Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Tin học 6 bài 7: Quan sát hệ mặt trời

Giải bài tập SGK Tin học 6 bài 7

Giải bài tập SGK Tin học 6 bài 7: Quan sát hệ mặt trời là tài liệu học tập lớp 6 hay và bổ ích được Thư viện VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, nhằm giúp các em hoàn thành các câu hỏi trong sách giáo khoa Tin 6 một cách đầy đủ và chính xác, từ đó đạt kết quả khi thi học kì 1 lớp 6, thi học kì 2 lớp 6.

Câu 1 (trang 50 sgk Tin học lớp 6):

Hãy giải thích hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất. Hãy giải thích vì sao có câu nói: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối”?

Trả lời:

  • Giải thích hiện tượng ngày đêm trên Trái Đất: Vì Trái Đất có hình cầu và nó quay xung quanh trục nên khi nửa bán cầu này quay về hướng mặt trời sẽ được mặt trời chiếu sáng (là ban ngày) thì bên nửa bán cầu còn lại sẽ không được mặt trời chiếu sáng (là ban đêm) nên có hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất.
  • Có câu nói: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối” là vì:
    • Từ ngày 21/3 đến 23/9 Bán cầu Bắc (BCB) nghiêng về phía Mặt Trời ⇒ở BCB đường phân chia sáng tối nằm ở phía sau trục bắc Nam⇒khi đó ở BCB có ngày dài hơn đêm (độ dài được chiếu sáng dài hơn độ dài nằm trong bóng tối), thời gian này ứng với tháng 5 âm lịch của việt Nam.
    • Từ ngày 23/9 đến 21/3 năm sau, Bán cầu Nam (BCN) nghiêng về phía mặt trời ⇒ ở BCB đường chia sáng tối nằm ở phía trước trục Bắc Nam ⇒ khi đó ở BCB có đêm dài hơn ngày, thời gian này ứng với tháng 10 âm lịch của Việt Nam.

Câu 2 (trang 50 sgk Tin học lớp 6):

Hãy giải thích hiện tượng nhật thực. Điều khiển khung nhìn phần mềm để quan sát được hiện tượng nhật thực.

Trả lời:

  • Hiện tượng nhật thực là lúc Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời thẳng hàng, Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái đất nên khi đứng ở Trái Đất thấy Mặt Trời bị Mặt Trăng che đi một phần hoặc toàn.
  • Điều khiển phần mềm để quan sát hiện tượng nhật thực:

Giải bài tập SGK Tin học 6 bài 7: Quan sát hệ mặt trời

Câu 3 (trang 50 sgk Tin học lớp 6):

Hãy giải thích hiện tượng nguyệt thực. Điều khiển khung nhìn phần mềm để quan sát được hiện tượng nguyệt thực.

Trả lời:

  • Hiện tượng nguyệt thực là lúc Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời thẳng hàng, Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng nên khi đứng ở Trái Đất thấy Mặt Trăng bị Trái Đất che đi một phần hoặc toàn.
  • Điều khiển phần mềm để quan sát hiện tượng nguyệt thực:

Giải bài tập SGK Tin học 6 bài 7: Quan sát hệ mặt trời

Câu 4 (trang 50 sgk Tin học lớp 6):

Hãy giải thích hiện tượng bốn mùa trên Trái Đất, dùng sơ đồ để minh họa.

Trả lời:

Trái đất di chuyển theo quỹ đạo hình elíp quanh Mặt trời và đồng thời xoay theo trục có vị trí nghiêng tương đối với bề mặt của quỹ đạo. Điều đó có nghĩa là các bán cầu khác nhau được hưởng khối lượng khác nhau của ánh sáng Mặt trời trong suốt một năm. Bởi vì, Mặt Trời là nguồn ánh sáng và năng lượng của chúng ta, sự thay đổi cường độ và sự tập trung các tia mặt trời đã tạo nên sự thay đổi và xuất hiện bốn mùa trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

Giải bài tập SGK Tin học 6 bài 7: Quan sát hệ mặt trời

Câu 5 (trang 50 sgk Tin học lớp 6):

Sử dụng thông tin của phần mềm, hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Trái Đất hình thành cách đây bao nhiêu năm? Mỗi giây Trái Đất quay được bao nhiêu ki-lô-mét? Nhiệt độ trung bình trên Trái Đất là bao nhiêu độ?

b) Nhiệt độ trung bình trên Sao Kim là bao nhiêu độ?

c) Nhiệt độ trung bình trên Sao Hỏa là bao nhiêu độ?

Trả lời:

a)

Giải bài tập SGK Tin học 6 bài 7: Quan sát hệ mặt trời

  • Trái Đất hình thành cách đây 4,55 tỷ năm.
  • Mỗi giây Trái Đất quay được 29.79 ki-lô-mét.
  • Nhiệt độ trung bình trên Trái Đất là khoảng 20 độ C.

b) Nhiệt độ trung bình trên Sao Kim là khoảng 470 độ C

Giải bài tập SGK Tin học 6 bài 7: Quan sát hệ mặt trời

c) Nhiệt độ trung bình trên Sao Kim là khoảng -25 độ C

Giải bài tập SGK Tin học 6 bài 7: Quan sát hệ mặt trời

Chia sẻ, đánh giá bài viết
63
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tin học 6 Kết nối tri thức

    Xem thêm