Ý nghĩa của truyện Thánh Gióng

Ý nghĩa của truyện Thánh Gióng trong chương trình Ngữ văn lớp 6 giúp các em hiểu rõ về nội dung và ý nghĩa của truyền thuyết Thánh Gióng giúp học tốt môn Ngữ văn lớp 6 và chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.

Viết đoạn văn nêu ý nghĩa của truyền thuyết Thánh Gióng

Truyền thuyết Thánh Gióng kể về cuộc đời của người anh hùng Thánh Gióng với nhiều chi tiết kì ảo huyền bí. Từ đó, tác giả dân gian gửi gắm những suy ngẫm và khát vọng của mình vào nhân vật này. Thánh Gióng là hiện thân của một người anh hùng mạnh mẽ, dũng mãnh với sức mạnh phi thường. Cùng với đó, anh không phải là con của trời hay tướng quân của triều đình, mà là một anh hùng của nhân dân. Gióng sinh ra bởi một người mẹ nghèo, lớn lên bởi cơm áo của bà con chòm xóm, chiến đấu vì bảo vệ bình yên đất nước. những chi tiết ấy khẳng định rằng Thánh Gióng là người anh hùng của nhân dân. Đó luôn là khát vọng sâu thẳm của nhân dân ta về người anh hùng của riêng mình. Cùng với đó, truyền thuyết Thánh gióng còn khẳng định sức mạnh đoàn kết mạnh mẽ của nhân dân ta, cùng tình yêu nước mãnh liệt. Tất cả đều là những phẩm chất đáng quý, được gìn giữ và truyền lại qua biết bao đời nhân dân ta.

Viết đoạn văn nêu ý nghĩa của truyện Thánh Gióng

Truyền thuyết Thánh Gióng là một truyền thuyết giàu ý nghĩa của người Việt Ta. Qua hình ảnh người anh hùng Thánh Gióng, nhân dân ta đã gửi gắm những hi vọng và tin yêu vào những người anh hùng với sức mạnh hơn người, chiến đấu, bảo vệ tổ quốc. Thánh Gióng là biểu tượng của sức mạnh đoàn kết của toàn bộ nhân dân ta. Cậu là người anh hùng của toàn dân, đi ra từ nhân dân. Điều đó được thể hiện rõ nét qua chi tiết cả làng cùng nhau gom gạo, may áo để nuôi Gióng lớn trước khi ra trận. Từ đó, khẳng định sức mạnh to lớn của nhân dân và vai trò của họ trong trận chiến bảo vệ quê hương đất nước. Có thể nói, truyền thuyết Thánh Gióng đã thể hiện mạnh mẽ tinh thần yêu nước, đoàn kết cùng khát vọng độc lập tự do, sẵn sàng chiến đấu với mọi kẻ thù để bảo vệ lãnh thổ của nhân dân ta từ thời xa xưa.

Ý nghĩa truyền thuyết Thánh Gióng mẫu 1

Thánh Gióng hình tượng người anh hùng đánh giặc ngoại xâm tiêu biểu trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước. Thánh Gióng được sinh ra rất kỳ lạ từ một người mẹ nghèo được mẹ và nhân dân nuôi dưỡng. Gióng chiến đấu chống lại giặc ngoại xâm bằng tất cả lòng yêu nước và mong muốn bảo vệ làng quê, đất nước.

Hình tượng Thánh Gióng mang trong mình sức mạnh của cả thiên nhiên và con người, của sự hiện đại lẫn thô sơ, sức mạnh đó như dung hòa và kết tinh lại tạo thành sức mạnh to lớn đủ sức quật ngã mọi kẻ thù to lớn.

Từ thực tế trong công cuộc đánh giặc bảo vệ đất nước của cha ông ta, hình tượng Thánh Gióng được thần thánh hóa và trở thành nhân vật anh hùng, với tinh thần ý chí quật khởi trong cuộc chiến chống giặc ngoại bang xâm lược. Bên cạnh đó hình tượng Thánh Gióng cũng nói lên một thời đại lịch sử của đất nước – Vua Hùng với nền nông nghiệp trồng lúa nước phát triển, người dân luôn phải chống giặc ngoại xâm để bảo vệ đất nước.

Ý nghĩa truyền thuyết Thánh Gióng mẫu 2

Đứa nhỏ hôm qua chưa biết nói, hôm nay nghe tiếng rao cầu hiền đánh giặc của sứ giả vua Hùng Vương thứ tư, nó liền biết nói và tiếng nói đầu tiên là tiếng nói yêu nước, là lời xin tình nguyện đánh giặc ngoại xâm. Cái độc đáo của trí tưởng tượng và lòng yêu nước cũng là mới hôm qua trong thời bình, đứa trẻ còn nhỏ mà hôm nay, khi đất nước lâm nguy, nó vươn vai một cái tức thì nó cao lớn mười trượng. Dường như hễ nhiệm vụ nặng nề bao nhiêu thì nó cao lớn bấy nhiêu để thừa sức giết giặc. Giết giặc xong, vị thần làng Phù Đổng cưỡi ngựa lên trời chứ không về triều: ý chí phục vụ vô tư thật là gương mẫu.

Thánh Gióng là hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, là truyện cổ tràn đầy tư tưởng yêu nước - tấm lòng căm thù giặc, ý chí quyết thắng, không truyện cố tích nào so sánh kịp. Chúng ta hãy chú ý một chi tiết: Thánh Gióng xuất hiện dưới đời Hùng Vương thứ 18. Thế là trong tâm trí của tổ tiên chúng ta, tư tưởng thương nòi yêu nước bắt nguồn từ rất xa trong lịch sử. Hai truyện, một trị thủy vì dân, hai đánh giặc vì nước bổ sung với nhau và làm cho truyện họ Hồng Bàng phát triển được hoàn chỉnh nội dung tư tưởng của nó.

Hàng ngàn năm đã qua rồi mà truyện Phù Đổng, truyện Thánh Gióng vẫn giữ nguyên giá trị giáo dục và động viên lớn.

Ý nghĩa truyền thuyết Thánh Gióng mẫu 3

Từng ý nghĩa, những giá trị riêng ẩn chứa trong mỗi câu chuyện luôn là điều tác giả muốn truyền đến cho độc giả. Và truyện Thánh gióng cũng thế, nó sẽ là sự tái hiện về một thời chiến, con người cùng thiên nhiên đồng lòng chiến đấu vì nước nhà, một hình tượng Thánh Gióng hùng vĩ bất tử.

Thánh gióng là một câu chuyện truyền thuyết đã có từ rất lâu đời, một điều thiêng liêng, ý nghĩa của đất nước ta đến tận ngày nay có thể thấy điều đó trong nội dung cùng những hình ảnh trong truyện. Truyện kể về thời vua hùng thứ sáu, một cặp vợ chồng nông dân chăm chỉ làm ăn, sống hiền lành trong ngôi làng nọ mà mãi chẳng có được một đứa con. Một hôm người vợ ra đồng thì thấy lạ thay có những vết chân lớn, sự tò mò đã khiến chị ướm thử chân của mình vào. Người phụ nữ này đã thụ thai và sinh ra một cậu bé rất khôi ngô, bụ bẫm với khuôn mặt sáng rực với cái tên được đặt là Gióng không bao lâu sau lần ra đồng hôm đó. Niềm vui chưa bao lâu thì lo lắng lại đến khi cậu con trai này tuy đã lên ba mà không biết nói cũng chẳng cười chỉ nằm một chỗ. Nước ta luôn nằm trong kế hoạch tham lam muốn xâm chiếm của bọn giặc Ân độc ác, tàn nhẫn trong khoảng thời gian lúc đó. Người dân chết một nhiều hơn, đất nước lâm vào tình cảnh khốn cùng khiến nhà vua lo lắng bèn sai sứ giả đi tìm người tài về giúp nước nhà. Và Gióng đã đứng lên, lớn nhanh như thổi xông pha đánh giặc bảo vệ nước nhà với ngựa sắt, gươm sắt, áo giáp sắt, nón sắt cùng thiên nhiên bên vệ đường đem về chiến thắng, bình yên cho nhân dân, đã cùng Thánh Gióng ngoài mặt trận chiến trường oanh liệt,

Có thể thấy truyện Thánh Gióng đơn giản kể về Gióng từ một cậu bé không nói không cười bỗng chốc lớn nhanh, ăn không bao nhiêu cho đủ, quần áo mặc đều chật và ngắn đi đã xông pha đánh giặc. Những chi tiết rất đắt giá mang nhiều tầng nghĩa sâu xa được ẩn sâu trong câu chuyện . Gióng vốn được sinh ra từ người nông dân nghèo, hiền từ mà lại chăm lo làm ăn, chàng được nuôi dưỡng từ nhân dân. Trước tình cảnh nước nhà bị xâm chiếm bằng tất cả niềm tin, tình cảm yêu nước sâu đậm, lòng căm phẫn, thù giặc thương dân thì Gióng đã chiến đấu hết mình. Sức mạnh lớn nhanh, khỏe mạnh của gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của toàn nhân dân, đó là sự đồng lòng, hợp sức, đoàn kết của người dân trong cùng một nước. Bên cạnh đó nó còn là sức mạnh kết hợp sâu sắc của con người và thiên nhiên, từ vũ khí hiện đại đến những vũ khí thô sơ. Cụ thể là đánh giặc không chỉ có con người mà chính vạn vật, cây cỏ đều đồng lòng hòa chung vào trận chiến, những cây tre bên vệ đường cũng dũng cảm trở thành vũ khí cùng Gióng tiêu diệt quân thù.

Ở Gióng mang một nét đẹp của thời đại, của nhân dân với nhiều nguồn sức mạnh. Thứ nhất là vết chân khổng lồ mà người mẹ nhìn thấy và ướm thử khi ra đồng, sau đó người phụ nữ đã có thai và sinh ra cậu bé khôi ngô chính là Gióng. Vết chân này nó là biểu tượng của thần linh, của những điều thần bí mà kì diệu, con người sống tốt, sống thật thì luôn có sự giúp đỡ, phù trợ của những vị thánh, tiên linh thiêng. Thứ hai, khi mọi người dân trong làng nghe tin Gióng xung phong đánh giặc, thức ăn, gạo thổi ra bao nhiêu cũng không đủ cho cậu bé. Người dân khắp nơi trong làng sẵn sàng đem gạo, rượu, trâu bò, rau củ và cả vải lụa sang để cho Gióng. Chính nét đẹp cộng đồng nuôi cơm, đồng lòng giúp đỡ nhau vì đại cuộc, vì nước nhà thể hiện nên một nét đẹp đoàn kết, vị tha, tử tế của người dân. Thứ ba, Gióng đã yêu cầu sứ giả chuẩn bị cho chàng những vũ khí bằng sắt, từ áo giáp sắt, ngựa sắt, nón sắt cho tới gươm sắt để chàng có thể đánh giặc. Điều đó cho thấy được những thành tựu kỹ thuật ngày đó đã được nhân dân sáng tạo, phát mình đã rất tân tiến, hữu ích. Thiên nhiên, đất nước, con người sau cùng luôn gắn kết, hòa nhập lại là một không bao giờ tách biệt. Nước nhà bị xâm lăng con người dù là ai, già trẻ lớn bé đều sẵn sàng xông pha chiến đấu, ngay cả những khóm tre cũng vươn mình làm vũ khí đánh giặc.

Một hình ảnh diệu kì với nhiều sắc màu, nhiều ý nghĩa sâu xa được xây dựng đó là hình tượng Thánh Gióng. Đó là hiện thân của một vị thần ra tay giúp nước nhà, bảo vệ người dân. Hay là tinh thần yêu nước, đoàn kết, một lòng sẵn sàng đấu tranh chống lại giặc ngoại xâm của nhân dân ta bao đời nay. Bên cạnh đó Gióng còn là niềm ước mơ của người dân về hình mẫu lí tưởng của người anh hùng nước nhà chống giặc. Câu chuyện còn ẩn sâu bên trong đó là nét đẹp thần bí, tiềm tàng của những con người thần kì.

----------------------------------------------

Ngoài ra, mời các em tham khảo thêm các bài Soạn văn 6 Chân trời sáng tạo Tập 1 Chi tiếtSoạn Văn 6 Ngắn gọn để củng cố kiến thức của mình. Cùng các bài văn mẫu lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay và đa dạng nhất.

Đánh giá bài viết
425 85.212
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 6 Chân trời

    Xem thêm