách viết:
- Giới thiệu về cây hoa, con vật mà em yêu thích
- Nêu đặc điểm riêng nổi bật (mang tính nhận biết) của loài hoa, con vật đó, như màu sắc, kích thước, tiếng kêu, tập tính sinh hoạt... - nên lồng ghép các biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa vào đây
- Tình cảm của em dành cho con vật, cây hoa ấy
- Đoạn văn tham khảo:
Mỗi năm Tết đên, hoa đào phai lại là loài hoa được săn đón ráo riết. Em yêu đào phai lắm, hơn hẳn những loại đào khác. Hoa đào phai có bông hoa nhỏ hơn hoa mai, cánh hoa mỏng manh, mềm mịn vô cùng. Có cảm giác như chỉ cần khẽ vuốt ve một chút, thì cánh hoa ấy sẽ lìa cành. Chính vì vậy mà đào phai là đào để ngắm. Hoa đào phai cũng như tên, có sắc hồng phơn phớt như đã phai đi một ít bởi nắng xuân thắm nồng. Dưới tia nắng ấm, màu đào như mờ đi. Nên đào phai không hợp với nắng như hoa mai. Loài hoa này chỉ hợp với tiết trời lạnh lẽo, ít nắng nhiều mây và những cơn mưa xuân lất phất. Kết hợp với những bản nhạc xuân, tiếng hát, tiếng cười sum họp ngày Tết. Đó mới là lúc đào phai đẹp nhất.
>> Tham khảo thêm các đoạn văn mẫu khác tại:
-------------------------------------------------
>> Tiếp theo: Soạn Một năm ở tiểu học
Ngoài bài Soạn văn 6 Thực hành tiếng Việt trang 121 trên đây, chúng tôi còn biên soạn và sưu tầm chọn lọc nhiều đề thi KSCL đầu năm lớp 6, đề thi giữa kì 1 lớp 6, đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi giữa kì 2 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các em học sinh tham khảo.