Đặt câu với mỗi thành ngữ sau: Ăn xổi ở thì, Tắt lửa tối đèn, Hôi như cú mèo?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Đặt câu với mỗi thành ngữ sau: Ăn xổi ở thì, Tắt lửa tối đèn, Hôi như cú mèo? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Đặt câu với mỗi thành ngữ sau: Ăn xổi ở thì, Tắt lửa tối đèn, Hôi như cú mèo?

I. Đặt câu với thành ngữ Ăn xổi ở thì

- “Xổi” là tạm bợ, chỉ trong chốc lát, ngay lập tức. Dân gian ta vẫn thường làm các món ăn xổi như cà muối xổi, sung muối xổi,…để chỉ những món ăn đó làm là ăn ngay. Nên “ăn xổi” chỉ những ngươi nóng vội, làm việc gì cũng chỉ muốn hưởng thành quả ngay lập tức, thiếu tính kiên nhẫn.

- “Thì” chỉ một khoảng thời gian nhất định, giống như “lúa có thì” chỉ một giai đoạn phát triển của sự vật, hiện tượng đó. “Ở thì” chỉ việc ở trong chốc lát, trong một thời gian ngắn chứ không phải nơi an cư lạc nghiệp.

==> Ăn xổi ở thì có nghĩa là chỉ biết tính chuyện tạm bợ trước mắt, không tính lâu dài về sau. Thành ngữ này phản ánh tính cách, cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Tuy nhiên, tùy từng hoàn cảnh và tình huống cụ thể mà “ăn xổi ở thì” mang tính tích cực hay tiêu cực.

Đặt câu với thành ngữ Ăn xổi ở thì:

- Nó không được học hành, lại không nhà không cửa, giờ chỉ tính chuyện tạm bợ trước mắt, ăn xổi ở thì cho qua tháng này.

- Người hàng xóm bên cạnh nhà tôi là một người ăn xổi ở thì.

- Người bạn của tôi ăn xôi ở thì.

- Cô Loan làm việc gì cũng ăn xổi ở thì, nay làm ở đây mai lại đi làm chỗ khác.

- Anh Huy không tìm cho mình một công việc cố định, chỉ ăn xổi ở thì có việc gì thì làm việc đó.

II. Đặt câu với thành ngữ Tắt lửa tối đèn

Tắt lửa tối đèn là thành ngữ chỉ những lúc khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống vẫn có người sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, tương trợ nhau để vượt qua khó khăn.

Đặt câu với thành ngữ Tắt lửa tối đèn:

- Chúng ta phải yêu thương nhau phòng khi tối lửa tắt đèn có nhau.

- Trong làng tôi, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, tắt lửa tối đèn có nhau nên luôn được mọi người noi theo và thực hiện.

- Hàng xóm láng giềng phải yêu thương nhau phòng khi tối lửa tắt đèn có nhau.

- Nhà tôi chuyển đến chỗ có bà con ở đây vì những khi tắt lửa tối đèn còn có nhau.

- Anh em chúng tôi chuyển về sinh sống gần nhau để phòng khi tối lửa tắt đèn còn giúp đỡ lẫn nhau.

III. Đặt câu với thành ngữ Hôi như cú mèo

Hôi như cú mèo là thành ngữ chỉ sự hôi hám, mùi hôi như con chim cú lâu ngày không chịu tắm rửa. Thành ngữ này dùng để phê phán những người ít quan tâm tới việc chăm sóc bản thân, tạo ra mùi khó ngửi gây ra sự khó chịu cho người khác.

Đặt câu với thành ngữ Hôi như cú mèo:

- Chú mày hôi như cú mèo, ta nào chịu được.

- Thằng em tôi hôi như cú mèo.

- Chuột đồng hôi như cú mèo, thường xuyên phá hoại mùa màng của bà con.

- Anh đã tắm rồi mà sao vẫn hôi như cú mèo vậy?

- Căn phòng này hôi như cú mèo, sao có thể ngủ ở đây được.

IV. Tìm hiểu về câu đơn, câu ghép

I. Câu đơn

1. Câu đơn là gì?

Theo sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 thì câu đơn là loại câu do một cụm chủ ngữ và vị ngữ (gọi tắt là cụm chủ vị) tạo thành. Câu này có thể diễn đạt một ý tương đối trọn vẹn hoặc không, nó thường được dùng để thực hiện một mục đích nói năng nào đó.

2. Các loại câu đơn thường gặp

Có các kiểu câu đơn nào? Dễ thấy câu đơn sẽ được chia thành 3 loại là câu đơn bình thường, câu đơn đặc biệt và câu đơn rút gọn.

Câu đơn bình thường sẽ là câu đơn có đầy đủ cả 2 bộ phận chính làm nòng cốt cho câu.

Ví dụ: Em tôi học lớp 1 (Em tôi là chủ ngữ, học lớp 1 là vị ngữ).

Câu đơn rút gọn là dạng câu đơn nhưng lại không có đầy đủ cả 2 bộ phận chính làm nòng cốt cho câu. Có thể là một bộ phận hay đôi khi là cả 2 bộ phận của câu sẽ bị lược bỏ trong khi giao tiếp với nhau. Song khi cần thiết, ta vẫn có thể hoàn thiện lại các bộ phận đã bị lược bỏ 1 cách dễ dàng.

Ví dụ đoạn đối thoại sau:

+ Linh ơi, bao giờ phải nộp bài tập cho cô vậy?

+ Sáng mai. (Nòng cốt trong này câu đã bị lược bỏ. Nếu phải hoàn thiện lại sẽ là: Sáng mai, lớp ta nộp bài nhé).

Câu đơn đặc biệt là dạng câu chỉ có một bộ phận duy nhất làm nhiệm vụ nòng cốt và không thể xác định được đó là bộ phận gì. Không như câu rút gọn người ta không thể xác định chính xác được bộ phận làm nòng cốt của câu đặc biệt sẽ là chủ ngữ hay vị ngữ. Câu loại này chỉ có thể hiểu được trong 1 bối cảnh giao tiếp cụ thể nếu tách khỏi bối cảnh sẽ không còn tư cách của 1 câu nữa. Thường thì câu đặc biệt sẽ được dùng để biểu lộ cảm xúc hoặc nêu lên 1 nhận xét về một sự vật hay hiện tượng nào đó.

Các ví dụ câu đơn đặc biệt:

+ Vũ! Vũ ơi! (Kêu hoặc gọi ai đó).

+ Ôi trời! Tôi vui quá! (Thể hiện cảm xúc, tình cảm, thái độ đối với 1 sự vật sự việc nào đó).

Bạn cần phân biệt rõ ràng rằng câu đặc biệt khác hẳn với câu đảo chủ ngữ và vị ngữ để tránh nhầm lẫn khi đặt câu. Cụ thể thì câu đơn đặc biệt thường được dùng để chỉ sự tồn tại, xuất hiện. Còn câu đảo chủ vị thường là câu miêu tả với dụng ý nghệ thuật, đảo nhằm nhấn mạnh nội dung câu. Dạng câu rút gọn và câu đơn đặc biệt không được đưa vào chương trình tiểu học.

Ví dụ:

+ Trên bầu trời, có đám mây xanh (Câu đơn đặc biệt).

+ Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi (Câu đảo chủ ngữ – vị ngữ).

+ Mưa! Mưa! (Câu đơn đặc biệt).

+ (Hôm nay trời như thế nào?) Mưa (Câu rút gọn).

3. Cách đặt câu đơn sao cho đúng

Dựa vào giải thích khái niệm của ba loại câu đơn này thì chúng ta sẽ thấy được sự khác biệt trong cấu tạo và chức năng của chúng. Chính vì thế việc đặt câu cũng cần hết sức chú ý.

Trước khi tiến hành đặt câu bạn phải xác định chính xác được bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của câu nếu bạn muốn đặt 1 câu đơn bình thường.

Với câu đơn rút gọn, bạn phải khôi phục được bộ phận nòng cốt khi cần thiết.

Đối với câu đơn đặc biệt thì khó hơn một chút, câu này không thể xác định được bộ phận nòng cốt nhưng câu này phải có nghĩa trong một ngữ cảnh nhất định.

II. Câu ghép

1. Câu ghép là gì?

Câu ghép là những câu có hai chủ ngữ-vị ngữ trở lên. Hay nói cách khác, câu ghép là những câu có từ hai mệnh đề trở lên, mỗi mệnh đề bao gồm một chủ ngữ, một vị ngữ.

Ví dụ:

Trời/ càng về đêm/, không gian/ càng tĩnh mịch.

CN               VN               CN              VN

Câu ghép được sử dụng để liên kết những vấn đề có sự kết nối với nhau về nghĩa. Thay vì sử dụng nhiều câu đơn, sử dụng câu ghép sẽ giúp nâng cao hiệu quả nghe, hiểu cho người nghe, người đọc.

2. Phân loại câu ghép

2.1. Câu ghép chính phụ

Câu ghép chính phụ là những câu có mệnh đề chính và mệnh đề phụ, hai mệnh đề này phụ thuộc nhau và bổ sung ý nghĩa cho nhau. Mệnh đề chính phụ thường được kết nối với nhau bằng các quan hệ từ hoặc từ nối. Mệnh đề chính phụ thường bao hàm các ý như chỉ nguyên nhân, kết quả, chỉ mục đích, điều kiện,...

Ví dụ:

+ Vì Quân học hành chăm chỉ nên cậu ấy giành giải Nhất trong cuộc thi học sinh giỏi cấp thành phố

=> Cấu trúc: từ nối-mệnh đề-từ nối-mệnh đề.

+ Anh ấy giàu lên nhanh chóng vì tìm được hướng đi đúng cho công việc kinh doanh của mình.

=> Cấu trúc: Mệnh đề-từ nối-mệnh đề.

+ Thời tiết càng khô hanh, da dẻ càng dễ bị khô nẻ.

Cấu trúc: Chủ ngữ-phó từ-vị ngữ, chủ ngữ-phó từ-vị ngữ.

2.2. Câu ghép đẳng lập

Câu ghép đẳng lập là những câu ghép có các mệnh đề độc lập về nghĩa, có ý nghĩa,vai trò ngang nhau trong câu. Câu ghép đẳng lập thường dùng để diễn tả mối quan hệ liệt kê, lựa chọn hoặc tương đồng.

Ví dụ:

+ Thu qua, đông đến.

=> Cấu trúc: Chủ ngữ-vị ngữ, chủ ngữ-vị ngữ.

+ Mẹ tôi đang nấu ăn, em trai thì học bài còn bố tôi đi làm chưa về.

=> Cấu trúc: Chủ ngữ-vị ngữ, chủ ngữ-phó từ-vị ngữ, phó từ-chủ ngữ-vị ngữ.

2.3. Câu ghép hỗn hợp

Câu ghép hỗn hợp là những câu ghép do câu ghép chính phụ và câu ghép đẳng lập tạo thành.

Ví dụ:

+ Anh ấy đi nước ngoài du học, cả nhà ai cũng vui vì đây là cơ hội tốt để anh ấy phát triển tương lai.

=> Trong đó 2 mệnh đề trong câu ghép đẳng lập là “Anh ấy đi nước ngoài du học” và “cả nhà ai cũng vui vì đây là cơ hội tốt để anh ấy phát triển tương lai”. => Hai mệnh đề trong câu ghép chính phụ là “ cả nhà ai cũng vui”, từ nối “vì” và mệnh đề 2 là “đây là cơ hội tốt để anh ấy phát triển.”

III. Cách sử dụng dấu câu

1. Các dấu câu trong tiếng việt

Cách sử dụng dấu câu trong tiếng việt luôn phải đi theo ngữ cảnh. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cần biết các loại dấu câu trong tiếng việt hiện nay. Trong tiếng việt hiện nay, có 8 loại dấu cơ bản. Bao gồm:

+ Dấu chấm (.)

+ Dấu chấm hỏi (?)

+ Dấu chấm than (!)

+ Dấu chấm lửng (…)

+ Dấu hai chấm (:)

+ Dấu gạch ngang (-)

+ Dấu ngoặc đơn ()

+ Dấu ngoặc kép “”

2. Cách sử dụng dấu

Cách sử dụng dấu câu phụ thuộc vào ý nghĩa mỗi loại dấu đó. Thứ nhất, dấu chấm dùng để kết thúc một câu tường thuật trong văn bản. Thứ hai, dấu chấm hỏi thường được dùng trong câu nghi vấn. Thông thường, dấu chấm hỏi được đặt trong ngữ cảnh đối thoại giữa hai người. Ngoài ra, dấu chấm hỏi còn được đặt ở trong câu kể khi sử dụng dấu ngoặc đơn biểu thị ý nghĩa nghi ngờ.

Dấu chấm than thường đặt ở cuối câu cảm thán, cầu khiến, mệnh lệnh. Nó có thể biểu thị thái độ mỉa mai như dấu chấm hỏi. Dấu chấm lửng sử dụng để thay cho từ vân vân. Nó biểu thị cho người viết không nói được hết ý mình muốn. Dùng để liệt kê hoặc sự ngắt quãng kéo dài.

Sử dụng dấu câu hai chấm như sau. Nó luôn đứng trước một loạt thành phần vị ngữ liệt kê. Và đứng sau những từ biểu thị như sau đây, dưới đây, để… Dấu gạch ngang để chỉ ranh giới chú thích, đặt trước hội thoại. Hoặc đặt giữa nhiều tên riêng chỉ địa danh, liên số.

-----------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Đặt câu với mỗi thành ngữ sau: Ăn xổi ở thì, Tắt lửa tối đèn, Hôi như cú mèo? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn.

Đánh giá bài viết
30 6.953
Sắp xếp theo

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm