Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thực hành Tiếng Việt lớp 6 trang 67 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt lớp 6 trang 67 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 67 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo: Đọc đoạn ca dao sau:

Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
Bút hoa xin chép bài thơ lưu truyền.

Ca dao

  1. Từ “phồn hoa” trong dòng thơ thứ nhất nên được hiểu như thế nào? Liệu có thể thay từ “phồn hoa” bằng từ “phồn vinh” được hay không? Hãy lí giải.
  2. Tìm và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ”.
  3. Xác định và chỉ ra tác dụng của việc sử dụng từ láy trong đoạn ca dao trên.
  4. Trong dòng thơ cuối, có thể sử dụng cụm từ “bút đây” thay cho “bút hoa” được không? Sự lựa chọn từ “bút hoa” góp phần thể hiện sắc thái ý nghĩa gì của bài ca dao.

Hướng dẫn trả lời:

a)

  • Từ “phồn hoa” dùng để miêu tả vẻ xa hoa, giàu có và náo nhiệt, tấp nập của một khu phố, một thành phố.
  • Không thể thay từ “phồn hoa” bằng từ “phồn vinh” được: bởi vì “phồn vinh” dùng để chỉ một giai đoạn phát triển tốt, giàu có, thịnh vượng. Mà ở câu thơ đầu, tác giả muốn miêu tả vẻ đẹp phồn hoa đô hội của Long Thành, nên chỉ dùng từ “phồn hoa” chứ không dùng từ “phồn vinh” được.

b)

- Câu thơ “Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ” sử dụng biện pháp tu từ so sánh, từ so sánh đã được ẩn đi, cụ thể:

  • So sánh phố với mắc cửi
  • So sánh đường với bàn cờ

- Tác dụng: hình ảnh so sánh giúp câu thơ trở nên hấp dẫn và sinh động hơn, đồng thời giúp người đọc dễ dàng liên tưởng và tưởng tượng ra hình ảnh phố phường ở Long Thành đông đúc, tập nập, náo nhiệt, đầy ắp những cửa hàng cửa hiệu.

c)

  • Từ láy đã được sử dụng: ngẩn ngơ
  • Tác dụng của từ láy: giúp miêu tả chân thực trạng thái ngỡ ngàng, thơ thẩn vì quá tập trung, quá mê say khi nhớ về khung cảnh phồn hoa náo nhiệt chốn Long Thành mà mình từng được chiêm ngưỡng của tác giả.

d)

  • Không thể sử dụng cụm từ “bút đây” để thay thế cho cụm từ “bút hoa” được.
  • Từ “bút hoa” được dùng với dụng ý như một lời tự gọi, tự xưng mang sự tự hào về bản thân của nhà thơ. “Hoa” ở đây là tài hoa, là hào hoa, “bút hoa” là ngòi bút của người tài hoa phong nhã, ý chỉ chính nhà thơ. Cách xưng hô này thể hiện sự tự tin, tự hào về bản thân và văn chương của nhà thơ, nó có giá trị nghệ thuật nhiều hơn cụm từ “bút đây” trong trường hợp này.

Câu 2 trang 68 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo: Đọc bài ca dao sau:

Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn.

Ca dao

  1. Từ “sẵn” trong câu “Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” có nghĩa là gì? Việc lựa chọn từ “sẵn” trong bài ca dao này có phù hợp với nội dung mà tác giả muốn thể hiện không? Vì sao?
  2. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao trên.

Hướng dẫn trả lời:

a)

  • Từ "sẵn" trong câu có nghĩa là: chỉ trạng thái có nhiều, đầy đủ để thỏa mãn ngay mọi nhu cầu.
  • Việc lựa chọn từ "sẵn" trong bài ca dao đã phù hợp với nội dung mà tác giả muốn thể hiện. Vì tác giả muốn kể về sự trù phú, sung túc, đủ đầy mà thiên nhiên ban tặng cho con người nơi đây. Rằng ở xứ Tháp Mười, lúc nào cũng có rất nhiều đồ ăn, thức uống trong ao vườn, sông hồ.

b)

  • Biện pháp tu từ: điệp từ (từ "sẵn" được lặp lại 2 lần)
  • Tác dụng: liệt kê, và nhấn mạnh sự giàu có, trù phú, sung túc của thiên nhiên vùng Tháp Mười.

Câu 3 trang 68 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo: Tìm từ ở cột B có nghĩa phù hợp với các chỗ trống trong câu ở cột A:

A
Câu

B
Từ điền vào chỗ trống

1. Để giải quyết vấn đề này, các em nên chủ động … những phương án giải quyết.

a. hoàn thành

2. Bạn Nga … bạn Nam làm lớp trưởng

b. con

3. Bà ơi, mẹ cháu bảo đem sang … bà một ít cam ạ!

c. chú

4. Ngày chia tay mái trường Tiểu học, tôi đã … cho người bạn thân nhất của mình một món quà nhỏ để làm kỉ niệm.

d. lung linh

5. Một bài văn … cần có ba phần: mở bài, thân bài và kết bài.

đ. long lanh

6. Sau buổi học hôm nay, các em về nhà nhớ … những bài tập còn lại nhé!

e. đề xuất

7. Người thợ săn bị một … hổ tấn công.

g. đề cử

8. … mèo ấy là món quà đặc biệt mà bà ngoại đã mang từ quê lên cho tôi vào dịp hè năm ngoái.

h. biếu

9. Đôi mắt nó … như hai hòn bi ve.

i. hoàn chỉnh

10. Bóng trăng… trên mặt nước

k. tặng

Hướng dẫn trả lời:

Điền từ ở cột B vào cột A như sau:

(1 - e) Để giải quyết vấn đề này, các em nên chủ động đề xuất những phương án giải quyết.

(2 - g) Bạn Nga đề cử bạn Nam làm lớp trưởng

(3 - h) Bà ơi, mẹ cháu bảo đem sang biếu bà một ít cam ạ!

(4 - k) Ngày chia tay mái trường Tiểu học, tôi đã tặng cho người bạn thân nhất của mình một món quà nhỏ để làm kỉ niệm.

(5 - i) Một bài văn hoàn chỉnh cần có ba phần: mở bài, thân bài và kết bài.

(6 - a) Sau buổi học hôm nay, các em về nhà nhớ hoàn thành những bài tập còn lại nhé!

(7 - b) Người thợ săn bị một con hổ tấn công.

(8 - c) Chú mèo ấy là món quà đặc biệt mà bà ngoại đã mang từ quê lên cho tôi vào dịp hè năm ngoái.

(9 - đ) Đôi mắt nó long lanh như hai hòn bi ve.

(10 - d) Bóng trăng lung linh trên mặt nước

Câu 4 trang 69 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo: Đọc đoạn văn sau:

Bài ca dao, chỉ với bốn dòng ngắn ngủi nhưng đã mở ra một không gian bao la của đồng quê và một thế giới cảm xúc của người dân quê, vừa thiết tha vừa sâu lắng. Bài ca dao cũng cho thấy lời ăn tiếng nói vốn dân dã, mộc mạc của mỗi miền quê, khi đã thành lời ca, điệu hát thì sẽ trở nên tha thiết, ngọt ngào như thế nào. Có cái gì khiến ta bâng khuâng, xao xuyến mãi trong mấy chữ đơn sơ này: “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng”…

(Bùi Mạnh Nhi, Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…)

Tìm từ láy trong đoạn văn trên. Những từ láy đó có tác dụng gì đối với việc thể hiện nội dung của đoạn văn.

Hướng dẫn trả lời:

- Các từ láy có trong đoạn văn là: ngắn ngủi, thiết tha, dân dã, mộc mạc, tha thiết, ngọt ngào, xao xuyến

Bài ca dao, chỉ với bốn dòng ngắn ngủi nhưng đã mở ra một không gian bao la của đồng quê và một thế giới cảm xúc của người dân quê, vừa thiết tha vừa sâu lắng. Bài ca dao cũng cho thấy lời ăn tiếng nói vốn dân dã, mộc mạc của mỗi miền quê, khi đã thành lời ca, điệu hát thì sẽ trở nên tha thiết, ngọt ngào như thế nào. Có cái gì khiến ta bâng khuâng, xao xuyến mãi trong mấy chữ đơn sơ này: “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng”…

(Bùi Mạnh Nhi, Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…)

- Những từ láy đó có tác dụng đối với việc thể hiện nội dung của đoạn văn như sau:

Từ láyÝ nghĩa
ngắn ngủiGiúp diễn tả bài ca dao rất ngắn, từ đó nhấn mạnh vào đặc điểm hình thức nổi bật của bài ca dao và giúp người đọc hình dung, liên tưởng rõ nét hơn
dân dã, mộc mạcNhấn mạnh sự chất phát, bình dị, mộc mạc của người dân quê, nơi thôn dã
tha thiết, ngọt ngàoGiúp người đọc hình dung rõ nét hơn về âm điệu của bài ca dao
thiết tha, bâng khuâng, xao xuyếnGiúp người đọc hình dung rõ hơn về cảm xúc của người viết đối với bài ca dao

Viết ngắn: Viết đoạn văn giới thiệu tập ảnh về quê hương, đất nước hoặc nơi em đang sống

Đề bài: Tìm năm đến sáu hình ảnh về quê hương Việt Nam trên Internet hoặc sách báo để làm một tập ảnh về quê hương, đất nước hoặc nơi em đang sống. Viết đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ) để giới thiệu tập ảnh đó với người xem. (Lưu ý: nêu rõ nguồn tìm kiếm hình ảnh)

Hướng dẫn trả lời:

Học sinh tham khảo đoạn văn sau:

Đến với Cần Thơ quê em, không ai là không thích thú với Chợ nổi Cái Răng cả. Khu chợ này cũng là những hàng rau, hàng thịt, hàng cơm, hàng bún, hàng áo quần, giày dép… như bao khu chợ khác. Nhưng nó lại đặc biệt nổi tiếng chính bởi hình thức của mình. Đây là một khu chợ nổi trên mặt sông, với các gian hàng cũng chính là những chiếc ghe, chiếc thuyền. Người đi chợ, sẽ ngồi trên những chiếc thuyền hoặc mé sông để mua sắm. Tiện thì chạy ra sát các thuyền hàng để lựa chọn, không thì đứng một chỗ, chờ hàng ngang qua thì vẫy tay gọi vào. Tuy bán trên mặt sông, lênh đênh như vậy, nhưng những chiếc thuyền hàng ở chợ nổi chẳng kém cạnh chút nào so với chợ trên cạn. Hàng gì cũng có, lại càng thêm đa dạng và phong phú nữa là đằng khác. Các cô, chú bán hàng như những nhà xếp hình chuyên nghiệp, sắp xếp làm sao cho nhiều hàng nhất có thể, cho mọi người tiện xem, chọn lựa. Đến với chợ nổi Cái Răng, người ta không phải chỉ để mua sắm, mà còn để thăm thú, chụp hình, chiêm ngưỡng một khu chợ kì thú, hiếm gặp của vùng sông nước nơi đây. Bất kì ai, khi lần đầu nhìn thấy cảnh họp chợ lênh đênh ấy, cũng phải xuýt xoa, trầm trồ khen ngợi không thôi. Thật là tự hào biết bao nhiêu!

Chia sẻ, đánh giá bài viết
341
4 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Minh chau
    Minh chau

    Long yêu quế chi



    Thích Phản hồi 27/10/23
    • Biên Quàng thị
      Biên Quàng thị

      ???

      Thích Phản hồi 07/11/23
      • Ngọc Bích Nguyễn
        Ngọc Bích Nguyễn

        Cũng được, có thể tham khảo nha

        Thích Phản hồi 09/11/23
        • Phan Tú
          Phan Tú

          ad ơi từ láy ko có từ bao la nhé

          Thích Phản hồi 25/11/21
          • Nhâm Lê Hoàng
            Nhâm Lê Hoàng

            từ bao la láy cái gì vậy bạn . :\

            Thích Phản hồi 25/10/23
          • Ẩn Danh
            Ẩn Danh

            Đáp án có nêu "bao la" là từ láy đâu bạn, chép nhầm chỗ nào à

            Thích Phản hồi 25/10/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ngữ Văn 6 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm