Bộ 24 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2024 - 2025
Đề thi giữa học kì 2 lớp 6 môn Văn
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024 - 2025 của 3 bộ sách mới Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cánh Diều có đầy đủ đáp án cho các bạn tham khảo. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hay cho quý thầy cô và các bạn học sinh trong việc chuẩn bị cho thi giữa kì và đặc biệt là thi hết học kì 2 lớp 6 sắp tới.
Lưu ý: Dưới đây là trích dẫn một số đề trong bộ đề. Toàn bộ 24 đề thi và đáp án có trong file tải, mời thầy cô và các em học sinh tải về xem trọn bộ tài liệu.
Link tải chi tiết đề thi, đáp án, ma trận cho 3 bộ sách mới
- Đề thi giữa học kì 2 lớp 6 môn Văn Kết nối tri thức với cuộc sống
- Đề thi giữa học kì 2 lớp 6 môn Văn Chân trời sáng tạo
- Đề thi giữa học kì 2 lớp 6 môn Văn Cánh Diều
1. Đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn Văn Kết nối tri thức
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN 6
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề )
TT | Kĩ năng | N/dung đ.vị k/thức | Mức độ nhận thức | Tổng | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Thế giới cổ tích Nghĩa của từ Biện pháp tu từ | 2 | 2 | 2 | 60 | |
2 | Làm văn | Viết bài kể lại truyện TT, TCT. | 1* | 1* | 1* | 1* | 40 |
Tổng | 20 | 20 | 40 | 20 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 20% | 20% | 40% | 20% | 100% | ||
Tỉ lệ chung | 20% | 20% | 40% | 20% | 100% |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II
MÔN: NGỮ VĂN 6
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:
Ngày xửa ngày xưa, có một chàng trai nông thôn hiền lành, khỏe mạnh tên là Khoai đi cày thuê, cuốc mướn cho vợ chồng ông phú hộ. Hai người này vì muốn lợi dụng chàng trai, làm việc khỏi trả tiền nên đã hứa: "Mày chịu khó làm lụng cho ta, ba năm nữa tao sẽ gả đứa con gái xinh đẹp của tao cho”.
Không nghi ngờ gì, anh chàng ra sức làm việc không quản khó nhọc. Thế nhưng, ba năm sau, ông phú hộ không còn nghĩ gì đến lời hứa khi xưa nữa, ông trở mặt, định đem gả con gái cho một phú hộ giàu có khác ở trong làng.
Ông phú hộ định lợi dụng chàng trai làm việc không công cho mình
Ông ra điều kiện với chàng trai rằng: “Mày muốn lấy con gái của tao thì phải lên rừng, tìm ngay cho tao một cây tre có trăm đốt để làm nhà cưới vợ, thì tao mới gả con gái tao cho mày”.
Vì tình yêu, anh chàng đành nghe theo lời ông phú hộ, vác dao đi rừng, quyết tâm tìm được một cây tre trăm đốt. Tìm hoài, tìm mãi chẳng ra, anh chàng tủi thân ngồi ôm mặt khóc. Bỗng có một ông lão râu tóc bạc phơ, tay cầm gậy trúc, nét mặt hiền hòa, hiện ra hỏi: “Tại sao con khóc?”.
Anh chàng đem kể đầu đuôi sự tình cho ông cụ nghe, ông nghe xong, bảo anh rằng: “Con hãy đi chặt cho đủ 100 đốt tre rời rồi đọc câu thần chú Khắc nhập, khắc nhập đủ ba lần thì một trăm khúc tre sẽ tự động kết nối với nhau thành một cây tre đủ trăm đốt”.
Anh chàng tủi thân ôm mặt khóc và được ông lão hiện ra giúp đỡ
Làm theo lời ông lão dặn, ngay lập tức một cây tre trăm đốt hiện ra trước mắt anh. Mừng rỡ quá, anh định vác cây tre về, nhưng vì vướng víu quá nên không mang đi được. Ông lão liền bảo anh hãy đọc: “Khắc xuất, khắc xuất đúng ba lần thì cây tre trăm đốt sẽ tách ra thành từng khúc như ban đầu”.
Chàng trai hiền lành được ông lão dạy cho câu thần chú
Chàng trai bó các khúc tre lại, gánh về nhà. Đến nơi thấy hai họ đang ăn uống vui vẻ, chuẩn bị rước dâu, anh chàng mới hay rằng mình đã bị lừa.
Về đến nhà, anh mới hay rằng mình đã bị lừa
Anh không nói gì, đợi đến lúc nhà trai đốt pháo cưới, anh đem một trăm khúc tre xếp dài dưới đất, rồi lẩm bẩm đọc: “Khắc nhập, khắc nhập” bỗng hóa ra một cây tre trăm đốt, anh chàng gọi ông phú hộ đến bảo là đã tìm ra được và đòi gả con gái cho anh.
Không tin vào mắt mình, ông phú hộ sờ tay vào cây đếm từng khúc tre. Anh chàng đọc luôn: “Khắc nhập, khắc nhập”, thế là ông ta bị hút dính luôn vào cây tre.
Thấy vậy, ông phú hộ sợ quá nên đồng ý giữ lời hứa gả con gái cho, anh bèn đọc: “Khắc xuất, khắc xuất” để giải thoát cho cha vợ của mình. Cuối cùng, anh nông dân và con gái ông phú hộ sống với nhau hạnh phúc trọn đời.
Ông phú hộ ăn năn, hối lỗi đồng ý để chàng Khoai cưới con gái mình
(Theo: https://truyencotich.vn/truyen-co-tich/co-tich-viet-nam/ )
Câu 1 (0,5 điểm): Nhân vật chính trong truyện cổ tích “Cây tre trăm đốt” là ai ?
A. Cây tre
B. Anh Khoai
C. Lão phú ông
D. Con gái phú ông
Câu 2 (0,5 điểm): Trong câu chuyện anh Khoai là nhân vật như thế nào?
A. Thông minh, khôn khéo
B. Hiền lành, nhút nhát
C. Dũng sĩ có tài năng kì lạ
D. Ngốc nghếch
Câu 3 (0,5 điểm): Từ in đậm trong câu văn: “Mày chịu khó làm lụng cho ta, ba năm nữa tao sẽ gả đứa con gái xinh đẹp của tao cho” thuộc kiểu từ loại nào?
A. Từ đơn
B. Từ láy
C. Từ ghép
D. Từ Hán Việt
Câu 4 (0,5 điểm): Mâu thuẫn trong truyện cổ tích “Cây tre trăm đốt” là mâu thuẫn giữa ai với ai?
A. Người thông minh và người ngốc nghếch
B. Người giàu và người nghèo
C. Chủ và tớ
D. Vợ và chồng
Câu 5 (0,5 điểm): Mục đích chính của việc tác giả dân gian đưa yếu tố kì ảo vào trong truyện cổ tích
A. Giải thích được các hiện tượng xảy ra trong xã hội
B. Giúp trừng trị cái ác tốt hơn
C. Thể hiện ước mơ lẽ công bằng góp phần tạo lên chất lãng mạn cho câu chuyện
D. Góp phần làm cho câu chuyện mang nét đặc trưng của truyện cổ tích
Câu 6 ( 0,5 điểm): Câu văn “Anh chàng đọc luôn: “Khắc nhập, khắc nhập”, thế là ông ta bị hút dính luôn vào cây tre.” Có sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. So sánh
B. Điệp ngữ
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
Câu 7 (0,5 điểm): Ý nghĩa, giá trị đạo đức của truyện cây tre trăm đốt?
A. Gieo nhân nào, gặt quả nấy
B. Ở hiền gặp lành
C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
D. Uống nước nhớ nguồn
Câu 8 (0,5 điểm): Nhận định nào không đúng về truyện cổ tích?
A Thể hiện ước mơ công bằng hạnh phúc
B. Truyện kể về sự tích các loài vật
C. Truyện gắn với sự kiện lịch sử
D. Truyện có yếu tố kì ảo
Câu 9 (1,0 điểm): Em hãy đóng vai nhân vật anh Khoai trong câu chuyện, hãy viết từ 5 đến 7 câu văn kể cho mọi người nghe về “câu chuyện của mình...”
Câu 10 (1,0 điểm): Từ nội dung câu chuyện, em rút ra một bài học sâu sắc nào? Bài học đó có ý nghĩa gì đối với em?
II. LÀM VĂN (4,0 điểm):
Qua nhân vật anh hùng mang yếu tố huyền thoại ở thời kì xa xưa, bao giờ nhân dân ta cũng gửi gắm những mong ước đẹp đẽ. Bằng lời văn của mình, hãy kể lại một câu chuyện truyền thuyết hoặc cổ tích mà em yêu thích.
Xem đáp án trong file tải
2. Đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn Văn Chân trời sáng tạo
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Môn Ngữ văn lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
ĐỌC (6.0 điểm) Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
Mẹ ốm
“ ...Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.
Khắp người đau buốt, nóng ran
Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm.
Người cho trứng, người cho cam
Và anh y sĩ đã mang thuốc vào.
Sáng nay trời đổ mưa rào
Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương.
Cả đời đi gió đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập …”
(1970)
(Trần Đăng Khoa, trích tập thơ Góc sân và khoảng trời,
NXB Văn hóa dân tộc, 1999)
Câu 1. Đoạn thơ trên thuộc thể thơ nào?
A. Thơ tự do
B. Thơ 5 chữ
C. Thơ lục bát
D. Thơ thất ngôn tứ tuyệt
Câu 2. Xác định cách ngắt nhịp trong hai câu thơ sau:
“Cả đời đi gió đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.”
A. 2/2/2 và 4/4
B. 4/2 và 2/2/4
C. 2/2/2 và 2/4/2
D. 2/2/2 và 2/2/4
Câu 3. Chỉ ra trạng ngữ trong câu thơ sau:
Sáng nay trời đổ mưa rào
Nắng trong trái chín ngọt ngào hương bay.
A.Hương bay.
B. Mưa rào.
C. Sáng nay.
D. Trái chín.
Câu 4. Từ nào trong các từ sau đây là từ láy?
A. Ngọt ngào
B. Nắng mưa
C. Ruộng vườn
D. Cuốc cày
Câu 5. Hình ảnh nào sau đây được nhắc đến trong đoạn trích trên?
A. Cha
B. Mẹ
C. Bà
D. Ông
Câu 6. Em hiểu nghĩa ẩn dụ của từ “Nắng mưa” trong câu thơ sau như thế nào?
“Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan”
A. Chỉ hiện tượng nắng mưa của thời tiết.
B. Chỉ sự gian nan khó nhọc trong cuộc đời của mẹ
C. Nói đến sự vất vả cơ cực của người cha.
D. Chỉ sự cần cù làm việc đề chăm sóc cho con.
Câu 7. Qua đoạn thơ trên, nhà thơ đã bày tỏ cảm xúc gì khi viết về mẹ?
A. Lòng biết ơn vô hạn, tình yêu thương tha thiết của người con đối với mẹ.
B. Niềm vui khi được sống trong tình yêu thương của mẹ.
C. Tình cảm xót thương của người con đối với mẹ.
D. Tình yêu mến, tự hào khi có mẹ.
Câu 8. Em hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ:
“Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.”
A. Người mẹ bị ốm nặng.
B. Người nông dân lao động vất vả một nắng hai sương.
C. Người mẹ bị ốm, ruộng vườn nhà cửa vắng vẻ, không có bàn tay mẹ chăm sóc.
D. Người cha bị ốm; Ruộng vườn vắng cha không người chăm sóc.
Câu 9. Trình bày ngắn gọn suy nghĩ của em về vai trò của người mẹ đối với cuộc sống mỗi người?
Câu 10. Theo em cần có cách ứng xử như thế nào với mẹ mình? (Trả lời khoảng 3 đến 4 dòng)
II. VIẾT (4.0 điểm)
Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về bài thơ “Con là...” của Y Phương.
CON LÀ...
Con là nỗi buồn của cha Dù to bằng trời Cũng sẽ được lấp đầy | Con là sợi dây hạnh phúc Mảnh hơn sợi tóc Buộc cuộc đời cha vào với mẹ. |
Con là niềm vui của cha Dù nhỏ bằng hạt vừng Ăn mãi không bao giờ hết |
(Y Phương, Đàn then, NXB Hội Nhà Văn, 1996)
------------------------- Hết -------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Môn: Ngữ văn lớp 6
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC | 6,0 |
1 | C | 0,5 | |
2 | A | 0,5 | |
3 | C | 0,5 | |
4 | A | 0,5 | |
5 | B | 0,5 | |
6 | B | 0,5 | |
7 | A | 0,5 | |
8 | C | 0,5 | |
9 | Học sinh có thể trình bày những suy nghĩ theo nhận thức riêng (nếu hợp lí), song có thể diễn đạt theo các ý sau: - Người mẹ rất quan trọng trong việc nuôi nấng, dưỡng dục con cái. - Người mẹ ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách, lối sống của con cái. Mẹ là chỗ dựa tinh thần của con cái. | 0,5 0,5 | |
10 | Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách, song có thể diễn đạt theo các ý sau: - Yêu thương, kính trọng, biết giúp đỡ và chăm sóc mẹ … | 1,0 | |
II |
| VIẾT | 4,0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ gồm: 3 phần (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn) | 0,25 | |
| b. Xác định đúng yêu cầu của đề: ghi lại cảm xúc về một bài thơ | 0,25 | |
| c. - Học sinh viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ cần đảm bảo các yêu cầu sau: | ||
| - Sử dụng ngôi thứ nhất để ghi lại cảm xúc của bản thân về bài thơ Con là... - Giới thiệu về nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ: Bài thơ Con là... của Y Phương đã để lại cho em nhiều cảm xúc - Trình bày cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài. Làm rõ cảm xúc bằng những từ ngữ hình ảnh trích từ bài thơ: + Từ ngữ độc đáo “con là” được lặp lại nhiều lần thể hiện sự quan trọng của con đối với cha + Qua việc so sánh con với nỗi buồn, niềm vui, sợi dây hạnh phúc cho thấy con là những thứ có giá trị vô cùng to lớn trong cuộc đời cha. Người cha đã yêu con biết chừng nào. + Bài thơ là lời tâm tình giản dị, chân thành tha thiết thể hiện rõ tình cảm người cha dành cho con thật thiêng liêng - Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân: + Qua bài thơ em cảm nhận được tình cảm của người cha dành cho con thật lớn lao... + Tình cảm ấy khiến tôi nhớ đến cha tôi... + Tôi tự nhắc nhở bản thân mình.... | 2,5 | |
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,5 | |
| e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn. | 0,5 |
3. Đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn Văn Cánh Diều
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN 6
Thời gian: 90 phút
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1
| Đọc hiểu
| Truyện ngắn | 3 | 0 | 5 | 0 | 0 | 2 | 0 |
| 60 |
2 | Viết | Kể lại một trải nghiệm của bản thân. | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 20 | 40% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
Đề thi Văn giữa học kì 2 lớp 6
I. ĐỌC HIỂU ( 6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
DỰA VÀO BẢN THÂN
Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ của nó: “Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!”.
“Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò thì không nhanh”- Mẹ nói.
“Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không cần đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”
“Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy”.
“Nhưng em giun đất cũng không có xương và cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hóa được tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”
“Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy”.
Ốc sên con bật khóc, nói: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng không che chở chúng ta”.
“Vì vậy mà chúng ta có cái bình!- Ốc sên mẹ an ủi con - Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta”
(Theo “Sống đẹp Xitrum.net”)
Thực hiện các yêu cầu
Câu 1. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Kết hợp nhiều ngôi kể
Câu 2. Các nhân vật xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện là ai?
A. Ốc sên mẹ, sâu róm
B. Ốc sên con, giun đất
C. Ốc sên con, ốc sên mẹ
D. Sâu róm, giun đất
Câu 3. Từ “ bò” trong câu “Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh.” là từ đồng âm đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 4. Vì sao chị sâu róm không phải mang chiếc bình vừa nặng vừa cứng?
A. Vì chị có xương và bò rất nhanh
B. Vì chị biến thành bướm
C. Vì lòng đất sẽ bảo vệ chị
D. Vì chị giống ốc sên
Câu 5. Ý nào không đúng khi nói về lí do Ốc sên khóc?
A. Cảm thấy mệt vì phải mang cái bình vừa nặng vừa cứng.
B. Cảm thấy mình đáng thương, không được ai che chở.
C. Cảm thấy sâu róm và giun đất may mắn hơn mình.
D. Cảm thấy mình thật vô dụng, không được tích sự gì.
Câu 6. Ai sẽ bảo vệ giun đất?
A. Người mẹ.
B. Bầu trời.
C. Chiếc bình.
D. Lòng đất.
Câu 7. Hãy nối các đáp án ở cột (A) phù hợp với các đáp án ở cột (B)
(A) Từ ngữ | (B) Loại từ |
1. Bảo vệ | a. Từ thuần Việt |
2. Ốc sên | b. Từ mượn ngôn ngữ Ấn-Âu |
| c. Từ Hán Việt |
Câu 8. Ốc sên mẹ đã khuyên con phải như thế nào?
A. Phải dựa vào trời đất.
B. Phải dựa vào người mẹ.
C. Phải dựa vào sâu róm và giun đất.
D. Phải dựa vào chính mình.
Câu 9. Bài học được rút ra từ câu chuyện trên là gì?
Câu 10. Từ lời khuyên của Ốc sên mẹ ở cuối văn bản, em sẽ hành động như thế nào trong cuộc sống của mình?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Kể về một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân (một chuyến đi đáng nhớ đến vùng đất mới; một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em tham dự; một hoạt động thiện nguyện mà em tham gia,...)
-----------Hết------------
Mời các bạn xem đáp án và bảng đặc tả đề thi trong file tải