Top 9 Đề thi giữa học kì 2 lớp 6 môn Văn Cánh Diều năm 2025
Bộ đề thi Văn giữa kì lớp 6 năm 2025
Bộ Đề thi giữa học kì 2 lớp 6 môn Văn Cánh Diều năm 2025 bao gồm 9 đề thi có đáp án cho các bạn tham khảo. Đề thi bám sát chương trình học môn Ngữ văn lớp 6 nửa đầu kì 2. Sau đây là chi tiết đề thi, mời các bạn tham khảo.
Lưu ý: Toàn bộ 9 đề thi và đáp án có trong file tải, mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ
1. Đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn Văn số 1
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN 6
Thời gian: 90 phút
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1
| Đọc hiểu
| Truyện ngắn | 3 | 0 | 5 | 0 | 0 | 2 | 0 |
| 60 |
2 | Viết | Kể lại một trải nghiệm của bản thân. | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 20 | 40% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
Đề thi Văn giữa học kì 2 lớp 6
I. ĐỌC HIỂU ( 6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
DỰA VÀO BẢN THÂN
Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ của nó: “Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!”.
“Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò thì không nhanh”- Mẹ nói.
“Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không cần đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”
“Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy”.
“Nhưng em giun đất cũng không có xương và cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hóa được tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”
“Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy”.
Ốc sên con bật khóc, nói: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng không che chở chúng ta”.
“Vì vậy mà chúng ta có cái bình!- Ốc sên mẹ an ủi con - Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta”
(Theo “Sống đẹp Xitrum.net”)
Thực hiện các yêu cầu
Câu 1. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Kết hợp nhiều ngôi kể
Câu 2. Các nhân vật xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện là ai?
A. Ốc sên mẹ, sâu róm
B. Ốc sên con, giun đất
C. Ốc sên con, ốc sên mẹ
D. Sâu róm, giun đất
Câu 3. Từ “ bò” trong câu “Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh.” là từ đồng âm đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 4. Vì sao chị sâu róm không phải mang chiếc bình vừa nặng vừa cứng?
A. Vì chị có xương và bò rất nhanh
B. Vì chị biến thành bướm
C. Vì lòng đất sẽ bảo vệ chị
D. Vì chị giống ốc sên
Câu 5. Ý nào không đúng khi nói về lí do Ốc sên khóc?
A. Cảm thấy mệt vì phải mang cái bình vừa nặng vừa cứng.
B. Cảm thấy mình đáng thương, không được ai che chở.
C. Cảm thấy sâu róm và giun đất may mắn hơn mình.
D. Cảm thấy mình thật vô dụng, không được tích sự gì.
Câu 6. Ai sẽ bảo vệ giun đất?
A. Người mẹ.
B. Bầu trời.
C. Chiếc bình.
D. Lòng đất.
Câu 7. Hãy nối các đáp án ở cột (A) phù hợp với các đáp án ở cột (B)
(A) Từ ngữ | (B) Loại từ |
1. Bảo vệ | a. Từ thuần Việt |
2. Ốc sên | b. Từ mượn ngôn ngữ Ấn-Âu |
| c. Từ Hán Việt |
Câu 8. Ốc sên mẹ đã khuyên con phải như thế nào?
A. Phải dựa vào trời đất.
B. Phải dựa vào người mẹ.
C. Phải dựa vào sâu róm và giun đất.
D. Phải dựa vào chính mình.
Câu 9. Bài học được rút ra từ câu chuyện trên là gì?
Câu 10. Từ lời khuyên của Ốc sên mẹ ở cuối văn bản, em sẽ hành động như thế nào trong cuộc sống của mình?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Kể về một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân (một chuyến đi đáng nhớ đến vùng đất mới; một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em tham dự; một hoạt động thiện nguyện mà em tham gia,...)
-----------Hết------------
Mời các bạn xem đáp án và bảng đặc tả đề thi trong file tải
2. Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề 2
I. Đọc hiểu (6đ)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi phía dưới:
GỬI TỚI ĐẢO XA
Trên bản đồ chỉ là những chấm xanh
Mà thiêng liêng trong tim gợi nhớ
Ơi đảo xa những đêm không ngủ
Đảo quê hương, đảo của ta ơi
Cờ đỏ tung bay rực rỡ giữa trùng khơi
Bốn bề gió và sóng tung bọt trắng
Ta nâng niu từng giọt mưa, giọt nắng
Bình minh lên trên mảnh đất yêu thương
Giữ bình yên cho cuộc sống hậu phương
Như mắt biển kiêu hãnh trong giông bão
Ước sớm lại được ra với đảo
Ngắm giọt sương trên cành lá long lanh.
(Theo Nguyễn Trọng Hoàn để lại, Nguyễn Trọng Hoàn, NXB Công an nhân dân, 2021, tr.252)
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ cách luật
B. Thơ tự do
C. Thơ lục bát
D. Thơ 7 chữ
Câu 2. Từ “xanh” trong câu thơ đầu của bài thơ trên với từ “xanh” trong câu nào sau đây là từ đa nghĩa?
A. “Trái khế còn xanh, hái ở vườn nhà
Mẹ mang về nấu canh chua cá lóc”
B. “Ngôi nhà như trẻ nhỏ
Lớn lên với trời xanh”
C. “Chân mây, mặt đất một màu xanh xanh.”
D. “Cánh hoa lan trắng ngần giữa vòm lá xanh non.”
Câu 3. Từ nào sau đây trong bài thơ trên là từ mượn?
A. long lanh
B. nâng niu
C. hậu phương
D. cành lá
Câu 4. Từ “đảo” trong câu văn “Họ đã đảo ngược tình thế của trận chiến đấu.” và từ “đảo” trong câu thơ “Ơi đảo xa những đêm không ngủ” là:
A. từ đa nghĩa.
B. từ trái nghĩa.
C. từ láy.
D. từ đồng âm.
Câu 5. Từ “mắt” trong “mắt biển” được hiểu theo nghĩa nào?
A. Nghĩa gốc
B. Nghĩa chuyển
C. Nghĩa ẩn dụ
D. Cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển
Câu 6. Chỉ ra tác dụng của biện pháp nhân hóa trong câu thơ sau:
Ơi đảo xa những đêm không ngủ
Đảo quê hương, đảo của ta ơi
A. Làm cho sự vật trở lên gần gũi, sinh động.
B. Nhấn mạnh đối tượng được nói đến trong câu thơ.
C. Làm cho câu thơ sinh động gợi hình, gợi cảm.
D. Làm câu thơ giàu nhịp điệu có hồn.
Câu 7. Đâu không phải dấu hiệu hình thức giúp em nhận ra “Gửi tới đảo xa” là một văn bản thơ?
A. Có hình thức cấu tạo đặc biệt, các câu được viết thành dòng, các dòng gộp thành các khổ.
B. Các câu súc tích, ngắn gọn, ngôn ngữ hàm súc, có hiệp vần giữa các câu.
C. Số chữ trong văn bản không nhiều, mỗi câu, mỗi dòng trung bình 7 – 10 chữ.
D. Số chữ trong văn bản nhiều, câu văn dài.
Câu 8. Trong khổ thơ thứ 2 của bài thơ có những từ láy nào?
A. thiêng liêng, tung bay, nâng niu
B. bốn bề, nâng niu, bình minh
C. rực rỡ, nâng niu
D. rực rỡ, bốn bề, yêu thương
Thực hiện yêu cầu
Câu 9. Qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?
Câu 10. Em cần làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta?
Phần II. Làm văn
Ông bà ta ngày xưa từng nói “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, “Cuộc đời là những chuyến đi”... Mỗi chuyến đi thường mang lại cho chúng ta những điều thú vị, những bài học hay. Em hãy kể lại một chuyến đi đáng nhớ của mình
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Mời các bạn xem đáp án trong file tải