Giải SBT Tin học 6 Cánh diều bài 3
Với nội dung bài Giải SBT Tin học 6 bài 3: Cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán sách Cánh diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Tin học 6.
Bài: Cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán
F10. Học sinh cấp trung học bắt đầu được xét kết nạp Đoàn khi đủ 16 tuổi. Hãy dùng cấu trúc rẽ nhánh để mô tả thuật toán kiểm tra điều kiện kết nạp Đoàn bằng cách liệt kê các bước hoặc sơ đồ khối.
Lời giải
Đầu vào: t là tuổi của học sinh
Đầu ra: Đã đủ tuổi kết nạp Đoàn chưa?
1) Nếu t ≥ 16: thông báo "Đủ tuổi kết nạp Đoàn"
2) Trái lại: Không đủ tuổi
Hết nhánh
F11. Có thể biểu diễn các trạng thái của hệ thống gồm một công tắc và một đèn bằng hai bit. Bằng cách liệt kê các bước hoặc vẽ sơ đồ khối, hãy mô tả thuật toán nhận biết hệ thống hỏng gì từ giá trị của hai bit đó.
Lời giải
Thuật toán:
Đầu vào: bit c = bật hoặc tắt công tắc; bit d = sáng hoặc tối đèn.
Đầu ra: báo hỏng.
Nếu (c ≠ d): {hỏng}
1) Nếu (d = 1): hỏng công tắc
2) Trái lại: hỏng công tắc hoặc đèn
Hết nhánh
Hết nhánh
F12. Em đã viết thuật toán giải bài toán cho ba đồng xu trong đó có một đồng xu giả nhẹ hơn, dùng cân thăng bằng để tìm ra đồng xu giả.
1) Hãy bổ sung chỉnh sửa thuật toán nếu chỉ biết đồng xu giả có trọng lượng khác với đồng xu thật.
2) Hãy bổ sung chỉnh sửa thành thuật toán giải bài toán cho bốn đồng xu trong đó có một đồng xu giả.
Lời giải
1) Thuật toán: Sử dụng cân thăng bằng tìm đồng xu giả (Hình 25).
Đầu vào: ba đồng xu trong đó có một đồng xu giả, trọng lượng khác với đồng xu thật.
Đầu ra: phát hiện đồng xu giả.
a) Lấy hai đồng xu bất kì đặt lên cân
b) Nếu cân thăng bằng: kết luận đồng xu còn lại là giả
c) Trái lại (cân lệch nghiêng):
i. Tráo đổi đồng xu còn lại với một đồng xu trên đĩa cân
ii. Nếu cân thăng bằng: đồng xu vừa lấy ra khỏi cân là giả
iii. Trái lại: đồng xu còn để nguyên trên cân (không bị tráo đổi) là giả
Hết nhánh
Hết nhánh
2) Thuật toán: Sử dụng cân thăng bằng tìm đồng xu giả (Hình 26).
Đầu vào: bốn đồng xu trong đó có một đồng xu giả, trọng lượng khác với đồng xu thật.
Đầu ra: phát hiện đồng xu giả.
a) Lấy hai đồng xu bất kì đặt lên cân
b) Nếu cân thăng bằng: xếp hai đồng xu đã cân vào bên T {T = thật}
c) Trái lại (cân lệch nghiêng): xếp hai đồng xu chưa cân vào bên T
Hết nhánh
a) Cân so sánh một đồng xu bên T với một đồng xu chưa xếp
b) Nếu cân thăng bằng: đồng xu còn lại chưa cân là giả
c) Trái lại (cân lệch nghiêng): đồng xu vừa cân so sánh là giả
Hết nhánh
>>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Tin học 6 Cánh diều bài 4
Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Tin học 6 bài 3: Cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm Tin học lớp 6 Chân trời sáng tạo và Tin học 6 Kết nối tri thức. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.
- Bài 4: Cấu trúc lặp trong thuật toán
- Bài 5: Thực hành về mô tả thuật toán
- Giải bài tập SGK Tin học 6 bài 1: Thông tin và tin học
- Giải bài tập SGK Tin học 6 bài 2: Thông tin và biểu diễn thông tin
- Giải bài tập SGK Tin học 6 bài 3: Em có thể làm gì nhờ máy tính?
- Giải bài tập SGK Tin học 6 bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính
- Tin học 6 bài 5: Luyện tập chuột bằng Mouse skills
- Giải bài tập SGK Tin học 6 bài 6: Học gõ mười ngón
- Giải bài tập SGK Tin học 6 bài 8: Học toán với Geogebra
- Giải bài tập SGK Tin học 6 bài 7: Quan sát hệ mặt trời
- Giải bài tập SGK Tin học 6 bài 9: Vì sao cần có hệ điều hành?
- Giải bài tập SGK Tin học 6 bài 10: Hệ điều hành làm những việc gì?
- Giải bài tập SGK Tin học 6 bài 11: Tổ chức thông tin trong máy tính
- Giải bài tập SGK Tin học 6 bài 12: Hệ điều hành Windows
- Giải bài tập SGK Tin học 6 bài 13: Làm quen với soạn thảo văn bản
- Giải bài tập SGK Tin học 6 bài 14: Soạn thảo văn bản đơn giản
- Giải bài tập SGK Tin học 6 bài 15: Chỉnh sửa văn bản
- Giải bài tập SGK Tin học 6 bài 16: Định dạng văn bản
- Giải bài tập SGK Tin học 6 bài 17: Định dạng đoạn văn bản
- Giải bài tập SGK Tin học 6 bài 18: Trình bày trang văn bản và in
- Giải bài tập SGK Tin học 6 bài 19: Thêm hình ảnh để minh họa
- Giải bài tập SGK Tin học 6 bài 20: Trình bày cô đọng bằng bảng