Soạn bài Kể lại một trải nghiệm của bản thân lớp 6 Chân trời sáng tạo
Kể lại một trải nghiệm của bản thân lớp 6 Chân trời sáng tạo
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Đề bài: Viết một bài văn (khoảng 400 chữ) kể lại một trải nghiệm của bản thân.
A. Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản: Kể lại một trải nghiệm của bản thân
Câu 1 trang 104 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo: Câu chuyện trên kể bằng ngôi thứ mấy?
Hướng dẫn trả lời:
Câu chuyện kể bằng ngôi thứ nhất - xưng tôi.
Câu 2 trang 104 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo: Trải nghiệm của nhân vật “tôi” được kể lại với những sự việc chính nào?
Hướng dẫn trả lời:
Trải nghiệm của nhân vật “tôi” gồm những sự việc chính sau:
- Buổi trưa sau khi đá bóng thì “tôi” cùng bạn ra sông tắm mát
- Tắm chán, tất cả quyết định tổ chức một cuộc thi bơi giữa đám trẻ trong và ngoài làng
- “Tôi” cũng tham gia trận thi đấu
- Trận đấu diễn ra vô cùng gay cấn, kịch tính, “tôi” bị một đối thú bám sát nên đã dùng hết sức để lao về phía trước
- Khi đã ra khá xa bờ, thì “tôi” bị chuột rút, rơi vào tình huống nguy hiểm
- May mắn, có một người làng đi câu cá gần đó đã kịp thời cứu “tôi” vào bờ
Câu 3 trang 104 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo: Chỉ ra những chi tiết nhân vật “tôi” sử dụng yếu tố miêu tả khi kể lại trải nghiệm. Việc sử dụng các yếu tố đó có tác dụng gì?
Hướng dẫn trả lời:
Những chi tiết nhân vật tôi sử dụng yếu tố miêu tả để kể lại trải nghiệm là:
- nước sông thường cạn
- tung tăng bơi lội, trêu đùa rộn rã
- trận đấu diễn ra vô cùng căng thẳng, quyết liệt
- cắm mặt, sải tay thật dài, đạp nước thật khỏe để tiến về phía trước
→ Việc sử dụng các yếu tố miêu tả giúp khắc họa rõ nét những hình ảnh, hành động và cảm xúc mà nhân vật đã được trải nghiệm
Câu 4 trang 104 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo: Nhân vật “tôi” đã nhận ra ý nghĩa gì của trải nghiệm? Vì sao ý nghĩa được trình bày trong đoạn cuối của bài văn?
Hướng dẫn trả lời:
- Nhân vật tôi đã nhận ra được ý nghĩa của trải nghiệm là: mang đến một bài học sâu sắc (cần vâng lời người lớn và chỉ nên bơi lội ở nơi an toàn, có sự giám sát của người lớn)
- Ý nghĩa trải nghiệm được trình bày ở cuối vì: ý nghĩa được rút ra sau khi trải nghiệm diễn ra, phải kể trải nghiệm ở trước thì đưa ra các ý nghĩa, bài học rút ra mới hợp lí, logic.
Câu 5 trang 104 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo: Từ câu chuyện trên, em học được điều gì về cách kể lại một trải nghiệm của bản thân?
Hướng dẫn trả lời:
Những điều rút ra được về cách kể lại một trải nghiệm của bản thân:
- Dùng ngôi thứ nhất để chia sẻ trải nghiệm của bản thân
- Trình bày các sự việc đã diễn ra theo trình tự hợp lí
- Kết hợp kể và tả
- Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân
- Bài văn đảm bảo bố cục:
- Mở bài: giới thiệu trải nghiệm
- Thân bài: trình bày diễn biến trải nghiệm theo trình tự thời gian
- Kết bài: ý nghĩa của trải nghiệm
B. Yêu cầu đối với kiểu bài Kể lại một trải nghiệm của bản thân
- Dùng ngôi thứ nhất để chia sẻ trải nghiệm của bản thân
- Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lí
- Kết hợp kể và tả
- Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân
- Bài văn đảm bảo bố cục:
- Mở bài: giới thiệu được trải nghiệm
- Thân bài: trình bày diễn biến của sự việc
- Kết bài: nêu được ý nghĩa của trải nghiệm đối với người viết
C. Văn mẫu Viết một bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân
HS tham khảo các bài văn mẫu hay, đa dạng tại đây:
- Dàn ý bài văn kể lại một trải nghiệm của em
- Đoạn văn Kể lại 1 trải nghiệm của em
- Đoạn văn 8-10 câu Kể lại một trải nghiệm của em
- Bài văn Kể lại 1 trải nghiệm của em
- Kể lại 1 trải nghiệm của em ngắn gọn
- Kể lại 1 trải nghiệm với bạn thân
- Kể lại 1 trải nghiệm với mẹ
- Kể lại 1 trải nghiệm về con mèo
- Kể lại 1 trải nghiệm đi du lịch
- Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học lớp 6
- Kể về 1 kỉ niệm đáng nhớ
- Kể lại một trải nghiệm buồn Ngắn gọn
D. Hướng dẫn quy trình Viết một bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
- Xác định đề tài:
Gợi ý:
- Một kỉ niệm sâu sắc với gia đình, bạn bè
- Một lỗi lầm của bản thân
- Khám phá một vùng đất hoặc quyển sách mới
- Khi chuyển đến một ngôi trường mới, làm quen với bạn mới
- Thu thập tư liệu:
Gợi ý:
- Nhớ lại những sự việc, trải nghiệm đã cho em kỉ niệm sâu sắc
- Đọc lại câu chuyện Bài học đường đời đầu tiên, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ và bài văn ở mục Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản để học cách các tác giả kể về trải nghiệm của họ
- Tìm lại các hình ảnh đã lưu giữ có liên quan đến câu chuyện
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
- Tìm ý:
- Không gian, thời gian xảy ra câu chuyện
- Trình tự các sự việc, kết quả
- Kết hợp kể và tả
- Ý nghĩa của trải nghiệm
- Lập dàn ý:
1. Mở bài: Giới thiệu trải nghiệm mà em muốn kể lại 2. Thân bài: Kể lại trải nghiệm của em:
3. Kết bài: Thể hiện ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân |
Bước 3: Viết bài:
Dựa vào dàn ý, viết thành một bài văn hoàn chỉnh. Khi viết cần đảm bảo các yêu cầu đối với kiểu bài Kể lại một trải nghiệm của bản thân (ở phần B)
Bước 4: Xem lại, chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
- Xem lại và chỉnh sửa: Tự chỉnh sửa bài văn dựa vào bảng kiểm dưới đây:
Bảng kiểm bài viết kể lại trải nghiệm của bản thân | ||
Các phần của bài viết | Nội dung kiểm tra | Đạt / Chưa đạt |
Mở bài | Dùng ngôi thứ nhất để kể. | |
Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm. | ||
Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc. | ||
Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. | ||
Thân bài | Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan. | |
Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lí, rõ ràng. | ||
Kết hợp kể và tả. | ||
Kết bài | Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân. |
- Sửa bài viết theo các gợi ý sau:
- Sắp xếp lại các sự việc nếu cần thiết
- Bổ sung những từ ngữ chuyển tiếp giữa các sự việc để thể hiện rõ trình tự xảy ra sự việc
- Thay đổi ngôi kể nếu ngôi kể không phải ngôi thứ nhất
- Bổ sung những chi tiết miêu tả về sự việc, nhân vật, thời gian, không gian diễn ra sự việc
- Chi tiết hóa các thông tin đã có trong câu chuyện bằng các hình ảnh được cảm nhận từ nhiều giác quan hoặc những đoạn đối thoại
- Bổ sung những câu văn thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp ý nghĩa của trải nghiệm
- Điều chỉnh lỗi chính tả, ngữ pháp và lỗi sử dụng từ ngữ
- Rút kinh nghiệm