21 đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2024 - 2025
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 năm 2024
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 bộ 3 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh Diều bao gồm 21 đề thi khác nhau có đầy đủ đáp án, ma trận đề thi. Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn Văn giúp các em học sinh củng cố kiến thức, chuẩn bị cho bài thi giữa học kì 1 lớp 6 đạt kết quả cao. Đây cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề.
Lưu ý: Toàn bộ 21 ĐỀ và ĐÁP ÁN đều có trong FILE TẢI. Các bạn vui lòng tải về để xem trọn bộ tài liệu
Link tham khảo từng bộ đề:
- 8 đề thi Ngữ văn lớp 6 giữa học kì 1 Kết nối tri thức
- 8 đề thi Ngữ văn lớp 6 giữa học kì 1 sách Cánh Diều
- 5 đề thi Ngữ văn lớp 6 giữa học kì 1 Chân trời sáng tạo
1. Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo
Đề số 1
Ma trận đề thi
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1
| Đọc
| Truyện dân gian (Truyền thuyết, cổ tích…)
| 3 | 0 | 5 | 0 | 0 | 2 | 0 |
|
60 |
2 | Viết | Kể lại một truyện truyền thuyết, hoặc cổ tích | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 20% | 40% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
Bản đặc tả
TT | Kĩ năng | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu
| Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc | Truyện dân gian (truyền thuyết, hoặc cổ tích ) | Nhận biết: - Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, cốt truyện, thể loại, lời người kể chuyện và lời nhân vật.(1) - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba.(2) - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm, các thành phần của câu.(3) Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện; nêu được chủ đề của văn bản.(4) - Phân tích được tình cảm, thái độ của người kể chuyện thể hiện qua ngôn ngữ, giọng điệu.(5) - Hiểu và phân tích được tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể, cách kể chuyện.(6) - Phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.(7) - Giải thích được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông dụng; nêu được tác dụng của các biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ), công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản.(8) Vận dụng: - Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. (9) - Chỉ ra được điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản(10) | 3 TN | 5TN | 2TL | |
2 | Viết | Kể lại một truyện truyền thuyết, hoặc cổ tích | Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích. Có thể sử dụng ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba, kể bằng ngôn ngữ của mình trên cơ sở tôn trọng cốt truyện của dân gian. | 1* | 1* | 1*
| 1 TL* |
Tổng |
| 3 TN | 5TN | 2 TL | 1 TL | ||
Tỉ lệ % |
| 20 | 40 | 30 | 10 | ||
Tỉ lệ chung |
| 60 | 40 |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Môn Ngữ văn lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
I. ĐỌC (6.0 điểm)
Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp nhân dân diệt trừ Ngư tinh, Hồ tinh, Mộc tinh là những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ, khi có việc cần, thần mới hiện lên.
Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần, nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đèm lòng yêu thương, rồi trở thành vợ chồng, cùng nhau chung sống trên cạn ở điện Long Trang.
Ít lâu sau, Âu Cơ có mang đến kì sinh nở. Chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng nở ra một trăm con trai, con nào con ấy hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.
Thế rồi một hôm, Lạc Long Quân vốn quen ở nước, cảm thấy mình không thể sống mãi trên cạn được, đành từ biệt Âu Cơ và đàn con để trở về thủy cung với mẹ. Âu Cơ ở lại một mình nuôi đàn con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên và than thở.
– Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi đàn con nhỏ?
Lạc Long Quân nói:
– Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là giòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.
Âu Cơ và trăm con nghe theo, rồi cùng nhau chia tay nhau lên đường. Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ, con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mị nương, khi cha chết thì được truyền ngôi cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy danh hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi.
Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta con cháu vua Hùng, thường nhắc đến nguồn gốc của mình là con Rồng cháu Tiên.
( Con Rồng cháu Tiên , Ngữ Văn 6, tập 1, trang 6, NXB Giáo dục – 1989 )
Câu 1. Truyện Con Rồng cháu Tiên thuộc thể loại nào? (1)
A. Truyền thuyết
B. Thần thoại
C. Cổ tích
D. Ngụ ngôn
Câu 2. Chi tiết nào sau đây giới thiệu, miêu tả nhân vật Lạc Long Quân? (1)
A. Mình rồng, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ .
B. Hiền lành, thông minh, được mọi người yêu mến
C. Hồng hào, đẹp đẽ, có sức mạnh phi thường
D. Tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, tuấn tú
Câu 3. Trong các từ sau, từ nào là từ láy ? (3)
A. Mặt mũi C. Khôi ngô
B. Khỏe mạnh D. Hồng hào
Câu 4. Trong truyện Con Rồng cháu Tiên, vì sao Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay nhau? (5)
A. Vì Lạc Long Quân không còn yêu thương Âu Cơ nên từ biệt Âu Cơ và đàn con .
B. Vì họ có tập tính và tập quán sinh hoạt hoàn toàn khác nhau.
C. Vì Lạc Long Quân phải về quê để nối ngôi vua cha.
D. Vì Âu Cơ muốn các con được sống ở hai môi trường khác nhau.
Câu 5. Câu chuyện Con Rồng cháu Tiên ra đời nhằm mục đích gì? (4)
A. Kể về những câu chuyện thần kì, có thật và được truyền từ đời này qua đời khác.
B. Giải thích nguồn gốc cộng đồng người Việt và các dân tộc trên lãnh thổ nước ta.
C. Dựng lại bức tranh lịch sử nước ta trong buổi đầu dựng nước của các đời vua Hùng.
D. Nêu cao tinh thần yêu nước và truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
Câu 6. Chi tiết “Năm mươi con theo cha xuống biển, năm mươi con theo mẹ lên non, khi có việc thì nương tựa lẫn nhau” thể hiện điều gì? (7)
A. Truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta từ xa xưa.
B. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đã được nuôi dưỡng từ những ngày đầu.
C. Ước nguyện đoàn kết, gắn bó giúp đỡ lẫn nhau của các dân tộc anh em.
D. Người Việt cổ vừa sống trên núi, vừa sống ở vùng đồng bằngvà vùng ven biển.
Câu 7. Thành ngữ “hoa thơm cỏ lạ” có nghĩa là gì ? (8)
A. Chỉ lối sống vong ơn, bội nghĩa của con người.
B. Miệng nói lời đẹp đẽ nhưng tâm hồn xấu xa.
C. Hoàn hảo, trọn vẹn, không thiếu sót ở mặt nào.
D. Những cây cỏ quý hiếm, đẹp đẽ, ít xuất hiện.
Câu 8. Ý nghĩa nổi bật của hình tượng “bọc trăm trứng” là gì? (7)
A. Ca ngợi công lao sinh nở kì diệu của Âu Cơ – Lạc Long Quân.
B. Thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, tự hào dân tộc.
C. Nhắc nhở các dân tộc là anh em nên phải thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
D. Thể hiện sự kì diệu của bọc trăm trứng mà mẹ Âu Cơ đã sinh ra.
Câu 9. Trình bày ngắn gọn suy nghĩ của em về nguồn gốc hình thành của dân tộc Việt? (9)
Câu 10. Em hãy tìm điểm khác nhau về lai lịch của hai nhân vật Lạc Long Quân và Thánh Gióng. (10)
II. VIẾT (4.0 điểm)
Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích.
------------------------- Hết -------------------------
Xem đáp án trong file tải
Đề số 2
I. TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Đọc Ngữ liệu sau:
Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”.
Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến rước Mị Nương về núi.
Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đổi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.
(Trích “Sơn Tinh, Thủy Tinh”)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định thể loại của Ngữ liệu trên.
A. Truyền thuyết
B. Truyện cổ tích
C. Lục bát
D. Tự sự
Câu 2. Trạng ngữ trong câu sau có tác dụng gì?
Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến rước Mị Nương về núi.
A. Xác định thời gian
B. Xác định nơi chốn
C. Xác định nguyên nhân
D. Xác định mục đích
Câu 3. Nhân vật chính của Ngữ liệu trên là
A. Sơn Tinh
B. Thủy Tinh
C. Sơn Tinh, Thủy Tinh
D. vua
Câu 4. Trong Ngữ liệu có mấy từ láy?
A. 6
B. 7
C. 8
D. 9
Câu 5. Các từ sính lễ, cơm nếp là từ phức. Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 6. Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh tượng trưng cho hiện tượng gì trong cuộc sống?
A. Thủy Tinh ghen tuông
B. Sơn Tinh ghen tuông
C. Thủy Tinh phô diễn tài năng
D. Hiện tượng lũ lụt
Câu 7. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: nôn nóng, bản lĩnh.
Sơn Tinh rất ……………….
Câu 8. Yếu tố kì ảo trong Ngữ liệu là
A. Thủy Tinh có thể hô mưa gọi gió, làm thành dông bão.
B. Sơn Tinh có thể bốc từng quả đồi, dời tững dãy núi, dựng thành lũy đất
C. Sơn Tinh đem đủ sính lễ.
D. Tất cả đều đúng
Câu 9. Qua ngữ liệu, em hãy nêu tác dụng của yếu tố kì ảo trong văn bản.
Câu 10. Từ việc đọc hiểu Ngữ liệu, em cần làm gì để hạn chế thiên tai, lũ lụt?
II. TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Viết bài văn kể lại một truyện cổ tích mà em yêu thích.
-------HẾT-------
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!)
Đáp án đề thi Văn giữa kì 1 lớp 6
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | A | 0,5 | |
2 | A | 0,5 | |
3 | C | 0,5 | |
4 | B | 0,5 | |
5 | A | 0,5 | |
6 | D | 0,5 | |
7 | bản lĩnh | 0,5 | |
8 | D | 0,5 | |
9 | Tác dụng của yếu tố kì ảo: - Làm cho câu chuyện lôi cuốn, hấp dẫn - Thể hiện tài năng, sức mạnh của nhân vật | 0,5 0,5 | |
10 | Việc làm của bản thân để hạn chế thiên tai, lũ lụt: + Kêu gọi mọi người cần bảo vệ môi trường, trồng cây gây rừng,… + Ý thức bảo vệ môi trường, ứng xử tử tế với thiên nhiên | 0,5 0,5 | |
II. | VIẾT | 4,0 | |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tư sự Mở bài giới thiệu được câu chuyện cổ tích, Thân bài triển khai được các sự việc, Kết bài nêu được ý nghĩa của câu chuyện. | 0,25 | |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại một câu chuyện cổ tích. | 0,25 | ||
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau: Mở bài (0.25 điểm): Dùng ngôi thứ ba giới thiệu sơ lược về câu chuyện; nêu lí do kể câu chuyện đó. Thân bài (2.0 điểm): - Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. - Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lí, rõ ràng. Kết bài (0.25 điểm): Nêu ý nghĩa của câu chuyện. | 2,5 | ||
c. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0.5 | ||
d. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. | 0.5 | ||
|
| Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. |
Đề số 3
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5 ĐIỂM)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
(Ca dao)
Câu 1 (1.0 điểm). Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Bài ca dao trên thể hiện tình cảm gì?
Câu 2 (1.0 điểm). Ghi lại các 2 từ đơn, 2 từ ghép có trong đoạn thơ trên?
Câu 3 (1.0 điểm). Câu thơ “Công cha như núi Thái Sơn ” sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó?
Câu 4 (1.0 điểm). Em hiểu câu thơ “ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” như thế nào? (Trả lời khoảng 2 dòng).
Câu 5(1.0 điểm). Ý kiến của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người? (Trả lời khoảng 3 - 4 dòng).
PHẦN II. VIẾT (5 ĐIỂM)
Hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em đã đọc hoặc nghe kể (lưu ý: không sử dụng các truyện có trong SGK Ngữ văn 6).
Đáp án đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn 6 CTST số 3
Câu | Yêu cầu | Điểm | |
I. Đọc hiểu | |||
1 (1.0 điểm). | - Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát - Bài ca dao trên thể hiện tình cảm của cha mẹ với con cái. | 0,5đ 0,5đ | |
2 (1.0 điểm). | Ghi lại các 2 từ đơn: như, nước, chảy, ra, thờ, kính,... Ghi lại các 2 từ ghép :Công cha , Thái Sơn, nghĩa mẹ, ... | Mỗi từ đúng đạt 0,25đ | |
3 (1.0 điểm). | - Câu “Công cha như núi Thái Sơn ” sử dụng phép so sánh - Tác dụng: ca ngợi công lao vô cùng to lớn của người cha... | 0,5đ 0,5đ | |
4 (1.0 điểm). | Câu thơ “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”là lời nhắn nhủ về bổn phận làm con. Công lao cha mẹ như biển trời, vì vậy chúng ta phải tạc dạ ghi lòng, biết sống hiếu thảo với cha mẹ. Luôn thể hiện lòng hiếu thảo bằng việc làm cụ thể như vâng lời, chăm ngoan, học giỏi, giúp đỡ cha mẹ... | 1.0 | |
5 (1.0 điểm). | HS có thể trình bày một số ý cơ bản như: - Gia đình là nơi các thành viên có quan hệ tình cảm ruột thịt sống chung và gắn bó với nhau. Nói ta được nuôi dưỡng và giáo dục để trưởng thành. - Là điểm tựa tinh thần vững chắc cho mỗi cá nhân - Là gốc rễ hình thành nên tính cách con người - Trách nhiệm của mỗi cá nhân trong gia đình:xây dựng giữ gìn gia đình hạnh phúc đầm ấm... | 1,0đ HS kiến giải hợp lý theo cách nhìn nhận cá nhân vẫn đạt điểm theo mức độ thuyết phục... | |
Phần II. Viết Hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em đã đọc hoặc nghe kể ... | |||
a. Yêu cầu Hình thức | - Thể loại: Tự sự - Ngôi kể: Thứ 3. Truyện ngoài SGK. - Bố cục đầy đủ, mạch lạc. - Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu. - Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc. | 1.0 đ | |
b. Yêu cầu nội dung
| a. Mở bài: - Giới thiệu câu chuyện . | 0,5đ | |
b. Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc theo cốt truyện đã đọc/ nghe. - Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính. - Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc. | 3,0đ | ||
c. Kết bài : Kết thúc câu chuyện và nêu cảm nghĩ | 0,5đ | ||
Tổng điểm | 10,0đ |
2. Đề thi Ngữ văn lớp 6 giữa học kì 1 Kết nối tri thức
Đề số 1
Ma trận
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1
| Đọc hiểu | Truyện đồng thoại, truyện ngắn | 3 | 0 | 5 | 0 | 0 | 2 | 0 |
| 60 |
2 | Viết | Kể lại một trải nghiệm của bản thân. | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 20 | 40% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
Đề thi
Phần I. Đọc-hiểu (6.0 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới. Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:
- Tôi đánh rơi tấm vải khoác!
- Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được.
Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:
- Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.
- Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.
Nhím ra dáng nghĩ:
- Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.
Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình Nhím dựng lên nhọn hoắt. Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may.
(Trích “Những chiếc áo ấm”, Võ Quảng)
Hãy chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng để trả lời cho các câu hỏi từ câu 1 đến câu 8. (Mỗi câu đúng được 0.5 điểm).
Câu 1: Thể loại của đoạn trích trên là:
A. truyện cổ tích B. truyện đồng thoại
C. truyện truyền thuyết D. truyện ngắn
Câu 2: Đoạn trích trên được kể bằng lời của ai?
A. lời của người kể chuyện B. lời của nhân vật Nhím
C. lời của nhân vật Thỏ D. lời của Nhím và Thỏ
Câu 3: Nhận xét nào nêu lên đặc điểm của nhân vật trong văn bản trên?
A. Nhân vật là loài vật, sự vật được nhân cách hóa như con người.
B. Nhân vật là loài vật, sự vật có liên quan đến lịch sử.
C. Nhân vật là loài vật, sự vật có những đặc điểm kì lạ.
D. Nhân vật là loài vật, sự vật gắn bó thân thiết với con người như bạn.
Câu 4. Chi tiết nào miêu tả Nhím và Thỏ khiến em liên tưởng đến đặc điểm của con người?
A. Thỏ đuổi theo.
B. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên.
C. Một chú Nhím vừa đi đến.
D. Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may.
Câu 5: Em hiểu nghĩa của từ “tròng trành” trong câu “Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước.” là gì?
A. quay tròn, không giữ được thăng bằng.
B. ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại.
C. ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại, không giữ được thăng bằng.
D. ở trạng thái quay tròn, nghiêng qua nghiêng lại.
Câu 6: Thỏ đã gặp sự cố gì trong đoạn trích trên?
A. Bị ngã khi cố với một chiếc khăn.
B. Tấm vải của Thỏ bị gió cuốn đi, rơi trên ao nước.
C. Bị thương khi cố khều tấm vải mắc trên cây.
D. Đi lạc vào một nơi đáng sợ.
Câu 7. Khi thấy Thỏ bị rơi chiếc áo khoác xuống nước, Nhím đã có hành động gì?
A. Bỏ đi, mặc kệ Thỏ một mình.
B. Tiến lại gần và đưa chiếc que cho Thỏ khều tấm vải.
C. Lấy giúp Thỏ, giũ nước, quấn lên người Thỏ.
D. Nhờ một người bạn khác giúp đỡ Thỏ.
Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong lời nhận xét sau để thể hiện đúng nhất thái độ của Nhím đối với Thỏ qua câu nói “Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được?”
Nhím……………. cho Thỏ.
A. lo sợ B. lo lắng C. lo âu D. lo ngại
Câu 9 (1.0 điểm): Cho biết nội dung chính của đoạn trích trên?
Câu 10 (1.0 điểm): Từ hành động của các nhân vật trong đoạn trích, em rút ra được những bài học đáng quý nào?
Phần II. Làm văn (4.0 điểm)
Viết bài văn kể lại trải nghiệm một lần em giúp đỡ người khác hoặc nhận được sự giúp đỡ từ những người xung quanh.
Đáp án
Phần | Nội dung | Điểm | ||||||||||||||||
Phần I. Đọc – hiểu
Mỗi câu đúng được 0.5 điểm | 4.0
| |||||||||||||||||
Câu 9 | -Nói lên tình bạn bè thân thiết. Tấm lòng giúp người hoạn nạn khi khó khăn. - Nhím là một người vô cùng tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. Thỏ có Nhím làm bạn chính là tình bạn đáng quý. | 1.0 | ||||||||||||||||
Câu 2 | - HS nêu được những bài học phù hợp: + Có lòng nhân ái, yêu thương mọi người + Cần biết cảm thông, thấu hiểu, giúp đỡ người khác khi họ khó khăn. + Nhanh nhẹn, linh hoạt khi gặp khó khăn,… (HS rút ra 1 thông điệp hợp lí thì chấm ½ số điểm; HS rút ra từ 2-3 thông điệp có diễn giải hợp lí thì chấm điểm tối đa). | 1.0 | ||||||||||||||||
Phần II. Làm văn (4.0 điểm) | ||||||||||||||||||
| a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài; các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. | 0.25 | ||||||||||||||||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể về một lần em giúp đỡ người khác hoặc nhận được sự giúp đỡ từ những người xung quanh | 0.25 | |||||||||||||||||
c. Kể về một lần em giúp đỡ người khác hoặc nhận được sự giúp đỡ từ những người xung quanh HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. - Giới thiệu được trải nghiệm. - Các sự kiện chính trong trải nghiệm: bắt đầu – diễn biến – kết thúc. - Những ý nghĩa của trải nghiệm với bản thân. | 2.5
| |||||||||||||||||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0.5 | |||||||||||||||||
e. Sáng tạo: Bố cục rõ ràng, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc | 0.5 |
Đề số 2
Ma trận đề thi
TT | Kĩ năng | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1
| Đọc hiểu
| 1.Thơ và thơ lục bát 2. Thực hành Tiếng Việt: Biện pháp tu từ,từ láy, nghĩa của từ. | 3 | 0 | 5 | 0 | 0 | 2 | 0 | 60 | |
2 | Viết | Kể lại một trải nghiệm của bản thân. | 0 | 1* 5 | 0 | 1* 15 | 0 | 1* 10 | 0 | 1* 10 | 40 |
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 20 | 40% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
TT | Chương/ Chủđề | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu
| Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Thơ lục bát | Nhận biết: - Nhận biết được thể thơ. -Nhận biết được bài thơ ngắt nhịp theo nhịp chắn hay lẻ. - Nhận biết được bài thơ là lời bày tỏ cảm xúc của ai. - Nhận biết được từ láy có chứa trong dòng thơ. -Nhận biết được biện pháp tu. Thông hiểu: - Thông qua từ ngữ hiểu được dòng thơ không trực tiếp nói về đặc điểm của tóc mẹ. - Hiểu được nội dung chính của khổ thơ thứ hai. - Hiểu được nghĩa của từ. Vận dụng: - Trình bày được nhận xét về mong ước của người con qua hai câu thơ cuối bài. - Trình bày được tình cảm, cảm xúc suy nghĩ về mẹ và những điều mong muốn làm cho mẹ. | 5 TN | 3TN | 2TL | |
2 | Viết | Kể lại một trải nghiệm với người thân | Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm với người thân trong gia đình; dùng ngôi kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. | 1TL* | |||
Tổng |
| 3 TN | 4TN | 2 TL | 1 TL | ||
Tỉ lệ % |
| 20 | 40 | 30 | 10 | ||
Tỉ lệ chung |
| 60 | 40 |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I VĂN 6
THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới
TÓC CỦA MẸ TÔI
Mẹ tôi hong tóc buổi chiều
Quay quay bụi nước bay theo gió đồng
Tóc dại mẹ xõa sau lưng
Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen.
Tóc sâu của mẹ tôi tìm
Ngón tay lần giữa ấm mềm yêu thương
Bao nhiêu sợi bạc màu sương
Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi.
Con ngoan rồi đấy mẹ ơi
Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh.
(Phan Thanh Nhàn, trích Con muốn mặc áo đỏ đi chơi, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2016)
I. Đọc hiểu:
Khoanh tròn vào một đáp án đúng cho mỗi câu (từ 1 đến 8)
Câu 1 (0,5 điểm) Bài thơ đươc viết theo thể thơ
a.Song thất lục bát b. Lục bát
c.Tám chữ d.Sáu chữ
Câu 2: (0,5 điểm) Bài thơ ngắt nhịp theo nhịp
a.Chẵn b. Lẽ
Câu 3: (0,5 điểm) Dòng thơ nào không trực tiếp nói về đặc điểm của tóc mẹ?
a. Tóc dài mẹ xoã sau lưng. b. Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen
c. Bao nhiêu sợi bạc màu sương d. Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh.
Câu 4: (0,5 điểm)Dòng thơ nào sau đây chứa từ láy?
a.Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen
b.Quay quay bụi nước bay theo gió đồng
c.Ngón tay lần giữa ấm mềm yêu thương
d.Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi
Câu 5: (0,5 điểm ) Ai là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ?
a.Người mẹ b.Tóc của mẹ
c.Người bố d. Người con
Câu 6: (0,5 điểm) Khổ thơ thứ hai người con muốn bộc lộ tình cảm gì với người mẹ của mình?
a. Biết ơn và kính trọng mẹ kể cả lúc mẹ đã già yếu.
b. Lo lắng, buồn phiền khi thấy mẹ đã già.
c. Quan tâm,thấu hiểu và thấy có lỗi với mẹ.
d. Thương mẹ vì đã già.
Câu 7: (0,5 điểm) Biện pháp tu từ nào được sử dụng ở dòng thơ sau?
Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen.
a. Hoán dụ. b. Ẩn dụ. c. Nhân hoá d. So sánh
Câu 8. Nghĩa của từ “hong” trong bài thơ là gì?
a. Làm cho thẳng, mượt, sạch bằng cách dùng lược
b. Làm cho khô bằng cách trải ra chỗ có nắng.
c. Làm cho khô đi bằng cách để ở chỗ thoáng gió
d. Làm cho sạch bằng nước và các chất làm sạch
Tự luận:
Câu 9. Em nhận xét như thế nào về mong ước của người con qua hai dòng thơ cuối bài? (Học sinh viết 2 câu trở lại)
Con ngoan rồi đấy mẹ ơi
Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh.
Câu 10. Bài thơ khơi gợi ở em những cảm xúc, suy nghĩ gì về người mẹ của mình? Em mong muốn làm điều gì cho mẹ? ( Học sinh viết 3 câu trở lại)
II. Viết bài tập làm văn
Bằng lời văn của mình, hãy kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân em với người thân trong gia đình.
Mời các bạn xem đáp án trong file tải
3. Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 6 Cánh Diều
Đề thi
Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:
Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã.
Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn đứng lại hỏi. Khi biết sự tình ông lão nói với cô bé :
– Cháu hãy vào và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó .
Bông hoa đó có bao nhiêu cánh tức mẹ cháu sống được từng ấy năm.
Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó. Phải khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh… hai cánh… ba cánh… bốn cánh… năm cánh. Chỉ có năm cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được từng đó năm thôi sao? Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhỏ từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều thêm cánh dần lên, nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Người mẹ nhờ bông hoa thần dược đó mà sống rất lâu. Từ đó, người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé dành cho mẹ mình.
(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009)
Câu 1 (0,5 điểm): Nhân vật nào là nhân vật chính trong văn bản?
Câu 2 (0,5 điểm): Tìm các số từ được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 3 (1 điểm): Cô bé đã cố gắng làm gì để cứu sống mẹ?
Câu 4 (1 điểm): Bài học ý nghĩa nhất mà câu chuyện muốn gửi gắm.
Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là một phẩm chất vô cùng đáng quý. Em hãy viết một đoạn văn từ 5-7 dòng trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng hiếu thảo trong cuộc sống.
Câu 2 (5 điểm): Kể lại truyện truyền thuyết “Thánh Gióng” bằng lời văn của em.
Đáp án
Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm): Nhân vật chính là cô bé.
Câu 2 (0,5 điểm): Số từ được sử dụng: một, hai, ba, ….
Câu 3 (1 điểm): Sau khi được ông già chỉ đường, cô bé đã kiếm được bông hoa và nhanh trí xé các cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ mong mẹ sống lâu hơn, để cô bé được ở bên mẹ.
Câu 4 (1 điểm): Tình mẫu tử thật thiêng liêng và cao cả. Lòng yêu thương cha mẹ sẽ giúp con người vượt qua được tất cả những gì khó khăn nhất trong cuộc sống.
Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
- Đảm bảo hình thức đoạn văn, dung lượng 5-7 câu.
- Xác định đúng vấn đề: Suy nghĩ về ý nghĩa của lòng hiếu thảo trong cuộc sống.
- Triển khai các ý như:
+ Giới thiệu: Hiếu thảo từ bao đời nay đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đó là 1 trong những phẩm chất đạo đức cần thiết giúp hoàn thiện nhân cách con người.
+ Biểu hiện của lòng hiếu thảo
+ Hiện trạng ngày nay
+ Bài học cho bản thân.
Câu 2 (5 điểm):
a. Hình thức:
- Thể loại: Tự sự
- Ngôi kể: Thứ nhất hoặc thứ 3.
- Bố cục đầy đủ, mạch lạc.
- Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu.
- Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc.
b. Nội dung:
- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện “Thánh Gióng”
- Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc.
+ Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính.
+ Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc: Gốc tích lạ lùng của Thánh Gióng, Thánh Gióng nói được và lớn nhanh như thổi, Thánh Gióng đánh giặc và bay về trời, …
- Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu cảm nghĩ: xúc động, tự hào, biết ơn,…
4. Đề thi giữa học kì 1 lớp 6 Tải nhiều
- Đề thi giữa kì 1 lớp 6 Kết nối tri thức các môn học Tải nhiều
- Đề thi giữa kì 1 lớp 6 Chân trời sáng tạo các môn học Tải nhiều
- Đề thi giữa kì 1 lớp 6 sách Cánh Diều - Tất cả các môn
- Đề thi Công nghệ lớp 6 giữa học kì 1 sách Cánh Diều Tải nhiều
- Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 6
- Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6
- Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tin học lớp 6
- Đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn Khoa học tự nhiên
- Đề thi giữa kì 1 Lịch sử và Địa lý lớp 6
- Đề thi giữa học kì 1 lớp 6 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp