Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Việt Nam quê hương ta lớp 6 Chân trời sáng tạo

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

1. Chuẩn bị đọc bài Việt Nam quê hương ta

Câu 1 trang 64 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo: Nếu chọn một hình ảnh làm biểu tượng cho Việt Nam, em sẽ chọn hình ảnh nào?

Hướng dẫn trả lời:

HS lựa chọn một danh lam thắng cảnh, một công trình kiến trúc, một khung cảnh thiên nhiên… mà mình thích nhất. Gợi ý:

  • Em chọn hình ảnh cây tre làm biểu tượng cho Việt Nam. Vì cây tre bao đời nay vẫn luôn gắn bó với cuộc sống, sinh hoạt của người dân Việt, đồng thời cây tre còn có những vẻ đẹp và phẩm chất mộc mạc, giản dị, ngay thẳng, thủy chung như chính người dân ta.
  • Em chọn hình ảnh bông lúa làm biểu tượng cho Việt Nam. Vì lúa nước là cây lương thực chính của người dân nước ta. Từ xa xưa, nghề trồng lúa đã là nghề lao động chính, nuôi sống biết bao thế hệ người.

Câu 2 trang 64 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo: Em biết bài thơ hoặc bài hát nào về quê hương?

Hướng dẫn trả lời:

  • Những bài thơ về quê hương: Bài học đầu cho con (Đỗ Trung Quân), Quê hương (Tế Hanh), Nhớ Huế quê tôi (Thanh Tịnh), Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh), Trở về quê cũ (Nguyễn Bính)…
  • Những bài hát về quê hương: Quê hương (Anh Thơ, Trọng Tấn), Thương về miền Trung (Đan Nguyên), Thăm quê em (Anh Thơ, Trọng Tấn), Mưa trên quê hương (Hiền Thục), Mơ quê (Anh Thơ)…

2. Trải nghiệm cùng văn bản bài Việt Nam quê hương ta

Tưởng tượng trang 64 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo: Tám dòng thơ này giúp em hình dung như thế nào về phong cảnh và con người Việt Nam?

Hướng dẫn trả lời:

Tám dòng thơ đầu giúp em hình dung:

  • Phong cảnh Việt Nam rộng lớn, hùng vĩ nhưng vẫn rất nên thơ với những cánh đồng lúa rộng lớn, mỏi cánh cò bay, cùng ngọn núi cao lớn ẩn mình trong mây trời.
  • Con người Việt Nam chân chất thật thà, tuy phải gánh chịu nhiều khó khăn, vất vả nhưng luôn giữ cho mình những phẩm chất đáng quý.

Liên hệ trang 65 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo: Những dòng thơ này gợi cho em nghĩ đến đặc điểm nào của truyền thống dân tộc?

Hướng dẫn trả lời:

Những dòng thơ đã gợi cho em truyền thống yêu nước và truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Từ bao đời nay, chúng ta không ít lần phải đối mặt với những kẻ thù xâm lăng lớn mạnh. Khi đó, người dân Việt Nam chân chất buộc phải cầm vũ khí lên, đoàn kết lại, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng vì tổ quốc. Rồi khi hòa bình trở lại, họ lại trở về với đồng ruộng, cái cuốc, cái cày, trở về với cuộc sống bình dị, mộc mạc.

3. Suy ngẫm và phản hồi bài Việt Nam quê hương ta

Câu 1 trang 65 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo: Em hãy chỉ ra cách gieo vần và ngắt nhịp của bốn dòng thơ đầu.

Hướng dẫn trả lời:

- Cách gieo vần của bốn dòng thơ đầu:

  • Từ thứ 6 câu 1 hiệp vần với từ thứ 6 câu 2 (ơi - trời)
  • Từ thứ 8 của câu 2 hiệp vần với từ thứ 6 của câu 3 (hơn - rờn)
  • Từ thứ 6 của câu 3 hiệp vần với từ thứ 6 của câu 4 (rờn - Sơn)

- Cách ngắt nhịp của bốn dòng thơ đầu:

  • Câu 1 và câu 3: ngắt nhịp 2/2/2
  • Câu 2 và câu 4: ngắt nhịp 2/2/2/2

Câu 2 trang 65 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo: Trong văn bản tác giả tập trung miêu tả những hình ảnh nào tiêu biểu cho đất nước, con người Việt Nam và nói đến những vẻ đẹp nào của quê hương?

Hướng dẫn trả lời:

- Những hình ảnh tiêu biểu cho:

  • Đất nước Việt Nam: biển lúa, cánh cò, đỉnh Trường Sơn, hoa thơm quả ngọt, đất nắng chan hòa...
  • Con người Việt Nam: áo nâu nhuộm bùn, anh hùng, mắt đen long lanh, tấm tình thủy chung...

- Những vẻ đẹp của quê hương:

  • Vẻ đẹp thiên nhiên, cây cỏ, khí hậu
  • Vẻ đẹp con người: chăm chỉ, cần cù, dũng cảm, kiên cường, thủy chung

Câu 3 trang 65 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo: Tìm và nêu tác dụng của những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ đặc sắc mà tác giả sử dụng để miêu tả cảnh sắc quê hương trong bốn dòng thơ đầu.

Hướng dẫn trả lời:

- Từ ngữ đặc sắc: từ láy mênh mông, rập rờn → Khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên rộng lớn, với những cánh cò bay lượn trên bầu ruộng lúa.

- Biện pháp tu từ:

  • Biện pháp nhân hóa: gọi đất nước Việt Nam như một người bạn ("Việt Nam đất nước ta ơi")
  • Biện pháp so sánh: "biển lúa" - "đâu trời" (hình ảnh nào có thể đẹp hơn biển lúa)

→ Khẳng định vẻ đẹp thiên nhiên đất nước Việt Nam, tạo sự gần gũi, thân thiết giữa thiên nhiên và con người.

Câu 4 trang 65 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo: Tìm và nêu tác dụng của hình ảnh, từ ngữ đặc sắc được dùng để khắc hoạ vẻ đẹp của con người Việt Nam trong đoạn thơ còn lại.

Hướng dẫn trả lời:

Những vẻ đẹp của con người Việt Nam trong đoạn thơ còn lại, được khắc họa qua các hình ảnh, từ ngữ sau:

  • "vất vả in sâu", "áo nâu nhuộm bùn": khắc họa công việc lao động vất vả và sự cần cù, chăm chỉ, vượt lên khó khăn của con người Việt Nam
  • “chịu nhiều đau thương”, “chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”, “đạp quân thù xuống đất đen”: khắc họa sự mạnh mẽ, kiên cường, quyết tâm mãnh liệt để chống lại kẻ thù, bảo vệ quê hương, đất nước
  • “Súng gươm vứt bỏ lại hiền hơn xưa": nhấn mạnh sự lương thiện, hiền lành, chân chất của người dân Việt, họ chiến đấu mạnh mẽ, tiêu diệt kẻ địch là do hoàn cảnh dồn vào con đường đó
  • “Yêu ai yêu trọn tấm lòng thuỷ chung”, “Tay người như có phép tiên”, “Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ”: khắc họa sự khéo léo, tỉ mỉ, sáng tạo cùng tấm lòng thủy chung, son sắt của người dân Việt

Câu 5 trang 65 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo: Tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện như thế nào trong văn bản? Hãy chỉ ra một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện trực tiếp tình cảm ấy.

Hướng dẫn trả lời:

- Tình cảm của tác giả dành cho quê hương, đất nước: sự yêu thương, tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên, những chiến tích lịch sử hào hùng, cùng sự đồng cảm, quý trọng những phẩm chất cao quý, những hi sinh, mất mát mà người dân Việt đã trải qua.

- Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện trực tiếp tình cảm ấy:

  • “Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”
  • “Quê hương biết mấy thân yêu"
  • “Bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương"
  • “Mặt người vất vả in sâu”

Câu 6 trang 65 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo: Văn bản gợi cho em suy nghĩ và cảm xúc gì về con người và cảnh sắc quê hương?

Hướng dẫn trả lời:

Văn bản gợi cho em tình yêu dành cho quê hương và con người Việt Nam. Đó là sự yêu thích dành cho những khung cảnh thiên nhiên kì vĩ. Là sự trân trọng, cảm phục những con người luôn kiên cường, thủy chung, chân chất và dũng cảm trước bao sóng gió, khó khăn. Là lòng tự hào với những chiến công hào hùng của dân tộc ta trước mọi kẻ thù đáng sợ. Tất cả, được gói gọn trong hai chữ thiêng liêng "Việt Nam".

4. Soạn bài Việt Nam quê hương ta Ngắn nhất

>> Xem bài soạn ngắn gọn nhất tại đây: Soạn bài Việt Nam quê hương ta Ngắn nhất

5. Bài thơ Việt Nam quê hương ta lớp 6

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn

Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa

Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung

Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ

Chia sẻ, đánh giá bài viết
136
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ Văn 6 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm