Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi giữa kì 2 lớp 6 sách Chân trời sáng tạo các môn học năm 2024

Đề thi giữa kì 2 lớp 6 - Tất cả các môn

Mời các bạn tham khảo Bộ Đề thi giữa kì 2 lớp 6 sách Chân trời sáng tạo các môn học do VnDoc tổng hợp và đăng tải sau đây. Các đề thi dưới đây bao gồm đầy đủ đáp án cho từng đề. Các em học sinh tải về ôn tập, chuẩn bị cho bài thi giữa học kì 2 lớp 6 đạt kết quả cao.

Link tải chi tiết đề thi, đáp án, bảng ma trận chi tiết cho từng đề

1. Đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn Văn 

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (5 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Con yêu mẹ

- Con yêu mẹ bằng ông trời
Rộng lắm không bao giờ hết

- Thế thì làm sao con biết
Là trời ở những đâu đâu
Trời rất rộng lại rất cao
Mẹ mong, bao giờ con tới!

- Con yêu mẹ bằng Hà Nội
Để nhớ mẹ con tìm đi
Từ phố này đến phố kia
Con sẽ gặp ngay được mẹ

- Hà Nội còn là rộng quá
Các đường như nhện giăng tơ
Nào những phố này phố kia
Gặp mẹ làm sao gặp hết!

- Con yêu mẹ bằng trường học
Suốt ngày con ở đấy thôi
Lúc con học, lúc con chơi
Là con cũng đều có mẹ

- Nhưng tối con về nhà ngủ
Thế là con lại xa trường
Còn mẹ ở lại một mình
Thì mẹ nhớ con lắm đấy

Tính mẹ cứ là hay nhớ
Lúc nào cũng muốn bên con
Nếu có cái gì gần hơn
Con yêu mẹ bằng cái đó

- À mẹ ơi có con dế
Luôn trong bao diêm con đây
Mở ra là con thấy ngay
Con yêu mẹ bằng con dế

(Xuân Quỳnh, Lời ru trên mặt đất)

Câu 1 (1 điểm): Bài thơ trên viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 2 (1 điểm): Chỉ ra một biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong bài thơ và cho biết tác dụng?

Câu 3 (1 điểm): Từ “đường” trong câu thơ: “ Các đường như nhện giăng tơ” được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Em hãy giải thích nghĩa của nó?

Câu 4 (1 điểm): Em thấy người con trong bài thơ là người như thế nào?

Câu 5 (1 điểm): Em biết những bài thơ nào cũng viết về chủ đề như bài thơ trên?

II. PHẦN LÀM VĂN: (5 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về bài thơ trên.

Đáp án Đề thi giữa kì 2 môn Văn lớp 6

Câu hỏi

Nội dung

Điểm

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU

Câu 1

- Bài thơ viết theo thể thơ 6 chữ.

- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

0,5

0,5

Câu 2

- Nghệ thuật đặc sắc: So sánh

"Con yêu mẹ bằng ông trời"

"Con yêu mẹ bằng Hà Nội"

"Các đường như giăng tơ nhện"

"Con yêu mẹ bằng trường học"

"Con yêu mẹ bằng con dế"

- Tác dụng: Cho thấy tình yêu ngây thơ, hồn nhiên, sâu sắc của đứa con dành cho mẹ. Từ các câu trên có thể thấy, những câu so sánh đều từ sự vật lớn đến sự vật nhỏ "ông trời", "Hà Nội", "trường học", "con dế" và cảm xúc, sự nhìn nhận của con đối với các sự vật đó.

(Hoặc HS có thể nêu nghệ thuật điệp ngữ: “Con yêu mẹ”: Nhấn mạnh tình yêu hồn nhiên, sâu sắc của con dành cho mẹ)...

0,5

0,5

Câu 3

- Từ “đường” được dùng với nghĩa gốc.

- Giải nghĩa: Đường là lối đi nhất định được tạo ra để nối liền hai địa điểm, hai nơi.

0,5

0,5

Câu 4

Trong bài thơ "Con yêu mẹ" của Xuân Quỳnh, người con rất đáng được khen ngợi. Đó là một người con hiếu thảo, yêu thương, biết suy nghĩ cho mẹ, vì con là người yêu mẹ nhất trần đời. Các hình ảnh so sánh tình yêu của con dành cho mẹ tuy vẫn còn ngây ngô nhưng nó vẫn thể hiện được giá trị của tình yêu của con.

1

Câu 5

Các bài thơ khác cùng chủ đề với bài thơ trên: "Mẹ" - Trần Quốc Minh, “ Mẹ ốm” - Trần Đăng Khoa; "Con nợ mẹ" - Nguyễn Văn Chung, “Mây và sóng” (Ra-bin-đờ-ra-nátTa- go)…

(HS nêu được 1 phương án đúng GV chấm 0,25đ, nêu được 2 phương án đúng chấm 0,5đ, từ 3 phương án đúng cho điểm tối đa (1đ))

1

II. PHẦN LÀM VĂN

A. Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh biết cách viết và trình bày cảm xúc của bản thân dưới hình thức một đoạn văn.

- Nội dung: Ghi lại cảm xúc của em về bài thơ “Con yêu mẹ” của tác giả Xuân Quỳnh.

- Độ dài khoảng 200 chữ.

- Viết câu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi từ ngữ, ngữ pháp, chữ viết rõ.

- Khuyến khích sự mới mẻ, sang tạo trong cảm nhận của HS.

B. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo các ý chủ yếu dưới đây:

I. Mở đoạn:

- Giới thiệu tác giả và bài thơ

- Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ

II. Thân đoạn:

Trình bày chi tiết cảm xúc của bản thân về bài thơ:

+ Chỉ ra nội dung cụ thể của bài thơ mà em yêu thích? Lí do mà em yêu thích?

+ Chỉ ra đặc sắc về nghệ thuật cụ thể của bài thơ, lí do mà em yêu thích?( Đặc biệt việc sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc).

+ Trong quá trình nêu cảm nghĩ có thể lồng cảm nghĩ về cả nội dung và nghệ thuật bằng cách: Trích dẫn dẫn chứng bằng một số từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ gợi cảm xúc trong bài thơ mà em ấn tượng nhất.

+ Cảm nhận cái hay, nét đặc sắc của việc sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả trong thể hiện cảm xúc của người viết.

III. Kết đoạn:

- Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ.

- Nêu ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.

*Cách cho điểm:

- Đạt 3.5 - 5.0 điểm: Đoạn văn viết đúng yêu cầu; bố cục, nội dung rõ ràng, bộc lộ được cảm xúc, nêu được nghệ thuật độc đáo, từ gợi tả, gợi cảm. Bài làm không mắc quá 3 lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ, đặt câu.

- Đạt 1.5 - 3.0 điểm: Đoạn văn viết đúng yêu cầu, bố cục rõ ràng nhưng còn miêu tả lung túng. Bài làm không mắc quá nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ, đặt câu.

- Đạt 1.0 - 1.5 điểm: Bài có hiểu đề nhưng đoạn văn còn sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ , đặt câu.

- Đạt 00.0 điểm: Sai lạc cả nội dung và phương pháp.

0,25

0,25

1

1

1

1

0,25

0,25

2. Đề thi Toán giữa kì 2 lớp 6

I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Câu 1: Kết quả của phép trừ \frac{1}{27}-\frac{1}{9}\(\frac{1}{27}-\frac{1}{9}\)

A. \frac{1}{27}-\frac{1}{9}=\frac{0}{18}\(\frac{1}{27}-\frac{1}{9}=\frac{0}{18}\)

B. \frac{1}{27}-\frac{3}{27}=\frac{-2}{0}\(\frac{1}{27}-\frac{3}{27}=\frac{-2}{0}\)

C. \frac{1}{27}-\frac{3}{27}=\frac{2}{27}\(\frac{1}{27}-\frac{3}{27}=\frac{2}{27}\)

D. \frac{1}{27}-\frac{3}{27}=\frac{1-3}{27}=\frac{-2}{27}\(\frac{1}{27}-\frac{3}{27}=\frac{1-3}{27}=\frac{-2}{27}\)

Câu 2: Hãy chọn từ hoặc cụm từ thích hợp thay vào chỗ ....để hoàn thành câu sau: Hình tạo thành bởi điểm A và một phần đường thẳng bị chia ra bởi A được gọi là một....

A. Tia

B. Đường thẳng

C. Điểm

D. Đoạn thẳng

Câu 3: Trong ba điểm thẳng hàng, có bao nhiêu điểm nằm giữa hai điểm còn lại?

A. có vô số điểm.

B. có nhiều hơn hai điểm.

C. có không quá hai điểm.

D. có duy nhất một điểm.

Câu 4: Kết quả của phép nhân \frac{-1}{4} \cdot \frac{1}{2}\(\frac{-1}{4} \cdot \frac{1}{2}\)

A. \frac{-1}{4} \cdot \frac{1}{2}=\frac{-1.2}{4.4}=\frac{-2}{4}\(\frac{-1}{4} \cdot \frac{1}{2}=\frac{-1.2}{4.4}=\frac{-2}{4}\)

B. \frac{-1}{4} \cdot \frac{1}{2}=\frac{-1}{4} \cdot \frac{2}{4}=\frac{-2}{16}\(\frac{-1}{4} \cdot \frac{1}{2}=\frac{-1}{4} \cdot \frac{2}{4}=\frac{-2}{16}\)

C. \frac{-1}{4} \cdot \frac{1}{2}=\frac{-0}{8}\(\frac{-1}{4} \cdot \frac{1}{2}=\frac{-0}{8}\)

D. \frac{-1}{4} \cdot \frac{1}{2}=\frac{-1}{8}\(\frac{-1}{4} \cdot \frac{1}{2}=\frac{-1}{8}\)

Câu 5: Sau khi rút gọn tối giản phân số \frac{4}{16}\(\frac{4}{16}\)ta được phân số

A. \frac{2}{8}\(\frac{2}{8}\)

B. \frac{4}{8}\(\frac{4}{8}\)

C. \frac{1}{4}\(\frac{1}{4}\)

D. \frac{1}{8}\(\frac{1}{8}\)

Câu 6: Trong từ STUDENT có bao nhiêu chữ cái có trục đối xứng?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 7: Số đối của \frac{-7}{8}\(\frac{-7}{8}\)

A. \frac{8}{7}\(\frac{8}{7}\)

B. \frac{7}{8}\(\frac{7}{8}\)

C. \frac{7}{-8}\(\frac{7}{-8}\)

D. \frac{-8}{7}\(\frac{-8}{7}\)

Câu 8: Các chữ cái in hoa trong từ TOAN, chữ nào sau đây có tâm đối xứng?

A. T

B. O

C. A

D. N

II. TỰ LUẬN (8 điểm)

Câu 9: (2,0 điểm) Thực hiện phép tính sau:

a) -\frac{5}{8} \cdot \frac{(-4)^{2}}{10}\(-\frac{5}{8} \cdot \frac{(-4)^{2}}{10}\)

b) \frac{-2020}{2021} \cdot \frac{9}{11}+\frac{-2020}{2021} \cdot \frac{2}{11}\(\frac{-2020}{2021} \cdot \frac{9}{11}+\frac{-2020}{2021} \cdot \frac{2}{11}\)

c) \frac{-5}{7} \cdot \frac{2}{11}+\frac{-5}{7} \cdot \frac{9}{11}+\frac{5}{7}\(\frac{-5}{7} \cdot \frac{2}{11}+\frac{-5}{7} \cdot \frac{9}{11}+\frac{5}{7}\)

d) \frac{-3}{8} \cdot \frac{1}{2}+\frac{1}{6} \cdot \frac{-3}{8}+\frac{1}{3}: \frac{-8}{3}\(\frac{-3}{8} \cdot \frac{1}{2}+\frac{1}{6} \cdot \frac{-3}{8}+\frac{1}{3}: \frac{-8}{3}\)

Câu 10: (1,5 điểm) Tìm x biết

a) x-\frac{-1}{5}=3+\frac{-3}{2}\(a) x-\frac{-1}{5}=3+\frac{-3}{2}\)

b) \frac{1}{2}-\left(x-\frac{5}{11}\right)=\frac{-3}{4}\(b) \frac{1}{2}-\left(x-\frac{5}{11}\right)=\frac{-3}{4}\)

c) \frac{3}{4}+\left(\frac{2}{5}-x\right)=\frac{1}{4}\(c) \frac{3}{4}+\left(\frac{2}{5}-x\right)=\frac{1}{4}\)

Câu 11: (1,5 điểm) Mẹ cho Hà một số tiền đi mua đồ dùng học tập . Sau khi mua hết 24 nghìn tiền vở, 36 nghìn tiền sách, Hà còn lại \frac{1}{3}\(\frac{1}{3}\) số tiền. Vậy mẹ đã cho Hà số tiền là bao nhiêu?

Câu 12: (1,0 điểm) Tính giá trị của biểu thức A=\frac{9}{1.2}+\frac{9}{2.3}+\frac{9}{3.4}+\ldots+\frac{9}{98.99}+\frac{9}{99.100}\(A=\frac{9}{1.2}+\frac{9}{2.3}+\frac{9}{3.4}+\ldots+\frac{9}{98.99}+\frac{9}{99.100}\)

Câu 13: (1,0 điểm) Nhà An có một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều rộng là 4m , chiều dài
6 m. An cần đắp bờ xung quanh ruộng. Hỏi An cần đắp bao nhiêu mét bờ?

Câu 14: (1,0 điểm)

Đề thi giữa kì 2 Toán 6 CTST

a) Cho hình vẽ bên. Có bao nhiêu cặp đường thẳng song song?

b) Từ 4 hình tam giác vuông bằng nhau (hình minh họa phía dưới) ta có thể ghép thành bao nhiêu hình có trục đối xứng?

Đề thi giữa kì 2 Toán 6 CTST

3. Đề thi Lịch sử Địa lý lớp 6 giữa kì 2

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Phạm vi lãnh thổ chủ yếu của nhà nước Văn Lang và Âu lạc là khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 2. Cư dân Văn Lang, Âu Lạc chủ yếu sống bằng

A. sản xuất thủ công nghiệp.

B. nghề nông trồng lúa nước.

C. buôn bán qua đường biển.

D. nghề khai thác lâm sản.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đời sống tinh thần của người Việt cổ?

A. Có tục làm bánh chưng, bánh giày dịp lễ, tết.

B. Cư dân đi lại chủ yếu bằng thuyền, ở nhà sàn.

C. Trong ngày lễ hội, cư dân thích vui chơi, đấu vật…

D. Người chết được chôn cất trong thạp, bình, mộ thuyền, mộ cây.

Câu 4. Câu truyện truyền thuyết nào dưới đây phản ánh về hoạt động làm thủy lợi, phòng chống thiên tai (bão, lũ) của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?

A. Sự tích “Trầu cau”.

B Truyền thuyết “An Dương Vương xây thành Cổ Loa”.

C. Sự tích “Bánh chưng, bánh giày”.

D. Truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh”.

Câu 5. Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành

A. An Đông đô hộ phủ.

B. An Tây đô hộ phủ.

C. An Nam đô hộ phủ.

D. An Bắc đô hộ phủ.

Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phải là biện pháp của chính quyền phong kiến phương Bắc khi thực hiện chính sách đồng hóa văn hóa đối với người Việt?

A. Đưa người Hán sang sinh sống lâu dài, ở lẫn với người Việt.

B. Tìm cách xóa bỏ những tập quán lâu đời của người Việt.

C. Bắt người Việt tuân theo các lễ nghi của Trung Hoa.

D. Dạy chữ Hán để khai hóa văn minh cho người Việt.

Câu 7. Nghề thủ công mới nào mới xuất hiện ở Việt Nam thời Bắc thuộc?

A. Làm gốm.

B. Khảm xà cừ.

C. Rèn sắt.

D. Đúc đồng.

Câu 8. Bao trùm trong xã hội Việt Nam thời Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa

A. nhân dân Việt Nam với chính quyền đô hộ.

B. nông dân Việt Nam với quý tộc người Việt.

C. quý tộc người Việt với chính quyền đô hộ.

D. nông dân người Việt với địa chủ người Hán.

Câu 9. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do

A. động đất, núi lửa, sóng thần.

B. hoạt động vận động kiến tạo.

C. năng lượng bức xạ Mặt Trời.

D. sự di chuyển vật chất ở manti.

Câu 10. Nội lực tạo ra hiện tượng nào sau đây?

A. Động đất, núi lửa.

B. Sóng thần, xoáy nước.

C. Lũ lụt, sạt lở đất.

D. Phong hóa, xâm thực.

Câu 11. Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là

A. bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.

B. thích hợp trồng cây công nghiệp và cây lương thực.

C. có hình thái đỉnh tròn, sườn thoải và thung lũng rộng.

D. độ cao tuyệt đối khoảng 200m so với mực nước biển.

Câu 12. Tầng đối lưu có độ cao trung bình khoảng

A. 18km.

B. 14km.

C. 16km.

D. 20km.

Câu 13. Các tầng cao của khí quyển có đặc điểm nào sau đây?

A. Nằm phía trên tầng đối lưu.

B. Các tầng không khí cực loãng.

C. Có lớp ô dôn hấp thụ tia tử ngoại.

D. Ảnh hưởng trực tiếp đến con người.

Câu 14. Lớp Ô-dôn có tác dụng nào sau đây?

A. Hấp thụ tia cực tím từ Mặt Trời.

B. Chống tác nhân phá hủy Trái Đất.

C. Bảo vệ sự sống cho loài người.

D. Phản hồi sóng vô tuyến, điện từ.

Câu 15. Nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất là

A. con người đốt nóng.

B. ánh sáng từ Mặt Trời.

C. các hoạt động công nghiệp.

D. sự đốt nóng của Sao Hỏa.

Câu 16. Dụng cụ nào sau đây được dùng đo độ ẩm không khí?

A. Ẩm kế.

B. Áp kế.

C. Nhiệt kế.

D. Vũ kế.

Câu 17. Các chất khí chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính là

A. H2O, CH4, CFC.

B. N2O, O2, H2, CH4.

C. CO2, N2O, O2.

D. CO2, CH4, CFC.

Câu 18. Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu không phải là

A. tiết kiệm điện, nước.

B. trồng nhiều cây xanh.

C. giảm thiểu chất thải.

D. khai thác tài nguyên.

Câu 19. Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng?

A. Tây ôn đới.

B. Gió mùa.

C. Tín phong.

D. Đông cực.

Câu 20. Biến đổi khí hậu làm nước biển dâng ảnh hưởng lớn nhất đến vùng

A. cao nguyên.

B. đồng bằng.

C. đồi.

D. núi.

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Hoàn thành bảng thống kê các nội dung dưới đây về nhà nước Văn Lang và Âu Lạc:

Nước Văn Lang

Nước Âu Lạc

Thời gian ra đời

Đứng đầu nhà nước

Kinh đô

Quốc phòng

Câu 2 (3,0 điểm). Cho hình sau:

Đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn Sử Địa sách Chân trời sáng tạo

Dựa vào hình trên kết hợp kiến thức đã học, em hãy:

- Kể tên một số dạng địa hình phổ biến.

- Nêu một số đặc điểm của dạng địa hình núi.

- Cho biết sự khác nhau giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng.

Đáp án Đề thi Lịch sử Địa lý lớp 6 giữa kì 2

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-B

3-B

4-D

5-C

6-D

7-B

8-A

9-C

10-A

11-A

12-C

13-B

14-A

15-B

16-A

17-D

18-D

19-C

20-B

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

(2,0 điểm)

* Nhà nước Văn Lang:

- Thời gian ra đời: thế kỉ VII TCN.

- Đứng đầu nhà nước: Hùng vương (vua Hùng).

- Kinh đô: Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ hiện nay).

- Quốc phòng: chưa có quân đội; khi có chiến tranh, nhà nước huy động thanh niên ở các chiềng, chạ tập hợp lại cùng chiến đấu.

0,25

0,25

0,25

0,25

* Nhà nước Âu Lạc:

- Thời gian ra đời: thế kỉ III TCN.

- Đứng đầu nhà nước: An Dương Vương.

- Kinh đô: Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội ngày nay).

- Quốc phòng: có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố.

0,25

0,25

0,25

0,25

2 (3,0 điểm)

- Một số dạng địa hình phổ biến: đồng bằng, đồi, cao nguyên và núi.

- Đặc điểm của dạng địa hình núi: nhô cao rõ rệt trên mặt đất (trên 500m so với mực nước biển), gồm đỉnh núi, sườn núi và chân núi.

0,5

0,5

- Sự khác nhau của các dạng địa hình núi, cao nguyên, đồng bằng và đồi.

Dạng địa hình

Độ cao

Hình thái

Núi

Độ cao của núi so với mực nước biển từ 500m trở lên.

Nhô cao rõ rệt so với mặt bằng xung quanh. Đỉnh nhọn, sườn dốc.

Đồi

Không quá 200m so với vùng đất xung quanh.

Là dạng địa hình nhô cao. Đỉnh tròn, sườn thoải.

Cao nguyên

Độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên.

Vùng đất tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, có sườn dốc, dựng đúng thành vách.

Đồng bằng

Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500m.

Là dạng địa hình thấp, bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng.

0,5

0,5

0,5

0,5

4. Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 6 giữa kì 2

I. Trắc nghiệm (5 đ): mỗi ý đúng 0,25 đ

Câu 1: Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?

A. Cây lúa.

B. Cây ngô.

C. Cây lúa mì.

D. Cây nho.

Câu 2: Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất?

A. Gạo.

B. Rau xanh.

C. Thịt.

D. Gạo và rau xanh.

Câu 3: Ngô, khoai sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể?

A. Carbohydrate (chất đường, bột).

B. Protein (chất đạm)

C. Lipit (chất béo).

D. Vitamin.

Câu 4: Nhận xét nào sau đây là không đúng về thực phẩm?

A. Thực phẩm tự nhiên có nguồn gốc từ động vật, thực vật.

B. Cá là thực phẩm tự nhiên.

C. Thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

D. Thực phẩm không bị biến đổi tính chất khi để lâu ngoài không khí.

Câu 5: Một trong những tính chất nào sau đây cho biết chất lỏng là tinh khiết?

A. Không tan trong nước.

B. Có vị ngọt, mặn, chua.

C. Không màu, không mùi, không vị.

D. Khi đun chất sôi ở nhiệt độ nhất định và chất hoá rắn ở nhiệt độ không đổi.

Câu 6: Hỗn hợp được tạo ra từ

A. nhiều nguyên tử.

B. một chất.

C. nhiều chất trộn lẫn vào nhau.

D. nhiều chất để riêng biệt.

Câu 7: Chọn cụm từ còn thiếu ở nhận định sau: “Chất tinh khiết có tính chất…”.

A. vật lý và hoá học nhất định.

B. vật lý nhất định, hoá học thay đổi.

C. thay đổi.

D. hoá học nhất định, vật lý thay đổi.

Câu 8: Không khí là

A. chất tinh khiết.

B. tập hợp các vật thể.

C. hỗn hợp.

D. tập hợp các vật chất.

Câu 9: Đặc điểm nào dưới đây không phải của giới Nấm?

A.Nhân thực

B. Dị dưỡng

C. Đơn bào hoặc đa bào

D. Có sắc tố quang hợp

Câu 10: Vòng cuống nấm và bao gốc nấm là đặc điểm có ở loại nấm nào?

A. Nấm độc

B. Nấm mốc

C. Nấm đơn bào

D. Nấm ăn được

Câu 11: Loại nấm nào dưới đây được sử dụng để sản xuất rượu vang?

A. Nấm hương

C. Nấm cốc

B. Nấm men

D. Nấm mốc

Câu 12: Loại nấm nào được sử dụng để sản xuất penicillin?

A. Nấm men

C. Nấm cốc

B. Nấm mốc

D. Nấm sò

Câu 13: Con đường nào dưới đây không phải là con đường lây truyền các bệnh do nấm?

A. Vệ sinh cá nhân chưa đúng cách

B. Tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh

C. Truyền dọc từ mẹ sang con

D. Ô nhiễm môi trường

Câu 14: Khi trồng nấm rơm, người ta thường chọn vị trí có điều kiện như thế nào?

A. Nơi quang đãng, có ánh sáng mạnh

B. Nơi ẩm ướt, không cần ánh ánh

C. Nơi khô ráo, có ánh sáng trực tiếp

D. Nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp

Câu 15: Đại diện nào dưới đây không thuộc ngành Thực vật?

A. Rêu tường

C. Tảo lục

B. Dương xỉ

D. Rong đuôi chó

Câu 16: Cây rêu thường mọc ở nơi có điều kiện như thế nào?

A. Nơi khô ráo

C. Nới thoáng đãng

B. Nơi ẩm ướt

D. Nơi nhiều ánh sáng

Câu 17: Loại thực vật nào dưới đây có chứa chất độc gây hại đến sức khỏe của con người?

A. Cây trúc đào

B. Cây gọng vó

C. Cây tam thất

D. Cây giảo cổ lam

Câu 18: Cơ quan sinh sản của ngành Hạt trần được gọi là gì?

A. Bào tử

B. Nón

C. Hoa

D. Rễ

Câu 19: Hành động nào dưới đây góp phần bảo vệ thực vật?

A. Du canh du cư

C. Trồng cây gây rừng

B. Phá rừng làm nương rẫy

D. Xây dựng các nhà máy thủy điện

Câu 20: Ở dương xỉ, ổ túi bào tử thường nằm ở đâu?

A. Trên đỉnh ngọn

C. Mặt trên của lá

B. Trong kẽ lá

D. Mặt dưới của lá

II. Tự luận

Bài 1:(2 đ)

a. Lương thực là gì?

b. Tại sao không nên ăn( uống) thực phẩm hết hạn sử dung?

c. Em hãy lấy ví dụ về hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất.

Bài 2:(2 đ)

Trình bày vai trò của thực vật trong đời sống? Tại sao ở vùng ven biển và ven đê người ta thường trồng nhiều cây xanh

Bài 3:(1 đ)

Tại sao nói “rừng là lá phổi xanh” của Trái Đất?

Đáp án đề thi Khoa học tự nhiên lớp 6 giữa kì 2

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

- Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

- Đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

D

C

A

D

D

C

A

C

D

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

B

B

C

D

C

B

A

B

C

D

Phần II. Tự luận (6,0 điểm)

Bài 1.

a. Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần thức ăn. Ngoài ra, lương thực chứa nhiều dưỡng chất khác như: protein (Chất đạm), lipit (Chất béo), calcium, phosphorus, sắt, các vitamin nhóm B (Như B1, B2, …) và các khoáng chất.( 1 đ)

b. Chúng ta không nên ăn thực phẩm đã hết hạn sử dụng vì:

- Thực phẩm hết hạn sử dụng có thể bị nhiễm các loại vi khuẩn, nấm mốc (0,25)

- Chúng ta ăn vào có thể dẫn tới các hậu quả nghiêm trong như rối loạn tiêu hóa ( đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy), hoặc có thể gây ngộ đôc, hoặc gây bệnh (0,25)

c. Ví dụ:

- Hỗn hợp đồng nhất: không khí, nước muối, nước đường,... (0,25)

- Hỗn hợp không đồng nhất: hỗn hợp cát và nước, hỗn hợp cát và bột sắt, dầu và nước, xăng và nước,... (0,25)

Bài 2.

TV có vai trò quan trọng trong thực tiến đời sống con người:

- Cung cấp lương thực, thực phẩm (Ngô, lúa, cây ăn quả...), (0,5)

- Nguyên liệu làm thuốc (nhân sâm, hạt, quả, lá, thân cây đinh lăng...), (0,25)

- Nguyên liệu cho các ngành công nghiệp (chế biến thực phẩm: cà phê, tiêu, điều,....), (0,25)

- Lấy gỗ (0,25)

- Làm cảnh (sung, thông...)..., (0,25)

Người ta thường trồng nhiều cây xanh ở vùng ven biển , vên đê để:

- Giữ đất, chống xói mòn, sạt lở (0,25)

- Cho bóng mát, điều hòa khí hậu (0,25)

Bài 3.

Rừng được coi là lá phổi của Trái Đất vì trong quá trình quang hợp, thực vật hấp thụ khí CO2 và thải ra khí O2 giúp điều hòa không khí (1 đ)

5. Đề thi giữa kì 2 Công nghệ 6

Câu 1. Nguyên liệu sản xuất vải sợi thiên nhiên là:

A. Sợi tơ tằm

B. Tre

C. Than đá

D. Dầu mỏ

Câu 2 . Vải sợi thiên nhiên có nguồn gốc từ:

A. Thực vật

B. Động vật

C. Thực vật và động vật

D. Than đá

Câu 3 . Vải lanh được tạo ra từ:

A. Lông cừu

B. Cây lanh

C. Lông dê

D. Lông vịt

Câu 4. Vải sợi thiên nhiên có nguồn gốc thực vật là:

A. Vải tơ tằm

B. Vải bông

C. Vải len

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 5. Vải sợi thiên nhiên có nguồn gốc động vật là:

A. Vải bông

B. Vải lanh

C. Vải len

D. Vải bông và vải len

Câu 6 . Đâu không phải đặc điểm của vải sợi thiên nhiên?

A. Dễ bị nhàu

B. Độ hút ẩm thấp

C. Mặc thoáng mát

D. Phơi lâu khô

Câu 7 . Vải sợi hóa học được chia làm mấy loại?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 8 . Đâu không phải là vải sợi hóa học?

A. Vải sợi nhân tạo

B. Vải sợi tổng hợp

C. Vải sợi thiên nhiên

D. Vải sợi tổng hợp và vải sợi nhân tạo

Câu 9 . Trang phục mùa hè thuộc loại trang phục nào?

A. Theo thời tiết

B. Theo công dụng

C. Theo lứa tuổi

D. Theo giới tính

Câu 10 . Trang phục thể thao thuộc kiểu trang phục nào?

A. Theo thời tiết

B. Theo công dụng

C. Theo lứa tuổi

D. Theo giới tính

Câu 11 . Trang phục trẻ em thuộc kiểu trang phục nào?

A. Theo thời tiết

B. Theo công dụng

C. Theo lứa tuổi

D. Theo giới tính

Câu 12 . Trang phục nữ thuộc kiểu trang phục nào?

A. Theo thời tiết

B. Theo công dụng

C. Theo lứa tuổi

D. Theo giới tính

Câu 13 . Trang phục có kí hiệu như sau cho biết điều gì?

Đề thi Công nghệ lớp 6 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo năm 2023 có ma trận (3 đề)

A. Có thể giặt

B. Không được giặt

C. Chỉ giặt bằng tay

D. Có thể sấy

Câu 14 . Trang phục có kí hiệu như sau cho biết điều gì?

Đề thi Công nghệ lớp 6 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo năm 2023 có ma trận (3 đề)

A. Có thể giặt

B. Không được giặt

C. Chỉ giặt bằng tay

D. Có thể sấy

Câu 15 . Trang phục có kí hiệu như sau cho biết điều gì?

Đề thi Công nghệ lớp 6 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo năm 2023 có ma trận (3 đề)

A. Có thể giặt

B. Không được giặt

C. Chỉ giặt bằng tay

D. Có thể sấy

Câu 16 . Trang phục có kí hiệu như sau cho biết điều gì?

Đề thi Công nghệ lớp 6 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo năm 2023 có ma trận (3 đề)

A. Có thể giặt

B. Không được giặt

C. Chỉ giặt bằng tay

D. Có thể sấy

Câu 17 . Lựa chọn trang phục căn cứ vào:

A. Vóc dáng cơ thể

B. Lứa tuổi

C. Môi trường và tính chất công việc

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 18 . Sử dụng trang phục có kiểu dáng thoải mái khi:

A. Đi học B. Đi chơi

C. Đi lao động D. Đi lễ hội

Câu 19 . Sử dụng trang phục có kiểu dáng vừa vặn, màu sắc trang nhã lịch sự khi:

A. Đi học B. Đi chơi

C. Đi lao động D. Đi lễ hội

Câu 20. Sử dụng trang phục có chất liệu vải dễ thấm mồ hôi khi:

A. Đi học B. Đi chơi

C. Đi lao động D. Đi lễ hội

Câu 21 . Sử dụng trang phục lịch sự khi:

A. Đi học B. Đi chơi

C. Đi lao động D. Đi lễ hội

Câu 22 . Đây là loại trang phục gì?

Đề thi Công nghệ lớp 6 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo năm 2023 có ma trận (3 đề)

A. Đi học B. Đi chơi

C. Đi lao động D. Đi lễ hội

Câu 23 . Đây là loại trang phục gì?

Đề thi Công nghệ lớp 6 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo năm 2023 có ma trận (3 đề)

A. Đi học B. Đi chơi

C. Đi lao động D. Đi lễ hội

Câu 24 . Theo em, màu vải nào có thể phối hợp với tất cả các màu khác?

A. Màu trắng

B. Màu đen

C. Màu trắng và màu đen

D. Đáp án khác

Câu 25 . Quy trình giặt, phơi quần áo gồm mấy bước?

A. 1 B. 2

C. 3 D. 4

Câu 26 . Theo em, có mấy cách giặt quần áo?

A. 4 B. 3

C. 2 D. 5

Câu 27 . Khi giặt bằng tay, chúng ta nên ngâm quần áo trong thời gian bao lâu?

A. 5 phút B. 15 đến 30 phút

C. 60 phút D. 40 phút

Câu 28 . Quy trình là quần áo gồm mấy bước?

A. 1 B. 3

C. 5 D. 7

Câu 29 . Có mấy bước lựa chọn trang phục?

A. 3 B. 5

C. 7 D. 9

Câu 30. Chọn kiểu may thuộc bước thứ mấy trong lựa chọn trang phục?

A. 2 B. 4

C. 6 D. 8

Câu 31 . Khi chọn trang phục, cần lựa chọn loại vải nảo?

A. Vải sợi tự nhiên ` B. vải sợi nhân tạo

C. vải sợi hóa học D. Cả 3 đáp án trên

Câu 32 . Vật dụng đi kèm trang phục là:

A. Mũ B. Giày

C. Cài tóc D. Cả 3 đáp án trên

Câu 33 . Bước thứ 6 trong quy trình lựa chọn trang phục là:

A. Chọn kiểu may

B. Chọn chất liệu vải

C. Chọn loại trang phục

D. Chọn màu sắc, hoa văn

Câu 34. Bước thứ 4 trong quy trình lựa chọn trang phục là:

A. Chọn kiểu may

B. Chọn chất liệu vải

C. Chọn loại trang phục

D. Chọn màu sắc, hoa văn

Câu 35 . Bước thứ 3 trong quy trình lựa chọn trang phục là:

A. Chọn kiểu may

B. Chọn chất liệu vải

C. Chọn loại trang phục

D. Chọn màu sắc, hoa văn

Câu 36 . Bước thứ 5 trong quy trình lựa chọn trang phục là:

A. Chọn kiểu may

B. Chọn chất liệu vải

C. Chọn loại trang phục

D. Chọn màu sắc, hoa văn

Câu 37 . Lựa chọn trang phục phải phù hợp với:

A. Lứa tuổi

B. Môi trường hoạt động

C. Tài chính của gia đình

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 38. Để lựa chọn trang phục phù hợp, cần:

A. Xác định vóc dáng người mặc

B. Xác định xu hướng thời trang

C. Xác định vóc dáng người mặc và xu hướng thời trang

D. Đáp án khác

Câu 39 . Để lựa chọn trang phục đẹp, cần:

A. Lựa chọn màu sắc vải phù hợp

B. lựa chọn kiểu may phù hợp

C. Lựa chọn vật dụng đi kèm

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 40 . Thời trang thể hiện qua:

A. Kiểu dáng trang phục

B. Màu sắc trang phục

C. Chất liệu trang phục

D. Cả 3 đáp án trên

6. Đề thi Hoạt động trải nghiệm 6 giữa kì 2

I/ TRẮC NGHIỆM: (4 đ)

Câu 1: Trong các hành động dưới đây, đâu là hành động thiếu văn minh ở nơi công cộng?

A. Chen lấn, không xếp hàng khi mua vé.

B. Không nhường chỗ cho người già ở nhà chờ xe bus.

C. Vứt rác bừa bãi ở công viên.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 2: Hành động nào sau đây thể hiện cách ứng xử văn minh khi nói, cười nơi công cộng?

A. Tranh luận gay gắt trong thư viện.

B. Nói chuyện thì thầm trong rạp chiếu phim.

C. Kể chuyện với bạn khi ngồi trên xe bus và phá lên cười rất to.

D. Cãi nhau to tiếng khi mẹ gọi điện hỏi bao giờ đi chơi với bạn về.

Câu 3: Khi xếp hàng vào thang máy, hành động nào sau đây là hoàn toàn không nên?

A. Đứng đúng hàng.

B. Ra vào thang máy theo thứ tự.

C. Chen hàng để được vào thang máy trước.

D. Giữ khoảng cách phù hợp với người đúng trước và đứng sau.

Câu 4: Đâu là trang phục phù hợp khi vào viếng lăng Bác?

A. Áo hai dây; C. Áo hở vai.

B. Váy ngắn trên đầu gối; D. Áo cộc hoặc dài tay, quần hoặc váy dưới gối.

Câu 5: Xếp hàng nơi công cộng như thế nào là đúng?

A. Không đứng đúng hàng.

B. Tuyệt đối không chen lấn, xô đẩy, đứng đúng hàng.

C. Không giữ khoảng cách nhất định với người đứng trước và đứng sau;

D. Chen lấn, xô đẩy.

Câu 6: Làm thế nào để lựa chọn trang phục phù hợp khi đến nơi công cộng?

A. Thực hiện đúng yêu cầu về trang phục ở nơi mình đến

B. Váy ngắn trên đầu gối.

C. Chọn trang phục theo sở thích;

D. Áo dây.

Câu 7: Theo em, chúng ta sẽ nhận được gì khi có cách ứng xử đúng đắn nơi công cộng?

A. Sự tôn trọng, quý mến của mọi người xung quanh.

B. Sự dè bỉu, xa lánh của mọi người.

C. Sự khó chịu của mọi người.

D. Không nhận được gì vì nơi công cộng toàn những người chúng ta không quen biết.

Câu 8: Theo em, những hành vi thiếu văn minh có thể gây ra những ảnh hưởng như thế nào?

A. Làm mất mĩ quan đô thị.

B. Gây ra tranh chấp, bất hoà giữa người với người.

C. Để lại ấn tượng xấu cho mọi người xung quanh.

D. Sự tôn trọng, quý mến của mọi người xung quanh.

Câu 9: Chúng ta nên có thái độ như thế nào với những hành vi thiếu văn minh?

A. Trực tiếp lên án các hành vi đó; C. Giả vờ không nhìn thấy;

B. Thờ ơ, không quan tâm; D. Cười, nói lớn tiếng

Câu 10: Khi có người nói chuyện to tiếng trong rạp chiếu phim, em nên làm gì?

A. Lặng lẽ đổi chỗ để tiếp tục xem phim.

B. Góp ý nhẹ nhàng, yêu cầu họ nói chuyện bé tiếng lại.

C. Không lên tiếng vì mọi người xung quanh cũng không ai có ý kiến gì.

D. Giả vờ không nghe thấy.

Câu 11:Là học sinh lớp 6, em có thể tham gia các hoạt động cộng đồng không? Vì sao?

A. Có, miễn là em biết lựa chọn những hoạt động phù hợp với sức khỏe, năng lực và thời gian cá nhân;

B. Có, vì các hoạt động cộng đồng khá đơn giản, dễ dàng thực hiện;

C. Không, vì các hoạt động cộng đồng chỉ dành cho người lớn;

D. Không, vì các hoạt động không phù hợp với lứa tuổi học sinh.

Câu 12: Tại sao gia đình bạn nên chung tay giúp cộng đồng?

A. Là hành động tốt, Có trách nhiệm hơn trong những việc làm của mình tại cộng đồng

B. Lấp đầy thời gian rảnh rỗi

C. Làm cho vui

D. Làm để được tuyên dương

Câu 13: Những lưu ý khi lựa chọn một hoạt động cộng đồng để tham gia:

A. Phù hợp với sức khỏe, năng lực và thời gian của bản thân

B. Thích là tham gia, không quan tâm đến những cái khác

C. Tìm kiếm trên internet, thấy cái nào hay ho là tham gia

D. Thích tổ chức nào thì tham gia tổ chức đó.

Câu 14: Để ủng hộ cho các bạn học sinh gặp khó khăn trong đợt lũ lụt Miền Trung vừa rồi, Trung đem gom lại hết sách vở cũ, quần áo cũ vẫn còn mặc được đem đi quyên góp. Em suy nghĩ gì về việc làm của Trung?

A. Đồng tình với việc làm của Trung

B. Không đồng tình với việc làm của Trung

C. Không quan tâm vì không ảnh hưởng đến mình

D. Ủng hộ nhưng với tâm thế không thoải mái.

Câu 15: Em thường có khoản tiền nào dưới đây?

A.Tiền công . B. Tiền lương

C. Tiền thưởng D. Tiền người thân cho

Câu 16: Em hãy lựa chọn một số vật dụng sau mình cần mua để phục vụ cho học tập :

A. xe đạp B. Dụng cụ thể thao.

C. Trái cây D. sách, vở.

II/ TỰ LUẬN (6 đ)

Câu 1: Em làm gì để bảo vệ, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên? ( 2 đ)

Câu 2: Tâm tiết kiệm được 1 khoản tiền là 100.000 đồng. Tâm có kế hoạch mua 1cuốn truyện yêu thích có giá 50.000 đồng và 1 hộp khẩu trang giá 25.000 đồng vì đợt này không khí bị ô nhiễm nặng. Nhưng Tâm nhớ ra tháng này có sinh nhật Mẹ và muốn mua 1 chiếc kẹp tóc giá 60.000 đồng tặng Mẹ. Nếu là Tâm. Em sẽ lựa chọn mua những món đồ nào? Vì sao?? (2đ)

Câu 3: Em hãy kễ tên các nghề truyền thống tiêu biểu ỏ Việt Nam? (2đ)

..........................

Để chuẩn bị cho kì thi giữa kì 2 sắp tới, mời các bạn luyện tập thêm các đề khác tại chuyên mục Đề thi giữa kì 2 lớp 6 trên VnDoc. Đề thi bao gồm đầy đủ các môn học, để các em học sinh chuẩn bị cho bài thi giữa học kì 2 lớp 6 đạt kết quả cao. Đây cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời thầy cô và các em tham khảo chi tiết.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
27
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 2 lớp 6

    Xem thêm