Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi giữa kì 2 lớp 6 sách Kết nối tri thức - Tất cả các môn năm 2024

VnDoc gửi tới các bạn Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống đầy đủ các môn học: Toán, Tiếng Anh, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, LSĐL... Các đề thi bao gồm đáp án chi tiết cho từng môn học để các em học sinh nắm được cấu trúc đề thi. Dưới đây là từng đề thi chi tiết.

Link tải chi tiết đề thi, đáp án, bảng ma trận chi tiết cho từng đề

1. Đề thi giữa kì 2 Tiếng Anh 6

Choose the best word/ phrase A, B, C or D that best fits each space.

1. There is _____________ milk in the bottle.

A. a

B. an

C. some

D. any

2. They _____________ fishing yesterday afternoon.

A. go

B. went

C. will go

D. are going

3. What’s your favourite ____________? – I like volleyball.

A. food

B. drink

C. sport

D. animal

4. My sister likes ____________all places in Vietnam.

A. travel

B. to travel

C. travelled

D. travelling

5. Minerals are good ____________our teeth and bones.

A. for

B. to

C. with

D. on

6. She is ____________and she’d like some rice.

A. tired

B. full

C. hungry

D. thirsty

7. ____________ is a cheese sandwich? – It’s £2.50.

A. How often

B. How old

C. How many

D. How much

8. You shouldn’t ____________ up late at night.

A. stay

B. to stay

C. stayed

D. staying

Choose the word which has the underlined part pronounced differently from the rest.

1. A. ear th B. any th ing C. th an D. Th ursday

2. A. bro th er B. th in C. th eater D. bo th

3. A. th is B. th row C. th ank D. th ink

4. A. ei th er B. brea th C. clo th es D. mo th er

5. A. bro th er B. th irty C. th in D. th ing

Read the passage and choose A, B, C or D to complete the sentences.

It’s a hot day and I’m at my favourite café (1) ___________ my mom and dad. It’s called The Married Beans and it serves fantastic food from Italy.

First, I have (2) ___________ very cold juice with ice in it – perfect for a hot day!

Next, I have a nice big bowl of green (3) __________ with pieces of cheese in it – it’s great!

After that, I have an (4) __________ pizza with a lot of different types of vegetables and tasty meat on it.

Finally, it’s time for (5) __________. The café is very famous for its chocolate ice-cream, so I have that! Why not?

Go to The Married Beans next time you’re near the park. It’s the (6) __________ place in town!

1. A. on B. for C. by D. with

2. A. a B. an C. some D. any

3. A. coffee B. salad C. sugar D. beef

4. A. big B. enormous C. small D. large

5. A. starter B. main course C. dessert D. beginner

6. A. good B. goodest C. better D. best

Use the conjunction at the end of the sentence to connect two simple sentences.

1. We're watching a comedy. We're laughing happily. (so)

………………………………………………………

2. Vy joined The Voice Kids. Her sister joined it, too. (and)

…………………………………………………………

3.The environment is polluted. Our health is getting worse. (Because)

……………………………………………………………

4. My father always reads the newspaper in the morning. He always watches the TV news in the morning. (and)

…………………………………………………………………………………………

5. Mr Minh heated some water. He wanted a cup of tea. (so)

………………………………………………

2. Đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn Văn

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

Giặc đã đến chân núi Trâu Sơn. Thế rất nguy, ai nấy đều hoảng hốt. Vừa lúc đó thì sứ giả đem ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lại, vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí vang lên mấy tiếng. Tráng sĩ mặc áo giáp vào, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, phi thẳng đến nơi có giặc đóng. Tráng sĩ xông vào trận đánh giết, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp nhau mà trốn thoát. Tráng sĩ đuổi đến núi Ninh Sóc. Nhưng đến đấy, không biết vì sao, Người một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời, biến mất.

(Ngữ văn 6 - Tập 2, Kết nối tri thức với cuộc sống)​

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (1.0 điểm). Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào, văn bản đó thuộc thể loại gì? Em hãy xác định vị trí của đoạn trích trong tác phẩm.

Câu 2 (1.0 điểm). Những từ "chú bé", "tráng sĩ", "Người" trong đoạn trích dành để nói về ai? Đây là những từ loại gì? Việc sử dụng những từ đó thể hiện sự chuyển biến của nhân vật như thế nào?

Câu 3 (1.0 điểm). Chi tiết Chú bé vươn vai trở thành một tráng sĩ oai phong, lẫm liệt thể hiện suy nghĩ và ước mơ gì của nhân dân về người anh hùng cứu nước?

Câu 4 (1.0 điểm). Chỉ ra ý nghĩa của chi tiết sau: Tráng sĩ đánh giặc xong, cởi giáp sắt bỏ lại và bay thẳng lên trời.

Câu 5 (1.0 điểm). Nếu trong truyện trên, Thánh Gióng thắng trận bay về trời thì trong truyền thuyết "An Dương Vương và Mị Châu, trọng Thủy", vua An Dương Vương thua trận, phải bỏ chạy thoát thân. Nhà vua chạy đến bờ biển thì cùng đường, bèn cầu cứu Rùa Vàng. Rùa Vàng hiện lên rẽ nước đưa nhà vua xuống biển.

Em hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau trong ý nghĩa của hai chi tiết này.

PHẦN II. LÀM VĂN (5.0 điểm)

Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (hoặc một sinh hoạt văn hóa)

Đáp án Đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn Văn

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

Câu 1 (1.0 điểm).

- Đoạn trích trên được trích trong truyền thuyết Thánh Gióng (0.5 điểm).

- Vị trí của đoạn trích trong tác phẩm: Phần cuối, khi Thánh Gióng thắng giặc bay về trời (0.5 điểm).

Câu 2 (1.0 điểm).

- Những từ "chú bé", "tráng sĩ", "Người" trong đoạn trích dành để nói về Thánh Gióng. Đây là những đại từ (0.5 điểm).

- Việc sử dụng những từ đó thể hiện sự chuyển biến của nhân vật: Từ một chú bé trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ đánh tan giặc, trở thành thần thánh bay về trời (Người trong văn bản là cách gọi tôn vinh thần thánh) (0.5 điểm).

Câu 3 (1.0 điểm).

- Chi tiết Chú bé vươn vai trở thành một tráng sĩ oai phong, lẫm liệt thể hiện suy nghĩ của nhân dân về người anh hùng: Người anh hùng là người phi thường, sự sinh ra, lớn lên cũng không giống người thường (0.5 điểm).

- Chi tiết đó còn thể hiện ước mơ của nhân dân về người anh hùng: Người anh hùng của dân tộc là người có sức mạnh phi thường, sẵn sàng chống ngoại xâm (0.5 điểm).

Câu 4 (1.0 điểm). Ý nghĩa của chi tiế: Tráng sĩ đánh giặc xong, cởi giáp sắt bỏ lại và bay thẳng lên trời.

- Chi tiết trên thể hiện sự bất tử của Thánh Gióng (0.5 điểm).

- Đồng thời thể hiện thái độ ngợi ca, tôn vinh của nhân dân đối với người anh hùng (0.5 điểm).

Câu 5 (1.0 điểm).

Điểm giống và khác nhau trong ý nghĩa của hai chi tiết:

- Giống nhau: Cả hai chi tiết đều thể hiện sự bất tử của những người anh hùng và đều thể hiện thái độ tôn kính của nhân dân đối với nhân vật.

- Khác nhau: Một người tháng trận bay lên trời, một người thất trận đi xuống biển. Cùng đi vào cõi bất tử nhưng hình ảnh về trời Thánh Gióng có phần oai phong, rực rỡ hơn. Một người ngước lên là nhìn thấy, một người phải cúi xuống mới thấy. Điều đó cũng góp phần thể hiện thái độ của nhân dân đối với chiến thắng của Thánh Gióng và việc để mất nước của vua An Dương Vương.

PHẦN II. LÀM VĂN (5.0 điểm)

1. Mở bài (0.5 điểm).

Giới thiệu được sự kiện cần thuật lại, nêu được bối cảnh không gian và thời gian.

2. Thân bài (3.0 điểm).

- Thuật được diễn biến chính, sắp xếp các sự việc theo một trình tự hợp lí.

- Tập trung vào một số sự việc, chi tiết tiêu biểu, hấp dẫn, thu hút được sự chú ý của người đọc.

3. Kết bài (0.5 điểm).

Nêu được cảm nghĩ, ý kiến của người viết về sự kiện.

Tiêu chí bổ sung (1.0 điểm).

- Xác định rõ người tường thuật tham gia hay chứng kiến sự kiện và sử dụng ngôi tường thuật phù hợp (0.25 điểm).

- Diễn đạt mạch lạc, sáng tạo trong diễn đạt, dùng từ, đặt câu, biết sử dụng kết hợp các phương thức: Kể, tả, biểu cảm trong bài viết. (0.5 điểm)

- Trình bày rõ ràng, đủ ba phần, không sai nhiều lỗi chính tả, cấu tạo câu.. (0.25 điểm)

3. Đề thi Toán giữa kì 2 lớp 6

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

Câu 1: Trong hai phân số có cùng mẫu dương, phân số có tử lớn hơn thì

A. lớn hơn

B. nhỏ hơn

C. không so sánh được

D. bằng nhau

Câu 2: Biết \frac{5}{2} x=4\(\frac{5}{2} x=4\). Giá trị của x bằng

A. 10

B. \frac{8}{5}\(\frac{8}{5}\)

C. \frac{5}{8}\(\frac{5}{8}\)

D. 15

Câu 3: Giá trị của y để \frac{3}{7}=\frac{-24}{y}\(\frac{3}{7}=\frac{-24}{y}\)

A. y = 49

B. y = −56

C. y = 56

D. y = −49

Câu 4: Quan sát hình và cho biết đâu là khẳng định đúng

Đề thi giữa kì 2 Toán 6 KNTT

A. Điểm A thuộc đường thẳng d

B. Điểm C thuộc đường thẳng d

C. Đường thẳng AB đi qua điểm C

D. Ba điểm ABC thẳng hàng

Câu 5: Giá trị \frac{m}{n}\(\frac{m}{n}\) của a là

A. \frac{m}{n}: a\(\frac{m}{n}: a\)

B. a: \frac{m}{n}\(a: \frac{m}{n}\)

C. \frac{m}{n} \cdot a\(\frac{m}{n} \cdot a\)

D. \frac{n}{m} \cdot a\(\frac{n}{m} \cdot a\)

Câu 6: Được cô giáo giao nhiệm vụ thống kê điểm kiểm tra giữa kì môn Toán của các
thành viên trong tổ, bạn Minh lập được bảng sau:

Số điểm10987653
Số người3334111

Theo thống kê trên, số bạn đạt điểm 8 là

A. 8 bạn

B. 4 bạn

C. 1 bạn

D. 3 bạn

Câu 7: Biểu đồ dưới đây cho biết số lượng khách (đơn vị: người) đến du lịch ở một số địa phương năm 2018.

Theo biểu đồ trên, địa phương nào có khách đến du lịch nhiều nhất và số lượng khách
đến đó là bao nhiêu?

A. Nha Trang với 45000 người

B. Đà Nẵng với 60000 người

C. Đà Nẵng với 50000 người

D. Huế với 36000 người

Câu 8: Cho đoạn AB = 6cm. M là điểm thuộc đoạn AB sao cho MB = 5cm . Khi đó độ dài đoạn MA là

Đề thi giữa kì 2 Toán 6 KNTT

A. 1 cm

B. 3 cm

C. 11 cm

D. 2 cm

II. PHẦN TỰ LUẬN: (8 điểm)

Câu 1 (2 điểm).Thực hiện các phép tính (tính hợp lí nếu có thể):

a) \frac{3}{5}+\frac{-4}{9}\(\frac{3}{5}+\frac{-4}{9}\)

b) \frac{3}{5}+\frac{2}{5} \cdot \frac{15}{8}\(\frac{3}{5}+\frac{2}{5} \cdot \frac{15}{8}\)

c) \frac{7}{2} \cdot \frac{8}{13}+\frac{8}{13} \cdot \frac{-5}{2}+\frac{8}{13}\(\frac{7}{2} \cdot \frac{8}{13}+\frac{8}{13} \cdot \frac{-5}{2}+\frac{8}{13}\)

d) \frac{-5}{17} \cdot \frac{-9}{23}+\frac{9}{23} \cdot \frac{-22}{17}+11 \frac{9}{23}\(\frac{-5}{17} \cdot \frac{-9}{23}+\frac{9}{23} \cdot \frac{-22}{17}+11 \frac{9}{23}\)

Câu 2 (2 điểm). Tìm x, biết:

a) \frac{7}{8}+x=\frac{3}{5}\(\frac{7}{8}+x=\frac{3}{5}\)

b) \frac{1}{3}:(2 x-1)=\frac{-4}{24}\(\frac{1}{3}:(2 x-1)=\frac{-4}{24}\)

c) \frac{17}{2}-\left|x-\frac{3}{4}\right|=\frac{-7}{4}\(\frac{17}{2}-\left|x-\frac{3}{4}\right|=\frac{-7}{4}\)

d) (3 x+2)\left(\frac{-2}{5} x-7\right)=0\((3 x+2)\left(\frac{-2}{5} x-7\right)=0\)

Câu 3 (1 điểm)
Ông Ba muốn lát gạch và trồng cỏ cho sân vườn. Biết diện tích phần trồng cỏ bằng \frac{1}{5}\(\frac{1}{5}\) diện tích sân vườn và diện tích phần lát gạch là 36m2

a) Tính diện tích sân vườn.

b) Giá 1m2 cỏ là 50000 đồng, nhưng khi mua ông được giảm giá 5% . Vậy số tiền cần
mua cỏ là bao nhiêu?

Câu 4 (2 điểm)

Trên tia Ox, lấy hai điểm A và B sao cho: OA = 3cm, OB =6 cm.

a) Kể tên các tia trùng nhau gốc O, các tia đối nhau gốc A?

b) Điểm A có phải trung điểm của đoạn OB không? Vì sao?

Câu 5 (1 điểm)

a) Tính tổng: M=1+\frac{1}{5}+\frac{3}{35}+\ldots+\frac{3}{9603}+\frac{3}{9999}\(M=1+\frac{1}{5}+\frac{3}{35}+\ldots+\frac{3}{9603}+\frac{3}{9999}\)

b) Chứng minh rằng: S=\frac{1}{4^{2}}+\frac{1}{6^{2}}+\frac{1}{8^{2}}+\ldots+\frac{1}{(2 n)^{2}}<\frac{1}{4} \quad(\mathrm{n} \in \mathrm{N}, \mathrm{n} \geq 2)\(S=\frac{1}{4^{2}}+\frac{1}{6^{2}}+\frac{1}{8^{2}}+\ldots+\frac{1}{(2 n)^{2}}<\frac{1}{4} \quad(\mathrm{n} \in \mathrm{N}, \mathrm{n} \geq 2)\)

Tham khảo đề thi các bộ sách khác:

Đáp án Đề thi Toán lớp 6 giữa học kì 2

Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm).

Câu12345678
Đáp ánABBACDCA

Mỗi đáp án chọn đúng cho 0,25 điểm

Phần II: Tự luận (8 điểm)

CâuÝĐáp ánĐiểm
1a\frac{3}{5}+\frac{-4}{9}=\frac{27}{45}+\frac{-20}{45}=\frac{7}{45}\(\frac{3}{5}+\frac{-4}{9}=\frac{27}{45}+\frac{-20}{45}=\frac{7}{45}\)0,5
b\frac{3}{5}+\frac{2}{5} \cdot \frac{15}{8}=\frac{3}{5}+\frac{3}{4}=\frac{12}{20}+\frac{15}{20}=\frac{27}{20}\(\frac{3}{5}+\frac{2}{5} \cdot \frac{15}{8}=\frac{3}{5}+\frac{3}{4}=\frac{12}{20}+\frac{15}{20}=\frac{27}{20}\)0,5
c\begin{aligned}
&\frac{7}{2} \cdot \frac{8}{13}+\frac{8}{13} \cdot \frac{-5}{2}+\frac{8}{13}=\frac{8}{13} \cdot\left(\frac{7}{2}+\frac{-5}{2}+1\right) \\
&=\frac{8}{13} \cdot 2=\frac{16}{13}
\end{aligned}\(\begin{aligned} &\frac{7}{2} \cdot \frac{8}{13}+\frac{8}{13} \cdot \frac{-5}{2}+\frac{8}{13}=\frac{8}{13} \cdot\left(\frac{7}{2}+\frac{-5}{2}+1\right) \\ &=\frac{8}{13} \cdot 2=\frac{16}{13} \end{aligned}\)

0,25

0,25

d\begin{aligned}
&\frac{-5}{17} \cdot \frac{-9}{23}+\frac{9}{23} \cdot \frac{-22}{17}+11 \frac{9}{23}=\frac{5}{17} \cdot \frac{9}{23}+\frac{9}{23} \cdot \frac{-22}{17}+11 \frac{9}{23} \\
&=\frac{9}{23} \cdot\left(\frac{5}{17}+\frac{-22}{17}\right)+11 \frac{9}{23} \\
&=\frac{-9}{23}+11 \frac{9}{23}=11
\end{aligned}\(\begin{aligned} &\frac{-5}{17} \cdot \frac{-9}{23}+\frac{9}{23} \cdot \frac{-22}{17}+11 \frac{9}{23}=\frac{5}{17} \cdot \frac{9}{23}+\frac{9}{23} \cdot \frac{-22}{17}+11 \frac{9}{23} \\ &=\frac{9}{23} \cdot\left(\frac{5}{17}+\frac{-22}{17}\right)+11 \frac{9}{23} \\ &=\frac{-9}{23}+11 \frac{9}{23}=11 \end{aligned}\)

0,25

0,25

2a\begin{aligned}
&\frac{7}{8}+x=\frac{3}{5} \\
&x=\frac{3}{5}-\frac{7}{8} \\
&x=\frac{-11}{40}
\end{aligned}\(\begin{aligned} &\frac{7}{8}+x=\frac{3}{5} \\ &x=\frac{3}{5}-\frac{7}{8} \\ &x=\frac{-11}{40} \end{aligned}\)

0,25

0,25

b\begin{aligned}
&\frac{1}{3}:(2 x-1)=\frac{-4}{24}=>2 x-1=\frac{1}{3}: \frac{-1}{6} \\
&2 x-1=-2 \\
&2 x=-1 \\
&x=\frac{-1}{2}
\end{aligned}\(\begin{aligned} &\frac{1}{3}:(2 x-1)=\frac{-4}{24}=>2 x-1=\frac{1}{3}: \frac{-1}{6} \\ &2 x-1=-2 \\ &2 x=-1 \\ &x=\frac{-1}{2} \end{aligned}\)

0,25

0,25

c\begin{aligned}
&\frac{17}{2}-\left|x-\frac{3}{4}\right|=\frac{-7}{4} \\
&\left|x-\frac{3}{4}\right|=\frac{41}{4} \\
&\Rightarrow\left[\begin{array} { l } 
{ x - \frac { 3 } { 4 } = \frac { 4 1 } { 4 } } \\
{ x - \frac { 3 } { 4 } = \frac { - 4 1 } { 4 } }
\end{array} \Rightarrow \left[\begin{array}{l}
x=11 \\
x=\frac{-19}{2}
\end{array}\right.\right.
\end{aligned}\(\begin{aligned} &\frac{17}{2}-\left|x-\frac{3}{4}\right|=\frac{-7}{4} \\ &\left|x-\frac{3}{4}\right|=\frac{41}{4} \\ &\Rightarrow\left[\begin{array} { l } { x - \frac { 3 } { 4 } = \frac { 4 1 } { 4 } } \\ { x - \frac { 3 } { 4 } = \frac { - 4 1 } { 4 } } \end{array} \Rightarrow \left[\begin{array}{l} x=11 \\ x=\frac{-19}{2} \end{array}\right.\right. \end{aligned}\)

0,25

0,25

d\begin{aligned}
&(3 x+2)\left(\frac{-2}{5} x-7\right)=0 \\
&\Rightarrow\left[\begin{array} { l } 
{ 3 x + 2 = 0 } \\
{ \frac { - 2 } { 5 } x - 7 = 0 }
\end{array} \Rightarrow \left[\begin{array}{l}
3 x=-2 \\
\frac{-2}{5} x=7 \\
x=\frac{-2}{3} \\
x=\frac{-35}{2}
\end{array}\right.\right. \\
&\Rightarrow\left[\begin{array}{l}
x \\
x
\end{array}\right.
\end{aligned}\(\begin{aligned} &(3 x+2)\left(\frac{-2}{5} x-7\right)=0 \\ &\Rightarrow\left[\begin{array} { l } { 3 x + 2 = 0 } \\ { \frac { - 2 } { 5 } x - 7 = 0 } \end{array} \Rightarrow \left[\begin{array}{l} 3 x=-2 \\ \frac{-2}{5} x=7 \\ x=\frac{-2}{3} \\ x=\frac{-35}{2} \end{array}\right.\right. \\ &\Rightarrow\left[\begin{array}{l} x \\ x \end{array}\right. \end{aligned}\)

0,25

0,25

3a

Phân số biểu thị diện tích phần lát gạch là :

1-\frac{1}{5}=\frac{4}{5}\(1-\frac{1}{5}=\frac{4}{5}\)(diện tích sân vườn)

Diện tích sân vườn là:

36: \frac{4}{5}=36 \cdot \frac{5}{4}=45\(36: \frac{4}{5}=36 \cdot \frac{5}{4}=45\) (m2)

0,25

0,25

b

Diện tích đất trồng cỏ là:

45 − 36 = 9 (m2)

Giá của 9m2 cỏ là: 50000.9 450000 = (đồng)

Vì ông Ba được giảm giá 5% nên số tiền phải trả để mua cỏ
bằng 95% giá tiền ban đầu của 9m2 cỏ.

Vậy số tiền mua cỏ là: 95%.450000 = 427500(đồng)

0,25

0,25

a

Đề thi giữa kì 2 Toán 6 KNTT

0,5
4

+ Các tia trùng nhau gốc O là: tia Ox, tia OA, tia OB

+ Các tia đối nhau gốc A là: tia AO và tia AB , tia AO và tia Ax .

0,25

0,25

b

Theo hình vẽ, ta có: OA + AB = OB

AB = OB −OA = 6 − 3 = 3 cm

Mà OA = 3cm

OA = AB
Theo hình vẽ, ta có A nằm giữa O và B

Mà OA = AB

Suy ra A là trung điểm của đoạn thẳng OB

0,5

4. Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 6 giữa kì 2

Phần A. Trắc nghiệm (4 điểm) Chọn một trong các phương án A, B, C, D trước phương án trả lời đúng ( Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)

Câu 1: Khi nhiệt độ tăng, sự co dãn vì nhiệt của loại chất nào là lớn nhất:

A. Chất rắn

B. Chất lỏng

C. Chất khí

D. Sự dãn nở vì nhiệt như nhau

Câu 2: Trong các động vật sau, đâu là loài động vật có xương sống:

A. Giun đất

B. Ốc sên

C. Châu chấu

D. Thỏ

Câu 3: Đâu là đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt ngành động vật có xương sống với các ngành động vật khác:

A. Môi trường sống

B. Cột sống

C. Hình thái

D. Bộ xương

Câu 4: Nước có thể tồn tại ở những trạng thái nào:

A. Rắn

B. Lỏng

C. Khí (hơi)

D. Cả A, B, C.

Câu 5: Khi nước sôi ta tiếp tục đun thì nhiệt độ của nước:

A. Tăng lên

B. Giảm xuống

C. Không đổi

D. Tăng lên rất nhanh

Câu 6: Nhiệt kế nào dùng để đo nhiệt độ cơ thể người

A. Nhiệt kế y tế

B. Nhiệt kế rượu

C. Nhiệt kế hơi nước

D. Không có nhiệt kế nào

Câu 7: Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách nào dưới đây.

A. Làm nóng lút

B. Làm nóng cổ lọ

C. Làm lạnh cổ lọ

D. Cho cổ lọ vào nước

Câu 8: Thói quen nào làm cho trẻ em bị nhiễm giun?

A. Nghịch phá đồ vật

B. Cho tay vào miệng

C. Ngoái mũi

D. Hay dụi mắt

Phần B. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 9: (1,5 điểm)

Trình bày vai trò của động vật không xương sống đối với con người và môi trường sống?

Câu 10: (1,5 điểm)

Đa dạng sinh học là gì? Rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng thấp hay cao?

Câu 11: (2 điểm)

Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích rồi đậy ngay lại thì nút có thể bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?

Câu 12 (1 điểm):

a. Thế nào là sự đông đặc? Thế nào là sự ngưng tụ?

b. Lấy ví dụ về sự đông đặc và sự ngưng tụ trong thực tế?

Đáp án đề thi Khoa học tự nhiên lớp 6 giữa kì 2

A. Trắc nghiệm (4đ)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Ðáp án

C

B

D

B

D

A

B

D

B. Tự luận (6đ)

Câu 9: (1,5 điểm)

Trình bày đúng vai trò của động vật không xương sống đối với con người và môi trường sống.

- Làm thực phẩm: tôm, cua, mực, sứa,...

- Làm dược liệu: mật ong, vỏ bào ngư,...

- Làm màu mỡ đất đai: giun đất

- Làm thức ăn cho động vật khác: châu chấu, dế mèn...

- Làm sạch môi trường nước, tạo môi trường sống cho nhiều sinh vật khác: san hô ......

Câu 10: (1,5 điểm)

- Đa dạng sinh học là sự phong phú của sinh vật và môi trường sống của chúng

- Đa dạng về số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài. Đa dạng sinh học làm cho môi trường sống của sinh vật và con người ổn định

- Rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng sinh học cao.

Câu 11: (2 điểm)

- Sau khi rót nước ra khỏi phích thì có một lượng không khí dồn vào phích, lượng không khí này bị nước nóng làm cho nóng lên, nở ra và đẩy nút bật lên

- Để tránh hiện tượng trên ta nên mở nút một lát cho không khí sau khi dãn nở thoát ra ngoài rồi hãy đóng nút.

Câu 12: (1 điểm)

- Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng

- Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn

Lấy được ví dụ

5. Đề thi Tin học lớp 6 giữa học kì 2

Câu 1: Thông tin trong sơ đồ tư duy thường được tổ chức thành:

A. tiêu đề, đoạn văn.

B. chủ đề chính, chủ đề nhánh.

C. mở bài, thân bài, kết luận.

D. chương, bài, mục.

Câu 2: Sơ đồ tư duy gồm các thành phần:

A. Bút, giấy, mực.

B. Phần mềm máy tính.

C. Từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh, đường nối, màu sắc,...

D. Con người, đồ vật, khung cảnh,...

Câu 3: Nhược điểm của việc tạo sơ đồ tư duy theo cách thủ công là gì?

A. Khó sắp xếp, bố trí nội dung.

B. Hạn chế khả năng sáng tạo.

C. Không linh hoạt để có thể làm ở bất cử đâu, đòi hỏi công cụ khó tìm kiếm.

D. Không dễ dàng trong việc mở rộng, sửa chữa và chia sẻ cho nhiều người.

Câu 4: Phát biểu nào không phải là ưu điểm của việc tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm máy tính?

A. Có thể sắp xếp, bố trí với không gian mở rộng, dễ dàng sửa chữa, thêm bớt nội dung.

B. Có thể chia sẻ được cho nhiều người.

C. Có thể làm ở bất cứ đâu, không cần công cụ hỗ trợ.

D. Có thể kết hợp và chia sẻ để sử dụng cho các phần mềm máy tính khác.

Câu 5: Phát biểu nào sai về việc tạo được sơ đồ tư duy tốt?

A. Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng nên tô màu đậm hơn và kích thước dày hơn.

B. Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng.

C. Nên bố tri thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.

D. Không nên sử dụng màu sắc trong sơ đồ tư duy vì màu sắc làm người xem mất tập trung vào vấn đề chính.

Câu 6: Các phần văn bản được phân cách nhau bởi dấu ngắt đoạn được gọi là:

A. Dòng.

B. Trang.

C. Đoạn.

D. Câu.

Câu 7: Thao tác nào không phải là thao tác định dạng văn bản?

A. Thay đổi kiểu chữ thành chữ nghiêng.

B. Chọn chữ màu xanh.

C. Căn giữa đoạn văn bản.

D. Thêm hình ảnh vào văn bản.

Câu 8: Việc phải làm đầu tiên khi muốn thiết lập định dạng cho một đoạn văn bản là:

A. Vào thẻ Home, chọn nhóm lệnh Paragraph.

B. Cần phải chọn toàn bộ đoạn văn bản.

C. Đưa con trỏ soạn thảo vào vị trí bất kì trong đoạn văn bản.

D. Nhấn phím Enter.

Câu 9: Trong phần mềm soạn thảo văn bản Word 2010, lệnh Portrait dùng để

A. chọn hướng trang đứng.

B. chọn hướng trang ngang.

C. chọn lề trang.

D. chọn lề đoạn văn bản.

Câu 10: Phát biểu nào trong các phát biểu sau là sai?

A. Bảng giúp trình bày thông tin một cách cô đọng.

B. Bảng giúp tìm kiếm, so sánh và tổng hợp thông tin một cách dễ dàng hơn.

C. Bảng chỉ có thể biểu diễn dữ liệu là những con số.

D. Bảng có thể được dùng để ghi lại dữ liệu của công việc thống kê, điều tra, khảo sát,...

Câu 11: Sử dụng lệnh Insert/Table rồi dùng chuột kéo thả để chọn số cột và số hàng thì số cột, số hàng tối đa có thể tạo được là:

A. 10 cột, 10 hàng.

B. 10 cột, 8 hàng.

c. 8 cột, 8 hàng.

D. 8 cột, 10 hàng.

Câu 12: Để chèn một bảng có 30 hàng và 10 cột, em sử dụng thao tác nào?

A. Chọn lệnh Insert/Table, kéo thả chuột chọn 30 hàng, 10 cột.

B. Chọn lệnh Insert/Table/Table Tools, nhập 30 hàng, 10 cột.

C. Chọn lệnh Insert/Table/lnsert Table, nhập 30 hàng, 10 cột.

D. Chọn lệnh Table Tools/Layout, nhập 30 hàng, 10 cột.

B. Tự luận: (7 điểm)

Câu 13: (1,5 điểm) Sơ đồ tư duy là gì? Nêu tác dụng của sơ đồ tư duy?

Câu 14: (3 điểm) Quan sát Hình 9 và cho biết:

a) Tên của chủ đề chính.

b) Tên các chủ đề nhánh.

c) Có thể bổ sung thêm chù đề nhánh nào nữa không?

Đề thi giữa học kì 2 lớp 6 môn Tin học

Câu 15: (1,5 điểm) Bạn Minh đã soạn thảo một câu ca dao và định dạng văn bản như Hình 11. Theo em, bạn Minh đã sử dụng những lệnh nào để căn chỉnh lề của các đoạn văn bản? Giải thích?

Đề thi giữa học kì 2 lớp 6 môn Tin học KNTT

Câu 16: (1 điểm) Ghép mỗi lệnh ở cột bên trái với ý nghĩa của chúng ở cột bên phải cho phù hợp.

1) Insert Left

a) Chèn thêm hàng vào phía trên hàng đã chọn.

2) Insert Right

b) Chèn thêm hàng vào phía dưới hàng đã chọn.

3) Insert Above

c) Chèn thêm cột vào phía bên trái cột đã chọn.

4) Insert Below

d) Chèn thêm cột vào phía bên phải cột đã chọn.

Đáp án Đề thi Tin học lớp 6 giữa học kì 2

1. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)

* Điền vào trong bảng đáp án đúng là một trong các chữ cái A, B, C, D tương ứng với các câu hỏi từ câu 1 đến hết câu 12 (mỗi câu đúng 0,25 điểm)

Câu hỏi

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

B

C

D

C

D

C

D

C

A

C

B

C

2. Tự luận: (7 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 13:

- Sơ đồ tư duy là phương pháp trình bày thông tin một cách trực quan bằng cách sử dụng văn bản, hình ảnh và các đường nối.

- Sơ đồ tư duy tận dụng tối đa khả năng ghi nhận hình ảnh của bọ não, giúp chúng ta dễ dàng ghi nhớ chi tiết, tổng hợp hay phân tích vấn đề.

0,75

0,75

Câu 14:

a) Tên chủ đề chính: sổ lưu niệm lớp 6.

b) Tên các chủ đề nhánh: Các bài viết cảm nghĩ; Giới thiệu thành viên; Giáo viên; Hoạt động, sự kiện.

c) Có thể bổ sung thêm nội dung: Những hình ảnh đáng nhớ.

0,5

1,5

1

Câu 15:

- Tiêu đề: Căn lề giữa.

- Khổ thơ: Căn thẳng lề trái và tăng mức thụt lề, đặt khổ thơ lùi vào một khoảng cách tạo điểm nhấn cho văn bản.

- Dòng cuối: Căn thẳng lề phải.

0,5

0,5

0,5

Câu 16:

1 – c

2 – d

3 – a

4 - b

0,25

0,25

0,25

0,25

6. Đề thi Lịch sử Địa lý lớp 6 giữa kì 2 

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng

Câu 1. (0,25 điểm) Thành Cổ Loa mang tính chất là

A chiến luỹ.

B. hiện đại.

C. thành trì.

D. công trình phòng thủ.

Câu 2. (0,25 điểm) Vũ khí được xem là đặc biệt lợi hại nhất của quân đội Âu Lạc đó là

A. Nỏ.

B. Dao găm.

C. Giáo mác.

D. Rìu chiến.

Câu 3. (0,25 điểm) Bài học lớn nhất cần rút kinh nghiệm cho đời sau trước thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống Triệu Đà xâm lược đó là:

A. Phải đề cao cảnh giác với kẻ thù.

B. Phải có vũ khí tốt, lực lượng mạnh.

C. Phải có lòng yêu nước và quyết tâm chống giặc.

D. Phải có tinh thần đoàn kết, quân dân trên dưới một lòng.

Câu 4. (0,25 điểm) nguyên nhân bùng nố các cuộc khởi nghĩa giành độc lập cuối thế kỉ X là

A. Đánh đuổi giặc.

B. Để được suy tôn lên làm vua.

C. Đánh đuổi giặc để được lên làm thủ lĩnh.

D. Bất bình với chính sách cai trị của chính quyền đô hộ.

Câu 5. (0,25 điểm) nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi thể hiện điều gì?

A. Thể hiện sự phát triển của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

B. Thể hiện vai trò của người phụ nữ trong lịch sử dân tộc.

C. Khẳng định tinh thần yêu nước và đoàn kết của nhân dân ta.

D. Nhân dân kính trọng và ghi nhớ công ơn của Hai Bà Trưng và các vị tướng.

Câu 6. (0,25 điểm) Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trước thế kỉ X hầu hết chỉ giành được chủ quyền trong thời gian ngắn vì

A. Người lãnh đạo không có tài năng.

B. Nhân dân ta không triệt để chống giặc.

C. Chưa có đường lối kháng chiến đúng đắn.

D. So sánh lực lượng chênh lệch giữa ta và địch.

Câu 7. (0,25 điểm) Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng?

A. Tây ôn đới.

B. Gió mùa.

C. Tín phong.

D. Đông cực.

Câu 8. (0,25 điểm) Nước từ đại dương bốc hơi được gió đưa vào lục địa gây mưa rơi xuống thành các dạng nước rồi đổ ra đại dương, hiện tượng đó là

A. vòng tuần hoàn địa chất.

B. vòng tuần hoàn nhỏ của nước.

C. vòng tuần hoàn của sinh vật.

D. vòng tuần hoàn lớn của nước.

Câu 9. (0,25 điểm) Lưu vực của một con sông là

A. vùng đất đai đầu nguồn của các con sông nhỏ.

B. diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên.

C. chiều dài từ thượng nguồn đến các cửa sông.

D. vùng hạ lưu của con sông và bồi tụ đồng bằng

Câu 10. (0,25 điểm) Nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng là do

A. gió.

B. động đất.

C. núi lửa phun.

D. thủy triều.

Câu 11. (0,25 điểm) thành phần chính của đất là:

A. Hữu cơ và nước.

B. Nước và không khí.

C. Cơ giới và không khí.

D. Khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước.

Câu 12. (0,25 điểm) các nhân tố hình thành đất gồm:

A. Đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian.

B. Đá mẹ, chất khoáng, sinh vật, địa hình, thời gian.

C. Chất hữu cơ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian.

D. Nước, không khí, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 13. (0,5 điểm) Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nước ta trong thời kì Bắc thuộc, chính sách nào thâm hiểm nhất?

Câu 14. (1,5 điểm) Sau hơn 1000 năm bị đô hộ, tổ tiên của chúng ta đã để lại cho chúng ta những gì, nhân dân ta đã giữ được những phong tục tập quán gì, ý nghĩa của điều này?

Câu 15. (1,5 điểm) Giải thích nguyên nhân bùng nổ các cuộc khởi nghĩa giành độc lập trước thế kỉ X?

Câu 16. (0,5 điểm)

Vai trò của nước sông, hồ đối với đời sống, sản xuất?

Câu 17. (1,5 điểm) Phân biệt nguyên nhân của sóng biển, thuỷ triều và dòng biển?

Câu 18. (1,5 điểm) Đánh giá của em về nguồn năng lượng trên Trái Đất hiện nay. Bằng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế cần làm gì để sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn năng lượng?

Đáp án Đề thi giữa học kì 2 lớp 6 môn Sử Địa

Câu

Đáp án

Điểm

1 -> 12

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

D

A

A

D

D

C

C

D

B

A

D

A

3,0

Mỗi ý trả lời đúng đạt 0,25 điểm

II. PHẦN TỰ LUẬN

13

nhận xét gì về chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nước ta trong thời kì Bắc thuộc, chính sách nào thâm hiểm nhất.

- Chính sách cai trị đối với nhân dân ta rất tàn bạo.

- Thâm độc nhất là chính sách đồng hoá dân tộc ta.

0,5

0,25

0,25

14

Sau hơn 1000 năm bị đô hộ, tổ tiên của chúng ta đã để lại cho chúng ta những gì, nhân dân ta đã giữ được những phong tục tập quán gì, ý nghĩa của điều này?

- Hơn 1000 năm đấu tranh giành lại độc lập, tổ tiên của chúng ta đã để lại cho chúng ta:

+ Lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập dân tộc của đất nước, ý thức vươn lên bảo vệ văn hoá dân tộc.

- nhân dân ta đã giữ được: tiếng nói và các phong tục, nếp sống với những đặc trưng riêng của dân tộc: xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giày....

- chứng tỏ sức sống mãnh liệt của dân tộc ta....

1,5

0,5

0,5

0,5

15

Giải thích nguyên nhân bùng nổ các cuộc khởi nghĩa giành độc lập trước thế kỉ X?

Bất bình với chính sách cai trị của chính quyền đô hộ như:

- Chiếm ruộng đất, lập thành ấp, trại để bắt dân ta cày cấy. Người Việt mất ruộng, bị biến thành nông nô của chính quyền đô hộ...

- Thực thi chính sách tô thuế nặng nề như tô, dung, điệu, lưỡng thuế. Nhân dân bị bóc lột nặng nề, đời sống cùng cực...

- Bắt cống nạp nhiều vải vóc, hương liệu và sản vật quý để đưa vế Trung Quốc. - Nhân dân phải khổ cực lao động đê’ nộp cống vật, tài nguyên bị vơ vét cạn kiệt...

- Nắm độc quyền về sắt và muối. Nhân dân thiếu muối, sắt để sinh hoạt và đúc vũ khí...

1,5

0,5

0,25

0,5

0,25

16

Vai trò của nước sông, hồ đối với đời sống, sản xuất: Phát triển giao thông, du lịch, cung cấp nước cho sinh hoạt, tưới tiêu, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, làm thuỷ điện…

0,5

17

Phân biệt nguyên nhân của sóng biển, thuỷ triều và dòng biển

- Sóng biển: Được hình thành chủ yếu do tác động của gió. Gió thổi càng mạnh và thời gian càng lâu thì sóng biển càng lớn.

- Thuỷ triều: Được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

- Dòng biển: Được hình thành chủ yếu do tác động của các loại gió thổi thường xuyên trên bề mặt Trái Đất.

1,5

0,5

0,5

0,5

17

Đánh giá của em về nguồn năng lượng trên Trái Đất hiện nay. Bằng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế cần làm gì để sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn năng lượng:

- nguồn năng lượng trên Trái Đất hiện nay đang có nguy cơ cạn kiệt.

- Biện pháp:

+ Tắt điện khi không sử dụng, tận dụng ánh sáng tự nhiên.

+ Sử dụng các thiết bị điện (bóng đèn, điều hòa, nồi cơm điện,…) tiết kiệm điện.

+ Rút tất cả các phích cắm khi không sử dụng.

+ Sử dụng các dạng năng lượng sạch: Mặt Trời, gió, thủy triều,…

1,5

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

7. Đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn Công nghệ

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Câu 1: Trong các trang phục sau đây những vật dụng nào là quan trọng nhất?

A. Giày
B. Thắt lưng
C. Tất, khăn quàng, mũ
D. Quần áo

Câu 2: Trang phục có thể phân loại theo?

A. Theo giới tính
B. Theo lứa tuổi
C. Theo thời tiết
D. Tất cả các đáp án A, B, C

Câu 3: Vải sợi tổng hợp thuộc loại vải nào?

A. Vải sợi thiên nhiên
B. Vải sợi hóa học
C. Vải sợi pha
D. Không thuộc các đáp án trên

Câu 4: Vải sợi polyester thuộc loại vải nào?

A. Vải sợi thiên nhiên
B. Vải sợi hóa học
C. Vải sợi pha
D. Không thuộc các đáp án trên

Câu 5: Ý nghĩa của nhãn quần áo ghi trong hình là gì

Đề thi giữa học kì 2 lớp 6 môn Công nghệ

A. Làm hoàn toàn từ vải sợi tổng hợp
B. Làm hoàn toàn từ vải sợi thiên nhiên
C. Làm từ vải sợi thiên nhiên và vải sợi tổng hợp
D. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: Ý nghĩa của nhãn quần áo ghi trong hình là gì?

Đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn Công nghệ

A. Làm hoàn toàn từ vải sợi tổng hợp
B. Làm hoàn toàn từ vải sợi thiên nhiên
C. 80% làm từ vải sợi thiên nhiên và 20% làm từ vải sợi tổng hợp
D. Tất cả các đáp án trên

Câu 7: Ý nghĩa của nhãn quần áo ghi trong hình là gì?

Đề thi giữa học kì 2 lớp 6 môn Công nghệ

A. Làm hoàn toàn từ vải sợi tổng hợp
B. Làm hoàn toàn từ vải sợi thiên nhiên
C. Làm từ vải sợi thiên nhiên và vải sợi tổng hợp
D. Tất cả các đáp án trên?

Câu 8: Có mấy cách sử dụng trang phục

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 9: Trang phục nào dưới đây có kiểu dáng đơn giản, gọn gàng, dễ mặc, dễ hoạt động có màu sắc hài hòa thường được may từ vải sợi pha?

A. Trang phục lao động
B. Trang phục dự lễ hội
C. Trang phục ở nhà
D. Trang phục đi học

Câu 10: Trang phục nào dưới đây có kiểu dáng đơn giản, rộng, dễ hoạt động; có màu sẫm, được may từ vải sợi bông?

A. Trang phục lao động
B. Trang phục dự lễ hội
C. Trang phục ở nhà
D. Trang phục đi học

Câu 11: Trang phục nào dưới đây có kiểu dáng đẹp, trang trọng; có thể là trang phục truyền thống, tùy thuộc vào tính chất lễ hội?

A. Trang phục lao động
B. Trang phục dự lễ hội
C. Trang phục ở nhà
D. Trang phục đi học

Câu 12: Có mấy cách phối hợp trang phục?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 13: Phong cách thời trang nào thường được sử dụng để đi học, đi làm, tham gia các sự kiện có tính chất trang trọng?

A. Phong cách cổ điển
B. Phong cách thể thao
C. Phong cách dân gian
D. Phong cách lãng mạn

Câu 14: Phong cách thời trang nào thể hiện sự nhẹ nhàng, mềm mại thông qua các đường cong, đường uốn lượn; thường sử dụng cho phụ nữ là phong cách thời trang nào dưới đây?

A. Phong cách cổ điển
B. Phong cách thể thao
C. Phong cách dân gian
D. Phong cách lãng mạn

Câu 15: Phong cách thời trang nào có thiết kế đơn giản, đường nét tạo cảm giác mạnh mẽ và khỏe khoắn; thoải mái khi vận động?

A. Phong cách cổ điển
B. Phong cách thể thao
C. Phong cách dân gian
D. Phong cách lãng mạn

Câu 16: Phong cách thời trang nào có nét đặc trưng của trang phục dân tộc về hoa văn, chất liệu, kiểu dáng?

A. Phong cách cổ điển
B. Phong cách thể thao
C. Phong cách dân gian
D. Phong cách lãng mạn

II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 17. (2 điểm)

a. Nêu vai trò của trang phục? và đặc điểm của trang phục?

b. Một số loại vải thông dụng để may mặc là những loại vải nào, em hãy kể tên những loại vải đó?

Câu 18. (2 điểm)

a. Làm thế nào để có những bộ trang phục đẹp?

b. Trang phục đi học có những đặc điểm gì?

Câu 19. (2 điểm)

a. Thế nào là mặc hợp thời trang?

b. Phong cách thời trang là gì và có những phong cách thời trang nào thường thấy trong cuộc sống?

Đáp án Đề thi giữa học kì 2 lớp 6 môn Công nghệ

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

D

D

B

C

A

C

B

D

D

A

B

B

A

D

B

C

II. PHẦN TỰ LUẬN

NỘI DUNG

ĐIỂM

Câu 17:

a. Trang phục có vai trò che chở bảo vệ cơ thể con người 1 số tác động có hại của thời tiết và môi trường. Đồng thời trang phục góp phần tôn lên vẻ đẹp của người, nhờ sự lựa chọn trang phục phù hợp với đặc điểm cơ thể hoàn cảnh sử dụng.

b. Đặc điểm của trang phục là căn cứ để lựa chọn, sử dụng và bảo quản trang phục

Chất liệu

Kiểu dáng

Màu sắc

Đường nét, họa tiết

0,25điểm

0,25điểm

0,25điểm

0,25điểm

Câu 18:

a. Cơ thể con người rất đa dạng về tầm vóc và hình dáng. Khi lựa chọn trang phục, cần đảm bảo sự phù hợp giữa đặc điểm trang phục với vóc dáng cơ thể. Phối hợp chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, đường nét, hoạ tiết khác nhau có thể tạo ra các hiệu ứng thẩm mỹ nâng cao vẻ đẹp của người mặc.

b. Cách sử dụng trang phục: Trang phục đi học có kiểu dáng đơn giản, gọn gang, dễ mặc dễ hoạt động có màu sắc hài hòa thường được may từ vải sợi pha.

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 19:

a. Thời trang là những kiểu trang phục được sử dụng phổ biến trong xã hội vào một khoảng thời gian nhất định.

b. Phong cách thời trang là cách mặc trang phục tạo nên vẻ đẹp nét độc đáo riêng cho từng cá nhân và được lựa chọn bởi tính cách sở thích của người mặc. Có các phong cách thời trang:

- Phong cách cổ điển

- Phong cách thể thao

- Phong cách dân gian

- Phong cách lãng mạn

8. Đề thi giữa kì 2 GDCD 6

Đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 6

PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

A. tất cả những người có quốc tịch Việt Nam.

B. tất cả những người Việt dù sinh sống ở quốc gia nào.

C. tất cả những người có quyền và nghĩa vụ do Nhà nước Việt Nam qui định.

D. tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

Câu 2: Đâu được xem là tình huống nguy hiểm từ con người?

A. Sóng thần gây thiệt hại hàng chục kilomet đường phố.

B. Mưa lớn gây sạt lở đất ở vùng núi gần khu dân cư.

C. Bão đổ bộ vào đất liền.

D. Sau khi nấu ăn bác Hoa quên khóa bình ga gây hỏa hoạn.

Câu 3: Tiết kiệm là sử dụng thời gian, tiền của và công sức một cách

A. chi li, bủn xỉn.

B. xa hoa, lãng phí.

C. hợp lý, đúng mức.

D. hoang phí, thoải mái.

Câu 4: Công dân là người dân của

A. nhiều nước, có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật qui định

B. một nước, có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật qui định.

C. một nước, được hưởng tất cả các quyền theo pháp luật qui định.

D. một nước, phải làm tất cả các nghĩa vụ được pháp luật qui định.

Câu 5: Để ứng phó với tình huống nguy hiểm, chúng ta cần

A. đợi người khác tới giúp thoát ra khỏi nguy hiểm.

B. chủ động tìm hiểu các tình huống nguy hiểm.

C. sợ hãi, mất bình tĩnh.

D. thực hành các kĩ năng ứng phó tình huống nguy hiểm.

Câu 6: Quốc tịch là căn cứ xác định công dân

A. của một nước.

B. của nước ngoài.

C. đóng thuế.

D. của nhiều nước.

Câu 7: Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian sức lực của

A. mình và của người khác.

B. mình, của công thì thoải mái.

C. riêng bản thân mình.

D. riêng gia đình nhà mình.

Câu 8: Tiết kiệm thể hiện điều gì ở con người?

A. Thể hiện sự quý trọng thành quả lao động.

B. Xài thoải mái.

C. Có làm thì có ăn.

D. Làm gì mình thích.

Câu 9: Nhận định nào sau đây nói về tầm ảnh hưởng của tình huống nguy hiểm từ tự nhiên?

A. Tạo điều kiện để các nước bán được thiết bị y tế.

B. Giúp con người ngày càng có nhiều bài học mới.

C. Giúp con người ngày càng phát triển hoàn thiện.

D. Ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của các nước.

Câu 10: Sống tiết kiệm sẽ mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Biết quý trọng công sức của bản thân và người khác.

B. Không có động lực để chăm chỉ để làm việc nữa.

C. Dễ trở thành ích kỉ, bủn xỉn và bạn bè xa lánh.

D. Không được thỏa mãn hết nhu cầu vật chất và tinh thần.

Câu 11: Đâu là tình huống nguy hiểm từ tự nhiên?

A. Mưa nhân tạo.

B. Sóng thần.

C. Bạo lực.

D. Tai nạn giao thông.

Câu 12: Ý nào sau đây không phải Công dân mang quốc tịch Việt Nam?

A. trẻ em sinh ra ở Việt Nam có nơi thường trú tại Việt Nam.

B. Ly được bố làm giấy khai sinh quốc tịch Hàn Quốc.

C. người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam.

D. trẻ em sinh ở Việt Nam, có mẹ là người Việt Nam và cha không rõ là ai.

PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 13: (1 điểm) Trình bày biểu hiện của tiết kiệm.

Câu 14: (2 điểm) Em cho biết (ít nhất 4 việc làm) những việc làm mà bản thân em và mọi người xung quanh đã thực hiện để thể hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Câu 15: (1 điểm) Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến sau đây khi nói về tiết kiệm. Vì sao?

Để quản lí chi tiêu hợp lí và tiết kiệm được tiền bạn H đã nhịn ăn sáng và để dành số tiền đó mua son, phấn.

Câu 16: (3 điểm) Nghỉ hè, L được bố mẹ cho đi du lịch biển cùng cơ quan của bố. Khi đang bơi cùng mọi người, L bất ngờ bị dòng xoáy cuốn ra xa bờ. Quá bất ngờ và sợ hãi nên L cố gắng thoát ra khỏi dòng nước bằng cách bơi ngược dòng. Thật may vì có một bác đang bơi ở gần đó thấy L gặp nguy hiểm đã gọi cứu hộ trên biển và L được lực lượng cứu hộ đưa lên thuyền.

a. Em có nhận xét gì về cách ứng phó của Lan? Vì sao?

b. Nếu là Lan, trong tình huống trên, em sẽ làm như thế nào?

Xem đáp án trong file tải về

Để chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 2 lớp 6, các bạn cần thực hành luyện đề cũng như làm quen với nhiều dạng đề thi khác nhau. Chuyên mục Đề thi giữa học kì 2 lớp 6 với đầy đủ các môn, là tài liệu hay cho các em tham khảo, ôn luyện. Đây cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
39
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Nguyễn Gia Hiếu
    Nguyễn Gia Hiếu

    được


    Thích Phản hồi 14/03/23
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 2 lớp 6

    Xem thêm