Soạn bài Ôn tập trang 36 lớp 6 Chân trời sáng tạo Tập 1
Soạn Văn 6 trang 36 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Câu 1 trang 36 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo: Dựa vào bảng sau, hãy tóm tắt nội dung của ba văn bản (làm vào vở):
Tóm tắt nội dung chính của ba văn bản truyền thuyết
Văn bản | Nội dung chính |
Thánh Gióng | ... |
Sự tích Hồ Gươm | ... |
Bánh chưng, bánh giầy | ... |
Hướng dẫn trả lời:
Văn bản | Nội dung chính |
Thánh Gióng | Mẹ Gióng vì ướm chân lên vết chân khổng lồ mà mang thai và sinh ra Gióng. Suốt 3 năm đầu đời cậu không biết nói, cười nhưng vừa nghe tiếng sứ giả tìm người cứu nước thì liền mở miệng nói chuyện. Sau khi dặn dò sứ giả chuẩn bị giáp sắt, ngựa sắt, gậy sắt cho mình, Gióng liền lớn nhanh như thổi, ăn mãi không no, nên cả làng góp gạo nuôi cậu. Sau đó, Gióng nhận đồ từ sứ giả, vươn vai biến thành tráng sĩ, một mình ra trận dẹp tan giặc Ân. Sau đó, cậu để lại áo giáp rồi cưỡi ngựa bay về trời. >> Xem thêm: Tóm tắt văn bản Thánh Gióng |
Sự tích Hồ Gươm | Năm đó nước ta bị giặc Minh đô hộ, dày xéo khiến lòng dân oán thán. Lúc đó, có một nghĩa quân tên là Lam Sơn rất được lòng dân, nhưng buổi đầu vẫn còn yếu nên thường bị giặc truy sát. Đức Long Quân thấy thế đã cho chủ tướng Lê Lợi mượn lưỡi gươm thần và để 1 người dân nhận được vỏ gươm. Khi hai người gặp nhau, thanh gươm hợp nhất thì nghĩa quân nhanh chóng lớn mạnh, đánh đâu thắng đó. Nhờ vậy, đất nước sạch bóng quân thù. Khi Lê Lợi đã lên ngôi vua, rùa thần đến lấy lại gươm thần lúc vua đi du thuyền, nên hồ nước đó được đổi tên thành hồ Hoàn Gươm. >> Xem thêm: Tóm tắt văn bản Sự tích Hồ Gươm |
Bánh chưng, bánh giầy | Sự tích kể về nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy. Hai loại bánh đó do một vị tiên chỉ cho Lang Liêu, để anh có thể làm bánh dâng lên vua cha trong buổi chọn người kế vị. Nhờ hai món bánh ngon và ý nghĩa đó, Lang Liêu được chọn làm Vua Hùng đời kế tiếp. Cũng từ đó, hai món bánh này phổ biến trong nhân dân, không thể thiếu vào dịp Tết. >> Xem thêm: Tóm tắt văn bản Bánh chưng, bánh giầy |
Câu 2 trang 36 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo: Liệt kê vào bảng dưới đây một số sự kiện, chi tiết mà em cho là đặc sắc, đáng nhớ nhất trong ba văn bản đã nêu. Giải thích ngắn gọn lí do lựa chọn (làm vào vở):
Sự kiện, chi tiết đặc sắc, đáng nhớ
Nội dung | Thánh Gióng | Sự tích Hồ Gươm | Bánh chưng, bánh giầy |
Sự kiện, chi tiết | ... | ... | ... |
Lý do lựa chọn | ... | ... | ... |
Hướng dẫn trả lời:
Học sinh tham khảo bảng sau:
Nội dung | Thánh Gióng | Sự tích Hồ Gươm | Bánh chưng, bánh giầy |
Sự kiện, chi tiết | Dân làng góp gạo nuôi Thánh Gióng | Thanh gươm trên tay Lê Thận tra vừa khít vào vỏ gươm trên tay Lê Lợi | Thần báo mộng cho Lang Liêu cách làm bánh chưng, bánh giầy, nhấn mạnh trong trời đất không có gì quý bằng gạo cả |
Lý do lựa chọn | Thể hiện được sự đoàn kết của nhân dân ta, cùng khát vọng đánh đuổi kẻ địch ngoại xâm | Khẳng định được ý nghĩa của sự đoàn kết giữa quân và dân, cần phải kết hợp với nhau thì mới chiến thắng kẻ địch | Thể hiện được sự quý trọng của nhân dân ta với hạt lúa, đồng thời khẳng định sự vững mạnh của nền văn minh lúa nước thời xưa |
Câu 3 trang 36 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo: Khi đọc một văn bản truyền thuyết, cần lưu ý đến những đặc điểm nào của thể loại này?
Hướng dẫn trả lời:
Khi đọc một văn bản truyền thuyết, cần lưu ý những đặc điểm sau:
- Nội dung văn bản truyền thuyết:
- Là loại truyện kể dân gian, thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử
- Thể hiện nhận thức, tình cảm của tác giả dân gian đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử.
- Nhân vật truyền thuyết:
- Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh
- Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng
- Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ
- Cốt truyện truyền thuyết:
- Thường xoay quanh công trạng, kì ích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ
- Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật
- Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến hiện tại
- Yếu tố kì ảo trong truyền thuyết:
- Là những chi tiết, hình ảnh kì lạ, hoang đường, là sản phẩm của trí tưởng tượng và nghệ thuật hư cấu dân gian
- Thường được sử dụng khi cần thể hiện sức mạnh của nhân vật truyền thuyết, phép thuật của thần linh
- Thể hiện nhận thức, tình cảm của nhân dân đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử
>> Tham khảo: Khi đọc truyện truyền thuyết, các em cần chú ý điều gì?
Câu 4 trang 36 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo: Khi tóm tắt một văn bản bằng sơ đồ, cần lưu ý những điều gì?
Hướng dẫn trả lời:
Khi tóm tắt một văn bản bằng sơ đồ, cần lưu ý những điều sau:
- Yêu cầu về nội dung khi tóm tắt một văn bản bằng sơ đồ:
- Tóm lược đúng và đủ các sự việc, phần, đoạn, ý chính trong văn bản
- Sử dụng các từ khóa, cụm từ
- Thể hiện được quan hệ giữa các sự việc, phần, đoạn, ý chính trong văn bản
- Yêu cầu về hình thức khi tóm tắt một văn bản bằng sơ đồ:
- Kết hợp hài hòa, hợp lí giữa các từ khóa với hĩnh vẽ, mũi tên, các kí hiệu...
- Sáng rõ, có tính thẩm mĩ, giúp nắm bắt nội dung chính của văn bản một cách thuận lợi, dễ dàng
>> Tham khảo thêm: Khi tóm tắt một văn bản bằng sơ đồ cần lưu ý những điều gì?
Câu 5 trang 36 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo: Bài học giúp em hiểu thêm những gì về lịch sử nước mình?
Hướng dẫn trả lời:
Học sinh trả lời theo cảm nhận cá nhân.
Tham khảo:
- Mẫu 1: Bài học giúp em hiểu thêm nhiều điều về lịch sử nước mình. Rằng đất nước ta đã trải qua những năm tháng hào hùng, vừa chống giặc ngoại xâm vừa xây dựng, phát triển đất nước. Từ trong đó đã bước ra những người anh hùng vì đại. Nhờ họ mà nhân dân ta thêm gắn kết, cùng nhau góp sức tô vẽ nên các trang sử vàng chói lọi.
- Mẫu 2: Bài học giúp em được biết thêm nhiều hơn về những năm tháng trong quá khứ mà dân tộc ta đã đi qua. Được hiểu về những trận chiến chống giặc ngoại xâm của cha ông. Biết về quá trình xây dựng đất nước với những nét văn hóa đặc sắc, những lễ hội ấn tượng. Nhờ vậy, mà em thêm hiểu, thêm yêu, thêm tự hào về quê hương đất nước mình. Cũng từ đó, càng thêm quyết tâm học tập và rèn luyện thật tốt để tiếp bước cha ông xây dựng, bảo vệ tổ quốc.
>> Tham khảo thêm: Bài học giúp em hiểu thêm những gì về lịch sử nước mình?