Soạn bài Chuyện cổ nước mình lớp 6 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn Văn 6 Chuyện cổ nước mình
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
1. Trả lời câu hỏi bài Chuyện cổ nước mình lớp 6 Chân trời sáng tạo
Câu 1 trang 47 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo: Tìm những câu thơ cho biết lí do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà.
Hướng dẫn trả lời:
Những câu thơ cho biết lí do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà là:
Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Nhưng bao chuyện cổ trên đời
Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm.
Câu 2 trang 47 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo: Em hiểu thế nào về các câu thơ:
"Đời cha ông với đời tôi
Như cha ông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình"
Hướng dẫn trả lời:
Gợi ý:
- Mẫu 1:
Thế hệ trẻ ngày nay, cách thế hệ cha ông ta một quãng thời gian dài. Trong suốt quãng thời gian đó, rất nhiều những giá trị lịch sử, văn hóa, truyền thống đã dần bị mai một, và biến đổi để thích nghi với sự phát triển của xã hội. Do đó, những câu chuyện cổ dần trở thành một di sản văn hóa phi vật thể, giúp ghi lại những văn hóa, lối sống, quan niệm và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người xưa đã mai một đi. Dựa vào đó, mà thế hệ hôm nay được biết, được hiểu, được đến gần hơn với cha ông của mình, được gặp gỡ họ theo một cách đặc biệt nhất.
- Mẫu 2:
Tuy thời gian đã trôi qua rất lâu, thế hệ cha ông đã ra đi, không thể gặp lại nữa. Nhưng nhờ những câu chuyện cổ, chúng ta sẽ được tiếp cận, cảm nhận những nét đẹp truyền thống, những đặc điểm văn hóa, lịch sử, những bài học, điều hay, những trang sử hào hùng... của đất nước. Nhờ đó, mà thấu hiểu và "gặp gỡ" lại cha ông.
Câu 3 trang 47 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo: Theo em, cụm từ "người thơm" trong câu "thị thơm thị giấu người thơm" có ý nghĩa gì?
Hướng dẫn trả lời:
- Cụm từ "người thơm" chỉ cô Tấm trong truyện Tấm Cám
- Cụm từ "người thơm" trong "thị thơm thị giấu người thơm" chỉ người có tấm lòng nhân hậu, hiền lành, lương thiện, với những phẩm chất tốt như chăm chỉ, chịu khó, giàu đức hi sinh, vị tha.
Câu 4 trang 47 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo: Qua câu thơ "Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau", tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?
Hướng dẫn trả lời:
Qua câu thơ, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp: Những câu chuyện cổ của cha ông không chỉ là những câu chuyện đọc giải trí. Mà trong đó ẩn dấu những bài học, những đạo lý, những truyền thống văn hóa tốt đẹp, có giá trị. Nhằm răn dạy, truyền dạy cho con cháu đời sau.
2. Soạn bài Chuyện cổ nước mình lớp 6 Ngắn nhất
>> Học sinh tham khảo bài soạn siêu ngắn tại đây: Soạn bài Chuyện cổ nước mình ngắn gọn
3. Nội dung bài thơ Chuyện cổ nước mình lớp 6
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật, tiên độ trì.
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang
Thị thơm thị giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm, cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ, chẳng ra việc gì
Tôi nghe truyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.
(theo Lâm Thị Mỹ Dạ)