Tin học 6 Bài 15 Thuật toán

Giải Tin học 6 KNTT Bài 15. Thuật toán

Tin học 6 Bài 15: Thuật toán sách Kết nối tri thức với cuộc sống trong chủ đề 6 có đáp án đầy đủ cho các câu hỏi và bài tập SGK Tin học 6. Lời giải Tin học 6 KNTT giúp các em nắm vững kiến thức được học trong bài, vận dụng trả lời các câu hỏi liên quan dễ dàng hơn. Các lời giải sau đây bám sát chương trình học SGK cho các em học sinh tham khảo luyện tập giải bài tập, chuẩn bị cho các tiết học trên lớp đạt kết quả cao.

I. Nội dung bài học Tin học 6 bài 15 KNTT 

1. Thuật toán

Hoạt động 1 trang 63 Tin học lớp 6 Kết nối tri thức

Tin học 6 bài 15

1. Nếu đảo thứ tự bước 3 và 4 trong hướng dẫn trên thì em có gấp được hình trò chơi Đông – Tây – Nam – Bắc không? Tại sao?

2. Trước khi thực hiện theo hướng dẫn trên, em cần có gì? Sau khi thực hiện lần lượt 6 bước theo hướng dẫn, em nhận được kết quả là gì?

Gợi ý trả lời

1. Nếu đảo thứ tự bước 3 và 4 trong hướng dẫn thì không thể gấp được hình vì kết quả của bước trước ảnh hưởng đến bước sau.

2.

- Trước khi thực hiện hướng dẫn, em cần có tờ giấy vuông.

- Sau khi thực hiện 6 bước, em nhận được kết quả là hình gấp trò chơi Đông – Tây – Nam – Bắc.

Câu hỏi trang 64 Tin học lớp 6 Kết nối tri thức

1. Thuật toán là gì?

A. Một dãy các cách giải quyết một nhiệm vụ.

B. Một dãy các kết quả nhận được khi giải quyết một nhiệm vụ.

C. Một dãy các chỉ dẫn rõ ràng, có trình tự sao cho khi thực hiện những chỉ dẫn này người ta giải quyết được vấn đề hoặc nhiệm vụ đã cho.

D. Một dãy các dữ liệu đầu vào để giải quyết một nhiệm vụ.

Gợi ý trả lời

Thuật toán là một dãy các chỉ dẫn rõ ràng, có trình tự sao cho khi thực hiện những chỉ dẫn này người ta giải quyết được vấn đề hoặc nhiệm vụ đã cho.

Chọn C.

2. Em hãy chọn các câu đúng.

A. Thuật toán có đầu ra là kết quả nhận được sau khi thực hiện các bước của thuật toán.

B. Thuật toán có đầu vào là các dữ liệu ban đầu.

C. Thuật toán có đầu vào là kết quả nhận được sau khi thực hiện các bước của thuật toán.

D. Thuật toán có đầu ra là các dữ liệu ban đầu.

Chọn đáp án:

A. Thuật toán có đầu ra là kết quả nhận được sau khi thực hiện các bước của thuật toán.

B. Thuật toán có đầu vào là các dữ liệu ban đầu.

2. Mô tả thuật toán

Hoạt động 1 trang 64 Tin học lớp 6 Kết nối tri thức

Ngoài cách trình bày thuật toán bằng ngôn ngữ tự nhiên, em còn biết cách nào khác không? Cách đó có hiệu quả không? Vì sao?

Gợi ý trả lời

- Ngoài cách trình bày thuật toán bằng ngôn ngữ tự nhiên, em còn biết đến cách trình bày bằng ngôn ngữ lập trình, sơ đồ tư duy,…

- Những cách đó đều hiệu quả vì nó được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu và dễ hình dung hơn.

Câu hỏi trang 65 Tin học lớp 6 Kết nối tri thức

1. Câu nào sau đây sai khi nói về vài trò của mũi tên trong sơ đồ khối của thuật toán?

A. Hướng mũi tên cho thấy hướng đi trong sơ đồ khối.

B. Mũi tên được sử dụng để chỉ hướng thực hiện tiếp theo.

C. Mũi tên được sử dụng chỉ để kết nối các hình khối trong sơ đồ khối.

Chọn đáp án:

C. Mũi tên được sử dụng chỉ để kết nối các hình khối trong sơ đồ khối.

2. Em hãy ghép mỗi mục ở cột bên phải với một mục phù hợp ở cột bên trái khi nói về sơ đồ khối của thuật toán

Tin học 6 bài 15

Gợi ý trả lời

1 – a

2 – c

3 – d

4 – b

II. Phần Luyện tập Tin học 6 bài 15 KNTT

Luyện tập 1 trang 65 Tin học lớp 6 KNTT

Em hãy tìm đầu vào, đầu ra của các thuật toán sau đây:

a) Thuật toán tính trung bình cộng của hai số a, b.

b) Thuật toán tìm ước chung lớn nhất của hai số tự nhiên a và b.

Gợi ý trả lời

a) Thuật toán tính trung bình cộng của hai số a, b.

- Đầu vào: hai số a, b.

- Đầu ra: trung bình cộng của hai số a, b.

b) Thuật toán tìm ước chung lớn nhất của hai số tự nhiên a và b.

- Đầu vào: hai số tự nhiên a và b.

- Đầu ra: ước chung lớn nhất của hai số tự nhiên a và b.

Luyện tập 2 trang 66 Tin học lớp 6 KNTT

Em hãy quan sát sơ đồ khối ở Hình 6.3 và cho biết sơ đồ khối mô tả thuật toán gì? Xác định đầu vào và đầu ra của thuật toán. Mô tả lại thuật toán dưới dạng liệt kê.

Tin học 6 bài 15

Gợi ý trả lời

- Sơ đồ khối mô tả thuật toán tính tổng của hai số a và b.

- Đầu vào: hai số a và b.

Đầu ra: tổng hai số a và b.

- Mô tả thuật toán theo cách liệt kê là:

+ Nhập giá trị a, giá trị b.

+ Tính Tổng: a + b.

+ In ra màn hình giá trị Tổng.

Luyện tập 3 trang 66 Tin học lớp 6 KNTT

Em hãy sắp xếp các phần được đánh số trong Hình 6.4 để được thuật toán tính trung bình cộng của hai số a và b.

Tin học 6 bài 15

Gợi ý trả lời

Các bước của thuật toán tính trung bình cộng của hai số a và b là: 1 → 3 → 2 → 4 → 6 → 5.

III. Phần Vận dụng Tin học 6 bài 15 KNTT

Vận dụng 1 trang 66 Tin học lớp 6 KNTT

Bạn An đã sửa công thức làm kem sữa chua dưa hấu thành công thức làm kem sữa chua xoài như Hình 6.5.

Tin học 6 bài 15

a) Phần hướng dẫn làm kem sữa chua xoài gồm 7 bước là một thuật toán. Em hãy xác định đầu vào và đầu ra của thuật toán làm kem sữa chua xoài.

b) Em hãy dùng sơ đồ khối để thể hiện thuật toán đó.

Gợi ý trả lời

a) Đầu vào: xoài, sữa chua, mật ong.

Đầu ra: kem sữa chua xoài.

b) Sơ đồ khối thể hiện thuật toán

Tin học 6 bài 15

Vận dụng 2 trang 66 Tin học lớp 6 KNTT

Em hãy mô tả thuật toán tính điểm trung bình ba môn Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ theo hai cách: liệt kê các bước và sơ đồ khối.

Gợi ý trả lời

* Mô tả thuật toán theo cách liệt kê các bước

1. Nhập giá trị a, giá trị b, giá trị c.

2. Tổng ← a + b + c.

3. Trung bình cộng ← Tổng : 3

4. Thông báo giá trị Trung bình cộng.

* Mô tả thuật toán theo cách lập sơ đồ khối

Tin học 6 bài 15

Vận dụng 3 trang 66 Tin học lớp 6 KNTT

Em hãy nêu ví dụ về thuật toán giải quyết một nhiệm vụ trong thực tế. Hãy xác định đầu vào, đầu ra và các bước thực hiện thuật toán để giải quyết nhiệm vụ đó.

Gợi ý trả lời

Ví dụ công việc trong thực tế là: Giặt quần áo bằng máy giặt.

Đầu vào: quần áo bẩn.

Đầu ra: quần áo sạch.

Mô tả thuật toán:

1. Cho quần áo bẩn vào máy giặt.

2. Cho nước giặt vào máy.

3. Ấn cho máy chạy.

4. Chờ máy chạy trong khoảng 1 tiếng thì lấy quần áo ra.

5. Phơi quần áo vừa giặt.

Đánh giá bài viết
56 16.818
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Ngân Tuyết
    Ngân Tuyết

    ha

    Thích Phản hồi 13/04/23

    Tin học lớp 6 KNTT

    Xem thêm