Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 113 Tập 1 Kết nối tri thức

Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 113 Tập 1 Kết nối tri thức

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 113 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức: Đọc các câu sau và trả lời câu hỏi:

- Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng.

- Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén.

  1. Những từ ngữ in đậm trên các câu trên ngầm chỉ những sự vật nào?
  2. Trong những câu trên tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó.

Hướng dẫn trả lời:

a. Các từ in đậm ngầm chỉ các sự vật:

- Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng.

- Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén.

  • Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ chỉ mặt trời
  • Mâm bạc, mâm bể chỉ mặt biển
  • Chất bạc nén chỉ ánh sáng của bầu trời

→ Các từ ngữ in đậm được dùng để miêu tả khung cảnh trên biển

b. Trong những câu trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ.

→ Tác dụng: giúp cho các hình ảnh trong câu văn trở nên gợi hình, gợi cảm hơn, đồng thời giúp khả năng diễn tả của từ ngữ, câu văn được nâng cao, giúp người đọc dễ dàng liên tưởng, tưởng tượng hơn vẻ đẹp tuyệt vời của cảnh mặt trời mọc trên biển.

Câu 2 trang 113 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức: Chỉ ra và nêu tác dụng của những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong các câu sau:

  1. Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim.
  2. Hình như gió bão chờ chúng tôi lọt hết vào trận địa cánh cung bãi cát, rồi mới tăng thêm hỏa lực của gió.

Hướng dẫn trả lời:

CâuBiện pháp tu từTác dụng
a

Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim.

So sánh (so sánh viên cát với viên đạn mũi kim)

Khắc họa tốc độ, sự đáng sợ của những hạt cát trong cơn bão như những viên đạn, từ đó giúp tái hiện trận bão trên đảo Cô Tô giống như một trận chiến thực sự, giúp người đọc cảm nhận được sức mạnh của cơn bão
b

Hình như gió bão chờ chúng tôi lọt hết vào trận địa cánh cung bãi cát, rồi mới tăng thêm hỏa lực của gió.

Nhân hóa (miêu tả gió bão bằng các từ ngữ chỉ hành động, suy nghĩ của con người:chờ chúng tôi lọt hết vào trận địa cánh cung bãi cát, rồi mới tăng thêm hỏa lực của gió)

Khắc họa diễn biến của cơn bão như một kẻ địch đang suy nghĩ, bày binh bố trận theo kế hoạch để tấn công hòn đảo, giúp câu văn trở nên sống động và hấp dẫn hơn

Câu 3 trang 113 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức:Trong Cô Tô, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều hình ảnh so sánh sinh động. Hãy tìm những câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong văn bản này và nêu tác dụng trong từng trường hợp.

Hướng dẫn trả lời:

Những câu văn sử dụng biện pháp tu từ trong văn bản và tác dụng của nó là:

Câu văn sử dụng BPTT so sánh

Tác dụng

Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim

(So sánh: viên cát - viên đạn mũi kim)

Khắc họa sự mạnh mẽ, đáng sợ của trận bão sắp đến, giống như một đội quân hùng mạnh đang chuẩn bị tấn công hòn đảo Cô Tô

Sóng cát đánh ra khơi, bể đánh bọt sóng vào, trời đất trắng mù mù toàn bãi như là kẻ thù đã bắt đầu thả hơi ngạt

(So sánh: hơi trắng mù mù của trời đất - hơi ngạt của kẻ thù)

Sóng thúc lẫn nhau mà vào bờ ầm ầm rền rền như vua thủy cho các loài thủy tộc rung thêm trống trận

(So sánh: tiếng sóng ầm ầm rền rền - tiếng trống trận)

Nó rít lên rú lên như cái kiểu người ta vẫn thường gọi là quỷ khóc thần linh

(So sánh: tiếng rít tiếng rú - quỷ khóc thần linh)

Khắc họa sự đáng sợ của âm thanh cơn bão đang tấn công hòn đảo

Sau trận bão, chân trời, ngấn bể, sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi

(So sánh: chân trời ngân bể sạch sẽ - tấm kính lau hết mây bụi)

Khắc họa vẻ đẹp trong trẻo, kì vĩ, tráng lệ của biển sau cơn bão

Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn

(So sánh: mặt trời - quả trứng thiên nhiên đầy đặn)

Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới muôn thuở trên Biển Đông

(So sánh: mặt trời - mâm lễ phẩm)

Cái giếng nước ngọt ở rìa một hòn đảo giữa biển, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền

(So sánh: giếng nước ngọt - cái bến, cái chợ)

Khắc họa vẻ đẹp và ý nghĩa quan trọng của cái giếng nước ngọt ở đảo Thanh Luân

Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành

(So sánh: chị Châu Hòa Mãn - mẹ biển cả)

Khắc họa và ngợi ca tình mẹ ấm áp dành cho con, từ đó tôn vinh vẻ đẹp và sự chở che, trù phú của vùng biển quanh đảo Cô Tô đối với người dân

Câu 4 trang 113 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ.

Hướng dẫn trả lời:

- Gợi ý cách viết đoạn văn tả một cảnh đẹp thiên nhiên có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ:

  • Cảnh đẹp mà em muốn miêu tả là gì?
  • Miêu tả các nét đẹp tiêu biểu của khung cảnh đó: bầu trời, không khí, cây cối, cảnh vật... - Nên sử dụng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ tại phần này
  • Tình cảm của em dành cho khung cảnh thiên nhiên mình vừa miêu tả

- Đoạn văn mẫu:

(1) Phía cuối con đường là một hồ sen tươi mát. (2) Hồ sen rộng như sân bóng đá của trường em, nước khá sâu, nếu người trưởng thành đứng thì cũng vừa đến cằm. (3) Nhưng rất ít khi được thấy mặt nước hồ, vì lá sen mọc lòa xòa tầng lớp che kín hết cả rồi. (4) Nổi trên lá sen xanh, là những bông sen hồng tươi, có đóa mới chui lên mặt nước, có đóa đang nở rộ, có đóa lại đã tàn. (5) Nhờ có hoa sen tỏa hương thơm ngát, mà chẳng thể ngửi thấy một chút mùi tanh nào của bùn ở dưới hồ. (6) Mùa hè, gió thổi qua hồ mát rượi, thơm ngát, khiến ai đến đây cũng chẳng muốn về.

→ Hình ảnh so sánh: Hồ sen rộng như sân bóng đá

Tri thức tiếng Việt bài 5

Ẩn dụHoán dụ
- Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt- Hoán dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm hco sự diễn đạt

- Ví dụ:

"Lần này nó chưa kịp ăn, những mũi tên đen, mang hình đuôi cá từ đâu bay tới tấp. Ấy là những con chèo bẻo"

→ "những mũi tên đen" là hình ảnh ẩn dụ

→ Ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về hình dáng, màu sắc, tốc độ di chuyển của chim chèo bẻo với mũi tên được bắn ra

- Ví dụ 1:

"Cả nhà ăn cơm trong hương lúa đầu mùa"

→ Lấy vật chứa để gợi vật được chứa

- Ví dụ 2:

"Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ
Bắp chân, đầu gối vẫn săn gân"

→ Lấy bộ phận để gợi toàn thể

Chia sẻ, đánh giá bài viết
246
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

    Xem thêm