Soạn bài Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát lớp 6 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát lớp 6 Chân trời sáng tạo
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
1. Các bước Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát
Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói
- Đề tài bài nói là gì?
- Em dự định sẽ nói ở đâu và trong thời gian bao lâu?
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
- Sử dụng các ý đã có trong bài văn đã viết để chuẩn bị cho bài nói.
- Liệt kê các ý chính cần nói dưới dạng những gạch đầu dòng hoặc cụm từ.
Bước 3: Luyện tập và trình bày
Khi trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát, em cần:
- Giới thiệu rõ tên bài thơ
- Đọc diễn cảm bài thơ
- Trình bày rõ ràng, mạch lạc những cảm xúc mà bài thơ gợi ra cho em
- Nêu những từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ để làm minh chứng
- Lựa chọn điều chỉnh một số từ ngữ, câu văn sao cho phù hợp với văn nói
- Sử dụng cách xưng hô và ngữ điệu linh hoạt, phù hợp với đối tượng người nghe, nội dung nói
- Sư dụng phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ phù hợp để thể hiện cảm xúc bài thơ.
- Tương tác với người nghe bằng cách nhìn vào mắt họ, mời họ nêu câu hỏi...
Bước 4: Trao đổi, đánh giá
Em lần lượt đóng hai vai trò: người nói và người nghe:
- Trong vai trò người nghe:
- Nêu những quan điểm hay trong cách trình bày và nội dung bài nói của bạn
- Nêu câu hỏi, nhận xét về những vấn đề mà em chưa hiểu rõ hoặc có quan điểm khác với người nói
- Dùng bảng Bảng kiểm kĩ năng chia sẻ cảm xúc về một bài thơ lục bát để đánh giá phần trình bày của bạn
- Trong vai trò người nói: dùng Bảng kiểm tra kĩ năng chia sẻ cảm xúc về một bài thơ lục bát để tự kiểm soát bài nói của mình
2. Bảng kiểm kĩ năng chia sẻ cảm xúc về một bài thơ lục bát
Nội dung kiểm tra | Đạt / Chưa đạt |
Bài chia sẻ có đủ các phần giới thiệu, nội dung và kết thúc | |
Trình bày rõ tên bài thơ, tên tác giả và nội dung của bài thơ | |
Thể hiện rõ cảm xúc của người nói về bài thơ | |
Dùng bằng chứng cụ thể trong bài thơ để làm rõ cảm xúc của người nói | |
Sử dụng động tác, ánh mắt (ngôn ngữ hình thể) và giọng nói phù hợp để góp phần thể hiện nội dung nói |
3. Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát lớp 6
Học sinh tham khảo các đoạn văn trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát sau để chuẩn bị cho bài nói ở lớp:
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát: Việt Nam quê hương ta
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát: Hoa Bìm
- Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát: Về thăm mẹ
- Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát: À ơi tay mẹ
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát: Công cha như núi Thái Sơn
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát về cha mẹ
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát: Công cha nghĩa mẹ
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát: Chăn trâu đốt lửa
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát: Trong đầm gì đẹp bằng sen
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gió đưa cành trúc la đà