Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi giữa học kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức năm 2024

Bộ đề thi giữa học kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2023 - 2024 bao gồm 3 đề thi khác nhau có đáp án và ma trận, là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề và các em học sinh ôn luyện, chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt kết quả cao.

1. Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 6 giữa kì 2 Đề 1

Đề thi giữa kì 2 KHTN 6 KNTT

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II

NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN: KHTN6

Thời gian làm bài 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm)

Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1: (0,25 điểm) Đa số nguyên sinh vật là những cơ thể

A. đa bào, nhân thực.

B. đơn bào, nhân thực.

C. đơn bào, nhân sơ.

D. đa bào, nhân sơ.

Câu 2: (0,25 điểm) Nấm chủ yếu sống ở môi trường

A. nóng ẩm, giàu dinh dưỡng.

B. lạnh ẩm, giàu dinh dưỡng.

C. nóng khô, giàu dinh dưỡng.

D. nóng ẩm, ít dinh dưỡng.

Câu 3: (0,25 điểm) Giới thực vật được phân chia thành mấy nhóm chính?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 4: (0,25 điểm) Ngành thực vật chiếm số lượng loài nhiều nhất ở Việt Nam là:

A. Ngành dương xỉ.

B. Ngành hạt trần.

C. Ngành hạt kín.

D. Ngành rêu.

Câu 5: (0,25 điểm) Đối xứng tỏa tròn là đặc điểm của ngành nào?

A. Ngành chân khớp.

B. Ngành ruột khoang.

C. Ngành giun đốt.

D. Ngành giun tròn.

Câu 6: (0,25 điểm) Cơ thể rất mềm, thường được bao bọc bởi lớp vỏ cứng bên ngoài là đặc điểm của ngành nào?

A. Ngành chân khớp.

B. Ngành ruột khoang.

C. Ngành giun đốt.

D. Ngành thân mềm.

Câu 7: (0,25 điểm) Nhóm động vật có xương sống gồm những lớp nào?

A. Lớp cá, giun đốt, lưỡng cư, động vật có vú.

B. Lớp cá, lưỡng cư, động vật có vú, thân mềm.

C. Lớp cá, lưỡng cư, bò sát, động vật có vú.

D. Lớp thú, giun tròn, lưỡng cư, bò sát.

Câu 8: (0,25 điểm) Đa dạng sinh học biểu thị rõ nét nhất ở ……. của sinh vật.

A. số lượng loài.

B. chất lượng loài.

C. môi trường sống.

D. vai trò.

Câu 9: (0,25 điểm) Rêu sinh sản bằng cơ quan nào?

A. Lá.

B. Hoa.

C. Bào tử.

D. Qủa.

Câu 10: (0,25 điểm) Cây ngô thuộc ngành thực vật nào?

A. Ngành rêu.

B. Ngành dương xỉ.

C. Thực vật hạt trần.

D. Thực vật hạt kín.

Câu 11: (0,25 điểm) Cá heo thuộc lớp động vật nào?

A. Lớp cá.

B. Lớp lưỡng cư.

C. Lớp thú.

D. Lớp bò sát.

Câu 12: (0,25 điểm) Con trưởng thành của lớp lưỡng cư hô hấp bằng cơ quan nào?

A. Mang.

B. Phổi.

C. Mang và phổi.

D. Da và phổi.

Phần tự luận:( 7,0 điểm)

Câu 1: (1,0 điểm ) Em hãy trình bày vai trò của nấm đối với tự nhiên và con người?

Câu 2: (1,0 điểm) Em hãy trình bày nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học?

Câu 3: (2 điểm) Em hãy nêu dấu hiệu nhận biết của các ngành thuộc nhóm động vật không xương sống? Mỗi ngành lấy tên một loài động vật đại diện?

Câu 4: (2 điểm) Dựa vào kiến thức đã học về bệnh sốt rét và bệnh kiết lị em hãy hoàn thành bảng sau:

Bệnh sốt rét

Bệnh kiết lị

Tác nhân gây bệnh

Con đường lây bệnh

Biểu hiện bệnh

Cách phòng tránh bệnh

Câu 5: (1,0 điểm) Em hãy cho biết tác dụng việc trồng cây trong nhà, kể tên một số loài cây thường trồng trong nhà?

Đáp án Đề thi giữa kì 2 KHTN 6 KNTT

Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm)

Mỗi câu đúng 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

B

A

A

C

B

D

C

A

C

D

C

D

  1. Phần tự luận:( 7,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

(1,0 điểm)

- Trong tự nhiên nấm tham gia quá trình phân hủy xác động, thực vật thành các chất đơn giản cung cấp cho cây xanh, làm sạch môi trường.

- Nhiều loại nấm sử dụng làm thức ăn: Nấm hương, kim châm, nấm sò….

- Một số loại nấm sử dụng làm thuốc: Linh chi, đông trùng hạ thảo…

- Trong công nghiệp nấm dùng để chế biến thực phẩm

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 2

(1,0 điểm)

- Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học:

+ Nguyên nhân tự nhiên: Do cháy rừng, núi lửa phun trào, lũ lụt.

+ Nguyên nhân do con người: Phá rừng, phun thuốc trừ sâu, diệt cỏ, săn bắt động vật hoang dã, khai thác quá mức sinh vật.

0,5

0,5

Câu 3

(2 điểm)

Ngành

Ruột khoang

Giun dẹp

Giun tròn

Giun đốt

Thân mềm

Chân khớp

Dấu hiệu nhận biết

Cơ thể đối xứng tỏa tròn.

( Thủy tức)

Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên.

( Sán lá gan)

Cơ thể hình trụ.

( giun đũa)

Cơ thể phân đốt.

( Giun đất)

Cơ thể rất mềm, thường được bao bọc bởi lớp vỏ cứng bên ngoài.

( Trai)

Phần phụ (chân) phân đốt, nối với nhau bằng các khớp động.

(Tôm)

Mỗi đặc điểm đúng 0,25 điểm.

Kể tên đại diện các ngành 0,5 điểm

Câu 4

(2 điểm)

Bệnh sốt rét

Bệnh kiết lị

Tác nhân gây bệnh

Trùng sốt rét

Amip lị

Con đường lây bệnh

Lây qua đường máu do vật trung gian truyền bệnh là muỗi anophen

Lây qua đường ăn uống khi ăn phải thức ăn có bào xác amip lị

Biểu hiện bệnh

Rét run, sốt, đổ mồ hôi.....

Đau bụng, đi ngoài, cơ thể mệt mỏi....

Cách phòng tránh bệnh

Tránh bị muỗi đốt thông qua việc mắc màn, vệ sinh môi trường để ngăn chặn sự xuất hiện và sinh sản của muỗi anophen.

Vệ sinh sạch sẽ tay và đồ dùng ăn uống, ăn chín, uống sôi....

Mỗi đặc điểm đúng 0,25 điểm.

Câu 5

(1,0 điểm)

- Trồng cây trong nhà giúp không khí trong lành hơn do cây xanh hấp thụ khí carbon dioxide và một số chất độc khác.

- Một số loại cây trồng trong nhà: Tre cảnh, thiết mộc lan, thường xuân, lưỡi hổ, lan ý….

0,5

0,5

2. Đề thi giữa kì 2 KHTN 6 KNTT - Đề 2

Ma trận đề thi giữa kì 2 lớp 6 

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Tổng điểm

(%)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1. Đa dạng thế giới sống

(23 tiết)

1 (0,75)

7

1 (1,5)

5

1 (1,25)

1 (1)

4

12

7,5

(75%)

2. Lực trong đời sống

(7 tiết)

1 (0,75)

3

1

1

(0,75)

2

4

2,5

(25%)

Tổng câu

2

10

1

6

2

1

6

16

22

Tổng điểm

1,5

2,5

1,5

1,5

2

1,0

6,0

4,0

10,0

% điểm số

40%

30%

20%

10%

60%

40%

100%

Đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn KHTN

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1. Bệnh sốt rét lây truyền qua đường nào?

A. Đường máu.

B. Đường tiêu hóa.

C. Đường hô hấp.

D. Tiếp xúc trực tiếp.

Câu 2. Loại nấm nào sau đây được sử dụng làm thức ăn cho người?

A. Nấm than.

B. Nấm men.

C. Nấm sò.

D. Nấm đỏ.

Câu 3. Các bệnh do nấm gây ra dễ lây lan qua tiếp xúc quần áo là vì

A. nấm sống được ở nhiều môi trường.

B. nấm thích tìm nơi khô ráo để sinh sản.

C. các bào tử của nấm có thể lây bệnh cho người khác.

D. các bào tử của nấm có thể tồn tại lâu trên quần áo người bệnh.

Câu 4. Vai trò chủ yếu của thực vật với đời sống động vật và con người

A. là nơi sinh sản của một số động vật.

B. là nơi tổng hợp chất hữu cơ và tạo ra oxygen cung cấp cho động vật và con người .

C. là nhà sản cuất thức ăn cho sinh giới.

D. Giúp lọc không kí.

Câu 5: Các loài nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh?

A. Ruồi, chim bồ câu, ếch.

B. Ruồi, muỗi, chuột.

C. Rắn, cá heo, hổ.

D. Hươu cao cổ, đà điểu, dơi.

Câu 6. Đơn vị của lực là

A. niutơn.

B. mét.

C. giờ.

D. gam.

Câu 7. Dụng cụ dùng để đo lực là

A. cân.

B. đồng hồ.

C. thước dây.

D. lực kế.

Câu 8. Tiêu chí nào dưới đây biểu thị sự đa dạng sinh học?

A. Số lượng loài trong quần thể.

B. Số lượng cá thể trong quần xã.

C. Số lượng loài và số lượng cá thể mỗi loài.

D. Màu sắc sinh vật.

Câu 9. Trường hợp liên quan đến lực không tiếp xúc là

A. vận động viên nâng tạ.

B. người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sân.

C. giọt mưa đang rơi.

D. bạn Nam đóng đinh vào tường.

Câu 10. Thực vật có vai trò gì đối với động vật?

A. Cung cấp thức ăn.

B. Ngăn biến đổi khí hậu.

C. Giữ đất, giữ nước.

D. Cung cấp thức ăn, nơi ở.

Câu 11. Biến dạng của vật nào dưới đây không phải là biến dạng đàn hồi ?

A. Lò xo dưới yên xe đạp.

B. Dây cao su được kéo căng ra.

C. Dây đồng được uốn cong .

D. Quả bóng cao su đập vào tường.

Câu 12. Trong các nhóm thực vật sau, nhóm nào thuộc ngành thực vật Hạt trần?

A. Cây mít, cây nhãn, cây vải.

B. Cây dương xỉ, cây rau bợ, cây lông culi .

C. Cây thông, cây vạn tuế, cây pơ mu.

D. Rêu tường, rêu sừng, rêu tản.

Câu 13. Thực vật được chia thành các ngành nào?

A. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín.

B. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết.

C. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm.

D. Nấm, Rêu, Tảo, và Hạt kín.

Câu 14. Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là gì?

A. Hình thái đa dạng.

B. Có xương sống.

C. Kích thước cơ thể lớn.

D. Sống lâu.

Câu 15. Tập hợp các loài nào dưới đây thuộc lớp bò sát?

A. Rùa, rắn, cá sấu, cóc nhà.

B. Thằn lằn, rắn, cá sấu, ba ba.

C. Ba ba, rùa, cá sấu, thỏ.

D. Thằn lằn, rắn, cá voi, rùa.

Câu 16. Nhóm thực vật nào sau đây có đặc điểm: có mạch, có hạt, không có hoa?

A. Rêu.

B. Dương xỉ.

C. Hạt trần.

D. Hạt kín.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM)

Câu 17 (1,5 điểm). Nêu vai trò của động vật không xương sống đối với con người?

Câu 18 (0,75 điểm). Lấy ba ví dụ về tác dụng của lực trong đó có trường hợp:

+ Vật thay đổi vận tốc;

+ Vật thay đổi hướng chuyển động;

+ Vật bị biến dạng.

Câu 19 (0,75 điểm). Một học sinh nặng 40 kg. Trọng lượng của học sinh đó là bao nhiêu?

Câu 20 (1,0 điểm). Em hãy trình bày vai trò của thực vật đối với đời sống con người?

Câu 21 (1,0 điểm). Nêu cách phân biệt nấm độc và nấm thường?

Câu 22 ( 1,0 điểm). Em hãy nhận xét về sự đa dạng thực vật ở địa phương. Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm, hãy nêu các biện pháp của bản thân và gia đình trong việc bảo vệ thực vật?

-------------------- Hết --------------------

Đáp án đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn Khoa học tự nhiên

Trắc nghiệm: (4,0 điểm): Mỗi câu chọn đáp án đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

A

C

D

B

B

A

D

C

C

D

C

C

A

B

B

C

II: Tự luận: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 17

(0,75 điểm)

Vai trò của động vật không xương sống đối với con người.

- Làm thực phẩm: tôm, cua, mực, sứa,...

- Làm dược liệu: mật ong, vỏ bào ngư,...

- Làm màu mỡ đất đai: giun đất. Làm thức ăn cho động vật khác: châu chấu, dế mèn...

0,25

0,25

0,25

Câu 18

(0,75 điểm)

+ Bạn An đá quả bóng về phía cầu môn.

+ Quả bóng đập vào xà ngang rồi bật ra.

+ Em bé nằm trên đệm.

0,25

0,25

0,25

Câu 19

(0,75 điểm)

Trọng lượng của học sinh đó là :

P = 10m = 10.40 = 400 (N)

0,75

Câu 20

(1,5 điểm)

Vai trò của thực vật đối với đời sống con người

- Cung cấp lương thực, thực phẩm.

- Cho bóng mát và điều hòa khí hậu.

- Làm thuốc, gia vị, cây cảnh và trang trí.

- Làm đồ dùng và nguyên liệu để sản xuất giấy.

0,5

0,5

0,5

Câu 21

(1,25 điểm)

+ Về màu sắc: Nấm độc thường có màu sắc sặc sỡ: Đỏ, tím, cam…

+ Về vòng cuống nấm thì chỉ xuất hiện ở nấm độc mà không có ở nấm thường

0,5

0,75

Câu 22

( 1,0 điểm)

+ Địa phương em có tính đa dạng cao về thực vật, tuy nhiên hiện nay đang có sự suy giảm nghiêm trọng chủ yếu do con gười gây ra, phá rừng bừa bãi…

+ Trồng cây gây rừng, phủ xanh đát trống đồi trọc, bảo vệ các cây con, là HS có thể tham gia các phong trào trồng cây, gây rừng, vệ sinh môi trường..

0,5

0,5

3. Đề thi giữa kì 2 KHTN 6 số 3

Đề kiểm tra KHTN 6 giữa học kì 2

Phần A. Trắc nghiệm (4 điểm) Chọn một trong các phương án A, B, C, D trước phương án trả lời đúng ( Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)

Câu 1: Khi nhiệt độ tăng, sự co dãn vì nhiệt của loại chất nào là lớn nhất:

A. Chất rắn

B. Chất lỏng

C. Chất khí

D. Sự dãn nở vì nhiệt như nhau

Câu 2: Trong các động vật sau, đâu là loài động vật có xương sống:

A. Giun đất

B. Ốc sên

C. Châu chấu

D. Thỏ

Câu 3: Đâu là đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt ngành động vật có xương sống với các ngành động vật khác:

A. Môi trường sống

B. Cột sống

C. Hình thái

D. Bộ xương

Câu 4: Nước có thể tồn tại ở những trạng thái nào:

A. Rắn

B. Lỏng

C. Khí (hơi)

D. Cả A, B, C.

Câu 5: Khi nước sôi ta tiếp tục đun thì nhiệt độ của nước:

A. Tăng lên

B. Giảm xuống

C. Không đổi

D. Tăng lên rất nhanh

Câu 6: Nhiệt kế nào dùng để đo nhiệt độ cơ thể người

A. Nhiệt kế y tế

B. Nhiệt kế rượu

C. Nhiệt kế hơi nước

D. Không có nhiệt kế nào

Câu 7: Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách nào dưới đây.

A. Làm nóng lút

B. Làm nóng cổ lọ

C. Làm lạnh cổ lọ

D. Cho cổ lọ vào nước

Câu 8: Thói quen nào làm cho trẻ em bị nhiễm giun?

A. Nghịch phá đồ vật

B. Cho tay vào miệng

C. Ngoái mũi

D. Hay dụi mắt

Phần B. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 9: (1,5 điểm)

Trình bày vai trò của động vật không xương sống đối với con người và môi trường sống?

Câu 10: (1,5 điểm)

Đa dạng sinh học là gì? Rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng thấp hay cao?

Câu 11: (2 điểm)

Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích rồi đậy ngay lại thì nút có thể bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?

Câu 12 (1 điểm):

a. Thế nào là sự đông đặc? Thế nào là sự ngưng tụ?

b. Lấy ví dụ về sự đông đặc và sự ngưng tụ trong thực tế?

Đáp án đề thi Khoa học tự nhiên lớp 6 giữa kì 2

A. Trắc nghiệm (4đ)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Ðáp án

C

B

D

B

D

A

B

D

B. Tự luận (6đ)

Câu 9: (1,5 điểm)

Trình bày đúng vai trò của động vật không xương sống đối với con người và môi trường sống.

- Làm thực phẩm: tôm, cua, mực, sứa,...

- Làm dược liệu: mật ong, vỏ bào ngư,...

- Làm màu mỡ đất đai: giun đất

- Làm thức ăn cho động vật khác: châu chấu, dế mèn...

- Làm sạch môi trường nước, tạo môi trường sống cho nhiều sinh vật khác: san hô ......

Câu 10: (1,5 điểm)

- Đa dạng sinh học là sự phong phú của sinh vật và môi trường sống của chúng

- Đa dạng về số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài. Đa dạng sinh học làm cho môi trường sống của sinh vật và con người ổn định

- Rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng sinh học cao.

Câu 11: (2 điểm)

- Sau khi rót nước ra khỏi phích thì có một lượng không khí dồn vào phích, lượng không khí này bị nước nóng làm cho nóng lên, nở ra và đẩy nút bật lên

- Để tránh hiện tượng trên ta nên mở nút một lát cho không khí sau khi dãn nở thoát ra ngoài rồi hãy đóng nút.

Câu 12: (1 điểm)

- Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng

- Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn

Lấy được ví dụ

Bảng ma trận đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn KHTN

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng ở mức cao hơn

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CHỦ ĐỀ 7 : Nguyên sinh vật và động vật.

- Động vật không xương sống và động vật có xương sống

- vai trò của động vật không xương sống đối với con người và môi trường sống

3 câu

2,5

25%

Số câu

2 câu

1 câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

10%

1,5

15%

CHỦ ĐỀ 8 : Đa dạng sinh học.

- Đa dạng sinh học.Ý nghĩa của đa dạng sinh học đối với sinh vật và cuộc sống con người

.

1 câu

1,5

15 %

Số câu

1

Số điểm

Tỉ lệ

1,5

15%

CHỦ ĐỀ 9 : Nhiệt và tác dụng của nó đối với sinh vật

- Sự co dãn vì nhiệt.

2 câu

1

10%

Số câu

2 câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

10%

CHỦ ĐỀ 10: Lực và các máy cơ đơn giản.

- Trọng lực.

- Hai lực cân bằng

- Lực ma sát

- Lực kế

- Vận tốc của chuyển động

- Chuyển động cơ, vận tốc của chuyển động.

- Hai lực cân bằng.

5 câu

4,5

45%

Số câu

3 câu

1 câu

1 câu

1 câu

Số điểm

Tỉ lệ

1,5

15%

0,5

5%

1

10%

2

20%

Tổng

7(3,5)

3(3)

1

1(2)

12

3,5

35%

30%

1,5

15%

2

20%

10

100%

Đề thi bao gồm trọn bộ liên môn Vật lý, Sinh học, Hóa học cho từng bộ sách để các em học sinh chuẩn bị cho bài thi giữa học kì 2 lớp 6 đạt kết quả cao.

Tham khảo lời giải trọn bộ 3 bộ sách mới môn KHTN lớp 6 chi tiết như sau:

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo các dạng Đề thi học kì 2 lớp 6 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình mới cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
43
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 2 lớp 6

    Xem thêm