Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ 9 đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn KHTN năm 2024

Đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn Khoa học tự nhiên năm 2024 trọn bộ 3 sách mới Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh Diều, Chân trời sáng tạo. Mỗi bộ sách Có đáp án chi tiết cho từng đề để các bạn học sinh ôn tập, củng cố lại toàn bộ kiến thức sách mới môn KHTN.

Link tải đầy đủ đề thi, đáp án, ma trận của 3 sách Khoa học tự nhiên lớp 6

1. Đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức

Đề thi giữa kì 2 KHTN 6 KNTT - Đề 1

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II

NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN: KHTN6

Thời gian làm bài 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm)

Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1: (0,25 điểm) Đa số nguyên sinh vật là những cơ thể

A. đa bào, nhân thực.

B. đơn bào, nhân thực.

C. đơn bào, nhân sơ.

D. đa bào, nhân sơ.

Câu 2: (0,25 điểm) Nấm chủ yếu sống ở môi trường

A. nóng ẩm, giàu dinh dưỡng.

B. lạnh ẩm, giàu dinh dưỡng.

C. nóng khô, giàu dinh dưỡng.

D. nóng ẩm, ít dinh dưỡng.

Câu 3: (0,25 điểm) Giới thực vật được phân chia thành mấy nhóm chính?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 4: (0,25 điểm) Ngành thực vật chiếm số lượng loài nhiều nhất ở Việt Nam là:

A. Ngành dương xỉ.

B. Ngành hạt trần.

C. Ngành hạt kín.

D. Ngành rêu.

Câu 5: (0,25 điểm) Đối xứng tỏa tròn là đặc điểm của ngành nào?

A. Ngành chân khớp.

B. Ngành ruột khoang.

C. Ngành giun đốt.

D. Ngành giun tròn.

Câu 6: (0,25 điểm) Cơ thể rất mềm, thường được bao bọc bởi lớp vỏ cứng bên ngoài là đặc điểm của ngành nào?

A. Ngành chân khớp.

B. Ngành ruột khoang.

C. Ngành giun đốt.

D. Ngành thân mềm.

Câu 7: (0,25 điểm) Nhóm động vật có xương sống gồm những lớp nào?

A. Lớp cá, giun đốt, lưỡng cư, động vật có vú.

B. Lớp cá, lưỡng cư, động vật có vú, thân mềm.

C. Lớp cá, lưỡng cư, bò sát, động vật có vú.

D. Lớp thú, giun tròn, lưỡng cư, bò sát.

Câu 8: (0,25 điểm) Đa dạng sinh học biểu thị rõ nét nhất ở ……. của sinh vật.

A. số lượng loài.

B. chất lượng loài.

C. môi trường sống.

D. vai trò.

Câu 9: (0,25 điểm) Rêu sinh sản bằng cơ quan nào?

A. Lá.

B. Hoa.

C. Bào tử.

D. Qủa.

Câu 10: (0,25 điểm) Cây ngô thuộc ngành thực vật nào?

A. Ngành rêu.

B. Ngành dương xỉ.

C. Thực vật hạt trần.

D. Thực vật hạt kín.

Câu 11: (0,25 điểm) Cá heo thuộc lớp động vật nào?

A. Lớp cá.

B. Lớp lưỡng cư.

C. Lớp thú.

D. Lớp bò sát.

Câu 12: (0,25 điểm) Con trưởng thành của lớp lưỡng cư hô hấp bằng cơ quan nào?

A. Mang.

B. Phổi.

C. Mang và phổi.

D. Da và phổi.

Phần tự luận: (7,0 điểm)

Câu 1: (1,0 điểm ) Em hãy trình bày vai trò của nấm đối với tự nhiên và con người?

Câu 2: (1,0 điểm) Em hãy trình bày nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học?

Câu 3: (2 điểm) Em hãy nêu dấu hiệu nhận biết của các ngành thuộc nhóm động vật không xương sống? Mỗi ngành lấy tên một loài động vật đại diện?

Câu 4: (2 điểm) Dựa vào kiến thức đã học về bệnh sốt rét và bệnh kiết lị em hãy hoàn thành bảng sau:

Bệnh sốt rét

Bệnh kiết lị

Tác nhân gây bệnh

Con đường lây bệnh

Biểu hiện bệnh

Cách phòng tránh bệnh

Câu 5: (1,0 điểm) Em hãy cho biết tác dụng việc trồng cây trong nhà, kể tên một số loài cây thường trồng trong nhà?

Mời các bạn xem đáp án, bảng ma trận trong file tải về

Đề thi KHTN 6 giữa kì 2 KNTT Đề 2

Ma trận đề thi giữa kì 2 lớp 6

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Tổng điểm

(%)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1. Đa dạng thế giới sống

(23 tiết)

1 (0,75)

7

1 (1,5)

5

1 (1,25)

1 (1)

4

12

7,5

(75%)

2. Lực trong đời sống

(7 tiết)

1 (0,75)

3

1

1

(0,75)

2

4

2,5

(25%)

Tổng câu

2

10

1

6

2

1

6

16

22

Tổng điểm

1,5

2,5

1,5

1,5

2

1,0

6,0

4,0

10,0

% điểm số

40%

30%

20%

10%

60%

40%

100%

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 2 NĂM HỌC 20... – 20...

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1. Bệnh sốt rét lây truyền qua đường nào?

A. Đường máu.

B. Đường tiêu hóa.

C. Đường hô hấp.

D. Tiếp xúc trực tiếp.

Câu 2. Loại nấm nào sau đây được sử dụng làm thức ăn cho người?

A. Nấm than.

B. Nấm men.

C. Nấm sò.

D. Nấm đỏ.

Câu 3. Các bệnh do nấm gây ra dễ lây lan qua tiếp xúc quần áo là vì

A. nấm sống được ở nhiều môi trường.

B. nấm thích tìm nơi khô ráo để sinh sản.

C. các bào tử của nấm có thể lây bệnh cho người khác.

D. các bào tử của nấm có thể tồn tại lâu trên quần áo người bệnh.

Câu 4. Vai trò chủ yếu của thực vật với đời sống động vật và con người

A. là nơi sinh sản của một số động vật.

B. là nơi tổng hợp chất hữu cơ và tạo ra oxygen cung cấp cho động vật và con người .

C. là nhà sản cuất thức ăn cho sinh giới.

D. Giúp lọc không kí.

Câu 5: Các loài nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh?

A. Ruồi, chim bồ câu, ếch.

B. Ruồi, muỗi, chuột.

C. Rắn, cá heo, hổ.

D. Hươu cao cổ, đà điểu, dơi.

Câu 6. Đơn vị của lực là

A. niutơn.

B. mét.

C. giờ.

D. gam.

Câu 7. Dụng cụ dùng để đo lực là

A. cân.

B. đồng hồ.

C. thước dây.

D. lực kế.

Câu 8. Tiêu chí nào dưới đây biểu thị sự đa dạng sinh học?

A. Số lượng loài trong quần thể.

B. Số lượng cá thể trong quần xã.

C. Số lượng loài và số lượng cá thể mỗi loài.

D. Màu sắc sinh vật.

Câu 9. Trường hợp liên quan đến lực không tiếp xúc là

A. vận động viên nâng tạ.

B. người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sân.

C. giọt mưa đang rơi.

D. bạn Nam đóng đinh vào tường.

Câu 10. Thực vật có vai trò gì đối với động vật?

A. Cung cấp thức ăn.

B. Ngăn biến đổi khí hậu.

C. Giữ đất, giữ nước.

D. Cung cấp thức ăn, nơi ở.

Câu 11. Biến dạng của vật nào dưới đây không phải là biến dạng đàn hồi ?

A. Lò xo dưới yên xe đạp.

B. Dây cao su được kéo căng ra.

C. Dây đồng được uốn cong .

D. Quả bóng cao su đập vào tường.

Câu 12. Trong các nhóm thực vật sau, nhóm nào thuộc ngành thực vật Hạt trần?

A. Cây mít, cây nhãn, cây vải.

B. Cây dương xỉ, cây rau bợ, cây lông culi .

C. Cây thông, cây vạn tuế, cây pơ mu.

D. Rêu tường, rêu sừng, rêu tản.

Câu 13. Thực vật được chia thành các ngành nào?

A. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín.

B. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết.

C. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm.

D. Nấm, Rêu, Tảo, và Hạt kín.

Câu 14. Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là gì?

A. Hình thái đa dạng.

B. Có xương sống.

C. Kích thước cơ thể lớn.

D. Sống lâu.

Câu 15. Tập hợp các loài nào dưới đây thuộc lớp bò sát?

A. Rùa, rắn, cá sấu, cóc nhà.

B. Thằn lằn, rắn, cá sấu, ba ba.

C. Ba ba, rùa, cá sấu, thỏ.

D. Thằn lằn, rắn, cá voi, rùa.

Câu 16. Nhóm thực vật nào sau đây có đặc điểm: có mạch, có hạt, không có hoa?

A. Rêu.

B. Dương xỉ.

C. Hạt trần.

D. Hạt kín.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM)

Câu 17 (1,5 điểm). Nêu vai trò của động vật không xương sống đối với con người?

Câu 18 (0,75 điểm). Lấy ba ví dụ về tác dụng của lực trong đó có trường hợp:

+ Vật thay đổi vận tốc;

+ Vật thay đổi hướng chuyển động;

+ Vật bị biến dạng.

Câu 19 (0,75 điểm). Một học sinh nặng 40 kg. Trọng lượng của học sinh đó là bao nhiêu?

Câu 20 (1,0 điểm). Em hãy trình bày vai trò của thực vật đối với đời sống con người?

Câu 21 (1,0 điểm). Nêu cách phân biệt nấm độc và nấm thường?

Câu 22 ( 1,0 điểm). Em hãy nhận xét về sự đa dạng thực vật ở địa phương. Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm, hãy nêu các biện pháp của bản thân và gia đình trong việc bảo vệ thực vật?

-------------------- Hết --------------------

Nhận order tài liệu học tập, đề thi biên soạn riêng

Order tài liệu chất lượng cao

Đáp án đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn Khoa học tự nhiên

Trắc nghiệm: (4,0 điểm): Mỗi câu chọn đáp án đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

A

C

D

B

B

A

D

C

C

D

C

C

A

B

B

C

II: Tự luận: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 17

(0,75 điểm)

Vai trò của động vật không xương sống đối với con người.

- Làm thực phẩm: tôm, cua, mực, sứa,...

- Làm dược liệu: mật ong, vỏ bào ngư,...

- Làm màu mỡ đất đai: giun đất. Làm thức ăn cho động vật khác: châu chấu, dế mèn...

0,25

0,25

0,25

Câu 18

(0,75 điểm)

+ Bạn An đá quả bóng về phía cầu môn.

+ Quả bóng đập vào xà ngang rồi bật ra.

+ Em bé nằm trên đệm.

0,25

0,25

0,25

Câu 19

(0,75 điểm)

Trọng lượng của học sinh đó là :

P = 10m = 10.40 = 400 (N)

0,75

Câu 20

(1,5 điểm)

Vai trò của thực vật đối với đời sống con người

- Cung cấp lương thực, thực phẩm.

- Cho bóng mát và điều hòa khí hậu.

- Làm thuốc, gia vị, cây cảnh và trang trí.

- Làm đồ dùng và nguyên liệu để sản xuất giấy.

0,5

0,5

0,5

Câu 21

(1,25 điểm)

+ Về màu sắc: Nấm độc thường có màu sắc sặc sỡ: Đỏ, tím, cam…

+ Về vòng cuống nấm thì chỉ xuất hiện ở nấm độc mà không có ở nấm thường

0,5

0,75

Câu 22

( 1,0 điểm)

+ Địa phương em có tính đa dạng cao về thực vật, tuy nhiên hiện nay đang có sự suy giảm nghiêm trọng chủ yếu do con gười gây ra, phá rừng bừa bãi…

+ Trồng cây gây rừng, phủ xanh đát trống đồi trọc, bảo vệ các cây con, là HS có thể tham gia các phong trào trồng cây, gây rừng, vệ sinh môi trường..

0,5

0,5

Đề thi KHTN 6 giữa kì 2 KNTT Đề 3

Phần A. Trắc nghiệm (4 điểm) Chọn một trong các phương án A, B, C, D trước phương án trả lời đúng ( Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)

Câu 1: Khi nhiệt độ tăng, sự co dãn vì nhiệt của loại chất nào là lớn nhất:

A. Chất rắn

B. Chất lỏng

C. Chất khí

D. Sự dãn nở vì nhiệt như nhau

Câu 2: Trong các động vật sau, đâu là loài động vật có xương sống:

A. Giun đất

B. Ốc sên

C. Châu chấu

D. Thỏ

Câu 3: Đâu là đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt ngành động vật có xương sống với các ngành động vật khác:

A. Môi trường sống

B. Cột sống

C. Hình thái

D. Bộ xương

Câu 4: Nước có thể tồn tại ở những trạng thái nào:

A. Rắn

B. Lỏng

C. Khí (hơi)

D. Cả A, B, C.

Câu 5: Khi nước sôi ta tiếp tục đun thì nhiệt độ của nước:

A. Tăng lên

B. Giảm xuống

C. Không đổi

D. Tăng lên rất nhanh

Câu 6: Nhiệt kế nào dùng để đo nhiệt độ cơ thể người

A. Nhiệt kế y tế

B. Nhiệt kế rượu

C. Nhiệt kế hơi nước

D. Không có nhiệt kế nào

Câu 7: Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách nào dưới đây.

A. Làm nóng lút

B. Làm nóng cổ lọ

C. Làm lạnh cổ lọ

D. Cho cổ lọ vào nước

Câu 8: Thói quen nào làm cho trẻ em bị nhiễm giun?

A. Nghịch phá đồ vật

B. Cho tay vào miệng

C. Ngoái mũi

D. Hay dụi mắt

Phần B. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 9: (1,5 điểm)

Trình bày vai trò của động vật không xương sống đối với con người và môi trường sống?

Câu 10: (1,5 điểm)

Đa dạng sinh học là gì? Rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng thấp hay cao?

Câu 11: (2 điểm)

Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích rồi đậy ngay lại thì nút có thể bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?

Câu 12 (1 điểm):

a. Thế nào là sự đông đặc? Thế nào là sự ngưng tụ?

b. Lấy ví dụ về sự đông đặc và sự ngưng tụ trong thực tế?

Đáp án đề thi Khoa học tự nhiên lớp 6 giữa kì 2

A. Trắc nghiệm (4đ)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Ðáp án

C

B

D

B

D

A

B

D

B. Tự luận (6đ)

Câu 9: (1,5 điểm)

Trình bày đúng vai trò của động vật không xương sống đối với con người và môi trường sống.

- Làm thực phẩm: tôm, cua, mực, sứa,...

- Làm dược liệu: mật ong, vỏ bào ngư,...

- Làm màu mỡ đất đai: giun đất

- Làm thức ăn cho động vật khác: châu chấu, dế mèn...

- Làm sạch môi trường nước, tạo môi trường sống cho nhiều sinh vật khác: san hô ......

Câu 10: (1,5 điểm)

- Đa dạng sinh học là sự phong phú của sinh vật và môi trường sống của chúng

- Đa dạng về số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài. Đa dạng sinh học làm cho môi trường sống của sinh vật và con người ổn định

- Rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng sinh học cao.

Câu 11: (2 điểm)

- Sau khi rót nước ra khỏi phích thì có một lượng không khí dồn vào phích, lượng không khí này bị nước nóng làm cho nóng lên, nở ra và đẩy nút bật lên

- Để tránh hiện tượng trên ta nên mở nút một lát cho không khí sau khi dãn nở thoát ra ngoài rồi hãy đóng nút.

Câu 12: (1 điểm)

- Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng

- Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn

Lấy được ví dụ

2. Đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 6 Cánh Diều

Đề thi giữa kì 2 KHTN 6 CD số 1

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 2 NĂM HỌC 20... – 20...

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1. Biện pháp nào hữu hiệu nhất để phòng bệnh do virus?

A. Có chế độ dinh dưỡng tốt, bảo vệ môi trường sinh thái cân bằng và trong sạch.

B. Chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tập thể dục, sinh hoạt điều độ.

C. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.

D. Sử dụng vaxin vào thời điểm phù hợp.

Câu 2. Loại nấm nào sau đây được sử dụng làm thức ăn cho người?

A. Nấm men.

B. Nấm đỏ.

C. Nấm hương.

D. Nấm than.

Câu 3. Vai trò chủ yếu của thực vật với đời sống động vật và con người

A. là nơi sinh sản của một số động vật.

B. là nơi tổng hợp chất hữu cơ và tạo ra oxygen cung cấp cho động vật và con người

C. là nhà sản cuất thức ăn cho sinh giới.

D. Giúp lọc không kí.

Câu 4. Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách

A. giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2 .

B. giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2

C. giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2 .

D. giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2

Câu 5. Động vật có xương sống bao gồm

A. cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.

B. cá, lưỡng cư, bò sát, ruột khoang, thú.

C. thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.

D. cá, chân khớp, bò sát, chim, thú.

Câu 6. Đơn vị của lực là

A. niutơn.

B. mét.

C. giờ.

D. gam.

Câu 7. Dụng cụ dùng để đo lực là

A. nhiệt kế.

B. bình chia độ

C. thước dây.

D. lực kế.

Câu 8. Động vật nào dưới đây thuộc lớp lưỡng cư?

A. Cá chép.

B. Cá cóc Tam đảo.

C. Cá mè.

D. Cá sấu.

Câu 9. Trường hợp liên quan đến lực không tiếp xúc là

A. cầu thủ đang đá bóng

B. người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sân.

C. quả bưởi đang rơi từ trên xuống

D. bạn Lan đang đi xe đạp.

Câu 10. Dương xỉ sinh sản bằng

A. cách nảy chồi.

B. hạt.

C. bào tử.

D. củ.

Câu 11. Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới treo quả nặng 200 g thì độ biến dạng của lò xo là 1 cm. Để độ biến dạng của lò xo là 2 cm thì cần treo vật nặng có khối lượng là

A. 200g.

B. 300g.

C. 400g.

D. 500g.

Câu 12. Thực vật có vai trò đối với động vật là

A. cung cấp thức ăn.

C. cung cấp thức ăn, nơi ở.

B. ngăn biến đổi khí hậu.

D. giữ đất, giữ nước.

Câu 13. Thực vật được chia thành các ngành nào?

A. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín.

B. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết.

C. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm.

D. Nấm, Rêu, Tảo, và Hạt kín.

Câu 14. Tập hợp các loài nào dưới đây thuộc lớp bò sát?

A. Rùa, rắn, cá sấu, cóc nhà.

B. Thằn lằn, rắn, cá sấu, ba ba.

C. Ba ba, rùa, cá sấu, thỏ.

D. Thằn lằn, rắn, cá voi, rùa.

Câu 15. Rêu thường sống ở

A. nơi khô hạn. B. nơi ẩm ướt.

C. dưới nước. D. môi trường không khí.

Câu 16. Nhóm thực vật nào sau đây có đặc điểm: có mạch, có hạt, không có hoa?

A. Rêu. B. Dương xỉ. C. Hạt trần. D. Hạt kín.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM)

Câu 17 (1,5 điểm). Nêu vai trò của động vật không xương sống đối với con người?

Câu 18 (0,75 điểm). Lấy ba ví dụ về tác dụng của lực trong đó có trường hợp:

+ vật thay đổi vận tốc;

+ vật thay đổi hướng chuyển động;

+ vật bị biến dạng.

Câu 19 (0,75 điểm). Một học sinh nặng 50 kg. Trọng lượng của học sinh đó là bao nhiêu?

Câu 20 (2,0 điểm). Em hãy trình bày vai trò của thực vật đối với đời sống con người?

Câu 21 (1,0 điểm). Nêu cách phân biệt nấm độc và nấm thường?

Đáp án đề thi giữa kì 2 KHTN 6

TNKQ (4,0 điểm): Mỗi câu chọn đáp án đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đ/A

D

C

B

B

A

A

D

B

C

C

C

C

A

B

B

C

Phần II: Tự luận: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 17

(1,5 điểm)

Trình bày đúng vai trò của động vật không xương sống đối với con người.

- Làm thực phẩm: tôm, cua, mực, sứa,...

- Làm dược liệu: mật ong, vỏ bào ngư,...

- Làm màu mỡ đất đai: giun đất

- Làm thức ăn cho động vật khác: châu chấu, dế mèn...

0,5 điểm

0,5 điểm

0,25 điểm 0,25 điểm

Câu 18

(0,75 điểm)

- Mỗi trường hợp đúng 0,25 điểm.

+ Bạn An đá quả bóng về phía cầu môn.

+ Quả bóng đập vào xà ngang rồi bật ra.

+ Em bé nằm trên đệm.

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 19

(0,75 điểm)

Trọng lượng của học sinh đó là :

P = 10m = 10.50 = 500 (N)

0,75 điểm

Câu 20

(2,0 điểm)

Vai trò của thực vật đối với đời sống con người

- Cung cấp lương thực, thực phẩm.

- Cho bóng mát và điều hòa khí hậu.

- Làm thuốc, gia vị, cây cảnh và trang trí.

- Làm đồ dùng và nguyên liệu để sản xuất giấy.

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 21

(1,0 điểm)

- Phân biệt màu sắc và vòng cuống nấm:

+ Về màu sắc: Nấm độc thường có màu sắc sặc sỡ: Đỏ, tím, cam…

+ Về vòng cuống nấm thì chỉ xuất hiện ở nấm độc mà không có ở nấm thường

0,5 điểm

0,5 điểm

Đề thi giữa kì 2 KHTN 6 CD số 2

I. Trắc nghiệm: 3 điểm

Câu 1: Trong tự nhiên, nấm có vai trò gì?

A. Lên men bánh, bia, rượu…

B. Cung cấp thức ăn

C. Dùng làm thuốc

D. Tham gia phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật

Câu 2: Thực vật được chia thành các ngành nào?

A. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín

B. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín

C. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm

D. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết

Câu 3: Ngành thực vật nào phân bố rộng nhất?

A. Hạt kín

B. Hạt trần

C. Dương xỉ

D. Rêu

Câu 4: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là?

A. Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.

B. Cây nhãn, cây hoa ly, cây vạn tuế.

C. Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.

D. Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế.

Câu 5: Vì sao ở vùng đồi núi nơi có rừng sẽ ít xảy ra sạt lở, xói mòn đất?

A. Vì đất ở khu vực đó là đất sét nên không bị xói mòn

B. Vì các tán cây, rễ cây giảm lực chảy của dòng nước, rễ cây giữ đất

C. Vì lượng mưa ở khu vực đó thấp hơn lượng mưa ở khu vực khác

D. Vì nước sẽ bị hấp thu hết trở thành nước ngầm khiến tốc độ dòng chảy giảm

Câu 6: Cho các ngành động vật sau:

(1) Thân mềm

(2) Bò sát

(3) Lưỡng cư

(4) Ruột khoang

(5) Chân khớp

(6) Giun

Động vật không xương sống bao gồm các ngành nào sau đây?

A. (1), (2), (3), (4)

B. ( 1), (4), (5), (6)

C. (2), (3), (5), (6)

D. (2), (3), (4), (6)

II. Tự luận: 7 điểm

Câu 7: 3 điểm

Kể tên 5 vai trò của thực vật đối với đời sống con người? mỗi vai trò cho một ví dụ?

Câu 8: 1 điểm

Phân biệt động vật không xương sống và động vật có xương sống?

Câu 9: 2 điểm

Để phòng tránh bệnh giun sán kí sinh ở người chúng ta cần có những biện pháp nào?

Câu 10: 1 điểm

Cho các động vật sau: Con thỏ, Con bò, Thú mỏ vịt, Cá heo.

Vì sao các động vật trên được xếp vào lớp động vật có vú (lớp thú)?

Đáp án Đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn KHTN

I. Trắc nghiệm: 3 điểm

Mỗi câu đúng 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

D

B

A

C

B

B

II. Tự luận: 7 điểm

Câu

Đáp án

Biểu điểm

Câu 7

3 điểm

* Vai trò của thực vật với đời sống con người

- Làm lương thực, thực phẩm: gạo, rau xanh,..

- Làm thuốc, gia vị: Rau ngải cứu, ….

- Làm đồ dùng và giấy: Gỗ thông, tre,…

- Làm cây cảnh và trang trí: Tùng la hán, hoa hồng

- Cho bóng mát và điều hòa không khí: Cây bàng ,…

1

0,5

0,5

0,5

0,5

Câu 8

1 điểm

a. + Động vật không xương sống có đặc điểm chung là cơ thể không có xương sống

+ Động vật có xương sống có bộ xương trong

- Có xương sống ở dọc lưng

- Trong cột sống chứa tủy sống

0, 25

0,25

0,25

0,25

Câu 9

2 điểm

a. Biện pháp phòng tránh bệnh giun sán kí sinh

- Giữ vệ sinh trong ăn uống

- Ăn chín, uống sôi

- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

- Tẩy giun sán định kì

0,5

0,5

0,5

0,5

Câu 10

1 điểm

b. Vì các động vật trên đều có những đặc điểm chung như:

- Có lông mao bao phủ cơ thể

- Sinh sản: Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ

- Có răng

0,25

0,5

0,25

3. Đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo

Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 6 giữa kì 2 CTST số 1

Ma Trận đề thi

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số câu/số ý

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đa dạng nấm (4 tiết)

4

1(1 ý)

1(1 ý)

4

1,5

Đa dạng thực vật (7 tiết)

1 (2 ý)

2

1(1 ý)

2 (3 ý)

2

2,5

Đa dạng động vật (8 tiết)

1(1 ý)

2

2

1(2 ý)

2 (3 ý)

4

3,0

Đa dạng sinh học

(6 tiết)

6

1(1 ý)

1(1 ý)

6

2,0

Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên. ( 3 tiết)

1(2 ý)

1(2 ý)

1,0

Số câu TN/ Số ý TL

1

12

3

4

4

2

10

16

Điểm số

1,0

3,0

2,0

1,0

2,0

1,0

6,0

4,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

3,0 điểm

2,0 điểm

1,0 điểm

16 câu/ 4 Câu (10 ý)

10,0 điểm

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II

MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6

Thời gian làm bài: 60 phút

A. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Câu 1. Trong số các bệnh sau đây, bệnh nào do nấm gây ra?

A. Bệnh sốt rét.

B. Gây bệnh Covid 19 ở người..

C. Bệnh lao phổi.

D. Bệnh hắc lào, lang ben

Câu 2: Loại nấm nào dưới đây là nấm đơn bào?

A. Nấm rơm

B. Nấm linh chi.

C. Nấm men.

D. Nấm mèo.

Câu 3. Vòng cuống nấm và bao gốc nấm là đặc điểm có ở loại nấm nào?

A. Nấm mốc

B. Nấm đơn bào

C. Nấm độc

D. Nấm ăn được

Câu 4: Tên của loại nấm sau?

Đề thi giữa kì 2 KHTN 6

A. Nấm độc đỏ (nấm ruồi)

B. Nấm men

C. Nấm độc tán trắng

D. Nấm men

Câu 5. Thực vật nào dưới đây được xếp vào nhóm thực vật Hạt kín?

A. Dương xỉ

B. Cây thông

C. Rêu

D. Cây lúa

Câu 6. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở dương xỉ mà không có ở rêu?

A. Sinh sản bằng bào tử

B. Thân có mạch dẫn

C. Có lá thật

D. Chưa có rễ chính thức

Câu 7. Thủy tức là đại diện của nhóm động vật nào sau đây:

A. Ruột khoang

B. Giun chỉ

C. Thân mềm

D. Chân khớp

Câu 8. Loài động vật nào chuyên đục ruỗng các đồ dùng bằng gỗ trong gia đình:

A. Mối

B. Rận

C. Ốc sên

D. Bọ chét

Câu 9. Đặc điểm để phân biệt động vật có xương sống với động vật không xương sống là

A. Số loài đông. B. Đẻ nhiều trứng C.Có bộ lông dày, rậm. D. Có xương cột sống chứa tủy sống.

Câu 10. Động vật có xương sống bao gồm:

A. cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú B. cá, chân khớp, bò sát, chim, thú

C. thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú D.cá, lưỡng cư, ruột khoang, chim, thú

Câu 11.Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất?

A. Hoang mạc. B. Rừng ôn đới. C. Rừng mưa nhiệt đới. D. Đài nguyên.

Câu 12. Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?

A. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.

B, Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.

C Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.

D. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.

Câu 13. Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có độ đa dạng thấp nhất?

A. Hoang mạc B. Rừng ôn đới C. Thảo nguyên D. Thái Bình Dương

Câu 14. Vai trò nào dưới đây không phải của đa dạng sinh học đối với tự nhiên?

A. Điều hòa khí hậu C. Bảo vệ nguồn nước

B. Cung cấp nguồn dược liệu D. Duy trì sự ổn định của hệ sinh thái

Câu 15. Hành động nào dưới đây là hành động bảo vệ đa dạng sinh học?

A. Khai thác tối đa nguồn lợi từ rừng B. Đánh bắt cá bằng lưới có mắt với kích thước nhỏ

C. Săn bắt động vật quý hiếm D. Bảo tồn động vật hoang dã

Câu 16. Rừng tự nhiên không có vai trò nào sau đây?

A. Điều hòa khí hậu B. Cung cấp đất phi nông nghiệp

C. Bảo vệ đất và nước trong tự nhiên D. Là nơi ở của các loài động vật hoang dã

B. TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 17. (1điểm) Trình bày vai trò của nấm trong tự nhiên và trong đời sống con người?

Câu 18. (1,5 điểm)

a. Thực vật có vai trò gì đối với đời sống con người? (0,5 điểm)

b. Cho các loài thực vật sau, em hãy sắp xếp các thực vật sau theo từng nhóm phù hợp và xác định đặc điểm mỗi nhóm? (1,0đ)

(1) Cây rau bợ . (2) Cây dương xỉ. (3) Cây bưởi . (4) Cây lúa.

Câu 19 (1,0 điểm) Vì sao cần bảo vệ đa dạng sinh học?

Câu 20 (2,5 điểm)

a. Động vật có những vai trò gì trong cuộc sống hằng ngày của em? (0,5đ)

b. Cho các loài động vật sau, em hãy sắp xếp các động vật sau theo từng nhóm phù hợp và xác định đặc điểm mỗi nhóm? (1,0đ)

(1) Ốc . (2) Nhện. (3) Châu chấu. (4) Mực.

c. Kể tên một số động vật xung quanh em và cho biết vai trò của chúng. (1,0đ)

STT

Tên động vật

Vai trò

1

2

3

4

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 2

MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6

TRẮC NGHIỆM: ( 4 điểm) Mỗi đáp án đúng 0,25 đ

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

C

D

C

A

D

B

A

A

D

A

C

D

A

B

D

B

TỰ LUẬN: ( 6 điểm)

Câu hỏi

Đáp án

Biểu điểm

Câu 17. a (0,5điểm) Em hãy trình bày vai trò của nấm trong tự nhiên và trong đời sống con người?

- Trong tự nhiên: tham gia vào quá trình phân hủy chất thải và xác động vật, thực vật thành các chất đơn giản cung cấp cho cây xanh và làm sạch môi trường.

- Trong đời sống con người: nhiều loại nấm được sử dụng trực tiếp làm thức ăn, một số loại được dùng làm thuốc, ... Trong công nghiệp chế biến thực phẩm, nấm men còn được sử dụng trong sản xuất bánh mì, bia, rượu, ...

0,25 đ

0,25 đ

Câu 18 a. (0,5 điểm) Thực vật có vai trò gì đối với đời sống con người?

- Vai trò của TV trong tự nhiên

+ Cung cấp khí oxi và thức ăn , nơi ở cho nhiều loài sinh vật khác.

+ Góp phần giữ cân bằng hàm lượng khí oxygen và carbon dioxide trong không khí, điều hòa khí hậu, chống xóa mòn đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán…

0,25 đ

0,25 đ

Câu 18 b.(1,0 điểm) Cho các loài thực vật sau, em hãy sắp xếp các thực vật sau theo từng nhóm phù hợp và xác định đặc điểm mỗi nhóm?

(1) Cây rau bợ

(2) Cây dương xỉ.

(3) Cây bưởi .

(4) Cây lúa.

- Chia 2 nhóm

+ Dương xỉ: Cây rau bợ, dương xỉ

+ Hạt kín: cây bưởi, cây lúa

- Đặc điểm của từng nhóm.

+ Dương xỉ: Có mạch dẫn, không có hạt.

+ Hạt kín: Có mạch dẫn, có hạt, có hoa.

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

Câu 19: (1,0 điểm) Vì sao chúng ta cần bảo vệ đa dạng sinh học?

Chúng ta cần bảo vệ đa dạng sinh học:

- Tạo sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên, giảm nguy cơ tuyệt chủng các giống loài.

- Giữ gìn nguồn tài nguyên cung ứng cho đời sống con người, đảm bảo các lợi ích nông nghiệp, y học..., đảm bảo lợi ích vật chất kinh tế và gia strij tinh thần vô hình.

- Điều tiết và bảo vệ môi trường.

0,25 đ

0,5 đ

0,25 đ

Câu 20a: (0,5 điểm) Động vật có những vai trò gì trong cuộc sống hằng ngày của em?

- Động vật có vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày:

+ chúng cung cấp thức ăn

+ các sản phẩm từ động vật được sử dụng làm đồ mĩ nghệ và đồ trang sức

+ phục vụ giải trí, ...

+ Cung cấp sức kéo.

0,25 đ

0,25 đ

Câu 20b: Cho các loài động vật sau, em hãy sắp xếp các động vật sau theo từng nhóm phù hợp và xác định đặc điểm mỗi nhóm? (1,0đ)

(1) Ốc . (2) Nhện. (3) Châu chấu. (4) Mực.

*Chia 2 nhóm:

+ Ngành thân mềm: Mực, ốc.

+ Ngành chân khớp: nhện, châu chấu

* Xác định đặc điểm mỗi nhóm:

+ Ngành thân mềm:

Cơ thể mềm, không phân đốt, đa số có lớp vỏ cứng bên ngoài bảo vệ cơ thể.

+ Ngành chân khớp:

Có bộ xương ngài bằng chất kitin bảo vệ cơ thể, các chân phân đốt, có khớp động linh hoạt

0,5 đ

0,25 đ

0,25 đ

Câu 20c ( 1,0 điểm)

Kể tên một số động vật xung quanh em và cho biết vai trò của chúng.

a)

STT

Tên động vật

Vai trò

1

Con Trâu

cung cấp thịt, sức kéo.

2

Con Chó:

giúp trông nhà, giải trí…

3

Con Gà

lấy trứng,lấy thịt.

4

Con Mèo

bắt chuột

Học sinh có thể kể tên những con vật khác và nêu đúng vai trò vẫn cho điểm

( nêu ít nhất 4 con vật )

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

Đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 6 CTST số 2

I. Trắc nghiệm (5 đ): mỗi ý đúng 0,25 đ

Câu 1: Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?

A. Cây lúa.

B. Cây ngô.

C. Cây lúa mì.

D. Cây nho.

Câu 2: Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất?

A. Gạo.

B. Rau xanh.

C. Thịt.

D. Gạo và rau xanh.

Câu 3: Ngô, khoai sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể?

A. Carbohydrate (chất đường, bột).

B. Protein (chất đạm)

C. Lipit (chất béo).

D. Vitamin.

Câu 4: Nhận xét nào sau đây là không đúng về thực phẩm?

A. Thực phẩm tự nhiên có nguồn gốc từ động vật, thực vật.

B. Cá là thực phẩm tự nhiên.

C. Thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

D. Thực phẩm không bị biến đổi tính chất khi để lâu ngoài không khí.

Câu 5: Một trong những tính chất nào sau đây cho biết chất lỏng là tinh khiết?

A. Không tan trong nước.

B. Có vị ngọt, mặn, chua.

C. Không màu, không mùi, không vị.

D. Khi đun chất sôi ở nhiệt độ nhất định và chất hoá rắn ở nhiệt độ không đổi.

Câu 6: Hỗn hợp được tạo ra từ

A. nhiều nguyên tử.

B. một chất.

C. nhiều chất trộn lẫn vào nhau.

D. nhiều chất để riêng biệt.

Câu 7: Chọn cụm từ còn thiếu ở nhận định sau: “Chất tinh khiết có tính chất…”.

A. vật lý và hoá học nhất định.

B. vật lý nhất định, hoá học thay đổi.

C. thay đổi.

D. hoá học nhất định, vật lý thay đổi.

Câu 8: Không khí là

A. chất tinh khiết.

B. tập hợp các vật thể.

C. hỗn hợp.

D. tập hợp các vật chất.

Câu 9: Đặc điểm nào dưới đây không phải của giới Nấm?

A.Nhân thực

B. Dị dưỡng

C. Đơn bào hoặc đa bào

D. Có sắc tố quang hợp

Câu 10: Vòng cuống nấm và bao gốc nấm là đặc điểm có ở loại nấm nào?

A. Nấm độc

B. Nấm mốc

C. Nấm đơn bào

D. Nấm ăn được

Câu 11: Loại nấm nào dưới đây được sử dụng để sản xuất rượu vang?

A. Nấm hương

C. Nấm cốc

B. Nấm men

D. Nấm mốc

Câu 12: Loại nấm nào được sử dụng để sản xuất penicillin?

A. Nấm men

C. Nấm cốc

B. Nấm mốc

D. Nấm sò

Câu 13: Con đường nào dưới đây không phải là con đường lây truyền các bệnh do nấm?

A. Vệ sinh cá nhân chưa đúng cách

B. Tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh

C. Truyền dọc từ mẹ sang con

D. Ô nhiễm môi trường

Câu 14: Khi trồng nấm rơm, người ta thường chọn vị trí có điều kiện như thế nào?

A. Nơi quang đãng, có ánh sáng mạnh

B. Nơi ẩm ướt, không cần ánh ánh

C. Nơi khô ráo, có ánh sáng trực tiếp

D. Nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp

Câu 15: Đại diện nào dưới đây không thuộc ngành Thực vật?

A. Rêu tường

C. Tảo lục

B. Dương xỉ

D. Rong đuôi chó

Câu 16: Cây rêu thường mọc ở nơi có điều kiện như thế nào?

A. Nơi khô ráo

C. Nới thoáng đãng

B. Nơi ẩm ướt

D. Nơi nhiều ánh sáng

Câu 17: Loại thực vật nào dưới đây có chứa chất độc gây hại đến sức khỏe của con người?

A. Cây trúc đào

B. Cây gọng vó

C. Cây tam thất

D. Cây giảo cổ lam

Câu 18: Cơ quan sinh sản của ngành Hạt trần được gọi là gì?

A. Bào tử

B. Nón

C. Hoa

D. Rễ

Câu 19: Hành động nào dưới đây góp phần bảo vệ thực vật?

A. Du canh du cư

C. Trồng cây gây rừng

B. Phá rừng làm nương rẫy

D. Xây dựng các nhà máy thủy điện

Câu 20: Ở dương xỉ, ổ túi bào tử thường nằm ở đâu?

A. Trên đỉnh ngọn

C. Mặt trên của lá

B. Trong kẽ lá

D. Mặt dưới của lá

II. Tự luận

Bài 1:(2 đ)

a. Lương thực là gì?

b. Tại sao không nên ăn( uống) thực phẩm hết hạn sử dung?

c. Em hãy lấy ví dụ về hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất.

Bài 2:(2 đ)

Trình bày vai trò của thực vật trong đời sống? Tại sao ở vùng ven biển và ven đê người ta thường trồng nhiều cây xanh

Bài 3:(1 đ)

Tại sao nói “rừng là lá phổi xanh” của Trái Đất?

Đáp án đề thi Khoa học tự nhiên lớp 6 giữa kì 2

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

- Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

- Đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

D

C

A

D

D

C

A

C

D

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

B

B

C

D

C

B

A

B

C

D

Phần II. Tự luận (6,0 điểm)

Bài 1.

a. Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần thức ăn. Ngoài ra, lương thực chứa nhiều dưỡng chất khác như: protein (Chất đạm), lipit (Chất béo), calcium, phosphorus, sắt, các vitamin nhóm B (Như B1, B2, …) và các khoáng chất.( 1 đ)

b. Chúng ta không nên ăn thực phẩm đã hết hạn sử dụng vì:

- Thực phẩm hết hạn sử dụng có thể bị nhiễm các loại vi khuẩn, nấm mốc (0,25)

- Chúng ta ăn vào có thể dẫn tới các hậu quả nghiêm trong như rối loạn tiêu hóa ( đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy), hoặc có thể gây ngộ đôc, hoặc gây bệnh (0,25)

c. Ví dụ:

- Hỗn hợp đồng nhất: không khí, nước muối, nước đường,... (0,25)

- Hỗn hợp không đồng nhất: hỗn hợp cát và nước, hỗn hợp cát và bột sắt, dầu và nước, xăng và nước,... (0,25)

Bài 2.

TV có vai trò quan trọng trong thực tiến đời sống con người:

- Cung cấp lương thực, thực phẩm (Ngô, lúa, cây ăn quả...), (0,5)

- Nguyên liệu làm thuốc (nhân sâm, hạt, quả, lá, thân cây đinh lăng...), (0,25)

- Nguyên liệu cho các ngành công nghiệp (chế biến thực phẩm: cà phê, tiêu, điều,....), (0,25)

- Lấy gỗ (0,25)

- Làm cảnh (sung, thông...)..., (0,25)

Người ta thường trồng nhiều cây xanh ở vùng ven biển , vên đê để:

- Giữ đất, chống xói mòn, sạt lở (0,25)

- Cho bóng mát, điều hòa khí hậu (0,25)

Bài 3.

Rừng được coi là lá phổi của Trái Đất vì trong quá trình quang hợp, thực vật hấp thụ khí CO2 và thải ra khí O2 giúp điều hòa không khí (1 đ)

Đề thi bao gồm trọn bộ liên môn Vật lý, Sinh học, Hóa học cho từng bộ sách để các em học sinh chuẩn bị cho bài thi giữa học kì 2 lớp 6 đạt kết quả cao.

Tham khảo lời giải trọn bộ 3 bộ sách mới môn KHTN lớp 6 chi tiết như sau:

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo các dạng Đề thi học kì 2 lớp 6 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình mới cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
250
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 2 lớp 6

    Xem thêm