Soạn Làm một bài thơ lục bát

Soạn văn 6 Làm một bài thơ lục bát gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 tập 1 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Đề bài:

Hãy làm một bài thơ lục bát thể hiện cảm xúc, suy ngẫm của em về một cảnh đẹp hoặc một sự việc mà em từng chứng kiến.

Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

Câu 1 trang 71 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo

Cách ngắt nhịp của thơ lục bát thường là nhịp chẵn. Tuy nhiên, cách ngắt nhịp của dòng thơ thứ 4 lại là 3/3/2. Việc ngắt nhịp như thế có tác dụng gì?

Xem đáp án
Câu thơ “Củ khoai nướng/ để cả chiều/ thành tro” được ngắt nhịp lẻ 3/3/2 khác với ba câu thơ được ngắt bằng nhịp chẵn ở trên, nhằm tạo ra một khoảng lặng, một nhịp lắng hơn, để thể hiện cảm xúc bâng khuâng, nuối tiếc man mác của nhà thơ khi hoàng hôn buông xuống sau một chiều rong ruổi.

Câu 2 trang 71 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo

Dựa vào hiểu biết về thơ lục bát, em hãy chỉ ra sự hiệp vần và sự phối hợp thanh điệu của bài thơ trên bằng cách điền vào bảng sau (làm vào vở):

12345678
Lục
Bát
Xem đáp án

1

2

3

4

5

6

7

8

Lục

B

B

T

T

B

B

đồng

Bát

T

B

B

T

T

B

đông

B

B

nhiều

Lục

T

B

T

T

B

B

diều

Bát

T

B

T

T

T

B

chiều

B

B

Câu 3 trang 71 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo

Cảnh sắc của thiên nhiên và hoạt động của con người trong bài thơ được miêu tả chi tiết, rõ ràng, tỉ mỉ, hay được thể hiện bằng một vài chi tiết, một vài nét tiêu biểu? Việc thể hiện như thế có tác dụng gì?

Xem đáp án

- Cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người được miêu tả bằng một vài chi tiết tiêu biểu, như:

  • Cảnh sắc thiên nhiên: rạ rơm, gió đông, con diều, củ khoai...
  • Hoạt động của con người: chăn trâu, đốt lửa, đuổi theo con diều, nướng khoai...

- Tác dụng: vừa giúp phác họa một cách khái quát, toàn cảnh bức tranh thiên nhiên rộng lớn trên cánh đồng mùa đông vừa gặt, với những đứa trẻ sung sướng thả diều, nướng khoai; vừa để lại không gian cho người đọc tưởng tượng, liên tưởng và cảm nhận vẻ đẹp và những tình cảm bâng khuâng, xao xuyến trong từng dòng thơ.

Câu 4 trang 71 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo

Cảm xúc của tác giả trong bài thơ thể hiện trực tiếp hay gián tiếp, thông qua những hình ảnh nào?

Xem đáp án

- Cảm xúc của tác giả trong bài thơ được thể hiện gián tiếp.

- Cảm xúc của tác giả được thể hiện thông qua hình ảnh: buổi chiều chăn trâu, cắt cỏ, thả diều, nướng khoai... Những hình ảnh ấy được khắc họa trong khung cảnh chiều hoàng hôn mùa đông đang buông xuống → Tất cả hòa quyện với nhau, thể hiện tâm trạng bâng khuâng, có chút tiếc nuối khi buổi chiều đã trôi qua rất nhanh của tác giả.

Câu 5 trang 71 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo

Theo em, nét độc đáo của bài thơ này là gì?

Xem đáp án

Nét độc đáo của bài thơ:

- Sử dụng các từ ngữ giản dị nhưng giàu sức gợi (gió đông, con diều) → Khắc họa vẻ đẹp thanh bình của miền quê

- Dùng từ 1 cách tinh tế để lột tả trạng thái của người và sự vật:

  • "mải mê" thể hiện sự say mê, thích thú quên đi tất cả của đứa trẻ thả diều
  • "tro" thể hiện trạng thái của củ khoai, đồng thời lột tả màu sắc của hoàng hôn

- Sử dụng phép đối (ít >< nhiều), giữa cái hữu hình (rơm) và cái vô hình (gió đông), tạo sự liên tưởng mới mẻ

- Hình ảnh củ khoai nướng - cháy thành tro → Tạo dòng chảy thời gian, từ chiều đến hoàng hôn, tạo sự bao trùm của không gian rộng lớn

Câu 6 trang 71 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo

Từ việc tìm hiểu bài thơ trên, em học được điều gì về cách làm thơ lục bát?

Xem đáp án

Từ việc tìm hiểu bài thơ, em học được cách làm thơ lục bát như sau:

a) Về hình thức:

- Phải gồm các cặp câu thơ (1 câu lục và 1 câu bát) đan xen với nhau - cứ 1 câu lục thì sẽ có 1 câu bát

- Gieo vần:

  • Từ thứ 6 câu lục vần với từ thứ 6 câu bát kế tiếp
  • Từ thứ 8 câu bát vần với từ thứ 6 câu lục kế tiếp

- Nên sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, điệp từ.. để tạo những liên tưởng thú vị

b) Về nội dung:

- Thể hiện được nội tâm, cảm xúc, cách nghĩ về một vấn đề, hình ảnh nào đó

- Thể hiện gián tiếp cảm xúc qua các hình ảnh

Bảng kiểm hình thức và nội dung bài thơ lục bát

Phương diện

Nội dung kiểm tra

Đạt / Chưa đạt

Hình thức

Bài thơ gồm các dòng lục (6 tiếng) và dòng bát (8 tiếng) xen kẽ

Các dòng thơ chủ yếu được ngắt theo nhịp chẵn

Cách hiệp vần: tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát kế nó

Tiếng thứ tám của dòng bát đó vần với tiếng thứ sáu của dòng lục kế tiếp

Bài thơ sử dụng một số biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ…

Các từ ngữ trong bài thơ thể hiện được chính xác điều người viết muốn nói

Các hình ảnh sống động, thú vị

Nội dung

Bài thơ thể hiện được một trạng thái cảm xúc, một suy nghĩ, một cách nhìn nào đó về cuộc sống

-------------------------------------------------

>> Tiếp theo: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát

Ngoài bài Soạn văn 6 Làm một bài thơ lục bát trên đây, chúng tôi còn biên soạn và sưu tầm chọn lọc nhiều đề thi KSCL đầu năm lớp 6, đề thi giữa kì 1 lớp 6, đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi giữa kì 2 lớp 6đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các em học sinh tham khảo.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, cùng các tài liệu học tập hay lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm dành riêng cho lớp 6:

Rất mong nhận được sự ủng hộ, đóng góp tài liệu của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
106 22.042
4 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Van Tran
    Van Tran

    Hay


    Thích Phản hồi 16:20 29/10
    • toan nguyen
      toan nguyen

      cung duoc


      Thích Phản hồi 18:40 27/11
      • Ngọc Angle
        Ngọc Angle

        Hay!


        Thích Phản hồi 23/11/21
        • Tú Huyền Hồ
          Tú Huyền Hồ

          quá hay 10đ


          Thích Phản hồi 04/11/22

          Ngữ Văn 6 Chân trời sáng tạo

          Xem thêm