Soạn bài Bánh chưng bánh giầy lớp 6 Chân trời sáng tạo
Soạn văn 6 Bánh chưng bánh giấy - Chân trời sáng tạo
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Đề bài:
Em hãy điền vào hai bảng sau những chi tiết trong truyện Bánh chưng, bánh giầy thể hiện đặc điểm cốt truyện, nhân vật của truyền thuyết (làm vào vở):
- Đặc điểm cốt truyện truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy
- Đặc điểm nhân vật truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy
Trả lời:
a. Đặc điểm cốt truyện truyền thuyết qua truyện Bánh chưng bánh giầy
Đặc điểm | Chi tiết biểu hiện |
a. Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ. | ... |
b. Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật. | ... |
c. Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến "ngày nay". | ... |
Hướng dẫn trả lời:
Đặc điểm | Chi tiết biểu hiện |
a. Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ. | - Đề cập đến Vua Hùng thứ 7 - Lang Liêu là một vị vua theo truyền thuyết của nước Văn Lang trong lịch sử Việt Nam. - Hình tượng Lang Liêu đã được dân gian hóa qua sự tích về bánh chưng, bánh giầy loại bánh truyền thống, qua các chi tiết kì ảo |
b. Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật. | Lang Liêu được thần báo mộng, dạy cho cách làm bánh chưng bánh giầy, nhờ vậy dân tộc ta có món bánh truyền thống mỗi dịp Tết đến xuân về. |
c. Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến "ngày nay". | Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất. |
b. Đặc điểm nhân vật truyền thuyết qua truyện Bánh chưng bánh giầy
Đặc điểm | Chi tiết biểu hiện |
a. Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh,… | ... |
b. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn với cộng đồng. | ... |
c. Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ. | ... |
Hướng dẫn trả lời:
Đặc điểm | Chi tiết biểu hiện |
a. Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh,… | Lang Liêu mất mẹ từ sớm, là chàng trai hiền hậu, chăm chỉ, hiếu thảo |
b. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn với cộng đồng. | Vua Hùng thứ sáu khi về già, muốn tìm người thật xứng đáng để truyền ngôi. Lang Liêu đã làm ra được hai thứ bánh giản dị mà ý nghĩa sâu sắc nên được truyền ngôi. |
c. Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ. | Từ đó, người dân nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và mỗi khi tết đến, nhà nhà làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Trời đất và tổ tiên. |
c. Soạn bài Bánh chưng bánh giầy lớp 6 Ngắn nhất
>> HS tham khảo bài soạn ngắn nhất tại đây: Soạn Văn 6 ngắn gọn bài Bánh chưng bánh giầy
d. Tóm tắt Bánh chưng bánh giầy
Tóm tắt văn bản Bánh chưng bánh giầy Ngắn gọn
Vua Hùng thứ 6 tuổi đã cao nên quyết định nhường ngôi cho con. Ông có nhiều con trai nên không biết phải nhường ngôi cho ai, do đó đã quyết định đưa ra thử thách tìm một món ăn thật ngon và ý nghĩa để dâng lên tổ tiên cho các con. Các con trai của Vua Hùng khi nghe tin, đều ra sức tìm kiếm sơn hào hải vị, của ngon vật lạ, riêng chỉ có Lang Liêu là không tham gia. Vì anh có hoàn cảnh rất khó khăn, cả gia tài chẳng có gì ngoài thóc lúa. Nhưng đêm đó, khi anh đang ngủ, một vị Thần đã xuất hiện và dạy cho anh cách làm nên món ăn đặc biệt từ chính lúa gạo. Hai món bánh mà Thần chỉ cho Lang Liêu đã được Vua Hùng rất yêu thích vì vừa ngon lại giàu ý nghĩa. Vua đặt tên cho hai món bánh đó là bánh chưng và bánh giầy, rồi đặt lên mâm thờ tổ tiên. Nhờ vậy, Lang Liêu được chọn để trở thành Vua Hùng thứ 7. Và bánh chưng, bánh giầy cũng trở thành hai món ăn không thể thiếu trên mâm thờ tổ tiên của nhân dân ta vào mỗi dịp Tết đến, xuân về.
>> HS tham khảo thêm các đoạn văn hay tóm tắt văn bản Bánh chưng, bánh giầy tại đây: Tóm tắt Bánh chưng bánh giầy lớp 6
Tóm tắt văn bản Bánh chưng bánh giầy bằng sơ đồ
>> HS tham khảo các sơ đồ tóm tắt văn bản Bánh chưng bánh giầy tại đây: Tóm tắt văn bản Bánh chưng bánh giầy bằng sơ đồ lớp 6
e. Ý nghĩa truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy
Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy được sáng tác với các ý nghĩa sau:
- Giải thích nguồn gốc của hai loại bánh truyền thống luôn xuất hiện vào dịp Tết Nguyên Đán của nước ta là bánh chưng và bánh giầy
- Ca ngợi thành tựu của nền văn minh lúa nước (nền văn minh nông nghiệp) trong buổi đầu xây dựng đất nước
- Đề cao thành quả lao động của người nông dân (ca ngợi hạt lúa)
- Thể hiện sự kính trọng, biết ơn với tổ tiên và Trời, Đất của nhân dân ta