Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Thánh Gióng lớp 6 Chân trời sáng tạo - Ngắn nhất

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

A. Soạn bài Thánh Gióng Ngắn nhất - Trải nghiệm cùng văn bản

Dự đoán trang 21 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo: Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo sự việc sắp xảy ra như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Dự báo sắp có 1 sự kiện lớn, ảnh hưởng tới toàn bộ dân tộc cần 1 người anh hùng với sức mạnh vĩ đại đứng ra gánh vác.

Suy luận trang 21 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo: Từ “chú bé” được thay bằng từ “tráng sĩ” khi kể về Thánh Gióng. Sự thay đổi này trong lời kể có ý nghĩa gì?

Hướng dẫn trả lời:

Sự thay đổi cho thấy Gióng đã lột xác, hiện thân với sức mạnh to lớn, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ độc lập dân tộc, thực hiện sứ mệnh của mình.

Suy luận trang 22 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo: Việc kể về những dấu tích đánh giặc của Thánh Gióng trong đoạn kết có ý nghĩa gì?

Hướng dẫn trả lời:

- Ý nghĩa:

  • Tạo sự gần gũi và tăng tính chân thực cho câu chuyện
  • Thể hiện sự tự hào, nhớ ơn mãi không quên của người dân dành cho người anh hùng

B. Soạn bài Thánh Gióng Ngắn nhất - Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 trang 22 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo: Liệt kê một số chi tiết kì ảo gắn liền với các sự việc sinh ra và lớn lên, ra trận và chiến thắng, bay về trời của nhân vật Gióng.

Hướng dẫn trả lời:

Sinh ra và lớn lênRa trận và chiến thắng
- Mẹ mang thai nhờ ướm chân lên vết chân to- Mang thai 12 tháng mới sinh- Lên 3 vẫn chưa biết nói, biết cười, biết đi- Gặp sứ giả xong liền lớn nhanh như thổi- Vươn vai 1 cái liền biến thành tráng sĩ- Biến ngựa sắt sống lại, phun ra lửa- Chiến đấu dũng mãnh, 1 mình tiêu diệt cả đội quân- Cưỡi ngựa bay về trời

Câu 2 trang 22 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo: Nhân vật Gióng đã nói gì với mẹ và sứ giả khi biết tin nhà vua đang tìm người tài đánh giặc cứu nước? Theo em, vì sao khi nghe Gióng nói, sứ giả “vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ”?

Hướng dẫn trả lời:

- Gióng đã nói:

  • Với mẹ: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây"
  • Với sứ giả: "Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này"

- Sứ giả:

  • Kinh ngạc vì: 1 đứa trẻ lại nói dõng dạc xin đi đánh giặc
  • Mừng rỡ vì: tìm thấy 1 người tài với sức mạnh thần bí, giúp đất nước lúc nguy nan

Câu 3 trang 22 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo: Văn bản trên đã sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau để chỉ nhân vật Gióng. Em hãy liệt kể các từ ngữ đó thành hai nhóm theo hai thời điểm: trước và sau khi Gióng “vươn vai” thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc.

Hướng dẫn trả lời:

- Từ chỉ Gióng:

  • Trước khi ra trận: cậu bé, đứa trẻ, đứa bé, chú bé
  • Khi ra trận: tráng sĩ, Phù Đổng Thiên Vương

Câu 4 trang 22 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo: Từ kết quả liệt kê ở câu 3, hãy cho biết từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần nhất và việc lặp lại ấy có tác dụng như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

- Từ "tráng sĩ" được lặp lại nhiều nhất (7 lần)

- Tác dụng:

  • Nhấn mạnh sự vĩ đại, phi thường của Thánh Gióng
  • Thể hiện sự kính trọng, yêu mến, ngưỡng mộ, tự hào dành cho Thánh Gióng
  • Thể hiện quan niệm của nhân dân về người "tráng sĩ" (mạnh mẽ, giết giặc bảo vệ quê hương như Thánh Gióng )

Câu 5 trang 22 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo: Nhân vật truyền thuyết thường xuất hiện nhằm thực hiện một nhiệm vụ lớn lao. Nhiệm vụ của Gióng là gì và quan trọng như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

  • Nhiệm vụ của Gióng: đánh đuổi quân xâm lược
  • Nhiệm vụ đó quan trọng và lớn lao: vì nó quyết định vận mệnh, sự bình yên của cả dân tộc

Câu 6 trang 22 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo: Theo một số bạn, truyện Thánh Gióng lẽ ra nên kết thúc ở câu “Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người và ngựa từ từ bay lên trời”. Các bạn ấy cho rằng: phần văn bản sau câu văn này là không cần thiết, vì không còn gì hấp dẫn nữa. Em có đồng ý như vậy không? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý: Em không đồng ý với ý kiến của bạn. Vì:

  • Các chi tiết đó tăng tính chân thật của câu chuyện
  • Thể hiện tình yêu mến, kính trọng, tự hào của người dân dành cho người anh hùng Gióng (lập đền thờ, tổ chức lễ hội)

Câu 7 trang 22 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo: Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em có suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?

Hướng dẫn trả lời:

- Gợi ý:

  • Tự hào về những truyền thống tốt đẹp, những trang sử hào hùng chống giặc ngoại xâm
  • Trân trọng và biết ơn những hi sinh của cha ông để gây dựng nên đất nước ngày hôm nay
  • Quyết tâm học tập, rèn luyện để tiếp bước cha ông xây

>> Xem thêm: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta

C. Soạn bài Thánh Gióng lớp 6 Chi tiết

>> HS tham khảo bài soạn chi tiết nhất tại đây: Soạn Văn 6 CTST bài Thánh Gióng đầy đủ nhất

Chia sẻ, đánh giá bài viết
23
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn văn 6 siêu ngắn Chân trời

    Xem thêm