Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Ôn tập lớp 6 trang 79 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Soạn Văn 6 trang 79 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 79 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo: Tóm tắt nội dung của các văn bản sau và xác định thể loại của chúng bằng cách điền vào bảng (làm vào vở):

Văn bảnNội dungThể loại
Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương
Việt Nam quê hương ta

Hướng dẫn trả lời:

Học sinh điền vào bảng như sau:

Văn bản

Nội dung

Thể loại

Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương

Khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, rộng lớn, trù phú, tươi đẹp của đất nước ta với những địa danh cụ thể, cùng những người anh hùng vĩ đại sinh ra từ mảnh đất ấy.

>> Xem thêm các đoạn tóm tắt khác tại đây Tóm tắt Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương lớp 6 Ngắn gọn nhất

Ca dao

Việt Nam quê hương ta

Khắc họa đất nước Việt Nam với vẻ đẹp bình dị, mộc mạc. Ở đó, có những con người lao động cần cù, chịu khó, thủy chung và kiên cường, dù bao khó khăn vất vả cũng chẳng thể nào khuất phục được những con người nhỏ bé ấy.

>> Xem thêm các đoạn tóm tắt khác tại đây Tóm tắt Việt Nam quê hương ta lớp 6 Ngắn gọn nhất

Lục bát

Câu 2 trang 80 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo: Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ lục bát trong bài ca dao sau:

(1) Sông Tô nước chảy trong ngần
(2) Con thuyền buồm trắng chạy gần chạy xa
(3) Thon thon hai mũi chèo hoa
(4) Lướt qua lướt lại như là bướm bay.

(Nguyễn Xuân Kinh, Phan Đăng Nhật, Phan Đăng Tài,Nguyễn Thúy Loan, Đặng Diệu Trang, Kho tàng ca dao người Việt, tập 3, NXB Văn hóa - Thông tin, 1985) 

Hướng dẫn trả lời:

Những đặc điểm của thể thơ lục bát trong bài ca dao là:

- Câu thơ: gồm 4 câu thơ, 2 câu lục và 2 câu bát xen kẽ nhau

- Gieo vần:

  • Từ thứ 6 câu lục (1) hiệp vần với từ thứ 6 câu bát (2) → ngần - gần (vần "ân")
  • Từ thứ 8 câu bát (2) hiệp vần với từ thứ 6 câu lục (3) và từ thứ 6 câu bát (4) → xa - hoa - là (âm "a")

- Ngắt nhịp: các câu thơ ngắt nhịp chẵn:

Sông Tô/ nước chảy/ trong ngần
Con thuyền buồm trắng/ chạy gần/ chạy xa
Thon thon/ hai mũi chèo hoa
Lướt qua lướt lại/ như là/ bướm bay.

- Thanh điệu:

Sông Tô (B) nước chảy (T) trong ngần (B)
Con thuyền (B) buồm trắng (T) chạy gần (B) chạy xa (B)
Thon thon (B) hai mũi (T) chèo hoa (B)
Lướt qua (B) lướt lại (T) như là (B) bướm bay (B) .

- Ngôn ngữ: giản dị, mộc mạc nhưng giàu sức gợi, sức tả (thuyền buồm trắng, mũi chèo hoa...)

- Nghệ thuật:

  • Biện pháp nhân hóa: con thuyền chạy gần chạy xa
  • Biện pháp so sánh: lướt qua lướt lại - bướm bay
  • Từ láy gợi hình: thon thon
  • Điệp từ: chạy, lướt

Câu 3 trang 80 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo: Dựa vào gợi ý sau, em hãy nêu những đặc điểm của một đoạn văn chia sẻ cảm xúc về một bài thơ lục bát:

Phương diện

Đặc điểm

Hình thức

Đoạn văn được đánh dấu từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn xuống dòng.

Nội dung

Hướng dẫn trả lời:

Học sinh điền vào bảng như sau:

Phương diện

Đặc điểm

Hình thức

- Đoạn văn được đánh dấu từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn xuống dòng.

- Đảm bảo đoạn văn đầy đủ 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

Nội dung

- Mở bài:

  • Dùng ngôi thứ nhất để ghi lại cảm xúc của mình về bài thơ
  • Có câu chủ đề nêu tên bài thơ, tên tác giả (nếu có) và cảm xúc khái quát về bài thơ.

- Thân bài:

  • Trình bày cảm xúc về bài thơ theo một trình tự hợp lí bằng một số câu
  • Trích một số từ ngữ, hình ảnh gợi cảm xúc trong bài thơ.
- Kết bài: Khẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ với bản thân.

>> HS tham khảo các bài văn mẫu hay và hoàn chỉnh của đề bài Viết đoạn văn chia sẻ cảm xúc về một bài thơ lục bát:

Câu 4 trang 80 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo: Nêu hai kinh nghiệm mà em có được khi viết và trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát đã đọc.

Hướng dẫn trả lời: 

Kinh nghiệm em có được khi viết và trình bày về cảm xúc của bài thơ lục bát:

- Kinh nghiệm khi trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát trước tập thể, cần có sự tự tin, dõng dạc. Với các chi tiết biểu cảm cần lồng ghép cảm xúc qua giọng nói, nét mặt để thể hiện đầy đủ hơn

- Kinh nghiệm khi viết cần phải thực hiện qua bốn bước để đảm bảo nội dung bài viết, bài nói:

  • Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
  • Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
  • Bước 3: Viết đoạn
  • Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
Xem chi tiết kinh nghiệm từng bước tại đây

Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói

  • Đề tài bài nói là gì?
  • Em dự định sẽ nói ở đâu và trong thời gian bao lâu?

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

  • Sử dụng các ý đã có trong bài văn đã viết để chuẩn bị cho bài nói.
  • Liệt kê các ý chính cần nói dưới dạng những gạch đầu dòng hoặc cụm từ.

Bước 3: Luyện tập và trình bày

Khi trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát, em cần:

  • Giới thiệu rõ tên bài thơ
  • Đọc diễn cảm bài thơ
  • Trình bày rõ ràng, mạch lạc những cảm xúc mà bài thơ gợi ra cho em
  • Nêu những từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ để làm minh chứng
  • Lựa chọn điều chỉnh một số từ ngữ, câu văn sao cho phù hợp với văn nói
  • Sử dụng cách xưng hô và ngữ điệu linh hoạt, phù hợp với đối tượng người nghe, nội dung nói
  • Sư dụng phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ phù hợp để thể hiện cảm xúc bài thơ.
  • Tương tác với người nghe bằng cách nhìn vào mắt họ, mời họ nêu câu hỏi...

Bước 4: Trao đổi, đánh giá

Em lần lượt đóng hai vai trò: người nói và người nghe:

- Trong vai trò người nghe:

  • Nêu những quan điểm hay trong cách trình bày và nội dung bài nói của bạn
  • Nêu câu hỏi, nhận xét về những vấn đề mà em chưa hiểu rõ hoặc có quan điểm khác với người nói
  • Dùng bảng Bảng kiểm kĩ năng chia sẻ cảm xúc về một bài thơ lục bát để đánh giá phần trình bày của bạn

- Trong vai trò người nói: dùng Bảng kiểm tra kĩ năng chia sẻ cảm xúc về một bài thơ lục bát để tự kiểm soát bài nói của mình

Câu 5 trang 80 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo: Hình ảnh quê hương hiện lên trong tâm trí mỗi người không giống nhau, đối với nhà thơ Tế Hanh, quê hương là “con sông xanh biếc”, với nhạc sĩ Hoàng Hiệp, quê hương gắn liền với những kỉ niệm trên dòng sông tuổi thơ… Vậy hình ảnh quê hương trong tâm trí em là gì? Quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta? Em có thể làm gì để quê hương ngày càng đẹp hơn?

Hướng dẫn trả lời:

- Hình ảnh quê hương trong tâm trí em, là nơi em sinh ra và lớn lên, nơi em cất tiếng khóc chào đời, được cùng bố ẹm, ông bà sống vui vẻ

- Quê hương có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với mỗi con người. Đó là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc, nâng đỡ từng bước chân trên con đường trưởng thành.

- Để quê hương ngày càng đẹp hơn, em có thể:

  • Học hành chăm chỉ, để giúp xây dựng quê hương
  • Sáng tác thơ, ca, tranh vẽ, video... về vẻ đẹp quê hương
  • Trồng nhiều cây xanh, tham gia các chương trình bảo vệ môi trường để giữ gìn thiên nhiên quê hương..
Chia sẻ, đánh giá bài viết
148
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • ĐOÀN NGUYỄN GIA HÂN
    ĐOÀN NGUYỄN GIA HÂN

    👍

    Thích Phản hồi 17/11/23
    • Hà Vy
      Hà Vy

      👍

      Thích Phản hồi 14/11/21
      🖼️

      Gợi ý cho bạn

      Xem thêm
      🖼️

      Ngữ Văn 6 Chân trời sáng tạo

      Xem thêm