Kể lại truyện Tấm Cám bằng lời văn của em (10 mẫu)
Kể truyện Tấm Cám lớp 6
- A. Dàn ý Kể lại truyện Tấm Cám bằng lời văn của em
- B. Kể lại truyện Tấm Cám bằng lời văn của em lớp 6 Ngắn nhất
- C. Kể lại truyện Tấm Cám bằng lời văn của em Chi tiết
- Kể lại truyện Tấm Cám bằng lời văn của em Mẫu 1
- Kể lại truyện Tấm Cám bằng lời văn của em Mẫu 2
- Kể lại truyện cổ tích Tấm Cám bằng lời văn của em Mẫu 3
- Kể lại truyện Tấm Cám bằng lời văn của em Mẫu 4
- Kể lại truyện Tấm Cám bằng lời văn của em Mẫu 5
- Kể lại truyện Tấm Cám bằng lời văn của em Mẫu 6
- Kể lại truyện Tấm Cám bằng lời văn của em Mẫu 7
A. Dàn ý Kể lại truyện Tấm Cám bằng lời văn của em
a. Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện cổ tích Tấm Cám - một câu chuyện cổ tích hay và đặc sắc của dân tộc ta.
b. Thân bài: Kể lại nội dung truyện Tấm Cám theo các diễn biến của câu chuyện, gồm các sự kiện sau:
- Sự kiện 1: Tấm mồ côi cha mẹ, sống cùng dì ghẻ và con gái bà ta tên là Cám
- Sự kiện 2: Mỗi ngày, Tấm làm việc vất vả, cực nhọc từ sớm đến khuya còn Cám thì chỉ việc vui chơi
- Sự kiện 3: Dì ghẻ treo thưởng chiếc yếm đào cho người bắt được giỏ tôm tép đầy hơn. Cám gian manh lừa Tấm gội đầu để cướp giỏ tép của chị
- Sự kiện 4: Mấy giỏ tép, Tấm ngồi khóc nức nở, được Bụt hiện lên, chỉ cho chú cá bống nhỏ sót lại. Cô liền đem cá về nuôi trong giếng
- Sự kiện 5: Mẹ con Cám lừa Tấm đi chăn trâu ở đồng xa, ở nhà bắt cá bống ăn thịt, chôn xương ở góc bếp
- Sự kiện 6: Mất bống, Tấm bật khóc nức nở, được Bụt hiện lên, chỉ cho các nhờ gà tìm xương cá bống, rồi chôn xương trong bốn chiếc hũ đặt ở chân giường
- Sự kiện 7: Nhà vua mở hội tuyển vợ, Tấm muốn đi xem hội nhưng bị dì ghẻ bắt ở nhà phân loại hạt đỗ
- Sự kiện 8: Tấm bật khóc, được Bụt hiện lên nhờ chim sẻ lựa đỗ giúp, rồi chỉ cho váy áo đẹp trong bốn chiếc hũ ở chân giường
- Sự kiện 9: Tấm đi hội, đánh rơi hài, nhà vua nhặt được chiếc hài thì yêu cầu ai thử vừa nó sẽ là vợ vua. Thế là Tấm trở thành hoàng hậu
- Sự kiện 10: Giỗ cha, Tấm về nhà, tự mình trèo lên cây cau hái trái thờ cha, bị dì ghẻ ở dưới chặt cây hại chết
- Sự kiện 11: Cám mặc áo Tấm, vào cung thay chị hầu vua, cô ta và dì ghẻ nhiều lần hại chết các hóa thân của cô Tấm là chim vàng anh, cây xoan, khung cửi
- Sự kiện 12: Tấm hóa thân vào quả thị, trở về lốt người, làm con gái bà bán hàng nước
- Sự kiện 13: Vua đi ngang qua hàng nước, thấy miếng trầu têm cánh phượng, nhận ra vợ của mình
- Sự kiện 14: Tấm trở về cung đoàn tụ với nhà vua, mẹ con Cám thì bị trừng phạt thích đáng
c. Kết bài:
- Nêu ý nghĩa, bài học của câu chuyện cổ tích Tấm Cám
- Suy nghĩ, nhận xét, tình cảm của em dành cho câu chuyện đó
>> Xem thêm:
B. Kể lại truyện Tấm Cám bằng lời văn của em lớp 6 Ngắn nhất
Kể lại truyện Tấm Cám bằng lời văn của em Ngắn nhất - Mẫu 1
“Tấm Cám” là câu chuyện cổ tích quen thuộc với tất cả người dân Việt Nam. Hiếm có đứa trẻ nào chưa từng nghe câu chuyện này, và cũng hiếm bé gái nào chưa từng ao ước được khen “xinh như cô Tấm”, “chăm như cô Tấm”. Bởi câu chuyện này có sức lan tỏa mạnh mẽ trong dân gian.
Câu chuyện kể về cô Tấm xinh đẹp, dịu hiền, nết na, chăm chỉ nhưng có số phận lắm bất hạnh. Cô mồ côi cha mẹ từ sớm, phải sống với mụ dì ghẻ độc ác và con gái của bà ta là Cám. Suốt ngày, Tấm phải làm việc vất vả, cực nhọc như người ở trong nhà, lại còn phải chịu lời nhiếc móc của dì ghẻ. Dẫu vậy, cô vẫn lớn lên xinh đẹp, thiện lương. Một lần, sau khi bị Cám lừa trút hết giỏ tép để dành chiếc yếm đào mới, cô Tấm tình cờ được Bụt chỉ cho chú cá bống nhỏ còn sót lại trong giỏ, đem về nuôi. Sau này, cá bống nhỏ bị dì ghẻ bắt ăn thịt, chôn xương ở góc bếp. Tấm được Bụt chỉ cho đem xương cá bống chôn trong bình đặt ở góc giường, sau này khi đem ra đã biến thành bộ váy áo đẹp đẽ cho cô đi hội. Tại lễ hội đó, Tấm đánh rơi giày và được nhà vua tìm thấy, đem lòng yêu mến. Nhà vua ra tiêu chí chọn vợ của mình là phải đi vừa chiếc hài kia, nhờ vậy, Tấm trở thành hoàng hậu. Ngỡ rằng ngày tháng hạnh phúc đã đến, nhưng năm đó, khi cô về giỗ cha, đã bị mụ dì ghẻ lừa trèo lên cây hái cau rồi chặt cây hại chết. Sau đó cho Cám mặc đồ của cô để vào cung thay chị hầu vua. Hồn cô Tấm hóa thành chim vàng anh bay về cung thì bị mẹ con Cám ăn thịt. Phần lông chim ở góc vườn mọc lên cây xoan đào cũng bị chúng chặt đem làm khung cửi, rồi lại đem khung cửi đốt thành tro đổ ở góc đường xa xôi. Từ đống tro ấy, một cây thị mọc lên, cho quả lớn. Từ quả thị đó, cô Tấm bước ra, trở lại dáng vẻ con người. Cô được một bà bán hàng nước nhận làm con gái nuôi, ngày ngày têm trầu cho quán nước. Nhờ thế mà khi nhà vua đi săn ngang qua nơi đây, nhìn miếng trầu mà nhận ra vợ của mình. Thế là Tấm được đoàn tụ với nhà vua, trở về hoàng cung tiếp tục cuộc sống hạnh phúc êm đềm. Còn mẹ con Cám thì bị đuổi về quê trong sự xấu hổ, nhục nhã.
Từ đó, câu chuyện nhắn nhủ người đọc phải sống lương thiện, nhân hậu, chớ có làm điều ác. Bởi người ở hiền thì sẽ gặp lành, còn kẻ làm điều ác thì sẽ phải gặt bão.
Kể lại truyện Tấm Cám bằng lời văn của em Ngắn nhất - Mẫu 2
“Tấm Cám” là câu chuyện cổ tích không chỉ hấp dẫn, mà còn chứa dựng bài học ý nghĩa mà cha ông ta muốn gửi gắm đến con cháu.
Câu chuyện kể về cuộc đời lắm biến cố của cô Tấm - một cô gái xinh đẹp, chăm chỉ, nết na, chịu khó. Mẹ mất sớm, cha cô đi bước nữa rồi lại qua đời ít lâu sau đó, để lại Tấm sống với dì ghẻ và cô con gái riêng của bà. Hằng ngày, Tấm phải làm việc vất vả quần quật từ sáng sớm đến tối mịt mới được nghỉ ngơi. Ngày nọ, dì ghẻ treo thưởng chiếc yếm đào mới cho người bắt được nhiều tôm cá nhất. Ngỡ Tấm sẽ dành được phần thưởng này, ngờ đâu cô bị Cám lừa đi tắm gội rồi cướp mất công lao. Tấm bật khóc nức nở bên chiếc giỏ không thì được Bụt hiện lên, chỉ cho chú cá nhỏ còn sót lại đem về nuôi dưới giếng. Nhưng một lần nữa, mẹ con Cám lại lừa cô đi chăn trâu ở đồng xa, rồi ở nhà ăn thịt cá bống. Lần này, ông Bụt lại chỉ cho Tấm nhờ gà mái tìm xương cá bống rồi đem chôn ở góc giường. Khi vua mở hội thi, từ những chiếc hũ chôn xương cá bống đó, Tấm có váy áo và giày đẹp đi xem hội. Trên đường, cô đánh rơi chiếc hài xuống sông, tình cờ chiếc giày đó đã đến tay của nhà vua. Vua ra lệnh ai đi vừa chiếc giày đó sẽ làm vợ mình. Thế là Tấm đã trở thành hoàng hậu. Dù là vợ vua, nhưng khi đến giỗ cha, Tấm vẫn tự mình về nhà, trèo lên cây cau hái quả thờ cha. Nhưng bị dì ghẻ chặt cây hại chết, cho Cám mặc áo nàng vào cung thay chị hầu vua. Dẫu vậy, Tấm vẫn không chết, mà hóa thành chim vàng anh, cây xoan, rồi khung cửu. Lần nào cô cũng bị mẹ con dì ghẻ hãm hại, nhưng quyết không khuất phục. Cuối cùng, cô trở về trong hình dáng con người bên trong quả thị, và được bà cụ bán hàng rong nhận làm con nuôi. Ngày ngày, cô têm trầu cho bà bán hàng, rồi ở nhà dọn dẹp, nấu cơm. Nhờ những miếng trầu đó mà nhà vua đi ngang qua nhận ra cô Tấm và đón nàng về cung. Còn Cám thì bị Tấm đuổi về quê với mụ dì ghẻ. Hai mẹ con tủi nhục bỏ đi biệt xứ.
Qua câu chuyện Tấm Cám, em học được bài học về lối sống chăm chỉ, hiền lành, chịu khó và tốt bụng, lương thiện. Chớ có học theo Cám kẻo phải gánh chịu hậu quả nặng nề.
Kể lại truyện Tấm Cám bằng lời văn của em Ngắn gọn - Mẫu 3
Câu chuyện cổ tích đầu tiên mà em được đọc chính là truyện Tấm Cám.
Câu chuyện kể về cô Tấm xinh đẹp, nết na, chịu khó. Cô phải sống với mụ dì ghẻ độc ác và cô con gái lười biếng xấu tính của bà ta. Từ nhỏ, Tấm phải làm việc vất vả từ sớm đến tối muộn, thế mà lớn lên vẫn xinh đẹp vô cùng. Có lần dì ghẻ treo thưởng chiếc yếm đào mới cho người bắt nhiều tôm cá hơn. Cô Tấm thật thà bị Cám lừa gội đầu để lấy mất. Cám lấy sót lại một con cá bống nhỏ, Tấm đã đem cá thả vào giếng nuôi theo lời chỉ của Bụt. Nhưng con cá tội nghiệp lại bị mẹ con Cám lừa Tấm đi chăn trâu xa nhà để thịt mất. Cũng may có Bụt dạy cho lấy thóc cho gà mái ăn, mà Tấm mới tìm được xương cá, đem chia vào bốn cái hũ để dưới bốn chân tường. Sau này, từ bốn chiếc hũ đó mà Tấm có váy áo và giày đẹp để đi hội do nhà vua tổ chức. Trên đường đến hội, Tấm làm rơi giàu xuống sông, làm voi của nhà vua không chịu đi qua khúc sông đó. Binh lính mò được chiếc giày lên, vừa thấy nó nhà vua đã rất ấn tượng nên ra lệnh rằng: Ai đi vừa chiếc giày đó sẽ được làm Hoàng Hậu. Thế là cô Tấm trở thành vợ vua. Những tưởng ngày lành đã đến, nhưng năm đó, khi Tấm về quê làm giỗ cha, thì đã bị mụ dì ghẻ lừa trèo lên cây hái cau, rồi chặt cây hại chết. Sau đó, Cám mặc áo của Tấm, thay chị vào cung hầu vua. Sau khi chết, Tấm nhiều lần hóa thân thành các sinh vật khác để trở về tìm chồng. Cô hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào rồi khung cửi. Lần nào, nhà vua vừa thấy cô cũng lập tức đem lòng yêu mến, nên cô bị mẹ con Cám sinh lòng đố kị hãm hại. Cuối cùng, chúng đốt xác khung cửi, đổ tro ở thật xa hoàng cung. Tại đó mọc lên cây thị lớn nhưng chỉ có một quả thị thơm mà thôi. Từ trong quả thị đó, cô Tấm trở về hình dáng con người và được bà cụ bán nước nhận làm con gái nuôi. Ngờ đâu, một ngày nọ nhà vua đi ngang qua nơi này, nhìn thấy miếng trầu têm cánh phượng đã nhận ra vợ mình. Sau đó, cô Tấm được theo nhà vua trở về hoàng cung. Mẹ con Cám thì bị đuổi về quê, nhận hết tủi nhục.
Từ câu chuyện Tấm Cám, em nhận được bài học ý nghĩa: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. Câu chuyện vừa hay, lại ý nghĩa như vậy nên em đã tìm và đọc lại rất nhiều lần.
C. Kể lại truyện Tấm Cám bằng lời văn của em Chi tiết
Kể lại truyện Tấm Cám bằng lời văn của em Mẫu 1
“Tấm Cám” là câu chuyện cổ tích hay và chứa đựng nhiều bài học ý nghĩa mà ông cha ta đã sáng tác và lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Câu chuyện kể về cuộc đời của cô Tấm hiền lành, nết na, chịu thương chịu khó. Cha mẹ cô mất sớm, cô lớn lên với dì ghẻ và con gái của bà ta là Cám. Ngày ngày, Tấm phải làm việc vất vả từ sớm đến tối, lại còn chịu đựng sự ghẻ lạnh, chửi mắng của dì ghẻ. Một ngày nọ, mụ dì ghẻ treo thưởng chiếc yếm đào mới cho người bắt được nhiều tôm tép nhất. Cô Tấm cả chiều cố gắng làm việc, lại bị Cám lừa cướp công, chỉ còn lại chiếc rổ không. May mắn thay, cô được ông Bụt hiện lên, chỉ cho chú cá bống nhỏ còn sót lại đem về nuôi dưới giếng bầu bạn. Thế mà mẹ con Cám cũng lừa cô đi chăn đồng xa để ở nhà giết bống ăn thịt. Họ chôn xương cá bống ở góc bếp để Tấm không tìm ra. Nhưng nhờ có gà mái giúp sức, Tấm vẫn tìm thấy được. Khi cô ngồi khóc bên bộ xương cá, ông Bụt lại hiện lên, chỉ cho cô đem xương cá bống bỏ vào trong cái hũ, rồi chôn ở góc tường. Ít lâu sau, nhà vua mở hội lớn, mọi người đều xúng xính váy áo tham gia, riêng Tấm bị mụ dì ghẻ bắt ở nhà nhặt thóc và gạo bị trộn lẫn thì mới được đi. Cô nhặt mãi cũng không vơi đi chút nào, liền bật khóc nức nở. May mắn thay, ông Bụt lại xuất hiện, gọi chim sẻ đến giúp cô. Rồi ông còn chỉ cho cô lấy chiếc hũ chôn dưới chân giường ra để lấy váy đẹp ở bên trong. Ngoài chiếc váy đẹp, trong hũ còn một đôi hài rất xinh xắn, khiến cô Tấm mặc vào trông vô cùng kiêu sa, xinh đẹp. Khi cô đang vui vẻ chơi hội, một bên hài vô tình rơi khỏi chân, lăn xuống mé sông. Đúng lúc đó, voi chở kiệu vua đi ngang qua, đến khúc sông đó liền chẳng chịu đi tiếp. Lính của vua đến kiểm tra thì phát hiện chiếc hài mà cô đánh rơi. Vua cầm chiếc hài lên ngắm thì ra quyết định, ai đi vừa chiếc hài đó thì sẽ là vợ vua. Từ cơ duyên đó, Tấm đã trở thành hoàng hậu.
Một năm trôi qua, Tấm đã là hoàng hậu lại trở về quê nhà để làm đám giỗ cho cha. Cô tự mình trèo lên cây cau hái quả, nhưng lại bị mụ dì ghẻ chặt cây hại chết. Mụ ta còn lấy váy áo của cô đem cho Cám mặc, rồi đưa Cám vào cung thay chị hầu hạ vua. Còn cô Tấm thì hóa thân thành chim vàng anh, bay vào cung tìm vua. Vua thích chim vàng anh lắm, nên đi đâu cũng mang theo. Thế là mẹ con Cám lén giết chim ăn thịt, rồi đổ lông ra góc vườn. Từ đống lông ấy, mọc lên một cây xoan cao lớn, bóng mát xanh um. Trưa nào vua cũng ra móc võng dưới gốc cây để ngủ, thân thiết vô cùng. Quá ghen tức, mẹ con Cám lại chặt cây, lấy gỗ làm thành khung cửi. Nhưng cứ hễ Cám ngồi dệt vải, khung cửi lại vang lên tiếng chửi kẽo cà kẽo kẹt khiến cô ta sợ hãi vô cùng. Mụ dì ghẻ thấy vậy, liền đốt cháy khung cửi, đổ tro ra thật xa cung vua. Ngờ đâu từ đống tro đó, một cây thị cao lớn lại mọc lên. Tuy cây rất lớn nhưng lại chỉ có duy nhất một quả thị. Bà cụ hàng nước thấy thế, liền mời thị rơi vào bị, theo mình về nhà. Từ hôm đó, nhà bà cụ xảy ra rất nhiều chuyện lạ, như nhà cửa tự sạch sẽ, cơm canh tự nấu chín, lợn gà tự ăn no… Thế là bà liền giả vờ đi làm rồi rình ở cửa xem sao. Nhờ vậy, bà phát hiện từ trong quả thị có một cô gái xinh đẹp bước ra, giúp bà làm mọi việc. Đó chính là cô Tấm. Thấy vậy, bà liền chạy vào xé rách vỏ thị để giữ cô Tấm ở lại với mình, nhận cô làm con gái. Từ ngày đó, Tấm ở với bà hàng nước, ngày ngày giúp bà têm trầu cánh phượng bán cho khách qua đường. Tình cờ, một hôm nọ, nhà vua đi săn về, nghỉ chân ở quán nước của bà cụ. Nhà vua phát hiện ra miếng trầu têm cánh phượng này giống hệt vợ thường têm, nên xin bà cụ cho gặp mặt con gái. Thế là hai vợ chồng được gặp mặt nhau, mừng mừng tủi tủi. Khi Tấm theo nhà vua về cung, mẹ con Cám đã bị đuổi về quê. Nhưng do quá xấu hổ nên họ trốn đi biệt tăm, không ai còn nghe được tin tức gì nữa. Còn cô Tấm thì được sống những ngày tháng hạnh phúc mãi về sau.
Câu chuyện Tấm Cám đã kết hợp rất nhiều chi tiết kì ảo, tạo nên nét thú vị, hấp dẫn. Đồng thời lại chứa được các bài học giàu ý nghĩa về lòng nhân hậu, tình yêu thương con người. Chính nhờ vậy mà câu chuyện này dù trải qua bao lâu vẫn tiếp tục sống mãi trong lòng nhân dân.
Kể lại truyện Tấm Cám bằng lời văn của em Mẫu 2
Tấm Cám là câu chuyện cổ tích đầu tiên mà em đọc được. Và đó cũng la câu chuyện cổ tích Việt Nam em yêu thích nhất.
Chuyện kể về cô Tấm xinh đẹp, hiền lành nhưng cuộc đời lại chịu nhiều vất vả. Cô mồ côi cha mẹ từ nhỏ, phải sống với mụ dì ghẻ và con gái của bà ta là Cám. Tấm suốt ngày phải làm việc vất vả, cực khổ nhưng vẫn bị chửi mắng. Ngày nọ, dì ghẻ treo thưởng chiếc yếm đào mới cho người bắt nhiều tôm tép. Tấm vốn bắt được một giỏ to nhưng bị Cám lừa đi mất, chỉ để lại một con cá bống nhỏ. Theo chỉ dẫn của Bụt, Tấm nuôi cá bống trong giếng, ngày ngày cho bống ăn cơm. Ngờ đâu mẹ con Cám đã phát hiện, liền lừa Tấm đi chăn trâu đồng xa rồi ở nhà giết cá ăn thịt, chôn xương ở góc bếp. Biết chuyện Tấm đau khổ òa khóc nức nở, Bụt liền hiện lên chỉ cho cô nhờ gà tìm xương cá bống. Sau đó đem xương cá chôn trong bốn cái bình cất dưới chân giường. Năm đó, vua mở hội tưng bừng, Tấm nhờ có bốn chiếc bình đó mà lấy ra váy áo và giày đẹp để đi trảy hội. Trước đó, mụ dì ghẻ đã trộn thóc bắt cô ngồi nhặt, nhưng may mắn là đã có ông Bụt gọi chim sẻ nhặt hết giúp cô. Trên đường đi trảy hội, Tấm làm rớt hài xuống sông khiến voi của nhà vua không chịu đi qua. Vua sai lính nhặt hài lên, ra quyết định, ai đi vừa đôi hài sẽ làm vợ ngài. Thế là Tấm trở thành hoàng hậu.
Năm đó, Tấm về quê giỗ cha, tự mình trèo cây hái cau thì bị dì ghẻ chặt cây hại chết. Cám lấy áo quần của Tấm, mặc vào rồi thay chị vào cung. Hồn Tấm đi theo Cám vào cung lần lượt hóa thân thành chim vàng anh, thành cây xoan đào, thành khung cửi để được ở gần vua. Dù cô ở hình dáng nào, vua cũng đặc biệt yêu mến. Vì vậy, mẹ con Cám đã lần lượt giết hại các hóa thân của cô. Cuối cùng, Tấm trở về hình dáng con người trong quả thị. Cô được bà bán hàng nước mang về, nhận làm con gái nuôi. Ngày ngày, cô nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa cho bà. Và têm trầu cho bà đem bán ở quán nước. Nhờ miếng trầu ấy, nhà vua nhận ra vợ mình, nên liền đón vợ về cung. Lần này, mẹ con Cám bị trừng phạt thích đáng, đuổi về quê sinh sống.
Câu chuyện với kết thúc có hậu, đã nhắn nhủ tới chúng ta bài học ý nghĩa rằng người tốt sẽ gặp điều tốt, còn kẻ xấu xa thì sẽ phải gánh lấy hậu quả nặng nề.
Kể lại truyện cổ tích Tấm Cám bằng lời văn của em Mẫu 3
Truyện Tấm Cám là câu chuyện cổ tích hay nhất mà em từng đọc.
Nhân vật chính của câu chuyện là cô Tấm xinh đẹp, hiền lành lại chăm chỉ, chịu khó. Bố mẹ mất sớm, cô Tấm sống với dì ghẻ và con riêng của bà là Cám. Suốt ngày, cô phải làm việc vất vả từ sớm đến khuya, nhưng vẫn không hề oán than.
Một ngày, dì ghẻ trao giải chiếc yếm đào cho người mò được nhiều cua ốc. Tấm chăm chỉ nhặt nhạnh cả chiều, nhưng bị Cám lừa mất, nên buồn lắm, bật khóc giữa đêm. Thế là ông Bụt hiện lên, chỉ cho cô chú cá Bống sót lại trong giỏ, đưa xuống giếng nuôi. Mỗi ngày, Tấm hát để gọi cá lên và cho cá ăn cơm, thân thiết như bạn bè. Thấy lạ, mụ dì ghẻ rình và quyết ăn thịt cá bống. Thế là mụ lừa Tấm đi chăn trâu đồng xa, rồi ở nhà ăn thịt cá, vứt xương ở góc bếp. Về nhà không thấy cá, chỉ thấy cục máu đông trên giếng, biết cá gặp nạn, Tấm khóc nức nở. Bụt hiện lên, chỉ cô cách tìm xương cá bống. Sau khi được chú gà chỉ chỗ tìm xương, cô đem xương cá cho vào bốn cái lọ để ở chân giường như lời bụt dặn.
Năm ấy, vua mở hội tuyển vợ. Mẹ con Cám xúng xính áo váy đi hội. Còn Tấm bị bắt ở nhà, nhặt thóc và gạo rồi mới được đi. Vừa nhặt, nàng vừa khóc nức nở. Thế là bụt hiện lên, gọi chim sẻ giúp nàng nhặt thóc. Rồi còn chỉ nàng lấy váy áo, giày đẹp ở bốn cái lọ ở chân giường để mặc đi hội. Trên đường đi, nàng đánh rơi hài ở dưới nước, voi của vua đi qua mãi chẳng chịu đi tiếp. Vua cho lính nhặt được hài lên, và quyết định ai đi vừa sẽ là vợ của ngài. Thế là Tấm trở thành hoàng hậu.
Làm vợ vua, cô Tấm vẫn giữ những phẩm chất hiền thục ngày xưa. Giỗ cha, nàng về nhà, tự mình trèo lên cây cau để hái buồng cau thờ bố. Nào ngờ mụ dì ghẻ ở dưới chặt cây, hại cô ngã chết. Rồi bà ta lấy áo quần của Tấm cho Cám mặc vào kinh thay chị hầu vua.
Tấm chết, hóa thành chim vàng anh bay vào cung. Vua say tiếng hót của chim đi đâu cũng mang theo. Cám ghen ghét nên lét giết chim ăn thịt, đem lông vứt ở góc vườn. Từ lông chim lại mọc lên cây xoan lớn. Vua nhìn liền thích, đem võng ra nằm. Cám thấy vậy, liền chặt cây xoan làm thành khung cửi. Mỗi dần dệt lại vàng lên tiếng Tấm, sợ quá, ả đốt khung cửi đổ tro ra thật xa. Từ nắm tro, mọc lên cây thị to lớn, xum xuê nhưng chỉ có một trái duy nhất. Một bà hàng nước đã mang quả thị về để ngửi chứ không ăn. Từ quả thị, cô Tấm bước ra xinh đẹp, dịu dàng. Cô giúp bà cụ dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, têm trầu. Khi bà phát hiện ra cô đã bước ra từ quả thị, thì xé vỏ quả thị, xin cô ở lại làm con gái bà. Một ngày nọ, nhà vua đi ngang qua quán nước của bà cụ, ngồi nghỉ lại thì thấy miếng trầu têm quen quá, xin được gặp người têm trầu. Gặp Tấm, ngài nhận ra ngay. Hai người mừng mừng tủi tủi, hạnh phúc cùng nhau trở về kinh thành. Mẹ con Cám tủi nhục quá, bỏ đi biệt xứ.
Thế là người tốt cuối cũng cũng được hưởng hạnh phúc. Ý nghĩa tuyệt vời của câu chuyện đã giúp cho dù bao lâu câu chuyện Tấm Cám vẫn vẹn nguyên giá trị trong lòng người đọc.
Kể lại truyện Tấm Cám bằng lời văn của em Mẫu 4
Trong những câu chuyện cổ tích được lưu truyền đến ngày hôm nay, em đặc biệt yêu thích câu chuyện Tấm Cám.
Tấm là một cô gái tốt bụng, xinh đẹp lại chăm chỉ. Cô mồ côi bố mẹ từ sớm, phải sống cùng dì ghẻ và con gái bà ta - Cám. Hằng ngày, cô luôn vất vả, tất bật với biết bao công việc lớn nhỏ. Một hôm, bà dì ghẻ treo thưởng một chiếc yếm đào mới tinh cho người bắt được nhiều tôm tép nhất. Sau một chiều tất tả, Tấm có một giỏ đầy những tôm và tép. Nhưng do cả tin, cô bị Cám lừa mất, chỉ còn lại một chú cá bống nhỏ. Nghe lời bụt dặn, Tấm đem cá về nuôi dưới giếng.
Từ hôm đó, ngày ngày, cô Tấm đem cơm ra nuôi cá bằng tất cả tình yêu thương. Tuy nhiên, mẹ con Cám đã rình mò, nhân cô đi chăn trâu ở đồng xa mà ăn thịt mất bống. Thật là độc ác. Ăn xong, chúng dấu xương cá ở góc bếp, hòng che dấu hành động của mình. Nhờ có bụt chỉ cách, Tấm đem thóc cho gà ăn, để tìm ra xương cá bống. Sau đó, cô đem xương cá cho vào bốn cái lọ rồi chôn dưới chân giường.
Một ngày nọ, nhà vua cho mở hội linh đình. Ai ai cũng nô nức sắm sửa để đi chơi hội. Tấm cũng vậy, nhưng cô lại bị mụ dì ghẻ, bắt ở nhà nhặt thóc, gạo xong mới được đi. Buồn bã, Tấm òa khóc nức nở. Thương cô, bụt hiện lên, gọi đà chim sẻ đến nhặt thóc giúp cô. Không chỉ thế, bụt còn giúp cô có giày áo đẹp đi chơi hội nhờ bốn chiếc hũ dưới chân giường.
Trên đường chơi hội, Tấm đánh rơi một chiếc giày xuống nước. Voi của nhà vua đi qua, dùng dằng chẳng chịu đi. Đến khi lính của nhà vua nhặt được giày lên mới thôi. Nhìn thấy chiếc giày, nhà vua ra lệnh ai đi vừa chân, thì sẽ là vợ vua. Thế là, cô Tấm đã đến xin ướm thử giày, và trở thành hoàng hậu.
Dù là vợ vua, nhưng cô Tấm vẫn giữ nguyên sự chăm chỉ, chịu khó của mình. Đến ngày giỗ cha, cô trở về nhà, tự mình chặt cau để thờ cha. Nào ngờ bị mụ dì ghẻ ám hại, ngã xuống ao qua đời. Sau đó, Cám mặc áo chị vào cung hầu vua, nhưng nhà vua vẫn thờ ơ, đau lòng hết sức.
Tấm chết, hóa thành chim vàng anh vào cung thăm vua. Vua quý chim lắm, đi đâu cũng mang theo. Cám ghen ghét, lập mưu giết chim ăn thịt, lông thì đem vứt ở góc vườn. Lạ thay, từ đống lông ấy, mọc lên cây xoan to mát. Vua thấy liền rất ưng ý, sai lính móc võng ở đấy để nằm ngủ. Lần này, mẹ con Cám lại giở trò ác, nhân lúc vua đi vắng, chặt cây xoan lấy gỗ làm khung cửi. Tuy nhiên, mỗi lần dệt vải, từ khung cửi lại vang lên những tiếng chửi khiến Cám sợ hãi vô cùng. Thế là, ả ta đốt khung cửi rồi đem tro vứt ra đường lớn thật xa. Tuy nhiên, một lần nữa, điều kì lạ lại xuất hiện. Từ đống tro tàn, mọc lên một cây thị cao lớn xum xuê nhưng chỉ có một trái thị duy nhất. Trái thị đó được một bà lão bán nước mang về nhà. Từ trong đó, bước ra cô Tấm dịu hiền. Cô chăm chỉ giúp bà lão nấu cơm, dọn dẹp, như một người con gái của bà. Đồng thời, cô còn giúp bà têm trầu cánh phượng để bày bán. Nhờ miếng trầu đó mà nhà vua đi ngang qua nhận được Tấm, đón cô về cung.
Lần này, Tấm trở về càng thêm xinh đẹp, dịu hiền, khiến Cám vô cùng ghen ghét. Ả vờ hỏi thăm Tấm, để xin cách trở nên xinh đẹp như chị. Thế là, Tấm cho người đào hố sâu, đổ nước sôi giết chết con người độc ác ấy, rồi làm mắm gửi về cho mụ dì ghẻ. Khi biết được hũ mắm ngon làm từ con gái mình, bà ta cũng lăn đùng ra chết. Thật là đáng đời mụ đàn bà xấu xa.
Kết thúc câu chuyện, người ở hiền, chăm chỉ, chịu khó như cô Tấm được hưởng hạnh phúc. Còn kẻ xấu xa, độc ác, luôn tìm cách hãm hại người khác như mẹ con mụ dì ghẻ phải nhận cái kết đắng. Đó chính là đạo lí “ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão” mà bao đời nay ông cha ta vẫn luôn nhắn nhủ cho con cháu.
Kể lại truyện Tấm Cám bằng lời văn của em Mẫu 5
Truyện "Tấm Cám" thể hiện giá trị tư tưởng giữa mâu thuẫn, xung đột trong gia đình và ngoài xã hội. Qua câu truyện, ta còn thấy được ước mơ nhân dân về chiến thắng cái thiện và cái ác, về hạnh phúc gia đình, công bằng xã hội, về năng lực và phẩm chất tuyệt vời của con người.
Truyện kể rằng ở ngôi làng kia có hai chị em cùng cha khác mẹ. Cô chị tên là Tấm, mồ côi mẹ từ nhỏ sống cùng cha và mẹ ghẻ. Cha cô đổ bệnh mà qua đời khiến Tấm khổ cực hơn. Cám - cô em cùng cha của Tấm, được mẹ nuông chiều chỉ biết rong chơi không chịu làm việc. Tấm phải chịu cảnh mẹ ghẻ con chồng và sống cùng đứa em đầy mưu mô.
Tấm và Cám được mẹ sai đi hớt tép và mẹ có treo thưởng. Tấm chăm chỉ bắt được đầy giỏ trong khi Cám chỉ mải mê rong chơi. Khi Cám nhìn thấy giỏ tép đầy của Tấm, Cám đã bày mưu lừa trút hết giỏ tép đầy kia. Tấm bị lừa ngồi bưng mặt khóc. Tấm khóc và bụt hiện lên giúp đỡ. Bụt hỏi Tấm xem trong giỏ còn thứ gì không và Tấm đã tìm thấy một chú cá bống còn sót lại. Bụt dạy Tấm cách chăm sóc cá bống, ngày ngày Tấm đều phần cơm cho cá bống ăn. Mẹ con nhà Cám rình Tấm và biết được sự có mặt của cá bống dưới giếng liền lập mưu giết chết cá bống của Tấm. Tấm về nhà theo thói quen thường ngày cho cá bống ăn nhưng gọi mãi chả thấy bống đâu và Tấm lại khóc. Bụt lại hiện lên và bảo Tấm đi tìm xương cá bống còn sót lại, kiếm bốn cái lọ cho xương cá bống vào đó rồi chôn xuống chân giường.
Nhà vua cho mở hội già trẻ gái trai ai cũng đều nô nức. Tấm xin dì ghẻ cho đi chơi hội nhưng dì ghẻ đã trộn gạo lẫn thóc và bắt Tấm ở nhà nhặt cho bằng xong rồi mới được đi chơi hội. Uất ức Tấm bật khóc. Lúc này, Bụt lại hiện lên và giúp đỡ cho Tấm nhặt thóc bằng cách gọi bầy chim sẻ đến. Bụt còn chỉ cho Tấm cách có quần áo, giày đẹp, ngựa để đi trẩy hội bằng cách đào bốn cái lọ xương cá dưới chân giường lên. Khi đi qua cầu Tấm đánh rơi một chiếc giày. Ngựa của nhà vua có đi qua chiếc cầu đó và sai quân lính xuống mò xem cái gì và phát hiện chiếc giày xinh đẹp. Vua sai lệnh cho người dân ướm thử, ai vừa sẽ lấy người đó làm vợ. Ai ai cũng muốn ướm thử và mẹ con nhà Cám cũng vậy. Tấm cũng muốn thử và khi đến lượt Tấm thì chiếc giày vừa như in, giống với chiếc giày trong túi của Tấm. Tấm trở thành hoàng hậu và được vào cung.
Tấm tuy quen với cuộc sống sung sướng nhưng vẫn chẳng quên ngày giỗ của cha mình. Cô đã xin phép nhà vua cho mình trở về làm giỗ cho cha cùng dì và em. Mẹ con Cám có mưu giết hại Tấm và cho Cám vào cung thay thế. Khi Tấm chết, Tấm hóa thành chim vàng anh ngày ngày ở bên cạnh vua. Mẹ con Cám thấy tức với chim vàng anh bèn lập tức giết vàng anh và bỏ lông ra góc vườn. Góc vườn mọc lên hai cây xoan đào, tỏa bóng mát. Nhà vua thấy thích bèn sai quân lính mắc võng ở đây và nằm ngủ. Mẹ con Cám lại bày mưu chặt cây xoan lấy gỗ làm khung cửi. Khung cửi khi dệt toàn vang lên những tiếng chửi rủa khiến Cám sợ hãi và đem đi đốt, vứt tro tại nơi đó mọc lên một cây thị thơm ngào ngạt nhưng chỉ có duy nhất một quả. Một hôm, có bà lão đi qua đem lòng yêu mến bèn hứng túi ra xin thị về ở với bà. Quả thị rơi ngay túi bà và từ đó ngày ngày bà đi chợ Tấm đều xuất hiện từ trong quả thị chui ra ngoài giúp bà lão dọn nhà, nấu cơm. Bà cụ phát hiện nên đã rình và bắt được. Bà xé nát vỏ thị và từ đó Tấm ở lại làm con gái của bà lão.
Một hôm vua vi hành nhận ra cánh trầu têm giống với cách têm trầu của vợ mình. Vua liền gọi bà lão ra hỏi và nhận ra con gái của lão chính là người vợ đã chết của mình - Tấm. Sau đó vua đón Tấm trở lại cung. Khi về, Cám thấy Tấm xinh đẹp hơn xưa nên đem lòng ghen ghét, hỏi Tấm cách làm trắng da. Cám làm theo sự hướng dẫn của Tấm và chết thảm. Mẹ Cám khi hay tin con gái mình chết cũng lăn đùng ra chết theo.
Kể lại truyện Tấm Cám bằng lời văn của em Mẫu 6
Từ thuở bé, chắc chắn rằng ai trong chúng ta cũng thích những câu chuyện cổ tích do bà kể. Bước vào thế giới cổ tích như bước vào thiên đường vậy. Và có lẽ, một câu chuyện nói về dì ghẻ con chồng, không ai không biết được. Đó là truyện Tấm Cám.
Ngày xửa ngày xưa, trong một gia đình nọ có hai chị em cùng cha khác mẹ. Chị tên là Cám, em tên là Tấm. Mẹ Tấm mất sớm, mấy năm sau thì ba Tấm cũng qua đời, Tấm phải sống chung với dì ghẻ chính là mẹ Cám. Bà rất cay nghiệt, bắt Tấm làm quần quật từ sáng đến tối không lúc nào ngơi tay, từ việc nhà, chăn dâu cắt cỏ.Thế nhưng Cám chẳng làm gì cả, Cám được nuông chiều chẳng khác gì một cô công chúa.
Một ngày nọ, dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng mò tôm xúc tép, với lời thưởng “Hễ đứa nào được đầy giỏ thì sẽ được thưởng cho cái yếm đỏ”. Đến đồng, vì quen với công việc khó nhọc nên chẳng mấy chốc, Tấm được đầy giỏ, còn Cám thì chẳng được gì.
Cô em thấy vậy, nói lời ngon ngọt, bảo chị: “Chị Tấm ơi, chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng”. Tin lời Cám, Tấm hụp sâu xuống nước tấm rửa. Nhân cơ hội đó, Cám trút hết giỏ của Tấm, tung tăng bước về nhà. Nhưng khi bước lên, thì chỉ còn giỏ không, Tấm ôm mặt khóc nức nở. Nghe tiếng khóc, Bụt hiện lên hỏi: “Làm sao con khóc?”. Tấm kể hết sự việc cho Bụt nghe, Bụt bảo: “Thôi con nín đi, con xem trong giỏ còn gì hay không?”. Cô nhìn vào giỏ rồi trả lời: "Dạ, chỉ còn một con cá bống.”
Bụt nói: "Con hãy đem con cá bống về thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa, đáng ăn ba bát thì con ăn hai còn một bát hãy dành cho bống. Mỗi lần cho ăn, con hãy gọi:
“Bống bống bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.”
Con không gọi như thế thì nó không lên ăn đâu đấy.” Nói xong, Bụt biến mất. Tấm đem bống về nhà, làm như lời Bụt dặn, chẳng mấy chốc, bống và Tấm trở thành đôi bạn thân thiết.
Thấy Tấm có dấu hiệu lạ, mẹ con Cám sinh nghi, đi theo sau Tấm ra giếng. Thế là mẹ con họ bàn kế hoạch, dụ Tấm đi chăn trâu đồng xa để ở nhà hai mẹ con họ làm thịt bống.
Tấm về, vẫn gọi bống như cũ nhưng không thấy bống đâu, nhìn trên giếng nước có cục máu nổi lên, Tấm ôm mặt khóc. Bụt lại hiện lên, bảo Tấm hãy tìm xương bống bỏ vào bốn cái lọ và chôn xuống dưới bốn chân giường. Nhờ vào một con gà, Tấm đã tìm thấy xương và làm theo lời Bụt dặn.
Ít lâu sau, trong làng có lễ hội do nhà vua mở. Mẹ con Cám sắm sửa quần áo đẹp để trẩy hội. Ghét Tấm, họ trộn gạo với thóc vào nhau, bảo khi nào nhặt riêng ra xong thì mới được đi. Tấm lại khóc nức nở, Bụt bảo Tấm hãy đem gạo thóc ra ngoài sân để chim sẻ nhặt và hãy đi đào lọ lên. Khi đào lên, mỗi lọ đều có điều bất ngờ, nào là áo mớ ba, áo xống lụa, yếm lụa, đôi hài thiêu, một con ngựa và một bộ yên cương xinh xắn.
Trên đường đi lễ hội, Tấm đánh rơi một chiếc giày. Khi đi ngang qua chỗ ấy, nhà vua thấy một chiếc giày rất xinh, và quyết định rằng ai ướm vừa, thì người đó sẽ là hoàng hậu. Mọi người chen chân nhau ướm, trong đó có mẹ con Cám. Đến lượt Tấm vừa ướm vào thì đã vừa chân. Thế là từ hôm đó, Tấm vào cung và trở thành hoàng hậu. Nhân ngày giỗ cha, Tấm về nhà. Vì ghen tị với Tấm, dì ghẻ bảo Tấm hãy trèo lên cây cau và khi Tấm lên đến sát buồng thì bà ấy dùng dao đẵn gốc. Tấm ngã lộn cỗ xuống ao chết và dì ghẻ đưa Cám vào cung thay thế chị.
Tấm chết hóa thành con chim vàng anh bay vào vườn ngự, mỗi ngày hót cho vua nghe. Cám ganh tị và đã giết chim làm thịt. Thế là lông chim hoàng anh hóa thành cây xoan đào, ngày ngày vua mắc võng hóng mát. Cám mách mẹ và mẹ Cám bảo hãy chặt cây làm khung cửi rồi kiếm điều nói dối vua. Khung cửi lúc nào cũng rúc rích và kêu kót két. Cám đốt khung cửi và đem tro đổ ngoài đường. Đống tro lại mọc thành cây thị lớn và ra được một quả. Và một bà lão quán nước đã đem quả thị về nhà. Ngày ngày khi đi làm về bà thấy cơm nước đầy đủ, nhà cửa sạch sẽ. Bà rình thì thấy Tấm bước ra từ quả thị và bà xé vụn quả thị. Vua ngang qua quán nước, thấy quán sạch sẽ, vua ghé vào. Thấy têm trầu cánh phượng giống vợ mình và gọi người têm trầu thì vua nhận ra đó là vợ mình, vua truyền cho quân hầu rước nàng về cung.
Thấy Tấm đẹp hơn trước, Cám hỏi Tấm để làm theo. Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đổ nước sôi vào. Cám chết, Tấm đem xác làm mắm rồi gửi về cho dì ghẻ ăn. Bà nức nở khen ngon, con quạ bay đến đậu kêu rằng: “Ngon ngỏn ngon ngon! Mẹ ăn thịt ăn, có còn xin miếng”. Bà quát mắng và đuổi quạ đi. Nhưng khi ăn gần hết, cuối chòm hĩnh bà mới nhận ra đầu lâu của con gái mình và lăn đùng ra chết.
Kể lại truyện Tấm Cám bằng lời văn của em Mẫu 7
Ngày xưa, nhà kia có hai chị em cùng cha khác mẹ, chị là Tấm, em là Cám. Mẹ Tấm mất sớm, ít năm sau thì cha Tấm cũng qua đời. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ Cám.
Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ sai đi bắt tép, đứa nào bắt được nhiều thì được thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi để bắt. Còn Cám do được mẹ nuông chiều, ham chơi nên chẳng bắt được. Cuối buổi, thấy giỏ Tấm nhiều tép, Cám nghĩ kế rồi nói:
Chị Tấm ơi chị Tấm
Đầu chị lấm
Chị hụp cho sâu
Kẻo về mẹ mắng!
Tấm nghe lời em, xuống ao tắm gội. Cám thừa dịp trút hết tép của Tấm vào giỏ mình rồi chạy về nhà.
Lên bờ, thấy giỏ trống không, Tấm ôm mặt khóc nức nở. Bụt hiện lên hỏi, Tấm liền kể hết sự tình. Bụt bảo lấy con cá bống còn sót trong giỏ về nuôi dưới giếng, mỗi khi cho ăn thì gọi:
Bống bống bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.
Tấm về làm theo lời Bụt dạy. Từ ngày đó, mẹ Cám thấy Tấm hay dành một bát cơm mang ra giếng sau khi ăn, liền sinh nghi sai Cám đi rình. Biết được sự thật, hôm sau mẹ Cám bảo Tấm đi chăn trâu nơi xa, ở nhà mẹ con Cám bắt cá bống của Tấm lên ăn.
Về nhà thấy không còn cá bống, Tấm lại khóc. Bụt hiện lên, Tấm kể lại đầu đuôi. Bụt bảo lấy xương cá bống bỏ vào bốn cái lọ rồi đem chôn dưới bốn chân giường Tấm nằm. Tấm nghe lời Bụt dạy làm ngay.
Ít lâu sau, nhà vua mở hội. Hai mẹ con Cám cũng đi dự. Tấm muốn đi dự hội nhưng bị mẹ Cám trộn một đấu gạo với một đấu thóc bắt ở nhà nhặt cho xong, vả lại không có quần áo đẹp để đi. Tấm buồn mà khóc. Bụt tiếp tục hiện lên giúp Tấm. Bụt gọi một đàn chim sẻ xuống nhặt thóc cho Tấm trong nháy mắt, rồi bảo Tấm đào bốn cái lọ ngày trước chôn ở dưới bốn chân giường lên. Tấm đào lên thì thấy bốn cái lọ chứa đầy quần áo đẹp, một đôi hài thêu kim tuyến óng ánh, lại có một con ngựa đầy đủ yên cương. Tấm thay quần áo rồi cưỡi ngựa đi. Lúc này, trông Tấm vô cùng xinh đẹp.
Lúc qua cầu, Tấm vô ý làm rơi mất một chiếc hài xuống nước. Một lát, đoàn hộ tống nhà vua đi dự hội nhặt được chiếc hài ấy. Vua ngắm chiếc hài rồi ra lệnh: “Hễ đàn bà con gái nào dự hội ướm vừa chiếc hài này thì vua sẽ cưới làm vợ.” Ai cũng tranh nhau ướm thử nhưng không vừa. Mẹ con Cám cũng vậy. Đến lượt Tấm ướm thử thì vừa như in. Nhà vua cho đem kiệu rước Tấm về cung làm vợ mình trước con mắt hằn học của mẹ con Cám.
Ngày giỗ cha, Tấm về ăn giỗ. Dì ghẻ bảo Tấm trèo cây cau, hái cau cúng cha. Đang khi Tấm ở trên ngọn cau thì ở dưới dì ghẻ lấy dao chặt cây làm Tấm té mà chết. Cám lấy quần áo Tấm mặc rồi vào cung thay Tấm. Tấm chết biến thành chim vàng anh cũng bay về cung.
Thấy Cám giặt áo cho vua, chim bảo:
Giặt áo chồng tao
Thì giặt cho sạch
Phơi áo chồng tao
Thì phơi bằng sào
Chớ phơi bờ rào
Rách áo chồng tao!
Vua thấy chim hay bay theo mình, nhớ Tấm, liền bảo chim rằng:
Vàng ảnh vàng anh
Có phải vợ anh
Chui vào tay áo.
Dứt lời, chim bay vào tay áo vua. Từ đó, vua suốt ngày quấn quýt với chim vàng anh, khiến Cám tức tối về mách mẹ. Mẹ Cám bảo Cám bắt chim đem cho mèo ăn, chôn lông chim ngoài vườn. Chẳng bao lâu nơi đó mọc lên một cây xoan đào, xum xuê tươi tốt. Vua thấy đẹp nên sai người mắc võng vào cây hóng mát. Mỗi khi nằm dưới bóng cây vua lại thấy hình ảnh Tấm hiện ra, nên rất quý cây. Cám được mẹ xui chặt cây xoan đào lấy gỗ đóng khung cửi. Lúc ngồi dệt vải, Cám nghe con ác trên khung cửi kêu:
Cót ca cót két
Lấy tranh chồng chị
Chị khoét mắt ra.
Nghe lời mẹ chỉ, Cám đốt khung cửi rồi đổ tro bên đường xa cung vua. Từ đống tro ấy mọc lên một cây thị, chỉ có duy nhất một trái to vàng. Một bà bán hàng nước đi qua thấy trái thị liền nói:
Thị ơi thị rụng bị bà
Bà để bà ngửi chứ bà không ăn.
Tức thì quả thị rụng ngay vào bị, bà lão đem về nhà. Từ đó, ngày nào đi chợ về bà cũng thấy nhà cửa ngăn nắp, cơm nước sẵn sàng. Ngạc nhiên, một hôm bà lão giả vờ đi chợ rồi quay lại rình xem. Bà thấy một cô gái xinh đẹp từ quả thị bước ra, nấu cơm, sửa soạn nhà cửa. Bà vội chạy vào nhặt cái vỏ thị, xé vụn. Từ đó hai người sống với nhau như mẹ con.
Một hôm, nhà vua đi ngang ghé hàng nước của bà. Bà lão rót nước mời vua ăn trầu. Thấy miếng trầu têm cánh phượng giống hệt trầu Tấm têm cho vua ngày xưa, nhà vua mới hỏi bà lão ai đã têm trầu. Bà lão gọi Tấm ra. Vua nhận ra vợ mình, đón Tấm trở về cung. Cám thấy Tấm vẫn còn sống mà lại trắng đẹp hơn xưa nên băn khoăn tự hỏi vì sao. Tấm bày cho Cám tắm với nước sôi thì sẽ đẹp. Cám hí hửng làm theo thì chết tức khắc. Nghe tin Cám chết, dì ghẻ cũng uất lên mà chết theo con.