Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Chuyện cổ nước mình lớp 6 Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

1. Trả lời câu hỏi bài Chuyện cổ nước mình Ngắn nhất

Câu 1 trang 47 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo: Tìm những câu thơ cho biết lí do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà.

Hướng dẫn trả lời:

Đó là các câu thơ:

Tôi yêu chuyện cổ nước tôi

Nhưng bao chuyện cổ trên đời
Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm.

Câu 2 trang 47 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo: Em hiểu thế nào về các câu thơ "Đời cha ông với đời tôi/ Như cha ông với chân trời đã xa/ Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/ Cho tôi nhận mặt ông cha của mình"?

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý:

  • Mẫu 1:

Các câu thơ nói lên ý nghĩa của các câu chuyện cổ, giúp gắn kết thế hệ trẻ hôm nay với thế hệ cha ông cách xa cả ngàn năm lịch sử. Nhờ các câu chuyện cổ, mà người trẻ hôm nay hiểu về lối sống, phong tục, cách sinh hoạt của cha ông, được gặp lại họ theo một cách đặc biệt

  • Mẫu 2:

Các câu thơ khẳng định, tuy thế hệ cha ông và chúng ta cách nhau rất xa, nhưng qua các câu chuyện cổ, chúng ta sẽ được học những bài học, tiếp nhận những tư tưởng đạo lý tốt đẹp, những truyền thống, văn hóa đặc sắc thời kì cha ông. Đó là cầu nối giữa 2 thế hệ.

  • Mẫu 3:

Câu thơ đã khẳng định các câu chuyện cổ chính là sợi dây kết nối giữa các thế hệ với nhau. Nhờ chúng mà thế hệ trẻ hôm nay có thể gặp gỡ thế hệ cha ông bằng cách tìm hiểu về cuộc sống, quan niệm lúc bấy giờ.

Câu 3 trang 47 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo: Theo em, cụm từ "người thơm" trong câu "thị thơm thị giấu người thơm" có ý nghĩa gì?

Hướng dẫn trả lời:

"người thơm": người có tấm lòng nhân hậu, hiền lành, lương thiện, với các phẩm chất đáng quý như chăm chỉ, chịu khó, vị tha...

Câu 4 trang 47 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo: Qua câu thơ "Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau", tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý:

  • Mẫu 1:

Tác giả muốn gửi gắm người đọc về ý nghĩa, giá trị sâu sắc của các câu chuyện cổ, cùng tấm lòng cha ông gửi gắm cho con cháu qua các câu chuyện cổ là mãi trường tồn.

  • Mẫu 2:

Trong các câu chuyện cổ ẩn chứa những bài học ý nghĩa, những đạo lý, tư tưởng tốt đẹp, những truyền thống văn hóa giá trị mà cha ông muốn lưu giữ, truyền lại cho con cháu đời sau.

2. Soạn bài Chuyện cổ nước mình lớp 6 Chi tiết

>> Học sinh tham khảo bài soạn siêu ngắn tại đây: Soạn văn 6 Chuyện cổ nước mình chi tiết

Chia sẻ, đánh giá bài viết
22
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn văn 6 siêu ngắn Chân trời

    Xem thêm