Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát Công cha như núi Thái Sơn

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát Công cha như núi Thái Sơn Ngắn gọn

Công cha như núi Thái Sơn là bài ca dao quen thuộc mà bao thế hệ người dân ta đều nằm lòng. Bài thơ sử dụng hình ảnh so sánh, để giúp cụ thể hóa tầm thước của công cha và nghĩa mẹ. Vốn đó là những tình cảm trời bể không gì so sánh được, nay được ví với ngọn núi cao lớn nhất, với nguồn nước luôn đong đầy chẳng bao giờ cạn. Điều đó phần nào thể hiện được sự vĩ đại vô cùng của tình thương cha và mẹ. Từ đó, bài thơ khẳng định rằng, chúng ta phải biết yêu thương, hiếu kính với cha mẹ của mình. Sống sao cho cha mẹ được vui vẻ, hạnh phúc, chẳng phải phiền lòng. Có như thế, mới làm tròn chữ hiếu, xứng đáng với công ơn sinh thành của mẹ cha.

Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ lục bát Công cha như núi Thái Sơn - Mẫu 1

Những câu ca dao nói về công ơn cha mẹ, nói về chữ hiếu là những câu ca dao mà bất kì ai cũng thuộc lòng. Quen thuộc nhất trong số đó, có lẽ chính là câu ca dao

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát vừa dễ đọc lại dễ nhớ, rất thích hợp để trở thành những bài học truyền miệng cho con cháu. Ở hai câu thơ đầu, tác giả dân gian khéo léo sử dụng biện pháp tu từ so sánh, để giúp hữu hình hóa những tình cảm vốn mơ hồ, không thể sờ, cầm, nắm được. Đó chính là công lao của cha và tình yêu thương của mẹ. Những thứ đó vốn vô hình, chỉ có thể cảm nhận bằng trái tim mà thôi. Bởi vậy, để những đứa trẻ còn non nớt dễ tiếp nhận hơn, tác giả đã ví von chúng với ngọn núi Thái Sơn (ngọn núi cao lớn nhất) và nước trong nguồn (dòng nước trong lành nhất và chảy mãi bất tận). Từ đó khẳng định sự vĩ đại, dạt dào, không bao giờ cạn của tình cảm và công lao cha mẹ dành cho con cái. Từ đó, gửi đến những người con người cháu bài học về chữ hiếu. Chúng ta phải sống, phải hành động, nói năng sao cho xứng đáng với những gì đã nhận được cha mẹ của mình. Ở hai câu thơ cuối đó, tác giả dân gian không hề nói bóng gió hay ẩn dụ, mà trực tiếp đưa ra bài học phải sống tròn đạo hiếu, phải biết thờ mẹ, kính cha. Sự thẳng thắn, bộc trực đó giúp khẳng định sự tất yếu, hiển nhiên của việc hiếu thảo với cha mẹ. Giúp người đọc, người nghe thấu hiểu và làm theo ngay. Chính bởi sự mộc mạc, chân chất và chứa chan tình cảm đó, mà bài ca dao này cho đến nay vẫn luôn được người dân ta yêu mến, thuộc lòng, truyền qua nhiều thế hệ.

Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát Công cha như núi Thái Sơn - Mẫu 2

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Bài ca dao ấy là lời nhắn nhủ tới những người làm con về công lao trời biển của cha mẹ. Tình cha, nghĩa mẹ vốn là những khái niệm trừu tượng, chỉ có thể cảm nhận được chứ không thể nhìn thấy hay sờ nắn được. Vì vậy, để người đọc có thể dễ hiểu và tưởng tượng hơn, tác giả dân gian đã so sánh công cha, nghĩa mẹ với các sự vật cụ thể. Đó là núi, là biển - hai sự vật mang tính biểu tượng cho sự to lớn, vĩ đại, vững chãi và bất tận của tình yêu cha mẹ. Cha mẹ lúc nào cũng yêu thương, che chở, bảo vệ cho con của mình. Họ là ngọn núi lớn, là biển rộng mênh mông, không gì có thể vượt qua họ để tổn hại đến đứa con bé bỏng phía sau. Sự vĩ đại của cha và mẹ được khắc họa trong bài thơ ấy, chính là lời nhắn nhủ đến chúng ta, phải sống sao cho xứng đáng với những tình cảm, hi sinh mà cha mẹ dành cho mình. Bài học về đạo làm con ấy, em mãi luôn mang theo trong long mình.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát Công cha như núi Thái Sơn - Mẫu 3

Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” chắc hẳn không ai trong chúng ta là không thuộc. Bằng thể thơ lục bát quen thuộc, và cách ví von so sánh ấn tượng, dễ liên tưởng, bài ca dao đã khắc họa những điều vô cùng to lớn. Đó chính là công cha và nghĩa mẹ. Tác giả dân gian ví công cha với ngọn núi cao lớn nhất (núi Thái Sơn), ví nghĩa mẹ với dòng nước đong đầy nhất chẳng bao giờ cạn (nước nguồn). Mượn hai hình ảnh đó làm đòn bẩy, tác giả nhấn mạnh về sự to lớn, khổng lồ, vĩ đại và vô tận của công ơn cha mẹ. Cha mẹ yêu thương, chở che, hi sinh cho con của mình vô điều kiện, chẳng bao giờ nghĩ đến hồi báo. Từ đó, bài ca dao gửi gắm bài học ý nghĩa về đạo làm con. Rằng phải sống thật tốt, chăm ngoan, hiếu thảo với mẹ cha, sao cho xứng đáng với công ơn dưỡng dục. Với ý nghĩa cao cả ấy, bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” đã trở thành một bài học ý nghĩa cho tất cả những người con trên thế gian này.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát Công cha như núi Thái Sơn - Mẫu 4 

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Câu ca dao đã cơ ngợi về sự vĩ đại của cha mẹ đối với con cái. Sự hi sinh to lớn ấy là một khái niệm trừu tượng, khó nắm bắt. Nay được tác giả dân gian sử dụng biện pháp so sánh để cụ thể hóa. Nghĩa mẹ được ví như nước trong nguồn - thứ bắt nguồn của sự sống của những con sông, dòng suối, của những làng mạc, hoa màu dọc nơi mạch nước chảy qua. Nguồn nước ấy luôn đong đầy, dịu dàng, bất tận như tình mẹ bao la không bao giờ cạn. Công lao, sự hi sinh của cha được ví với ngọn núi Thái Sơn - đó là ngọn núi cao nhất, vĩ đại nhất, không gì sánh được. Tựa như cha là ngọn núi lớn, vì con che mưa chắn gió, gánh vác cả một gia đình. Có thể nói, trên đời này không gì có thể vĩ đại hơn tình yêu mà cha mẹ dành cho con cái. Tình cảm ấy xuất phát từ chính trái tim yêu thương, không thể bị thay đổi hay mua chuộc. Tình cảm ấy thiêng liêng và trân quý tột cùng.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát Công cha như núi Thái Sơn - Mẫu 5

Nói về công lao sinh thành dưỡng dục lớn lao của cha mẹ, dân gian ta vẫn thường ca ngợi:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Hình ảnh núi Thái Sơn cao lớn, hùng vĩ được dùng để so sánh với công cha vĩ đại. Còn biểu tượng suối nguồn luôn đong đầy bất tận được dùng để ví với tình mẹ thiết tha. Công cha, nghĩa mẹ vốn là những thứ không có hình dáng cụ thể, nay được tác giả dân gian so sánh với các sự vật cụ thể. Nhờ thế, giúp người đọc dễ dàng liên tưởng và cảm nhận được sự to lớn, vĩ đại và vô tận của tình cảm cha mẹ dành cho con cái. Qua đó, nhắn nhủ đến những người con cần phải quý trọng và biết ơn cha mẹ của mình. Chớ phụ những công lao lớn như trời bể ấy. Đó là bài học quý giá mà cha ông ta gửi gắm đến con cháu qua câu ca dao Công cha như núi Thái Sơn.

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát Công cha như núi ngất trời - Mẫu 6

Ông cha ta có câu:

Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Câu thơ lục bát trên đã sử dụng hai hình ảnh so sánh rất gần gũi và sinh động. Những tình cảm trừu tượng như công cha và nghĩa mẹ, nay được ví von với núi cao và biển Đông - hình ảnh cụ thể, trực diện. Nhờ thế, người nghe có thể dễ dàng cảm nhận và thấu hiểu được sự vĩ đại, vô tận đến khó mà tưởng được của công cha nghĩa mẹ. Càng hiểu được sự hi sinh lớn lao của bậc sinh thành, những người làm con lại càng phải thêm yêu thương, kính trọng và hiếu thảo với cha mẹ của mình. Bởi có như thế mới xứng đang với công lao trời bể của phụ mẫu. Đó là bài học quý giá mà cho ông ta gửi gắm trong câu ca dao trên.

Cảm nhận về bài thơ lục bát Công cha như núi Thái Sơn lớp 6

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát Hay nhất

>> Xem các đoạn văn Hay Chọn Lọc tại: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát

Đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát Ngắn nhất

>> Xem các Đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát ngắn nhất tại: Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về 1 bài thơ lục bát ngắn gọn

Chia sẻ, đánh giá bài viết
675
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Kelly Sinh Mệnh
    Kelly Sinh Mệnh

    Phải cần bài văn nêu cảm xúc về cha mẹ dài hơn,sắp thi rồi!:)))

    Thích Phản hồi 10:30 04/01
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 6 Chân trời

    Xem thêm