Soạn bài Sự tích Hồ Gươm lớp 6 Chân trời sáng tạo - Ngắn nhất
Soạn Văn 6 Sự tích Hồ Gươm Ngắn nhất - Chân trời sáng tạo
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
A. Chuẩn bị đọc bài Sự tích Hồ Gươm - Ngắn nhất
Đề bài: Em biết những gì về Hồ Gươm (Hà Nội)? Hãy chia sẻ với bạn cùng nhóm về thắng cảnh này.
Hướng dẫn trả lời:
- Nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội
- Bao quanh bởi 3 con phố Hàng Khay - Lê Thái Tổ - Đinh Tiên Hoàng.
- Các tên gọi từng có:
- hồ Lục Thủy (hồ nước xanh)
- hồ Thủy Quân (bởi hồ từng là nơi để huấn luyện thủy binh chiến đấu)
- Đến thế kỉ thứ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm (hồ trả gươm)
B. Trải nghiệm cùng văn bản Sự tích Hồ Gươm - Ngắn nhất
Dự đoán trang 23 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo: Hãy đoán xem Long Quân sẽ cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm theo cách nào?
Hướng dẫn trả lời:
Gợi ý: Lạc Long Quân cho mượn gươm cùng với những thử thách đi kèm để thử thách phẩm tính của nghĩa quân.
Suy luận trang 24 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo: Theo em, khi nghe Rùa Vàng đòi gươm, nhà vua đã "hiểu ra" điều gì?
Hướng dẫn trả lời:
Gợi ý:
Nhà vua hiểu ra, thanh gươm thần được Lạc Long Quân cho mượn đã hoàn thành sứ mệnh của mình, đã đến lúc trả vật về nguyên chủ
C. Suy ngẫm và phản hồi bài Sự tích Hồ Gươm - Ngắn nhất
Câu 1 trang 24 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo: Theo em, vì sao thanh gươm trong truyện này được gọi là gươm thần? Điều này thể hiện đặc điểm gì của truyền thuyết?
Hướng dẫn trả lời:
- Bởi vì:
- Nó là gươm của 1 vị thần
- Có sức mạnh thần kì, giúp nghĩa quân tăng sức mạng chống giặc
- Thanh gươm thể hiện đặc trưng về các yếu tố hoang đường kì ảo trong truyện truyền thuyết.
Câu 2 trang 24 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo: Em hãy xác định không gian, thời gian Đức Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm, đòi lại gươm trong Sự tích Hồ Gươm và điền vào các ô tương ứng theo bảng dưới đây?
Sự việc | Thời gian | Không gian |
Cho mượn gươm thần | ||
Đòi lại gươm thần |
Hướng dẫn trả lời:
Sự việc | Thời gian | Không gian |
Cho mượn gươm thần | Nước ta bị giặc Minh đặt ách đô hô, giày xéo muôn dân. Nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy chiến đấu dành độc lập nhưng còn yếu kém | - Lưỡi gươm được Lê Thận tìm thấy ở vùng sông nước- Chuôi gươm được Lê Lợi tìm thấy ở vùng rừng núi |
Đòi lại gươm thần | Sau khi đuổi sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi, Lê lợi lên ngôi vua | Hồ Tả Vọng |
Câu 3 trang 25 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo: Trong truyền thuyết cũng như truyện kể nói chung, các sự việc thường được sắp đặt nhằm thể hiện một ý nghĩa nào đó. Trong Sự tích Hồ Gươm, Long Quân để cho Lê Thận tình cờ tìm thấy lưỡi gươm ở một nơi, Lê Lợi tình cờ tìm thấy chuôi gươm ở một nơi khác. Thông qua cách cho mượn gươm như vậy, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?
Hướng dẫn trả lời:
- Thể hiện:
- Tinh thần đoàn kết của nhân dân ta
- Khẳng định sự bền bỉ, kiên trì lâu dài quyết không bỏ cuộc của cuộc kháng chiến
Câu 4 trang 25 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo: Sau khi đọc Sự tích Hồ Gươm, một số bạn cho rằng truyện này chỉ đơn giản mượn chuyện Lê Lợi trả gươm thần để "giải thích địa danh Hồ Gươm". Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến ấy? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
Gợi ý:
Em không đồng ý. Bởi vì, ngoài ý nghĩa "giải thích địa danh Hồ Gươm", câu chuyện còn:
- Thể hiện sự tự hào trước chiến thắng vẻ vang của dân tộc trước giặc Minh
- Ca ngợi sự đoàn kết, chiến đấu mạnh mẽ, ngoan cường của ông cha
- Chi tiết trao trả gươm thần còn thể hiện khát vọng hòa bình của nhân dân và tư tưởng cai trị đất nước bằng tài đức chứ không phải bằng vũ lực
Câu 5 trang 25 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo: Tìm trong văn bản Sự tích Hồ Gươm:
- Một số từ ngữ cho thấy cách xưng hô trân trọng của các nhân vật đối với Lê Lợi
- Một vài câu văn cho thấy cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả dân gian trong lời kể (chẳng hạn: lo lắng khi nghĩa quân gặp khó khăn; phấn khởi khi nghĩa quân ngày một thêm hùng mạnh).
Hướng dẫn trả lời:
- Từ ngữ: minh công, bệ hạ
- Câu văn:
- "Chúng coi dân ta ... đến tận xương tuỷ" → thể hiện sự căm phẫn của nhân dân
- "Bấy giờ, ở ... nghĩa quân bị thua" → thể hiện sự lo lắng của nhân dân
- "Trong tay Lê Lợi ... quân Minh bạt vía" → thể hiện sự vui sướng, tự hào của nhân dân
Câu 6 trang 25 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo: Theo em, Sự tích Hồ Gươm thể hiện những đặc điểm nào của thể loại truyền thuyết?
Hướng dẫn trả lời:
Đặc điểm của truyện truyền thuyết:
- Nhân vật:
- Nhân vật lịch sử có vai trò quan trọng với cộng đồng (Lê Lợi, Lê Thận...)
- Nhân vật kì ảo, có phép thuật (Đức Long Quân, Rùa Vàng...)
- Cốt truyện: đề cập đến sự kiện lịch sử đã xảy ra trong quá khứ và có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng (cuộc kháng chiến chống quân Minh và thành lập triều đại nhà Lê)
- Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo (Rùa Vàng biết nói tiếng người, lưỡi gươm tự tìm vào lưới Lê Thận...)
D. Soạn bài Sự tích Hồ Gươm lớp 6 chi tiết
>> HS xem bài soạn chi tiết và đầy đủ ý nhất tại đây: Soạn Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài Sự tích Hồ Gươm