Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Tin học 6 Cánh diều bài 2

VnDoc xin giới thiệu bài Giải SBT Tin học 6 bài 2: Sự an toàn và hợp pháp khi sử dụng thông tin sách Cánh diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Tin học 6.

Bài: Sự an toàn và hợp pháp khi sử dụng thông tin

D5. Những thông tin nào sau đây là thông tin cá nhân của một học sinh?

1) Họ tên, ngày sinh, địa chỉ nhà, số điện thoại di động.

2) Tên trường, tên lớp, tên cô giáo chủ nhiệm.

3) Họ tên của bố mẹ, anh chị em, người thân trong gia đình.

4) Sở thích chơi thể thao, sở thích âm nhạc, ảnh chụp.

Lời giải

Tất cả những thông tin trên đều là thông tin cá nhân của học sinh.

D6. Thảo là bạn của Vân, có lần Vân gửi cho Thảo ảnh chụp thẻ học sinh để nhờ Thảo làm thủ tục đăng kí tham gia Câu lạc bộ Tin học. Sau đó, trong một lần tranh luận trên mạng xã hội về của thẻ căn cước công dân, Thảo đã vô tình đưa tấm ảnh đó lên. Mặc dù ngày hôm sau Thảo đã xóa đi, nhưng một thời gian sau có kẻ sử dụng những thông tin trên thẻ căn cước công dân để mạo danh Vân lừa đảo người thân của cô một số tiền lớn.

Em hãy cho biết mỗi mệnh đề sau đây là đúng hay sai. Vì sao?

1) Thảo đã công khai thông tin cá nhân của Vân khi chưa được Vân cho phép.

2) Vì Vân chủ động gửi bức ảnh cho Thảo nên Thảo có quyền công khai nó.

3) Ảnh chụp không phải là bản gốc, dù có đưa lên mạng cũng không sao.

4) Kẻ mạo danh Vân có tội, Thảo không cố ý nên không có lỗi gì cả.

Lời giải

1) Đúng. Ảnh chụp thẻ căn cước công dân có nhiều thông tin cá nhân quan trọng như họ tên, ngày sinh, số thẻ căn cước, ảnh chụp chân dung,...

2) Sai. Thảo không có quyền sử dụng bức ảnh vào việc khác ngoài việc mà Vân đã nhờ.

3) Sai. Hậu quả của sự việc chính là minh chứng.

4) Sai. Thảo cũng phải chịu trách nhiệm.

D7. Mật khẩu nào sau đây của bạn Nguyễn Văn An là chưa đủ mạnh? Vì sao?

1) Nguyen_Van_An_2020

2) nguyenvanan1234

3) an123456

4) Nguyen_Van_An

Lời giải

Mật khẩu mạnh là mật khẩu mà người khác khó đoán, trong đó không sử dụng những thông tin cá nhân (ví dụ như ngày sinh, họ tên). Vì vậy, mật khẩu 1, 2, 4 đều không mạnh. Mật khẩu 3 cũng không mạnh vì có tên của người dùng và cụm kí tự dễ đoán (1234565).

D8. Em hãy trả lời cho mỗi câu hỏi sau đây và giải thích lí do cho câu trả lời.

1) Nên để hay tắt chế độ gõ tiếng Việt khi nhập mật khẩu?

2) Nên thực hiện thao tác đăng nhập trong chế độ "ăn mật khẩu" hay "hiển thị mật khẩu"?

3) Khi làm việc trên máy tính không phải của mình, nếu máy tính hỏi "Bạn có muốn lưu mật khẩu không?" chúng ta nên trả lời như thế nào?

Lời giải

1) Nên tắt chế độ gõ tiếng Việt khi nhập mật khẩu để mật khẩu gõ vào không bị phần mềm gõ tiếng Việt tự động chuyển thành những kí tự ngoài ý muốn.

2) Nên thực hiện thao tác đăng nhập trong chế độ "ẩn mật khẩu" để mật khẩu không hiển thị lên màn hình, tránh bị những người lạ đứng gần đó đọc được.

3) Khi làm việc trên máy tính lạ, nếu lựa chọn lưu mật khẩu vào máy thì lần đăng nhập tiếp theo máy sẽ tự động cung cấp mật khẩu, bất kể người đăng nhập là ai. Như vậy một người khác có thể dễ dàng đăng nhập vào tài khoản của chúng ta. Hơn nữa, nếu máy tính đó bị nhiễm virus thì mật khẩu sẽ bị virus khám phá và tự động chuyển cho kẻ xấu.

D9. Trong các việc sau đây, cần làm những việc nào để chia sẻ thông tin một cách an toàn và hợp pháp?

1) Không nên sử dụng mạng xã hội.

2) Tránh đưa những thông tin chưa được kiểm chứng rõ ràng (tin đồn, tin truyền miệng, tin do một cá nhân đưa lên mạng xã hội,...).

3) Không đăng những thông tin sai sự thật hoặc những điều làm tổn thương người khác.

4) Không đăng những thông tin vi phạm pháp luật, trái với chủ trương của Nhà nước.

Lời giải

Đáp án đúng: 2), 3), 4).

D10. Để bảo vệ thông tin cá nhân, em hãy cho biết nên làm những việc nào trong các việc sau đây:

1) Thay đổi mật khẩu hằng ngày.

2) Cài đặt phần mềm diệt virus.

3) Hạn chế đăng nhập ở nơi công cộng (quán cà phê, nhà ga, sân bay,...).

4) Từ chối cung cấp thông tin cá nhân chỉ để đọc tin tức, tải tệp, mua hàng qua mạng,...

5) Tự tạo và sử dụng mật khẩu mạnh.

Lời giải

1) Không nên. Việc này sẽ khiến chúng ta khó quản lí, khó nhớ được mật khẩu.

2) Nên. Phần mềm này sẽ bảo vệ máy chống lại các virus, bao gồm cả những virus theo dõi và ăn cắp thông tin cá nhân.

3) Nên. Mạng Wifi công cộng thường có độ bảo mật thấp, dễ bị tin tặc lợi dụng để lấy cắp thông tin và dữ liệu.

4) Nên.

5) Nên.

>>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Tin học 6 Cánh diều bài 3

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Tin học 6 bài 2: Sự an toàn và hợp pháp khi sử dụng thông tin sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm Tin học lớp 6 Chân trời sáng tạo Tin học 6 Kết nối tri thức. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hai lúa
    Hai lúa

    🤗🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 13/09/23
    • Thùy Chi
      Thùy Chi

      🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

      Thích Phản hồi 13/09/23
      • Xuka
        Xuka

        💯💯💯💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 13/09/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Tin học lớp 6 Cánh Diều

        Xem thêm