Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Ôn tập lớp 6 trang 109 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Soạn văn 6 trang 109 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 109 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo: Dựa vào bảng sau, hãy tóm tắt nội dung của bảng văn bản (làm vào vở):

Văn bản

Nội dung chính

Bài học đường đời đầu tiên

Giọt sương đêm

Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Hướng dẫn trả lời:

Văn bản

Nội dung chính

Bài học đường đời đầu tiên

Câu chuyện kể về chàng Dế Mèn khỏe mạnh, cường tráng nhưng kiêu căng, xốc nổi, thường bày trò nghịch dại. Vì vậy, cậu đã gây ra cái chết thảm thương của Dế Choắt. Từ đó, Dế Mèn rút ra bài học đường đời đầu tiên và thay đổi bản thân mình.

>> Xem thêm: Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài)

Giọt sương đêm

Câu chuyện kể về ông Bọ Dừa. Trong một đêm ngủ trọ lại dưới khóm trúc của xóm Bờ Dậu, ông đã bị một giọt sương đêm lạnh toát rơi trúng cổ. Giọt sương ấy làm ông sực nhớ tới quê nhà - nơi mà suốt bao năm nay ông mải lo làm ăn, đi xa biền biệt mà quên khuấy mất. Vậy là, ngay sáng hôm sau, Bọ Dừa đã sửa soạn hành lí bay về quê nhà.

>> Xem thêm: Giọt sương đêm

Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Câu chuyện kể về những ngày tháng tuổi thơ hạnh phúc bên người cha của nhân vật “tôi”. Ở khu vườn tươi tốt, tràn ngập các loại hoa, người bố đã dạy cho nhân vật “tôi” cách phân biệt tất cả chỉ qua những cái chạm và mùi hương. Ngoài ra, người cha còn dạy cho nhân vật “tôi” những bài học quý giá trong cuộc sống. Cứ như thế, người cha vừa là bạn vừa là thầy, đã giúp dẫn lối cho nhân vật “tôi” trở nên gần gũi với thiên nhiên hơn và ngày càng trưởng thành hơn.

>> Xem thêm: Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Câu 2 trang 109 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo: Theo em, cách cảm nhận cuộc sống của các nhân vật trong ba văn bản trên có điểm gì giống và khác nhau?

Hướng dẫn trả lời:

Bài học đường đời đầu tiênGiọt sương đêmVừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Điểm giống

Cả ba nhân vật đều đã có những trải nghiệm đáng nhớ và rút ra được bài học cho bản thân mình, từ đó thay đổi và hoàn thiện bản thân theo chiều hướng tốt đẹp hơn.

Điểm khác

Bài học mà Dế Mèn nhận được khiến nhân vật vô cùng đau khổ và hối hận, từ đó quyết tâm sửa chữa, thay đổi bản thân

>> Xem thêm: Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài)

Trải nghiệm đáng nhớ của Bọ Dừa được giọt sương đêm lạnh lẽo đánh thức, từ đó nhân vật nhớ về quê hương của mình từ lâu bị áp lực cuộc sống dồn nén, vì vậy nhân vật quyết định gác lại tất cả để trở về thăm nhà

>> Xem thêm: Giọt sương đêm

Thông qua những bài học giản dị của bố và trải nghiệm của chính mình ở trong khu vườn, nhân vật đúc kết được những bài học thú vị về các loài hoa cỏ, cũng như bài học quý giá về cuộc sống

>> Xem thêm: Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Câu 3 trang 109 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo: Trong ba văn bản trên, văn bản nào thuộc thể loại truyện đồng thoại? Dựa vào đâu em cho là như vậy?

Hướng dẫn trả lời:

- Trong ba văn bản trên (Bài học đường đời đầu tiên, Giọt sương đêm, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ), văn bản Bài học đường đời đầu tiên và Giọt sương đêm là truyện đồng thoại.

- Dựa vào các đặc điểm sau:

  • Nhân vật trong câu chuyện là các loài vật được nhân hóa (có tên gọi, hành động, suy nghĩ như con người)
  • Các con vật vừa giữ được các đặc điểm tự nhiên vốn có (thức ăn, nơi ở, sở thích), vừa có những đặc điểm của con người (làm việc, nghỉ ngơi, lo nghĩ về tương lai...)
(Dẫn chứng)

- Văn bản Bài học đường đời đầu tiên: các nhân vật Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc đều được nhân hóa để có tên gọi, mối quan hệ xã hội, suy nghĩ, hành động giống như con người, tuy nhiên vẫn giữ được các tập tính, đặc điểm vốn có của loài

- Văn bản Giọt sương đêm: các nhân vật Bọ Dừa, Thằn Lằn, cụ giáo Cóc đều được nhân hóa để có tên gọi, cảm xúc, suy nghĩ, hành động giống như con người, tuy nhiên vẫn giữ được các tập tính, đặc điểm vốn có của loài

Câu 4 trang 109 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo: Vẽ sơ đồ sau vào vở và điền những đặc điểm của kiểu bài kể lại một trải nghiệm của bản thân:

Ôn tập trang 109

Hướng dẫn trả lời:

- Những đặc điểm của kiểu bài kể lại một trải nghiệm của bản thân:

  • Dùng ngôi thứ nhất để chia sẻ trải nghiệm của bản thân
  • Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lí
  • Kết hợp kể và tả
  • Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân

- Điền vào sơ đồ như sau:

Soạn Ôn tập trang 109

Câu 5 trang 109 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo: Em rút ra bài học kinh nghiệm gì về cách kể lại một trải nghiệm của bản thân?

Hướng dẫn trả lời:

Bài học kinh nghiệm về cách kể lại một trải nghiệm của bản thân:

  • Nên chọn kỉ niệm sâu sắc, có ý nghĩa với bản thân để dễ trình bày và biểu cảm
  • Kể lại câu chuyện theo trình tự hợp lí, kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm thích hợp

Câu 6 trang 109 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo: Qua những gì đã học trong bài này, em nghĩ gì về ý nghĩa của trải nghiệm đối với cuộc sống của chúng ta?

Hướng dẫn trả lời:

Ý nghĩa của trải nghiệm đối với cuộc sống của chúng ta là:

  • Giúp chúng ta có thêm nhiều kinh nghiệm, bài học, kiến thức quý giá
  • Giúp chúng ta nhận được các bài học đáng nhớ để hoàn thiện và thay đổi bản thân ngày càng tốt hơn
Chia sẻ, đánh giá bài viết
154
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ Văn 6 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm