Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 6 trang 47 Tập 2 Kết nối tri thức

Ngữ Văn 6 Tập 2 trang 47 Kết nối tri thức

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 37 Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức: Kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền thông tin về các đặc điểm của truyện cổ tích:

STTCác yếu tốĐặc điểm
1Chủ đề
2Nhân vật
3Cốt truyện
4Lời kể
5Yếu tố kì ảo

Trả lời:

Điền các thông tin như sau:

STTCác yếu tốĐặc điểm
1Chủ đề- Truyện cổ tích thường kể về những xung đột trong gia đình, xã hội, phản ánh số phận của các cá nhân và thể hiện ước mơ thay đổi số phận của chính họ.
2Nhân vật

- Nhân vật trong truyện cổ tích thường đại diện choc ác kiểu người khác nhau trong xã hội, thường được chia làm hai tuyến:

  • Nhân vật chính diện (tốt, thiện)
  • Nhân vật phản diện (xấu, ác)
3Cốt truyện

- Thường là các câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi , nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như con người

- Truyện được kể theo trật tự thời gian tuyến tính, thể hiện rõ quan hệ nhân quả giữa các sự kiện

4Lời kể- Lời kể trong truyện cổ tích thường mở đầu bằng những từ ngữ chỉ không gian, thời gian không xác định. Tùy thuộc vào bối cảnh, người kể chuyện có thể thay đổi một số chi tiết trong lời kể, tạo ra nhiều bản kể khác nhau trên cùng 1 cốt truyện
5Yếu tố kì ảo- Các yếu tố kì ảo không được sử dụng quá nhiều, mà xuất hiện khá ít và xâm nhập vào cuộc sống trần tụt, qua hình ảnh những ông bụt, bà tiên, những con vật kì lạ có phép thuật, nhằm tạo ra tình huống hoặc giúp con người vượt qua tình huống khó khăn

Câu 2 trang 38 Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức: Sưu tầm một số bản kể hoặc các hình thức kể khác (truyện thơ, kịch, phim hoạt hình,...) của các truyện cổ tích Thạch Sanh và Cây khế. So sánh và nêu nhận xét về sự giống nhau và khác nhau giữa các bản kể hoặc các hình thức kể đó.

Trả lời:

a) Truyện cổ tích Thạch Sanh

  • Bản truyện (theo Bùi Mạnh Nhị chủ biên)
  • Bản thơ (theo Dương Thanh Bạch)

→ Điểm giống: cả hai bản kể đều xoay quanh nhân vật Thạch Sanh với cốt truyện chính gồm các sự kiện gốc (sinh ra, bị Lý Thông lừa, giết trăn tinh, giết đại bàng tinh cứu công chúa, đánh đuổi đội quân mười tám nước chư hầu)

→ Điểm khác:

  • Bản truyện: chủ yếu là trần thuật lại các sự kiện được diễn ra, kể lại một cách khách quan, không đan xen nhiều yếu tố biểu cảm
  • Bản thơ: miêu tả chi tiết hoàn cảnh, không gian xảy ra sự kiện, các hành động nhỏ xoay quanh sự kiện chính cũng được miêu tả, đồng thời bộc lộ các suy nghĩ, tình cảm, đánh giá của tác giả cũng như các nhân vật trong câu chuyện

b) Truyện cổ tích Cây khế

  • Bản truyện "Cây khế" (theo Bùi Mạnh Nhị chủ biên)
  • Bản thơ "Túi ba gang" (theo Nguyễn Bính)

→ Điểm giống: cả hai bản kể đều xoay quanh hai nhân vật anh em trai và cây khế với cốt truyện chính gồm các sự kiện gốc (người anh chiếm hết gia sản, đuổi em ra ngoài; người em chăm sóc cây khế, có chim thần đến ăn khế trả vàng, trở nên giàu có; người anh thấy em giàu có liền đòi đổi nhà lấy cây khế, bắt chước em đòi chim ăn khế trả vàng, nhưng khi ra đảo do lòng tham lấy quá nhiều vàng nên túi nặng trịch, khi chim bay qua biển bị gió bão làm rơi xuống biển mất tích)

→ Điểm khác:

  • Bản truyện: chủ yếu là trần thuật lại các sự kiện được diễn ra, kể lại một cách khách quan, không đan xen nhiều yếu tố biểu cảm
  • Bản thơ: Có kết hợp các chi tiết miêu tả kĩ hơn về cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật. Có phần mở bài và kết bài thể hiện đây là lời kể của người chị kể chuyện cho các em nghe, đồng thời còn rút ra bài học cho người nghe

Câu 3 trang 39 Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về "Thế giới cổ tích" theo sự hình dung, tưởng tượng của em.

Trả lời:

- Gợi ý cách triển khai nội dung của đoạn văn Viết đoạn văn về “thế giới cổ tích” theo sự hình dung, tưởng tượng của em:

  • Câu (1): Giới thiệu về thế giới truyện cổ tích và cách em tưởng tượng ra thế giới đó
  • Câu (2), (3): Miêu tả về khung cảnh thiên nhiên, nhà cửa, thời tiết, không khí, muôn loài... ở thế giới cổ tích
  • Câu (4), (5): Miêu tả về những con người (các nhân vật trong truyện cổ tích) sống ở đó và cuộc sống của họ
  • Câu (6), (7): Suy nghĩ, cảm nhận của em về thế giới cổ tích mà mình tưởng tượng ra

- Bài tham khảo

(1) Từ nhỏ, em đã được nghe bà kể rất nhiều các câu chuyện cổ tích. (2) Chính vì vậy, lúc nào em cũng ấp ủ trong trí tưởng tượng của mình về một miền cổ tích. (3) Đó là thế giới chỉ toàn những hạnh phúc, vui vẻ, không hề có nỗi buồn và khổ đau. (4) Ở thế giới đó, ai cũng hiền lành, tốt bụng lại chăm chỉ chịu khó. (5) Mọi người luôn quan tâm, giúp đỡ nhau để mỗi ngày luôn tràn ngập niềm vui. (6) Những kẻ xấu xa, độc ác sẽ bị trừng phạt và đuổi ra khỏi thế giới cổ tích hạnh phúc ấy. (7) Đó sẽ là một thế giới tuyệt vời vô cùng.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
18
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng